Hôm nay,  

Tôi Vào Chung Kết VVNM

30/06/201900:00:00(Xem: 8534)
Tác giả: Ngọc Hạnh
Bài số: 5727-20-31534-vb8063019

Ngoc Hanh
Tác giả Ngọc Hạnh.

Giải Viết Về Nước Mỹ hàng năm  gồm các bài phổ biến từ ngày 1 tháng Bẩy năm trước tới 30 tháng Sáu năm sau. Hôm nay, Chủ Nhật 30 tháng  Sáu 2019, ngày  khóa sổ Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, xin mời đọc  bài viết vui của Ngọc Hạnh, vị tác giả niên trưởng trong năm. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Hai 2019, khi tuổi đã kề ngưỡng cửu tuần (90. ) Với bài viết về Washington D,C. mùa lễ chiến sĩ trận vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.  Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình  tới Mỹ từ 1979, và hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Kính chúc Bà vui khỏe.

***

Mấy hôm nay trời u ám như sắp mưa mà chẳng mưa. Tôi mong có trận mưa to để cỏ hoa tươi tốt, thêm hoa thêm lá. Nhà có trồng mấy bụi hoa mùa hè, o bế cho phân tưới nước hàng ngày nên trông chúng cũng được lắm nhưng nếu có vài trận mưa thì tốt hơn. Người viết làm vườn đào đất trồng hoa dù tay chân lem luốc, nắng nóng làm da đen thùi lùi nhưng lúc chúng ra hoa cũng vui. Nhìn hoa lá tốt tươi tôi liên tưởng đến con người. Hoa có chăm sóc mới tươi tốt, người cóđầy đủ dinh dưỡng mới khỏe mạnh, sáng suốt.

Tôi chợt bùi ngùi nhớ đến những người dân nghèo có đời sống khó khăn nơi quê nhà. Các thương phế binh già nua, nghèo và bệnh tật, các bà cụ gầy yếu còng lưng lọ mọ bán mớ rau nơi vỉa hè phố chợ, các trẻ em đen nhẻm thay vì cắp sách đến trường thì hàng ngày đi bán vé số. Người viết luôn ước ao phải chi mình khấm khá sẽ giúp cho họ được rộng rãi, dù đôi ngày chắc họ cũng vui, nhưng đã nghỉ hưu gần 20 năm nên điều đó chỉ là ước mơ mà thôi. Mỗi năm tuy có cố gắng đóng góp chút ít nhưng như muối bỏ bể so với số người nghèo khó ở quê nhà, và những người bị thương tật vì chiến tranh.

Rồi tôi có tin vui. Đầu năm nay cô bạn cư ngụ ở Cali về thủ đô Hoa Thinh Đốn dự Đại Hội Văn Bút Miền Đông Hoa Kỳ đã nhiệt tình khuyến khích người viết dư thi VVNM do Viêt Báo tổ chức. Cô ấy đã từng lãnh nhiều giải của VB, đã cho biết, chị nên viết đi, không phải vì những giải thưởng hấp dẫn của VVNM, mà chủ yếu là viết để cùng chung tay bảo tồn Việt Ngữ và văn hóa của chúng ta nơi hải ngoại. Chị là nhà giáo mà! Hãy chung tay với mọi người. Nể bạn và nghe cũng có lý tôi dư thi nhưng chẳng dám hy vọng bao nhiêu. Người viết khắp nơi trên thế giới dự thi, tôi đã đọc nhiều bài của họ quá hay, tôi mới tham dự lần đầu thì chắc gì phần thưởng đến lượt mình. Nhưng người xưa thường nói “Thánh nhân đãi kẻ khù khờ,”chắc đúng! Nên vừa rồi bất ngờ tôi được vào danh sách chung kết VVNM 2019 quý vị ạ. Một bất ngờ thú vị… Tôi vui như thời sinh viên lúc biết mình đậu được điểm cao, đậu hạng Bình. Thật là già trẻ giống nhau.

