Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_728x90_Vietnamese - Nguoi Viet
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Thư Gửi Bố - Thần Tượng Của Chúng Con

16/06/201900:00:00(Xem: 8101)
Tác giả: Hoàng Chi Uyên
Bài số: 5714-20-31521-vb8061619

Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả  là một chuyên viên xã hội từng  nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống  cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.

***

Bố kính mến,

Hôm qua, con trai Tintin của con tự dưng chạy từ phòng của nó ra hỏi con: "Mẹ, không hiểu sao trong đầu con lại vang lên những điệu nhạc này?"

Vừa dứt lời, nó liền hát  nho nhỏ một giai điệu quen thuộc và con nhận ra đó là bài hát: "Frère Jacques, Dormez-vous, Sonnez les matines! Ding, daing, dong!" mà Bố đã dạy chúng con khi còn bé, cho dễ nhớ những bài học vỡ lòng Pháp văn.

Khi con lập gia đình rồi sinh hai đứa cháu, con cũng ru chúng nó bằng những bài hát ru à ơi Việt Nam, kèm theo những bài hát thiếu nhi của Pháp mà chúng con đã học từ Bố. Bởi vậy Tintin đã ghi nhận sâu trong ký ức rồi bây giờ, hơn 20 năm sau, lại bật ra.  

Nhờ giải thích câu hỏi của Tintin, con nhớ Bố ghê gớm và chợt nhận ra cũng lâu rồi Bố con mình không tâm sự với nhau- mặc dù trong việc dâng trà hàng ngày trên bàn thờ Bố Mẹ hai bên Nội Ngoại, con đều có thì thầm lời mời trà với Bố.   

Bố ơi, có nhiều chuyện dạo này con rất hay quên, nhất là sau giai đoạn có nhiều căng thẳng trong khi làm việc, vậy mà những bài thơ Bố dạy từ khi anh chị em con còn nhỏ, từ lúc chưa đi học mẫu giáo, con lại nhớ vanh vách không hề phai mờ; có lạ không hở Bố? Từ những bài thơ "Rắn đầu Biếng Học"của Lê Quý Đôn do Bố dạy cho học thuộc, giúp chúng con biết ý thức về chuyện học hành, đến những bài như "Khóc Dương Khuê" của Nguyễn Khuyến..v.v... như những giọt sương đã sớm tưới mát vào vùng đất non xanh, để sau này những chồi non yêu mến văn chương (giống Bố) có cơ hội phát triển phong phú trong tâm hồn anh chị em chúng con.

Nếu Mẹ là người chỉ bảo cho chúng con những việc nho nhỏ trong nhà: cuộc sống ngăn nắp thứ tự, dạy chị em gái chúng con biết nấu ăn ngon, dẫn chúng con đi mua sắm quần áo...v..v.. thì Bố là thần tượng của chúng con về rất nhiều mặt trong cuộc sống xã hội.

Đối với gia đình, Bố là người Cha tuyệt đối gương mẫu về mọi mặt và tụi con vô cùng hãnh diện về điều này. Bố đã coi trọng việc học vấn, không những lo cho anh chị em chúng con, mà con còn nhớ, khi con còn bé, nhà mình lúc nào cũng có con cháu của Bố Mẹ lên Sài Gòn ăn học.

Lòng Bố quảng đại nên đã sẵn sàng cưu mang những anh em họ hàng xa gần muốn có nơi ăn chốn ở để chu toàn việc học vấn. Họ hàng nghèo Bố đưa tay giúp đỡ đã đành, mà những người khá giả cũng ỷ lại để gửi con cái họ đến nhà mình để được thuận tiện cho việc đi học, ăn ở... mà Bố Mẹ vẫn không nề hà gì.

Con còn nhỏ nhưng có lần nghe lọt được câu chuyện Bác Tính đã giận và mắng vợ bác ấy vì bác gái lạm dụng trong việc gửi hai người con của họ vào nhà mình học mà không đưa chi phí gì cả, trong khi gia đình bác ấy giàu có tiếng ở Đà Nẵng.

Những ngày Chủ Nhật, gia đình mình đấy ắp tiếng cười đùa của anh chị em chúng con, bên cạnh những con cháu gần xa tá túc ở nhà mình, và cả những bạn bè của các anh chị lớn trong nhà... quây quần bên nồi phở, nồi mì hoành thánh, súp bò... do Mẹ và chị Ngân, người làm, phụ Mẹ nấu nướng.

Bố không bao giờ tiêu xài vung tay quá trớn, mà biết dành dụm cho các anh chị lớn của con có điều kiện đi du học, bởi Bố luôn đặt mục tiêu giáo dục là chuyện tối hậu cho anh chị em chúng con. Chẳng bao giờ Bố bỏ lỡ chuyện đi họp Phụ huynh học sinh ở trường chúng con; và Bố rất vui khi được nghe những tin tốt đẹp trong việc học tập của con cái. Bố về khoe lại với Mẹ và cả nhà khi nghe cô Phương Chi, cô giáo dạy Việt văn của con, nói với Bố rằng trong lớp chúng con chỉ có một bạn nữa và con là hai người thuộc lòng quyển Chinh Phụ Ngâm Khúc.  

Con không thể nào quên được hồi con thi đậu Tú Tài, khi ấy Bố đã đau không đi lại được phải nằm trên giường sau cơn tai biến mạch máu não; mà Bố cũng rút ra tờ $200 để thưởng cho việc con thi đậu. Tờ giấy bạc này con trân trọng vô cùng Bố ơi, và con đã để dành rất lâu không tiêu đến, bởi con muốn giữ mãi phần thưởng Bố tặng.

Ngoài chuyện làm gương cho chúng con về việc học vấn, Bố rất coi trọng việc rèn luyện tính cách con cái. Tụi con vẫn nhắc nhau những câu chuyện khi Bố đưa gia đình đi nghỉ hè, trong lúc chúng con đang chơi đùa, Bố bắt chúng con ngừng chơi để chạy đến phụ giúp những người đang đẩy những xe củi nặng nề leo dốc vùng núi đồi Đà Lạt., hoặc mua giúp những nông sản mới hái từ ruộng rẫy của người thiểu số.

Những ngày lễ, ngày Tết, dịp cuối năm học... Bố đều chở chúng con đến nhà các Thầy, Cô giáo của chúng con để chúc Tết và cám ơn họ. Hồi nhỏ, chúng con thấy chuyện này "rất kỳ cục", vì bạn bè trong lớp chúng con, chẳng có đứa nào bị cha mẹ chúng "bắt" phải đi như vậy cả nên tụi con ngượng nghịu ghê lắm. Sau này khi khôn lớn, chúng con mới thấy quý vô cùng tinh thần "Muốn sang thì bắc cầu kiều, Muốn con hay chữ thì yêu kính Thầy" như Bố đã thực hành.

Bố thường kể rằng Ông Nội chúng con là Thầy tu, đến kỳ thi cuối khoá vì đau bệnh nặng không dự thi được nên sau đó phải trở về đời sống thế gian; Ông Nội cũng đã làm gương cho Bố đời sống thanh liêm, trong sạch và Bố đã theo đúng lời dạy của Ông Nội. Có những người làm việc dưới quyền Bố mà họ làm giàu rất nhanh nhờ chia chác những vụ áp phe, những vụ thầu đổ rác Mỹ, bên cạnh công việc chuyên môn của họ; nhưng Bố vẫn sống bằng mức lương chân chính, không hề tối mắt và suy suyển lương tâm với những cạm bẫy dầy đặc chung quanh môi trường làm việc. Bố có biết rằng tấm gương của Bố đã giúp chúng con mạnh mẽ rất nhiều trong cuộc sống với nhiều cám dỗ sau này không ạ?

Con gái của con thường thắc mắc, hay nêu câu hỏi với con: "Mẹ ạ, con nghe nói ràng đàn ông Việt Nam thời xưa, nhất là những người có tiền và có quyền hành, dễ có chuyện lộn xộn với các phụ nữ khác. Vậy Ông Ngoại có như thế không hả Mẹ?" Con không biết nó nghe từ đâu, đọc sách vở nào mà lại tò mò việc này, nhưng nhờ vậy mà có cơ hội giải thích rõ cho cháu ngoại của Bố: "Suốt cả thời thơ ấu và cho đến lúc Ông mất, Mẹ chưa bao giờ nghe một chuyện cãi cọ, hờn giận gì giữa Ông Bà Ngoại về chuyện lộn xộn mà con hỏi.

Mặc dù Ông Ngoại rất ưa nhìn, có tài và có chức phận, nhưng chưa bao giờ Ông có tai tiếng về chuyện phụ nữ nào. Những ngày nghỉ, hoặc sau giờ làm việc, không bao giờ Ông đi chơi ra ngoài một mình. Nếu không chở Bà Ngoại đi phố thì Ông Ngoại cũng chở các anh chị em và mẹ đi phố, đi xi nê hoặc tiêm ăn. Đến chơi nhà các bạn bè của Ông, cũng luôn luôn có con cái hoặc Bà đi cùng; mà Bà Ngoại rất yêu kính, vâng phục Ông chứ không có điều gì buồn phiền về Ông. Ông Nội của Mẹ rất đạo đức và sống thanh sạch, nên đã nuôi dây Ông Ngoại của con trong tinh thần này!"

Chúng con cũng được nghe Mẹ kể lại về chuyện Bố đã can thiệp cho Cô của con được kết hôn với ý trung nhân mà cô chọn. Đầu đuôi câu chuyện là Cô Sáu, chị họ của Bố, có một người đàn ông theo đuổi nhưng Bà Nội không bằng lòng gả, phần thì chưa biết rõ gốc tích của vị này, hơn nữa ông ấy quá nghèo, không lo nổi các thức cần thiết cho một đám cưới.


Biết được chuyện này, Bố đã tìm hiểu ngọn ngành và quyết định nói giúp chuyện cô Sáu với Ông Bà Nội. Vì "cái uy" của Bố nên Ông Bà Nội đã chấp thuận; đám cưới cô Sáu và Bác Hải đã diễn ra tốt đẹp. Vì quý mến Bố, năm nào nhà mình cũng được Bác Hải từ Đà Nẵng vào Sài Gòn thăm, mang theo rất nhiều giò chả, nem tré... là những thức ngon trong cửa tiệm nổi tiếng của Bác ở Đà Nẵng. Con nhớ vậy có đúng không, thưa Bố? Bởi thế, nên từ nhỏ con đã mê món tré, khiến các bạn con sau này ngạc nhiên lắm đó Bố, vì người Sài Gòn ít có ai biết ăn món này!

Những ngày cuối tháng Tư đen tối của vận nước, Bố cùng cả nhà mình được đặc cách vào trong Toà Đại sứ Mỹ do công việc của Bố được đi sớm. Hành lý đã sắp xếp, tiền bạc cũng đã đổi xong, nhưng cuối cùng Bố lại quyết định ở lại, chỉ vì chị cả không chịu đi- chồng của chị, Phó quận Định Quán còn đang chạy trốn Việt cộng trong rừng Long Khánh, chưa biết lành dữ thế nào! Bố quyết định: "Nếu có đi thì cả gia đình cùng đi, hạnh phúc hay đau khổ có nhau, chứ không thể chia cách!" Thế là cả nhà lại lục tục kéo về, để rồi sau đó Bố chịu trăm ngàn cay đắng với chính quyền cộng sản.

Những ngày mất nước u ám càng khiến căn bệnh hậu tai biến mạch máu não của Bố thêm trầm trọng. Đã vậy mà cũng không xong với công an quận: ngày nào chúng cũng gõ cửa nhà đúng 8 giờ sáng, bắt Bố phải viết tờ Tường trình, bản Kiểm điểm gì đó ... cho chúng, bất kể tình trạng thể chất đã rất kiệt quệ của Bố. Mục đích của chúng là tra tấn tinh thần cho đến mức tận cùng, vì chúng biết rằng không thể đem Bố đi tù với tình trạng sức khoẻ quá tệ như vậy.

Mỗi buổi sáng, Bố có biết không, khi con nghe tiếng gõ cửa của công an Quận, con vô cùng sợ hãi và tuyệt vọng, không biết bọn chúng sẽ bắt Bố đi hay không; tay con mở chốt cửa mà đầu gối con như mềm nhũn ra muốn gục xuống. Thật thương cho Bố đã phải đưa Mẹ và cả nhà chạy trốn bọn chúng từ năm 1954, sau bao nhiêu năm cũng không thoát được, chỉ vì lòng Bố ngập tràn tình thương con cái- là chị Cả, không màng đến nguy hại của bản thân Bố.

Cũng may nhờ có những hạt giống tốt lành Bố đã gieo trồng, có những việc Bố không thể ngờ: là tên Bí thư phường, kẻ có rất nhiều quyền hạn ở địa phương lúc ấy, đã không dám thẳng tay hại Bố. Sau này tụi con nghe kể lại là vì gia đình hắn ta đã nhận nhiều sự giúp đỡ của Bố Me- trước đó khi cha mẹ hắn túng thiếu, luôn được Bố Mẹ rộng rãi cấp phát cũng giống như nhiều gia đình khó khăn khác (mà không hề biết hắn hoạt động ngầm trong nội thành).

Ngày Bố mất, đám tang của Bố có nhiều người đến phụ giúp một cách nhiệt thành. Những việc chưa bao giờ mình biết phải làm gì: chuyện mua hòm, mướn người đào đất, mướn đám kèn tang... đã được họ xăn tay cật lực lo chu đáo đấy, thưa Bố. Mẹ và chúng con rất ngạc nhiên; những người ấy họ cho biết rằng khi Bố còn làm việc, đã giúp nhiều cho gia đình của họ; nghĩa tử nghĩa tận, nên họ muốn báo đáp chút gì cho Bố. Trong những giờ phút đau buồn, nghe được những lời chân thành ấy, chúng con có thêm nghị lực và được an ủi rất nhiều Bố ạ.

Khi còn sống, Bố luôn chăm lo cho việc học của chúng con, và khi Bố đã về bên kia thế giới cũng vậy. Con không thể ngờ được chuyện Bố về để giúp con trong kỳ thi cuối khoá đại học.  

Như Bố biết đấy, qua một năm đầu con bị họ cho leo cây mặc dù tên con đã trong danh sách đậu đại học Sư Phạm ngành Anh Văn. Họ gửi thư gọi con lên và hỏi nguyên nhân vì đâu các anh chị có tiền đi du học, về công việc của Bố... sau đó họ bảo con về nhà chờ, nếu có thư báo mới được đi học. Con đã chờ dài cổ mà không hề có thư đến, nên con biết bọn họ đã gạt con ra chỉ vì lý lịch.

Năm sau con thi vào trường khác, may nhờ năm đó có người chủ tịch phường hiền lành, có con gái cũng là bạn học Trưng Vuong với con, nên ông ta chứng nhận tốt cho con được nộp đơn thi và đã đậu. Con hoc kỹ càng tất cả các môn, nhưng môn chính trị Mácxit của chúng thì con không thể nào chịu nổi, nên chỉ học qua loa cho có. Gần ngày thi cuối khoá con và nhóm bạn cùng lớp rất lo vì nhóm bạn con cũng rất ghét môn chính trị của bọn họ Bố ạ. Nhưng nếu không đậu môn đó thì xem như không tốt nghiệp được!

Tối hôm trước ngày thi cuối cùng, tự nhiên con cảm thấy có sự thôi thúc con phải học đúng một bài (lâu quá con quên tựa bài rồi Bố). Con làm theo sự thúc dục ấy và học kỹ bài. Ngày hôm sau, đề thi môn Chính trị rơi đúng vào bài học duy nhất mà con ôn hôm trước, do đó con hoàn thành dễ dàng. Con thi xong là buổi trưa, mệt quá nên con chạy xe đạp một mạch về nhà; không kịp ăn cơm, con nằm luôn xuống nền gạch mát lạnh trong phòng khách, trước tủ buffet, thiếp mình vào cơn ngủ mê mệt sau ba ngày thi căng thẳng.

Trong giấc mơ, con thấy Bố mỉm cười nhìn con: "Bây giờ thì con yên tâm vì đã thi xong rồi. Thôi Bố đi nhá!" Vẻ mặt Bố rõ ràng là còn nét tái nhợt của người đã mất, chân Bố vẫn khó khăn khi cất bước, như lúc Bố còn sống, do hậu quả của tai biến mạch máu não. Con đi theo, đưa Bố ra khỏi cửa, qua khỏi khúc quanh đầu đường là không thấy Bố nữa. Ngay lúc ấy, con giật mình tỉnh dậy, nhìn lên di ảnh Bố trên bàn thờ, ánh mắt Bố vẫn rất sinh động, dường như còn vương lại nét mỉm cười như con đã thấy trong giấc mơ.

Bố ơi, Bố ơi!

Con tin chắc Bố vừa về giúp con trong kỳ thi này. Bố ơi, lòng Bố bao la, chăm chút cho con nhiều quá! Con khóc nức nở và gọi Bố, nhưng Bố đã đi mất rồi.

. . .

Các anh chị gửi giấy tờ về bảo lãnh gia đình mình rất sớm, từ năm 1976, nhưng bọn chúng đâu có muốn cho cả nhà mình dễ dàng ra đi, thưa Bố. Chúng muốn "đì" nhà mình cho biết nếm mùi đau khổ tận cùng do bọn chúng gieo trên cả nước đấy Bố.

Phải chi mà chúng đàng hoàng tử tế, xét hồ sơ công bằng như các nước tự do, thì Bố đã đi kịp sang Mỹ và được chăm sóc y tế chu đáo rồi.

Chờ lâu không được nên mấy chị em chúng con đi trước, Mẹ và những người còn lại trong nhà đợi giấy tờ đi sau đó Bố. Khi được phái đoàn Mỹ phỏng vấn, hỏi con về lý do tại sao không đi Úc hoặc Canada với các anh chị khác, mà nhất quyết chờ đi Hoa Kỳ. Con đã xúc động trả lời phái đoàn: "Bố tôi đã làm việc với chính phủ Hoa Kỳ và yêu mến nền tự do dân chủ của đất nước này, nên ông cụ căn dặn chúng tôi phải định cư tại Hoa Kỳ, theo đúng lý tưởng của ông cụ".

Kính thưa Bố, chúng con tin rằng Bố đã rất vui vì chúng con đã đến được bến bờ tự do, đã học và làm việc chăm chỉ như ước vọng và lời dặn của Bố. Trong dịp con được phần thưởng lớn trong công việc, năm 2003 được chọn là Nhân Viên Xuất sắc của cả năm, trong bài phát biểu, ngoài lời cám ơn nước Mỹ đã giang tay đón nhận, cho con cơ hội học hành và làm việc, con cũng nhắc đến công ơn của Bố Mẹ đã đào tạo và rèn luyện chúng con có tinh thần hăng say làm việc và lòng nhiệt thành đóng góp cho cộng đồng, cho những người kém may mắn hơn, như Bố đã từng dạy.

Con tin rằng lúc ấy Bố Mẹ trên Thiên đàng đang hân hoan vui mừng với con, khi nhìn chúng con tiến thêm được trên một cột mốc nữa của cuộc đời, phải không Bố?

Hẹn Bố thư sau nhé Bố. Cảm ơn Bố vô cùng vì đã khổ công rèn luyện cho chúng con có được như hôm nay.

Kính chào Bố với tất cả thương mến.

Hoàng Chi Uyên

Ý kiến bạn đọc
19/06/201905:17:39
Khách
@Nguyen Bao: Vâng, quả thật là Bắc Việt đã thua trận vì toàn dân, ngay cả người miền Bắc, cũng nhận ra sự lường gạt trắng trợn của Cộng sản. Xin cám ơn Nguyen Bao đã dành thời gian nhận xét và sự khích lệ đáng quý.
18/06/201912:46:55
Khách
Năm 1966, khi viếng thăm Việt Nam Cộng Hòa, được hỏi làm thế nào để chiến thắng cộng sản, Moshe Dayan - danh tướng độc nhãn Do Thái- đã trả lời rằng: “Bắc Việt sẽ thất trận khi họ chiếm được Sài Gòn” .

Sau tháng Tư năm 75, người dân miền Nam mới biết rõ được cái bộ mặt thật gớm ghiếc của Quỷ Đỏ Cộng sản .

Nhiều chục năm về trước, khi chị tôi khi theo học ở trường Marie Curie, mẹ tôi có dậy chị hát bài "Frère Jacques, Dormez-vous", bây giờ đọc bài làm tôi nhớ lại bài hát dễ thương này.

Một bài viết hay và cảm động cho ngày Father's Day .
17/06/201916:56:56
Khách
@ Người Hà Nội, Nguyễn Văn Tới và Một Người Biết Tác Giả: Hoàng Uyên Chi vô cùng trân trọng những vị đã dành thời giờ nhận xét, khích lệ và chia xẻ niềm đồng cảm với những tâm tình dàn trải trong câu chuyện về phụ thân của người viết bài. (Tò mò chút xíu: Có thể nào "Một Người Biết Tác Giả" bật mí cho biết tên thật của quý vị được không ạ? Nghe cách viết thì có vẻ như quý vị đã từng tiếp xúc với người viết bài qua công việc, phải không ạ?.) Xin đa tạ tấm lòng bao dung của tất cả các vị; chân thành ước mong các vị và những người thân luôn sống vui khoẻ, bình an.
17/06/201913:39:53
Khách
Tôi có cơ hội đọc được hai bài viết của Hoàng Chi Uyên với lời văn giản dị, dể hiểu, thực tế và rất xúc động làm cho người đọc không ngăn được dòng nước mắt cứ tuôn trào. Nhân ngày lể cúa Cha tác giả cho chúng ta đọc một câu chuyện về một người Bố thật hoàn hảo đã hy sinh cả cuộc đời mình cho vợ con đến khi qua đời cũng còn dỏi theo những bước chân của con để giúp đở trong lúc con cái mình gặp khó khăn, điển hình như giúp con gái mình vượt qua kỳ thi cử một cách dể dàng. Người Bố của tác giả còn là một tấm gương cho con cái về đạo đức, biết thương yêu và giúp đở mọi người trong lúc họ gặp khó khăn, và rèn luyện cho con gái (tác giả) lòng nhân ái biết giang rộng cánh tay yêu thương tới tất cả mọi người nhất là những người Việt nam già neo đơn hoặc những ngừơi không biết tiếng Anh rất cần sự giúp đở; tác giả đã làm được hết những việc từ thiện nầy và được sự thương yêu của tất cả mọi người. Tác giải đã dùng kiến thức và học vấn của mình để trang trải tình yêu thương giúp đở mọi người khi họ cần đến tôi nghĩ là tác giả may mắn có được người Bố là tấm gương sáng giá cho các con. Trân trọng người Bố tuyệt vời nầy.
16/06/201918:52:55
Khách
Rất xúc động trước tâm tình con gái với người Cha đã khuất. Dân gian thường nói "con gái hưởng đức từ cha". Người Cha của tác giả đã để lại 1 gia tài vô giá là Đạo Đức, Nhân Ái với tha nhân, cho con cái mình. Giờ chúng ta là những người cha, mới hiểu sâu được cái triết lý này.
16/06/201915:05:36
Khách
Hoàng Chi Uyên đã cho chúng ta thấy hình ảnh một người cha gương mẫu,
Trong gia đình ông thương yêu con cái đến độ hy sinh không đi di tản năm 1975 chỉ vì cô con gái lớn không thể đi được và ông còn hiện về trong giấc mơ giúp tác giả thi đậu. Đúng là không ai thương con bằng cha mẹ.
Ông luôn giúp đỡ người khác, không phải chỉ bà con hay bạn bè mà cả những người không quen. Nhờ vậy sau này ông được họ trả ơn, bí thư phường nhẹ tay và đám tang ông được chu đáo.
Cám ơn tác giả đã cho đọc một bài viết về cha rất cảm động.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 840,591,724
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Ngày 14 Tháng Sáu sắp tới sẽ là Father’s Day 2019, mời đọc bài viết của tác giả Phước An Thy. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch Hổ Huế, có người cha bị cộng sản chôn sống.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2919. Ông cho biết có cha học tập cải tạo chết trong trại Vĩnh Phú năm 1979. Qua Mỹ năm 1998, ông hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết thứ hai của ông có lời ghi “Viết cho sinh nhật đầu tiên của cháu ngoại. Tựa đề được đặt lại theo nội dung: “bật mí” là âm nói lái của “bí mật.”
Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ và là thành viên ban tuyển chọn chung kết của giải thưởng nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019. Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu. Sau 2 bài đầu không thể phổ biến vì quá dài, cám ơn tác giả kiên nhẫn góp thêm bài thứ ba sống động và duyên dáng. Mong bà tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019. Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu. Sau 2 bài đầu không thể phổ biến vì quá dài, cám ơn tác giả kiên nhẫn góp thêm bài thứ ba sống động và duyên dáng. Mong bà tiếp tục viết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của Đoàn Thị viết nhân Ngày Lễ Mẹ 2019.