Hôm nay,  

Ma Qủy và Thiên Thần

03/07/201900:00:00(Xem: 10749)
Tác giả: Chung Mốc
Bài số: 5729-20-31536-vb4070319

Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm trước khi ông còn ở Việt Nam và đã nhận giải đặc biệt 2005. Hiện tác giả đã an cư tại Hoa Kỳ và đây là bài thứ hai ông viết từ quê mới.

Ga Mat Qui OKA
“Gà mặt quỉ” (Ayam Cemani) gố Java, Indonesia.

***

*Ma

Dân gian thường nói: "Xấu như ma". Mình thấy không hoàn toàn như vậy. Có lẽ chỉ là do cách hiểu chưa hết vì một chữ bao hàm nhiều nghĩa khác nhau, có khi trái ngược hẳn.

Ví như nhà có người chết, bình dân thường gọi là nhà có đám ma. Người chết hiện về cũng là ma tất. Vậy ông bà cha mẹ ...những người đã chết đều xấu hết hay sao?

Má tôi mất đã hơn hai năm, ngày nào cũng mong Má về để được gần gũi như những ngày xưa. Rất tiếc là chỉ thấy được vài lần trong giấc mơ. Dù người ta có gọi là ma nhưng nếu mẹ về thật thì cũng là ma kính yêu vô cùng.

Hôm đám trăm ngày của bà cố Vực, con cháu và một số thân quen tụ tập lại nhà cũ của ông bà ở thành phố Wichita. Chuyện được bàn tán nhiều nhất là việc ông Trùm về đứng ở hiên sau nhà vẫy tay chào hai anh Mễ tới đổ đất làm vườn.

Hai anh Mễ này đâu biết ông là ai và đã chết rồi? Ấy vậy khi chú Thăng chỉ bức di ảnh của ông thì họ quả quyết là chính ông cụ này đã chào họ.

Mình tin sự việc này là có thật. Còn trong đám cháu chắt của ông có đứa nói chắc không dám ở nhà này vì sợ ma lắm.

Mình giải thích sơ sơ là ma đâu có xấu. Ma không hại đươc ai cả, cớ gì phải sợ?

Trong Lĩnh Nam Chích Quái có câu chuyện:

- Anh kia bị kẻ thù săn đuổi phải trốn vào rừng sâu núi thẳm, đói khát khổ cực trăm bề. Bất chợt thấy một con ma, anh hoảng sợ chúi nhủi vào gốc cây không dám nhìn lên và van xin này nọ, nhưng con ma cười khành khạch mà rằng:

"Ai đã làm cho ngươi ra đến nông nỗi này? Chính là loài người. Ngươi hãy yên tâm bầu bạn với ta. Chỉ con người mới đáng sợ và nên tránh xa".

Lại kể chuyện về ông anh rể tôi nhận đỡ đầu cho một gia đình tân tòng.

Tay này ngầu lắm. Một hôm chở vợ con sang thăm, thuyền phải đi qua một đám mộ lô nhô ở sông Ngang thì bỗng nhiên đứa con nhỏ mới hơn tháng của vợ chồng nó khóc thét lên. Lên tới nhà anh chị tôi mà nó vẫn cứ khóc như bị ai nhéo. Chị ấy bảo chắc tụi bay đi qua đám mộ đó bị "Tiểu nhi" (Ma con nít) theo chọc phá đó. Bây giờ một là phải đốt quả bồ kết, giẻ rách mà hơ thằng bé... Hai là phải qua chỗ đó năn nỉ các ngài bỏ qua cho.

Ha ha, mà bà chị tôi là người theo đạo Công Giáo "đạo dòng" mới chết cười chứ.

Thằng này điên tiết lên, một mình một chèo quày ngay trở lại, tới đám mộ nó đủ má, đủ mẹ um sùm, lại còn đe đem cuốc xẻng ra lật úp hết mấy cái mộ này lại.

Thế là mấy con ma lớn ở nhà vội vàng phôn cho đám ma ranh con kia phải lập tức về ngay đơn vị.

Còn đứa con nó ở nhà tự nhiên ắng tiệt, nằm ngủ êm như con heo con.

Vậy nên từ rầy các cháu chẳng phải sợ ma cỏ gì sất.

Cứ yên tâm

*Quỷ

Đã nhỡ miệng nhắc câu: "Xấu như ma" thì mới là một nửa.

Còn vế thứ hai: "Dữ như quỷ" thì cũng tiện thể bàn nhảm tí  cho vui cửa nhà.

Trai gái, vợ chồng thường gọi nhau bằng quỷ. Đôi khi chỉ để kể xấu mà không phải nói xấu.

Này nhé: Bà chị tôi kể hồi mới cưới mới 15 tuổi, cứ chồng đụng vào người là bả phủi lia lịa và la lên: Quỷ, quỷ, quỷ...một tràng.

Vậy mà sau đó ít lâu, có vô số quỷ con ra đời.

Đang tán tỉnh một cô gái miền Nam mà nghe cô ta chửi "Gủy Sứ hay Gủy Nà" là lúc cô ta chịu đèn rồi đó.

Xin trở lại chuyện trên đất Mỹ, thành phố Wichita.

Ở vùng này nếu mà có khách phương xa đến chơi thì thật tình không biết đưa đi đâu. Cảnh đẹp không có. Chỗ ăn chơi cũng không. Cho nên dân ở đây làm ra tiền không có chỗ tiêu. Tiền bạc còn dư "thiếu nhóc" gì. Phần đông bà con ta cứ mua vàng, lâu lâu đem ra ngửi chơi vậy thôi.

Vẫn chuyện hôm đám giỗ bà trùm Vực, có mấy anh con cháu bà trùm ở Texas qua tham dự. Chú Thăng thấy cũng bí rị như vậy, mà không lẽ cứ ở trong nhà? Mãi sau mới chợt nhớ ra nơi  chú nghĩ rất hấp dẫn để đưa khách thăm quan là nông trang của anh Luân, có nuôi một giống lạ là "Gà Mặt Quỷ" đen thui từ đầu đến chân, bộ lòng cũng đen, chỉ có huyết là đỏ.

Loại gà mặt quỉ này vốn gốc gác từ đảo Java, Indonesia, có tên gọi là Ayam cemani. Ayam tiếng Indonesia có nghĩa “gà” và Cenami tiếng Phạn (Sanskrit) có nghĩa là “Đen”. Nhưng loại gà mặt quỉ  này khác hẳn thứ “gà ác” nhỏ nhỏ mà người Việt thường biết. Được du nhập vào Âu Châu từ thế kỷ 18, từ lâu Ayam cemani đã được tây phương coi là món ăn đoắt giá, quí hiếm, nhưng mãi cuối thế kỷ 20 mới thấy được nuôi tại Mỹ. Riêng tại Việt Nam thì gà mặt quỉ hiện được coi là món ăn quí của hàng “đại gia” vì nó bổ đủ thứ.

Chuyến đi “tham quan” nông trang nuôi gà mặt quỉ xem ra được bà con hài lòng.

Vậy là “quỉ” không chỉ  rất đáng yêu mà còn rất đáng giá.

*Thiên thần

"Xinh như Thiên thần" là câu ca tụng toàn mỹ về vẻ đẹp của phụ nữ. Phụ nam đừng có mà mơ. Bởi các hình ảnh về Thiên thần bao gồm sự trong trắng, thuần khiết, dịu dàng... Coi bộ không có cửa cho các đấng mày râu rồi .

Từ nhỏ mình cũng nghĩ vậy vì thấy đa số là hình bán thân, không có khúc dưới thành ra càng nghĩ Thiên thần toàn là nữ thôi.

Mãi đến khi nghe Hùng Cường hát bài Thiên Thần Mũ Đỏ. Rồi nhất là nghe cha Tri đã đi du học Pháp và Rome về kể, ở bên đó có nhà thờ mà hình ảnh Thiên thần được phô trương trọn vẹn cơ thể. Đặc biệt là giới tính nam, thể hiện tính cách đơn sơ là không mặc quần, chim cò đầy đủ.

Rồi lại thấy Tổng lãnh Thiên thần Micae cầm vũ khí chiến đấu với ma quỷ rõ thật oai hùng. Chắc ăn Thiên thần là đàn ông rồi.

Vậy nên nếu mình là con gái sẽ chọn chồng có tiêu chuẩn như sau: Một tí xảo quyệt của quỷ. Hai tí ranh mãnh của ma và ba tí mạnh mẽ của Thiên thần.

Ba tính cách phải trộn lẫn vào với nhau mới thành người chồng "Lý...Trưởng" được.

*** Tự phê: Mình có cả ba "Đức Tính" này.

Hết xẩy con cào cào.

Chung Mốc

Ý kiến bạn đọc
04/07/201909:24:57
Khách
Người mang đầy đủ tố chất của Địa, của Thiên... Vậy mà không chịu vẫy vùng, múa bút cho đáng đồng tiền bát gạo.
Phí thật!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,354,917
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới, tựa đề được đặt lại theo nội dung.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây là bài mới ghi chép sơ lược ngày 30 tháng Tư năm xưa.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ. Bài mới của ông, tuy không phải chuyện nước Mỹ nhưng là chuyện trong lòng người Việt tị nạn cộng sản tại Mỹ thường nghĩ tới, được viết về việc Saigon bị đổi tên với lời ghi trân trọng: Để kỷ niệm 30 năm ngày Quốc Hận 30 tháng Tư trên đất Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Tampa, Florida, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới của ông mở đầu bằng câu “Đôi khi tôi nghĩ, viết về một nơi chốn khác, cũng là một cách Viết Về Nước Mỹ.” Cách viết đối chiếu chi tiết tinh tế của tác giả cho thấy không chỉ đúng như ông nghĩ mà còn làm hiện rõ cả tính cách người (hơi hơi) Mỹ gốc Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Maui là hòn đảo du lịch nổi tiếng của Hawaii. Du ký vui được cùng viết bởi “Ba Bà Ca Li”, ba tác giả thân quen với bạn đọc Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả là một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, sinh trưởng ở Bếntre, sang Mỹ năm 1973, đã về hưu từ lâu và đang định cư ở Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, được chấm giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông viết về bà Mẹ hơn 100 tuổi và tâm trạng tế nhị, phức tạp của người con khi cầu nguyện cho Mẹ thân yêu.
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2019. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Bài viết mới của ông là những hồi ức về Huế.
Nhạc sĩ Cung Tiến