Khi gửi bài đăng, tôi không hy vọng mình sẽ được giải nên đã dặn cô bạn Cali không nên tiết lộ chuyện tôidự thi cho bạn bè hay những người quen biết, cả các con tôi cũng không nói. Bây giờ con gái tôi mới hay nên cũng vui lây, và cháu còn hào phóng …thưởng thêm cho mẹ: “Nếu Mẹ được Việt Báo thưởng bao nhiêu, con sẽ “match,” biếu Mẹ cũng bằng số tiền ấy để Mẹ làm gì tùy ý!” Vui chưa! Tôi biết cháu làm thế để khuyến khích Mẹ tiếp tục cầm bút cho vui tuổi già. Niềm vui của tôi không dừng lại ở đó. Chị bạn đồng nghiệp cũ thân thiết ở Cali đã viết điện thư chúc mừng: “Mình vui biết bạn được vào chung kết nhưng không ngạc nhiên!” Thương chưa, ý chị là muốn mình tiếp tục viết lách chăng?

Cậu học trò trường cũ, nay là kỹ sư thì viết “Em đoán cô sẽ được gỉai thưởng Việt Báo mà!” Nghe thật “nở mũi”dù biết quý vị ấy cho mình “nước đường” để người cầm bút có dũng khí gõ lách cách trên bàn phím khi có đề tài. Em kia là học sinh của trường nhưng em không học với tôi ngày nào, bây giờ nghe tin vui cũng chịu khó điện thư chúc mừng cô giáo trường cũ. Các cựu giáo chức và cựu hoc sinh trường Nguyễn Trãi Saigon nay cư ngụ ở Cali cho biết đã chuẩn bị buổi họp mặt “linh đình” nếu tôi đến Cali lãnh giải thưởng Việt Báo.

Tôi có chút phân vân ngại ngùng, nếu đi lãnh thưởng tôi phải chuyển vài chuyến máy bay và ngồi 6, 7 tiếng trên phi cơ. Đường xa, lơ mơ đường xá, các con không muốn thân già tôi đi môt mình, nhưng chẳng có đứa con nào có thể cùng tôi đi Cali lãnh thưởng. Thời gian đó các cháu đi nghỉ hè dự định từ năm trước. Tôi cũng muốn đi Cali nhân thể thăm các bạn, các em cựu học sinh lắm lắm, nhưng chẳng biết tôi có duyên gặp gỡ các vị ấy không vì gà mờ và đường xa. Tuy nhiên còn hơn tháng mới đến ngày lãnh giải, tôi nhất định sẽ cố gắng.

Tôi dài dòng “kể lể” để quý vị thấy tình đồng nghiệp ngày xưa và tình thày trò trước năm 1975 như thế đấy dù ngày nay các em là ông bà, có con có cháu, thành đạt, có nghề nghiệp vững chắc, lòng vẫn luôn tưởng nhớ và kính trọng thầy cũ của mình. Thật đúng với câu “Nhất tự vi sư…” Phương châm các em nói là “Một ngày dạy Nguyễn Trãi, mãi mãi là thầy cô!” Cô giáo giã từ phấn trắng bảng đen hơn 40 năm, các em vẫn cư xử như ngày nào cô còn dạy học.

Ngày xưa, dù lương giáo chức rất thấp so với các ngành nghề khác, nhưng người viết đã không hối hận và rất hài lòng chọn nghề dạy học. Các cô giáo không có tiền nhưng tình yêu thương thì nhận nhiều lắm, từ các em học sinh, từ đồng nghiệp, cho nên luôn có cảm giác như mình giàu lắm, từ lúc đi dạy đến khi từ giả quê hương…

Niềm vui kỳ này còn lan rộng hơn nữa. Ngày trước, tôi từng cộng tác với báo địa phương. Ông chủ nhiệm báo Cỏ Thơm cũng chúc mừng và loan tin người viết được vào chung kết Viết Về Nước Mỹ do Việt Báo tổ chức với thân hữu, độc giả báo Cỏ Thơm. Hôm qua đi dự tiệc Cỏ Thơm Kỷ Niêm 24 Năm Sinh Hoạt có nhiều người quen và không quen đến chúc mừng người viết được vào chung kết. Thật là món quà tinh thần quý báu, từ thân hữu, độc giả, dành cho người cầm bút, dù chỉ là lời nói, làm người viết rất cảm động và xin đa tạ bằng bài viết nhanh này.

