Hôm nay,  

18 Năm ở Mỹ và Con Bé Tuổi Mùi (Kỳ 2)

05/07/201900:00:00(Xem: 10544)
Tác giả: Minh Nguyệt Graves
Bài số: 5730-20-31537-vb6070519

Mừng nước Mỹ tuyên bố  Độc Lập từ 1776,  mời đọc bài viết mới của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín. Bà cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tu. Bài viết cho  thấy tác giả bắt đầu thêm một chặng đường mới với cách nhìn, cách viết chín chắn sâu sắc hơn.

Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.

July Fourth

***

II. 18 năm ở Mỹ

Qua Mỹ rồi, nó phải học nhiều thứ; ngoài giờ học với các bạn trong lớp, nó phải học thêm Engish ở trường, goị là lớp ESL (English as Second Language.) Nó chăm học hơn và bớt nghịch hơn. Mùa hè năm sau mẹ nó lấy chồng lại, nên cả ba mẹ con dọn về ở với ba dượng, nó và em cũng đổi trường học theo. Bây giờ nó lên lớp 6, nó càng bận rộn hơn vì ngoài việc học nó còn tham gia vào đội bóng rổ của trường, nó chơi giỏi lắm. Hôm nào có thi đấu thì mẹ và ba dượng của nó cũng đi coi. Nhưng có một tối, mẹ không đi, thay vào đó mẹ nói "Sau buổi tập, mẹ có chuyện quan trọng cần nói với con và em."

Trong phòng khách, ba dượng muốn nó và em ngồi ngay ở ghế Sofa chính giữa. Nó lo lo, không biết hai đứa sắp bị la cái chi đây? Cậu Ron cũng có mặt, và dĩ nhiên là có mẹ nữa. Mở đầu ba dượng nói,

"Mẹ các con sẽ cho các con biết một tin rất quan trọng, ta chỉ muốn các con nhớ rằng, ta yêu các con hơn mọi thứ trên đời, và ta luôn luôn ở bên các con."

Cậu Ron cũng nói cái chi đó nghe giông giống như vậy. Và mẹ nói.

"Ba mất rồi!" Mẹ khóc.

Nó không hiểu?

"What does that mean?" (Mất là răng?) Nó hỏi.

Và nó khóc!!!

Nước mắt từ đâu cứ chảy ra hoài từ hai mắt của nó. Không bao giờ nó gặp ba lại à? Nó không hiểu?

Ba hứa với nó là đợi nó về thăm, và dẫn nó ra bãi đất trống gần nhà để thả diều; dẫn nó ra bờ sông tắm, đạp xe quanh cái bờ thành. Ba dặn nó phải biết giữ lời hứa, vậy mà…

Ba không được nhìn thấy nó mặc áo khoác, đội mũ tốt nghiệp lúc nó học xong trường trung học, bây giờ trường đại học. Ba nó cũng không được thấy ngày nó lập gia đình nữa chứ!

Hồi trước mẹ cứ nhắc nó viết thư thăm ba, nhưng nó làm biếng.

Hôm nay nó muốn viết thư cho ba thì ba nó không còn nữa để đọc!

Có nhiều điều nó vẫn không hiểu! Tại sao ba bỏ nó đi sớm vậy?

Nó tự hỏi mình trước lúc chìm vào giấc ngũ, hằng đêm…

*

Năm nào cũng vậy, cứ tới gần cuối tháng 7, thì mẹ sẽ gọi điện, nhắc nhở nó những kỷ niệm của ba mẹ con từ ngày đầu tới Mỹ. Ngày 27 tháng 7 là một ngày rất dễ nhớ, vì đó là sinh nhật của ba nó, cũng là ngày ba mẹ con rời Việt nam và đặt chân tới Mỹ. Mẹ bảo ngày đó cũng là ngày dễ nhớ ở Việt nam, vì trước 1975 thì ngày đó là Ngày chia đôi đất nước, (Hiệp định Geneve, 1954) và sau 1975 là ngày Thương binh liệt sĩ (giống như Memorial Day.)

Thời gian trôi nhanh, mới đó mà đã 17 năm nó sống trên đất Mỹ. Bây giờ nó nói tiếng Mỹ "như gió", không có “accent”, năm rồi khi nó xin việc làm, điều đó là một trong những lý do để được nhận vào làm cho công ty Cerner, bởi vì công việc đó đòi hỏi phải giao tiếp và nói tiếng Mỹ chuẩn như người bản địa.

Nhớ lúc mới qua Austin, Texas, mẹ dẫn nó ghi tên đi học ở trường Wells Branch, họ bắt nó phải lấy một cái test (bài kiểm tra) coi khả năng đọc viết của nó ngang đâu. Có cái lạ, là làm bài kiểm tra, nhưng người ta cho Mẹ ngồi một bên để giúp!

Cô giáo đưa cuốn sách, rồi cô đọc câu hỏi. Mẹ dịch ra tiếng Việt, giải nghĩa cho nó hiểu cô giáo hỏi gì, và mẹ cũng giải thích các câu trả lời rồi nó tự chọn lựa câu trả lời ở trong sách.

Cô giáo bảo rằng, mặc dù nó sinh tháng 10, nhưng vì nó đã học xong lớp 4 ở Việt nam, và qua bài test, cô giáo đồng ý cho nó lên lớp 5.

Mẹ nó hơi thắc mắc nên hỏi lại cho chắc, “Xong lớp 4 thì lên lớp 5 chơ có chi nữa mà phải bàn với thảo hả trời?”

Cô giáo cười, “Bởi vì, ở đây, tuỳ vào sinh nhật của các cháu để được nhận vào lớp. Như trường hợp của cháu, nếu bắt đầu từ lớp 1 ở Mỹ, thì cháu phải vào trường trễ lui một năm.”

Mẹ cám ơn cô rồi nói với nó, “May hè, rứa là con học suông sẻ, không bị lui lớp mô cả."

Ngày đầu tiên vào lớp, bỡ ngỡ vì khác ngôn ngữ, nó cứ ngồi ngây ra nhìn tụi bạn cùng lớp làm đủ thứ trò, trông thật là ngộ! Trường lớp sạch đẹp, cô giáo cũng không nghiêm như cô ở Việt nam, nó thích lắm, nó cảm thấy vui hơn hồi đi học ở Huế nhiều. Cuối giờ, nó còn giúp thầy cô hướng dẫn cho xe đưa đón học sinh, và được thầy cho kẹo bánh nữa.

Lên lớp 6 thì nó đổi trường. Hôm đó, nhỏ Jackie nhai kẹo chewing gum trong lớp, nhớ cô giáo bảo “Không được ăn kẹo trong lớp,” vậy là nó chạy lên thưa với cô. Cô giáo phạt nhỏ Jackie đứng quay mặt vào tường. Giờ ra chơi, mấy đứa bạn trong lớp la nó, “Tại sao mày làm vậy?” Bọn nó có vẻ giận.

Về nhà, nó hỏi mẹ, “Vì sao bọn nó lại giận con? Cô giáo bảo vậy mà!”

Mẹ bảo, “Cô giáo nói đúng, nhưng lần sau, con nên khuyên bạn chứ đừng méc cô, vì con cũng không muốn mất bạn, đúng chưa?”

Lên lớp 7, có lần trong giờ PA nó chơi bóng rổ bị té. Cô giáo gọi điện thoại cho mẹ còn nhỏ bạn Lynda nói, “May I escort Thien to the Nurse?” Nó cười, “Không can gì đâu, tớ đi một mình được. Cô giáo à, con ổn mà, không phải gọi cho mẹ con.” Ấy vậy mà có ai nghe nó đâu!

Buổi tối nó học võ Karate ở trường. Ba dượng đi đón. Có một buổi tối, trời mùa đông mưa và lạnh, buổi tập thường sẽ xong lúc 8 giờ tối, nhưng tối đó, do phải tập cho buổi lên đai, nên gần 10 giờ mới xong. Vừa bước ra xe, nó bị ba dượng la quá trời luôn. Ông bảo, “Sao lớp ra trễ mà không gọi phone, hay gởi tin nhắn để  khỏi đợi ngoài trời? Nhà gần trường, khi nào xong tới đón cũng được mà.” Vì ở đây, khi học sinh trong trường, dù chỉ là lớp học võ, người ta cũng khoá cửa lại.

Về nhà, bị mẹ la tiếp, tính nó “hơi đoảng”, từ hồi nào tới giờ!

Lớp 8 nó có dự buổi tiệc của Mariella, nhỏ bạn người Mễ, gọi là Quinceadera. Mẹ gởi tiền để họ may cho nó cái áo đầm dài, mặc cho giống mấy đứa bạn. Ý nghĩa của lễ đó, là khi con gái lớn, từ 13 tuổi trở lên 18 tuổi, thì có tiệc lớn để giới thiệu cho bạn bè người quen biết. Nghe đâu tốn tiền lắm, giống như đám cưới vậy.

Lớp 9 nó lại đổi trường, ở đây lớp 9 cho tới 12 là High school. Nó buồn lắm, vì nó không muốn xa mấy đứa bạn học. Mẹ nói, “Nhưng nhà bán rồi, con không muốn dọn lên nhà mới, thì con ở mô?”

Hắn khóc thút thít, “Thì để xin chủ nhà mới cho ở trong phòng cũ!”

Lớp 10, 11 nó chơi cho đội bóng rổ của trường, mỗi lần đi đấu xa, xe buýt về trễ, mẹ và daddy lại đợi ở sân trường đón nó.

Việc học nó khá ổn, cuối năm 11 nó bắt đầu nộp đơn vào các trường đại học. Một buổi tối, mẹ hỏi, “Con định xin học trường mô?”

Nó nói, “Không thích đi học nữa, ghét trường lắm.”

Mẹ bảo, “Nếu con không chắc mình có thích học đại học không, thì nên học trường cao đẳng cộng đồng ở gần nhà. Lý do là vì, học phí mắc, lỡ con học nửa chừng mà bỏ thì uổng tiền lắm. Còn như đã quyết tâm học thì phải học cho xong, không được bỏ nửa chừng vì bất cứ lý do chi, mẹ và dady sẽ giúp tiền ăn, tiền học. Có hứa rứa không?”

Nó hứa.

Lên lớp 12 thì nó không chơi bóng rổ nữa. Nó không mạnh như những đứa bạn Mỹ, mẹ bảo tại nó không uống sữa, không ăn Cheese! Nó thích đồ ăn Việt nam hơn.

Học 12 xong thì nó dọn xuống San Antonio để học tiếp đại học. Ở đây không có kỳ thi đại học như mẹ kể bên Việt nam. Nó lấy một cái bài thi trên internet, rồi họ gởi kết quả trong một cái bì thư to, có khằn lại, không ai được  mở. Sau đó, nó sẽ gởi chuyển tiếp tới trường đại học mà nó xin, cùng với kết quả học suốt mấy năm trung học. Người ta căn cứ vào đó để chấp nhận hay từ chối. Nghe đâu ở bên Việt nam thì khác, Mẹ nói thời mẹ đi học, một năm chỉ thi có một lần thôi, nếu không đậu thì phải đợi tới sang năm mới được thi lại, còn chưa kể, người ta xét lý lịch, không cho đi học.

Sau 4 năm rưỡi thì nó ra trường. Nó muốn ở lại San Antonio nhưng xin việc cả năm không được, (nó phải làm đủ việc không dính líu chi tới tấm bằng cầm trong tay cả, như bán hàng áo quần, quán cà phê,…) Cuối cùng mẹ bắt nó dọn về lại Austin. Vừa đi làm ở quán ăn Crawfish, nó vừa học lớp EMT, vì mẹ sợ nó “nhàn cư vi bất thiện.”

Chính trong lúc học lớp EMT, có đứa bạn khuyên nó nên lấy thêm lớp ở UT, và xin vào làm việc cho chuỗi công ty lớn, chuyên về buôn bán dụng cụ, máy móc, bảo hiểm y tế.

Sau khi nộp resume, nó được phỏng vấn bằng điện thoại, ngày sau thì họ gọi để thảo luận chuyện tiền lương. Và một tháng sau thì nó dọn qua Kansas city, Missouri ở.

Công việc nó phải đi từ tiểu bang này qua tiểu bang khác. Trung bình một tháng đi một lần.

Ban đầu thấy thích, vì được đi đây đi đó. Tiền bạc rủng rỉnh, vì ngừơi ta trả tiền ăn, tiền ở, tiền làm ngoài giờ… Mỗi lần về Austin thăm mẹ cũng không tốn tiền, vì các hãng máy bay cho nó để dành điểm, rồi đổi thành vé máy bay. Nó đi Thái lan, Việt nam, và cả Mexico nữa. Đi một mình thôi, mẹ lo quá trời, còn nó, chẳng thấy có gì đáng sợ cả. Trong nước Mỹ thì nó đi khá nhiều tiểu bang. Từ miền đông như New york, Massachuset, Florida, North Carolina, ở giữa thì có Oklahoma, Pensylvenia, qua miền Tây thì California, San Francisco, Oregan, Vegas...

Nhưng một năm sau thì nó bắt đầu thấy mệt. Nó không còn hứng thú với các chuyến đi xa nữa. Những lần phải dậy sớm lúc 4 giờ sáng, trời tuyết lạnh, gió mưa. Hay trở về nhà lúc 2 giờ sáng bởi máy bay đáp trễ. Rồi sự khác biệt giờ giữa các tiểu bang cũng khiến nó khó ngủ, mệt mỏi rã rời…

Nó lại đổi việc. Giờ thì nó làm trong phòng Lab của bệnh viện, gần nhà. Việc này lương ít hơn việc trước, nhưng thoải mái, và nó có giờ để học thêm. Nó đi bộ tới chỗ làm. Buổi trưa thì về nhà ăn. Đỡ tốn tiền xăng, tiền ăn quà.

Hôm nay đã là 20 tháng 7, hồi sáng nó bận làm, không trả lời phone của mẹ được, thì một lát sau nhận được tin nhắn, “Mấy mẹ con mình qua đây 18 năm rồi đó con tề. Mau ghê hí.”

Chiều đi làm về, nó gọi lại cho mẹ. Nó cười trong phone, “Con nhớ mà, năm nào mẹ cũng sợ con quên nên gọi để nhắc phải không? Cám ơn nước Mỹ đã cho ba mẹ con mình cơ hội để được như chừ, mẹ hí. Cứ tưởng tượng nếu mình không đi Mỹ, thì chắc chừ khổ lắm mẹ hè? Làm chi mà mình được học hành tới nơi, được đi đây đi đó tự do, không lo âu sợ hãi.”

Ngày xưa trong nhà ai cũng bảo nó “ngơ ngơ, dại" hơn em gái, “Thôi làm em cho rồi, chị mô mà dại quá!” hay “Ngơ ngơ rứa thì có nước đi làm Nails thôi, chơ học hành chi được!” Mẹ cũng thường nhắc lại chuyện lúc nó 12 tuổi mà vẫn còn tin vào ông già Noel cho quà đêm Giáng sinh là có thật! Cho đến khi con bạn học bảo rằng, “Cha mẹ chứ không phải ông già Noel đâu! Nhìn nét chữ viết ở ngoài mấy gói quà là đoán ra liền thôi!"

Mẹ thường kể cho hai chị em nó nghe, rằng lúc mẹ lớn lên, thích đi học lắm, mà người ta không cho! Người ta muốn mình ngu, nên không cho mình cơ hội tới trường. Bởi vậy, tụi con đã tới được đất nước Mỹ ni rồi, thì phải ráng mà học. “Dốt tới đâu, học lâu cũng giỏi!” Mẹ lúc nào cũng khuyên nó như vậy, bởi vì chỉ những người học không được hay không được học, mới phải làm nghề lao động chân tay vất vả thôi.

Mẹ cũng thường nói với nó, “Mẹ thiệt là hãnh diện vì thấy con lớn lên, khôn ngoan, biết lo cho mẹ, biết thương em, biết chia xẻ với bạn bè, biết tham gia nhóm giúp đỡ những người vô gia cư, biết quan tâm tới xã hội."

Nó nhớ có một câu nói trên bức tranh treo tường ở trường, “Nếu bạn không thể đi thẳng, thì đi vòng, đi ngang, đi lòn xuống dưới, bay trên không, đi cách chi cũng được, nhưng đừng từ bỏ.”

Chắc chắn rồi, ở đất nước này, nếu bạn muốn thì bạn sẽ làm được thôi!

Thank you America!

Austin, Texas

Minh Nguyệt Graves

Ý kiến bạn đọc
05/07/201921:01:22
Khách
Ngày chia đôi đất nước là 20 tháng 7 năm 1954 chứ không phải ngày 27 đâu
05/07/201916:05:12
Khách
"27 tháng 7 là ngày Thương binh liệt sĩ (giống như Memorial Day.)- Minh Nguyệt Graves.

Chỉ có những kẻ không phải là người tỵ nạn cộng sản chính trị mới mang cái ngày chó chết này vào trong bài viết. Bè lũ quân Cộng sản đui, mù, tàn tật chúng nó phải trả giá cho cái tội xâm lược, giết chóc người dân miền Nam :

Giặc từ miền Bắc vô đây
Bàn tay nhuốm máu đồng bào
Giặc thù đỏ bạo tàn
Giặc thù đỏ giết hại dân lành
Đốt phá quê huơng

Người tỵ nạn cộng sản chính trị nhớ mãi ngày 20 tháng 7 là ngày Quốc Hận. Chỉ có những kẻ không phải là tỵ nạn cộng sản mới nhớ sai là ngày 27 tháng 7.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,307,615
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả là một dược sĩ tại Toronto. Với bài viết đầu tiên “Hai Bà Đầm,” ông đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Ba năm sau, 2014, ông góp thêm bài “Hồi Ký Của Một Người Tên Ông.” Năm 2016, thêm bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ.” Sang năm 2018, thêm bài thứ tư, “Đứa Con Lai...Hải Tặc.” Bài viết mới thứ 5 “Chuyện Tình...Hải Tặc” là phần kết của câu chuyện. Bạn đọc Viết Về Nước Mỹ trên Việtbao Online chỉ cần double click vào tên tác giả ở đầu bài, sẽ thấy bài cũ của cùng tác giả. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp và hết.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông, sống trong trại lính, làm việc theo một hợp đồng dân sự. Chuyện làm việc ở Trung Đông, bài đầu đã được phổ biến ngày 4 tháng 5. Sau đây là bài viết thứ hai, chuyện của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan.
Tác giả tên thật Huỳnh Thị Huệ, 69 tuổi, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO. hiện đang là cư dân Downey, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là chuyện đau thương có thật của gia đình, khi ntgười con trai tử nạn trên xa lộ vì bị một anh Mễ không giấy tờ say rượu lái xe.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết gần đây là ký ức Mậu Thân của cô bé thời mới lớn. Và sau đây, thêm một bài viết mới.
Từ 2005, tác giả Hoàng Đức, một nhà giáo hưu trí tại Westminster, góp bài “Dodautre tại Mỹ” và nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Mười ba năm sau, 2018, thêm một bài mới của Hoàng Đức 2018. Theo tiểu sử do tác giả mới tự sơ lược, tại Việt Nam, 1963-1975, ông là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Sau 1975 là mười năm thất nghiệp. Công việc tại Hoa Kỳ từ 1985: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu từ 2002. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc địa chỉ liên lạc.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bài viết mới của bà là chuyện tấm hình một cô bé học trò 15 tuổi. Tấm hình từng qua tay kẻ trộm, trở thành bùa hộ mạng của một thuyền nhân, với những tình tiết éo le dài gần một đời người lưu lạc.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến