Hôm nay,  

Động Đất July Fourth

10/07/201900:00:00(Xem: 10992)
Tác giả: Trương Ngọc Bảo Xuân
Bài số: 5734-20-31541-vb4071019

Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ.

san-andreas-fault-map
Hình ảnh hiểm họa động đất: Đường đứt San Andreas dài 1,200 km từ bắc xuống nam.

san-andreas-runs-through-swimming-pool_San Jose
Tại San Jose, đường nứt nằm ngay dưới khu dân cư, nhiều hồ tắm, sân tennis.

San Andreas Fault near Palm Springs
Ảnh chụp San Andreas gần Palm Springs.


***

Sáng  Thứ Năm Lễ Độc Lập, ông chồng đang ngồi coi TV, tui đang đi vô bếp. Tự dưng sao thấy sợi dây bắt ruồi treo trong bếp cứ đong đưa còn mình thì hơi xàng xàng như bị chóng mặt. Chồng tui kêu lên:

-Động đất!. Bà có cảm thấy không?

- Vậy mà tôi tưởng mình đi ngang qua mạnh chân quá làm rung rinh nhà cửa hihi...

Ạ... thì ra động đất. Tui tỉnh queo tiếp tục việc đang làm, mặc cho đất động, mặc kệ chồng tui thường hay chọc ghẹo tui vậy đó. Hồi xưa thì khen... em đi nhẹ như gió thoảng, còn bây giờ... như voi bước nặng...

Con trai tui từ nhà dưới chạy lên hỏi:

-Má. Má có thấy động đất hông Má?

Tui nói:

-Có, mà nhẹ thôi màaaaà...

Nó nói:

-Hổng nhẹ đâu, má coi nước trong hồ bơi kìa.

Tui ngó ra sân sau, quả nhiên thấy mặt hồ sóng sánh. Đất còn động. Nước còn sóng sánh. Nghe tiếng hai con chó con sủa quâu quâu...

Đâu có sao. Một hơi thì có điện thoại reng. Con gái tui vừa thở vừa hỏi:

-Má có biết là đất động hông Má? Con còn đang nằm trên giường thì động đất.

-Ủa, bữa nay con hổng đi làm sao?

-Trời! Bữa nay July Fourth mà, con nghỉ lễ. Phòng con trên tầng lầu 7, rung rinh quá trời, ghê lắm má. Con khoát đại cái áo choàng rồi chạy xuống cầu thang. Có một người đàn ông ở tầng dưới này mở cửa bước ra nói “Động đất, cô không nên chạy” con nói “tôi phải ra khỏi tòa nhà này” ông ta nói “Đợi tôi với” rồi ổng trở vô phòng mang giày, chạy theo con.

Xuống 7 từng lầu ra sân, bao nhiêu người trong tòa nhà đều tuôn xuống đường hết. Có bà kia con chưa từng gặp mặt, chắc thấy con đang run nên bả ôm con, nói con đừng sợ, rồi cũng qua thôi. Bây giờ con trở lên phòng rồi. Con phải leo bộ lên 7 tầng lầu! Hồi nãy chạy xuống dễ quá... bây giờ phải “bò” lên mệt muốn chết.”

Hèn chi nó vừa nói vừa thở.

Tui nhớ lần động đất rất mạnh năm nào, gần 30 năm về trước, khi con gái tui còn học tiểu học và tui còn đi dạy học. Nhà “townhouse”có tầng hầm để xe và cao lên hai tầng lầu. Khoảng gần 7 giờ sáng đó, sửa soạn đưa con đi học và đi làm thì đất động. Mới đầu thì hai chân mình đứng không vững như sàn nhà bị dợn sóng. Tiếng động ầm ầm nổi lên rồi cả cái nhà nó lắc. Hai mẹ con hết hồn hết vía chui dưới gầm bàn. Cái nồi cơm trên kệ văng xuống đất nghe cái “bốp”, chén bát rớt loảng xoảng, tui nhìn thấy chậu hoa treo tường xàng qua xàng lại như đưa võng, tiếng động nghe như cả đoàn xe lửa đang chạy ầm ầm ngang qua đầu mình, mặt đất cứ rung chuyển rầm rầm...  Trái tim đập thình thịch rồi cảm giác như nó lên tới trên đầu đập thùm thụp trong óc.

Cảm giác sợ khủng khiếp luôn. Mà lâu tới mấy phút lận.

Ôm con thiệt chặt, nó đang run bần bật. Tui tự nhủ “ai cũng phải chết một lần” rồi nói với con “‘hổng sao con hổng sao đâu có Má đây...”

Sau trận động đất trên 7 chấm richter scale (địa kế đo sự chấn động của trái đất) đó, con gái tui bị khủng hoảng tinh thần nặng, nó không chịu đi học và mỗi ngày theo vô hãng ngồi kế ba nó trong phòng làm việc, cả mấy tuần lễ.

Bây giờ nó sống độc thân, mỗi lần có động đất, tui biết, nó vẫn còn sợ. Tội nghiệp nó quá. May mà dù ở nơi xa lạ, vẫn còn cái bà tử tế kia đã mở lòng ôm con nhỏ tội nghiệp đang run rẩy, cho nó hơi ấm của tình người.

Nghe TV loan tin:

“Động đất trong ngày Lễ Độc Lập hôm nay mạnh tới 6.4  tâm điểm tại Searles Valley gần vùng sa mạc Mojave, ở Las Vegas, Los Angeles và Quận Cam đều cảm nhận được. Vì ở xa thành phố nên chưa có tin gì về sự tổn thất.”

Cầu mong cho không có ai bị thương. Tài sản hư hao cháy sụp còn có thể sửa chữa được chớ mất mát sinh mạng thì đau khổ biết chừng nào.

Thế đó, tin báo có chút nị, rồi trở lại bình thường như mọi ngày.

Đất động thì mặc đất động, vừa sụp mặt trời là pháo bông nổ vang ầm ầm đì đùng tưng bừng.

*

Mừng Lễ Độc Lập, ăn ngon ngủ kỹ nên hôm sau lễ, mãi chiều tối, các bà  mới trở lại club tập thể dục. Tại khu tập đạp xe, có hai bà đang ngồi trên xe đạp. Một bà hỏi khơi khơi:


-Hổng biết đạp vầy có làm cho hai mảng mỡ bên hông xẹp bớt hông?

 Bà đạp xe kế bên trả lời:

-Nghe người ta nói thì bất cứ chỗ nào có cử động thì có ảnh hưởng với việc tập luyện của mình. Chị cứ tập cho vừa với sức là được.

Bà này nói:

-Thấy chị thon thả như vậy thiệt hay. Tôi thì tập cả năm rồi mà chỉ sụt được có 2 cân mà thôi. Mà lạ, hễ ngưng vài ngày thì sụt 2,3 cân, trở lại tập thể dục thì tăng trở lên 2,3 cân.

Bà kế bên nói:

-Thế thì tốt rồi. Tức là mình không bị tăng cân thừa. Có tập thì mỡ, bắp thịt nó săn lại đấy. Mình già rồi, nói đúng ra, tập thể dục cho khỏe người chứ đâu phải tập cho đẹp thân thể được. Ngày nào vào đây tôi cũng quẩn quanh mấy cái máy, đôi khi cả 2,3 tiếng đồng hồ. Tôi ít xuống hồ nước lắm. Ông xã tôi thì thích xuống ngâm trong hồ nước nóng rồi vô phòng tắm hơi, cả hơi nóng và hơi khô.

Bà này nói:

-Nghe nói vô phòng tắm hơi nước thì tốt hơn trong phòng hơi khô phải hông chị?

-À, đúng vậy,  vì thế chị nên vào cả hai phòng. Tôi thì không chịu được hơi nước, nhất là khi có người còn đổ ly nước vào cái nhiệt kế làm cho hơi nước phà mạnh ra nóng thêm.

-Ủa, tui thấy người ta dán giấy trên tường bên ngoài cửa là -Không được đổ nước vào nhiệt kế vì sẽ làm hư bộ phận nầy.

-Trời, bà không biết là nhiều người chẳng cần luật mí lệ, họ chê phòng không đủ nóng cho nên họ làm như vậy đó. Hơi nóng phà ra mạnh quá làm tui ngộp thở, mù mịt không thấy đường, tui phải mò mẩm ra khỏi phòng. Cũng bởi thế cho nên nhiệt kế cứ bị hư hoài, rồi công ty phải tạm ngưng không cho xài, nói là để sửa chữa. Mình thiệt chứ ai. Đúng là tự mình hại mình. Thế mà sau khi sửa xong mở cửa lại, chê phòng không đủ hơi nước, họ vẫn cứ đổ nước vào nhiệt kế y như cũ!.

-Nói tới chuyện những người vô tâm, ngang ngạnh vô duyên thì nhiều lắm. Mới hôm qua đây, đi chợ..., tôi thấy tại quầy bán dâu tươi, có một cô, ăn mặc thời trang lắm, tay thì cầm một hộp dâu đang mở, tay thì mở hộp khác lựa ra những quả to hơn để đổi với những trái trong hộp của cô ta. Bà cũng biết là trong mỗi hộp, đều có vài trái ngon hơn to hơn  những trái khác. Cô ta mở nhiều hộp, đổi hết và sau cùng cô ta có một hộp toàn là những trái ngon đó. Cô ăn trái ngon còn ai sẽ ăn trái dở đây?

-À, thì ở đâu cũng có người như thế. Hồi xưa chợ bán xoài thùng, không ràng băng keo to và chắc như bây giờ. Vậy mà... ủa ủa...  

Chuyện đang rôm rả bỗng ngừng ngang. Phòng tập như xàng lui xàng tới. Cả hai bà cùng bật khỏi xe đạp.

- Động đất bà ơi. Động đất. Động đất nữa!

*

Vậy là chỉ 36 giờ sau trận động đất 6.4 sáng ngày July 4th, có thêm trận động đất  7.1 độ Richter cùng hàng ngàn dư chấn.  Tâm chấn ở phía Đông Bắc Los Angeles, nằm gần Ridgecrest, thành phố có 28.000 dân. Đây là đợt động đất mạnh nhất tại California kể từ cơn địa chấn 7.1 độ Richter ở sa mạc Mojave năm 1999. Rất may không có người bị thương nghiêm trọng.

Tại Nam California, trận động đất 6.7 độ Richter  xảy ra vào năm 1994 tại khu Northridge của Los Angeles đã làm 58 người thiệt mạng, hơn 9.000 người bị thương và tổn thất kinh tế 49 tỷ USD.

Tại miền Bắc California, Năm 1906, trận động đất 7.9 độ Richter  tại San Francisco năm 1906 đã làm hàng ngàn người thiệt mạng và tàn phá hầu hết thành phố.

Tiểu bang vàng của nước Mỹ, cũng là vùng phải hứng chịu nhiều trận động đất lớn, do ảnh hưởng bởi đường nứt gãy San Andreas dài khoảng 1.200 km chạy dọc từ bắc xuống nam.

Nhà vật lý Michio Kaku cho biết đường đứt gãy San Andreas có chu kỳ tạo ra động đất lớn trên dưới 130 năm/lần.  Tính từ 1906 tới nay, thì thảm họa kế tiếp có thể xảy ra trong khỏang  17 năm nữa.

“Người dân California cần chuẩn bị ngay lúc này. Dự trữ thực phẩm, nước uống trong trường hợp khẩn cấp," ông Kaku nhấn mạnh, "đó là điều không thể tránh khỏi." Các nhà khoa học cảnh báo  “The Big One” sẽ có cường độ từ 7.8 độ Richter trở lên, có thể khiến 1.800 người thiệt mạng và 50.000 người bị thương.

Vậy đó, mối họa động đất vẫn đang lơ lửng kia.

Khi ngồi gõ bài này, tui nghĩ tới bà chị không quen biết, người đã ôm dùm con nhỏ tội nghiệp của tôi trong cơn động đất July Fourth năm nay. Cám ơn vòng tay đầy ý nghĩa của bà.

Tạ ơn trên che chở, chính chúng ta nên tử tế hơn với nhau, há bà chị!

Trương Ngọc Bảo Xuân

Ý kiến bạn đọc
03/09/201901:43:51
Khách
Trân trọng cám ơn độc giả đã vào đọc bài, đặc biệt cám ơn Anh Bờm, Lê Như Đức và Kim Lê đã bỏ thì giờ ra để lại lời bình.
12/07/201918:11:01
Khách
Anh/Chị Kim Lê: Nước Mỹ chỉ có vài người may mắn như em út của A/C được giúp đỡ mua nhà 350 ngàn và vài trăm người như A/C mua nhà ở Silicon Valley lúc chưa boom lên nên giờ giá nhà tăng 17 lần.
Tuy nhiên vài điều cho A/C nên suy nghĩ:
1) Cái nhà của cậu út giá lên 850 ngàn nhưng cậu út có bán nhà hay chỉ ngồi coi Zillow mà thôi? Bán nhà xong, lời đó nhưng mua căn giống vậy giá 950 ngàn như bạn tôi để trả nợ tiếp hay để xin A/C thêm tiền giủp mua nhà khác.
2) Căn nhà của A/C mua hơn 30 năm trước có lẽ giá chưa tới 100 ngàn, giờ tăng 17 lẩn tức khoảng 1.7 triệu. Gía nhà của A/C đã cao quá mức, chỉ có xuống không lên nữa vì căn nhà qúa cũ không giá trị mà miếng đất mới có giá trị.
3) Cali sẽ sửa luật thuế nhà. A/C sẽ phải trả thuế nhà nhiều thêm chứ không như giá mua năm 1987 và người mua sẽ phải trả thuế theo gíá mua chứ không còn được mang giá thuế của người chủ cũ nữa. Do đó A/C cũng như cậu út chỉ ở và coi giá nhà trong Zillow chứ không muốn bán nhà đâu. Bán nhà xong mua nhà khác bị đóng nhiều thuế và giá mắc hơn thì ai mà chịu bán.
Chỉ có cách như tôi viết trước đây là bán nhà Cali qua tiểu bang khác như Texas, Oklahoma hay Florida... A/C sẽ ở căn nhà mới hơn, to hơn, hiện đại hơn rất nhiều. Hãy coi trong Zillow căn nhà 500 ngàn bên tôi và căn nhà bạc triệu của A/C để thấy mình sống trong nhà của người triệu phú thật sự hay chì trong Zillow. Nhà bạc triệu bên tôi gọi mansion và to hơn gấp 3 lần bên đó.
Nhưng cái quan trọng vẫn là động đất. Nếu nghĩ khi phước hết ở đâu cũng chết thì ta nên đập hết nhà thương để xây chùa và A Di ĐÀ luôn miệng .
PS. A/C nằm nhà không phải vì lười quá mà là vì già quá đi hết nổi. Hai mươi năm nữa tôi cũng sẽ nói lười quá không muốn đi đâu như vậy.
11/07/201918:03:14
Khách
Tôi mua nhà ở Silicon Valley hồi năm 1987. Lúc mua không nghĩ ngợi gì ngoài chuyện ông bà cụ thích khí hậu Bay Area và đại gia đình tôi đều có công việc tại đây.
Theo Zillow, giá căn nhà tôi từ đó đến nay lên khoảng 17 lần. Hồi kinh tế Mỹ xuống (2009 - 2012), tôi giúp cậu em út mua một căn foreclosed ($350,000). Bây giờ giá căn nhà đó ít nhất $850,000.
Năm năm đầu mua nhà, chúng tôi phải tiện tặn. Sau đó đi du lịch, đầu tien là Mexico và Carribean, rồi Âu Châu. Bây giờ hưu trí thì nằm nhà vì . . . lười quá.
11/07/201902:12:22
Khách
đến khi hết phước , thọ mạng hết thì có trốn đi đâu cũng chẵng thoát
A Di ĐÀ PHẬT cầu xin tha lực của Ngài gia trì cho khắp pháp giới chúng sanh sống trong cảnh thái bình an lạc và chóng thành Phật quả
10/07/201910:54:58
Khách
Trích: “Sau trận động đất trên 7 chấm đó, con gái tui bị khủng hoảng tinh thần nặng, nó không chịu đi học và mỗi ngày theo vô hãng ngồi kế ba nó trong phòng làm việc, cả mấy tuần lễ.
Bây giờ nó sống độc thân, mỗi lần có động đất, tui biết, nó vẫn còn sợ. Tội nghiệp nó quá.“
Tôi mà thấy con gái tôi bị như trên tôi sẽ rời Cali đi sống vùng khác ngay. Đất lành chim đậu. Không đợi tới 17 năm đâu. Bất cứ lúc nào nửa Cali, bên ngoài đường nứt sẽ chìm vào lòng biển khơi, nửa kia sẽ bị sóng thần cuốn mọi thứ ra biển luôn.
Người hàng xóm tôi bán căn nhà 2000 sqf giá 8 trăm ngàn bên Cali, qua bên tôi mua căn nhà 3800 sqf mà chỉ có 3 trăm ngàn còn dư 5 trăm ngàn bỏ băng. Bạn tôi cũng bán căn nhà 8 trăm ngàn, mua căn 1 triệu xong hai vợ chồng lại đi cày tiếp trả nợ. Hơn ba mươi năm nay, y chả dám nghĩ tới Europe vacation. Y cũng chả dám cho ai share phòng sợ bị share luôn vợ.
Năm xưa Boeing gửi tôi qua Nam Cali làm gần một năm, nếu tôi chịu chuyển qua làm luôn bên đó sẽ được trả tiền thuyên chuyển. Tôi trả lời ngay: No way. Tôi chả muốn suốt đời đi cày trả nợ thêm 5 trăm ngàn. Gia đình tôi năm người cũng chả ai muốn sống trong căn nhà 2000 sqf đâu, phải to gấp đôi. Nếu năm đó tôi nhận, chắc giờ không đang ngồi bên Âu Châu nhâm nhi ly cà phê ngắm trời mông mênh.
Tôi có nói chuyện này với các bạn tôi. Có đứa trả lời: “Trời kêu ai, người đó dạ”. Tôi trả lời lại: “Chỉ sợ con mày trôi ra biển và mày cụt một chân. Tao phải dạ dùm mày.”
PS. Nợ 5 trăm ngàn, trả trong 30 năm là ta tặng cho nhà băng thêm 5 trăm ngàn tiền lời.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,650,544
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất, tác giả viết cho mùa Vu Lan.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Bài mới là chuyện mừng đón cháu ngoại sinh đúng ngày bão lụt ở Houaton, Texas.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông là nhà hoạt động văn hóa cộng đồng, là thầy dạy võ, và không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Với sức viết mạnh mẽ, vừa có thêm tới 7 cuốn sách mới đang ra mắt khắp nơi. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, là bài mới viết cho mùa lễ Vu Lan.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư. Mong Lanh Nguyễn tiếp tục viết và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Tác giả hiện đang giảng dạy Việt ngữ Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside). Bà thường xuyên tham gia sinh hoạt cộng đồng đặc biệt là góp phần duy trì văn hoá và ngôn ngữ Việt. Viết Về Nước Mỹ 2017, bà nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những tác giả góp phần phát triển chữ Việt, văn hóa Việt tại hải ngoại.
Nhạc sĩ Cung Tiến