Có rất nhiều người nữa cũng biết tin vui của tôi qua báo Cỏ Thơm hoặc qua Việt Báo online. Hóa ra số người đọc báo Việt vẫn còn nhiều dù cuộc sống nơi quê người của họ luôn bận rộn. Chị Chủ Tich Văn Bút HN ở vùng thủ đô cũng báo tin vui với văn hữu trong vùng. Nhờ thế nên bây giờ càng có thêm nhiều người biết là Viêt Báo tổ chức cuộc thi Viết Về Nước Mỹ rất quy mô mỗi năm một lần. Sang năm có thể nhiều cây viết vùng thủ đô Hoa kỳ cũng sẽ tham dự cuộc thi VVNM.

Tiện đây, Ngọc Hạnh xin cám ơn ông Chủ nhiêm báo Cỏ Thơm, chị chủ tich Hồng Thủy, quý thân hữu, và độc giả đã thương mến chúc mừng Ngọc Hạnh được vào chung kết VVNM của Việt Báo. Đặc biệt, cám ơn vị cao niên đã gởi điện thư chúc mừng người viết có câu như sau: “Cám ơn cụ Ngoc Hạnh mang tin vui, niềm hãnh diện và tự tin cho quý vị cao niên vùng thủ đô Hoa Kỳ...”

Vị độc già này có lẽ xem tin tức qua Viêt Báo online. Ngọc Hạnh xin cám ơn tác giả bức điện thư và kính chúc Cụ an khang, trường thọ, thường xuyên xem báo để biết tin tức đó đây ạ. Một trường hợp khác cũng vui vui. Một vị văn hữu gặp Ngọc Hạnh trong buổi tiệc chẳng nói năng chi, làm tỉnh bơ như không biết tin vui của bạn. Về nhà mở điện thư thấy ngay mấy dòng “Tôi đã xem bài viết... Chị xứng đáng được vô Chung Kết. Chúc mừng chị!” Thật là ngạc nhiên và hạnh phúc.

Cũng xin được chia sẻ tin vui khác là nhóm chị em Cô Gái Việt đia phương hẹn họp mặt nhau vào lễ Độc Lập Hoa kỳ ngày 7/4 tại nhà hàng Full Kee để vừa hàn huyên và chúc mừng Ngọc Hạnh được vào Chung Kết. Thật cảm đông và xin đa tạ lòng ưu ái quý chị em.

Nghĩ lại “nghề viết lách” cũng không tệ, đuợc thư giãn, trang trải tâm tình, học hỏi lẫn nhau. Nếu viết giỏi còn được tiền nhuận bút, dù ít dù nhiều đây cũng là một niềm vui to lớn. Những người cầm viết cư ngụ trong vùng quen biết, thương mến nhau đã đành nhưng các chi em ở xa vẫn quý mến nhau. Chưa từng găp gỡ nhưng qua thư từ cũng thành thân thiết như chi em trong nhà. Họ chia sẻ nhau kinh nghiệm, trồng hoa, cách nấu ăn, hình ảnh, các bài thơ bài văn, các vui buồn bản thân và gia đình…

Các chị em trẻ hơn mà cầm bút phần lớn còn đi làm, chỉ số ít hưu trí mà thôi. Nhóm bạn tôi có vị giỏi cả thơ lẫn văn, có người chỉ biết thưởng thức, hay giỏi hoặc thơ hay văn. Nhà văn Thanh Dương, thành viên Cô Gái Việt giỏi cả văn và thơ. Truyên chị hấp dẫn, gần với đời thường trong cuộc sống hàng ngày, được độc giả yêu mến. Chị sáng tác nhanh và dễ thương, từng là giám khảo cuộc thi “Viết về Mẹ” do một tờ báo có tiếng tổ chức.

Tóm lại nhờ kết quả cuộc thi VVNM người viết biết thêm và hưởng được nhiều điều thú vị: Tình cảm tốt đẹp các cựu học sinh với cô giáo trường cũ, tình cảm các đồng nghiệp ngày xưa (các chị em mời về nhà ở khi tôi đến Cali chứ không cho ở khách san), tình cảm các chi em đia phương và nơi chốn xa xôi, các chủ báo, chủ diễn đàn, các thân hữu và văn hữu gần xa... Các tình cảm đó với người viết thật là quý báu, có tiền cũng không mua được. Xin trân trọng và vô cùng biết ơn các vị ấy.

Người viết vui, vui lắm, vì được vào chung kết, biết được tình cảm thân thương quý vị xa gần, được ăn tiệc mừng với chị em. Tuy nhiên trong lòng vẫn nhớ đến hình ảnh thương tâm các thương phế binh VNCH bên quê nhà thường được đăng trên báo, nên lại xót xa: kẻ không tay, người cụt chân, mù mắt... Những người này đã hy sinh tuổi trẻ và một phần thân thể cho đất nước quê hương Việt Nam. Nhớ có lần chị bạn T. Nhung về Việt Nam đi thăm các thương phế binh miền Trung, nơi chồng chị làm việc ngày xưa. Chị bảo “họ già và nghèo khổ quá Hạnh  ơi.” Họ ở thôn quê xa xôi nên ít người thăm viếng, không nhận được cứu trợ từ hải ngoại… Nghe mà buồn và thương làm sao!

Bố các cháu từng là quân nhân nên người viết hiểu tình cảnh sống chết kề cận các quân nhân, sự nhớ nhung gia đình con thơ vợ dại dù quan hay lính, trong thời kỳ chiến tranh. Bây giờ hòa bình nhưng họ lại có cuộc sống cơ cực vô vàn nơi chính quê hương của mình. Sau cuộc đổi đời 1975 quân nhân bị đi tù cải tạo còn khổ trần ai, cho cả người tù và gia đình. Nếu có thể chia sẻ ít nhiều cho thương phế binh đồng đội chắc bố các cháu nơi chốn bình an cũng thêm phần thư thái.

Không biết giải thưởng Việt Báo dành cho là thế nào, nhưng tôi biết chắc con tôi sẽ biếu mẹ giá trị cũng bằng giải thưởng, nghĩa là phần thưởng của tôi sẽ được …nhân đôi. Vậy là niềm vui cũng có thể nhân đôi, nên tôi đã… mạo muôi mộng mơ với dự tính gần xa! Xin các bạn đừng cười.

Xin trân trọng cám ơn Việt Báo đã cho tôi cơ hội được hưởng niềm vui này, để tôi có thể từ thủ đô Hoa Kỳ bay về miền Tây tham dự.

Tôi kết thúc bài viết khi bên ngoài mưa bắt đầu rơi. Những giọt mưa trong veo sẽ mang đến màu xanh cho cỏ cây, các loai hoa sẽ tươi thắm rực rỡ hơn nơi thành phố thủ đô của cái đất nước tự do này. Tôi xếp máy lại, thầm cầu mong dân Việt Nam được ấm no hạnh phúc từ thành thị đến thôn quê, ở hải ngoại cũng như quê nhà…

Xin được chia sẻ cùng các bạn niềm vui tràn ngập của tôi, một người cầm bút muộn màng để Viết Về Nước Mỹ sau mấy chục năm sống ở Mỹ.

Ngày 25/6/19

Ngọc Hạnh

Ý kiến bạn đọc
01/07/201923:49:27
Khách
Kính chào chị Ngọc Hạnh,
CHÚC MỪNG CHỊ ĐÃ ĐOẠT GIẢI THƯỞNG VÀO CHUNG KẾT VVNM!!
KD xin gởi lời chúc chị được nhiều sức khoẻ, để tiếp tục viết thêm những bài hay và có giá trị nữa nhé.

Ptkd
30/06/201923:54:34
Khách
Thưa cô, đọc bài viết của cô cháu thấy lòng hạnh phúc rộn ràng xuyên suốt bài viết làm cháu cứ tủm tỉm cười. Cháu cũng ngạc nhiên với chính mình!
Cháu chúc mừng cô được vào chung kết giải thưởng Viết Về Nước Mỹ. Cháu mong được đọc bài cô viết mãi!
Kính.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,277,985
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới, tác giả viết cho mùa Giáng Sinh.
Tác giả lần đầu dự VVNM từ tháng 11 và đây là bài viết thứ hai của bà. Sinh năm 1955, qua Mỹ năm 1985, tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý, người của sông Hương núi Ngự. Hiên nay còn làm việc và đang cư ngụ tại thành phố Hayward thuộc miền Bắc Cali. Xin lưu ý: Bút hiệu Minh Thúy có thể lầm với tác giả đã dự VVNM từ 2005: Minh Thùy (dấu huyền). Mong tác giả tiếp tục viết.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho tháng 12.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của tác giả viết về mùa giáng sinh.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết mới của bà được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ hai của bà
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến