Hôm nay,  

Những Mảnh Vỡ

03/06/201900:00:00(Xem: 8340)
Tác giả: Phan
Bài số  5705-20-31512-vb2060319
 
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.

***

Có những rạn nứt rất dễ hàn gắn lại trong thời đại có rất nhiều loại keo thật tốt dùng cho gỗ, thủy tinh, kim loại, nhựa, v.v… nhưng không phải tất cả những rạn nứt, mảnh vỡ đều được lắp ghép lại vì có những rạn nứt không đáng để người ta bỏ công hàn gắn. Nên đồng thời cũng có những rạn nứt, tì vết, mảnh vỡ, người ta bỏ ra rất nhiều công sức, thậm chí cả đời cũng không hàn gắn được…

Thuở bé tôi có đọc câu chuyện ngụ ngôn cho trẻ em. Truyện kể rằng: Có cậu bé nọ chẳng thể hài lòng về ai hết nên cậu không có bạn trong trường, không bạn bè trong khu phố; thậm chí anh chị em trong nhà cũng không ai chơi với cậu vì cậu chẳng thể hài lòng về ai được hết.

Một hôm cậu nói với cha cậu: “Con rất giận thằng con ông hàng xóm nhà mình. Nó rủ con chơi banh nhưng nó chơi quá dở. Con chỉ muốn đấm cho nó một cái cho bớt giận…”

Cha cậu nói: “Thôi bây giờ như vầy! Mỗi lần con giận ai thì con cứ đóng lên bờ rào nhà mình một cây đinh.” Nói xong, cha cậu trao cho con trai hộp đinh với cây búa.

Không lâu sau, cậu bé đi tìm cha để xin thêm đinh vì cậu đã đóng hết hộp đinh lên bờ rào. Nhưng cha cậu lại nói với con trai, “Bây giờ nhà ta không còn đinh nữa. Thôi thì mỗi lần con giận ai, con cứ về bờ rào nhà mình mà nhổ ra một cây đinh.”

Thời gian nhổ đinh có lâu hơn thời gian đóng đinh vì cậu bé đã lớn, biết suy nghĩ, suy xét hơn. Nhưng cũng đến hôm cậu trả lại cho cha hộp đinh và cây búa. Cậu nói với cha, “Con đã nhổ hết những cây đinh trên bờ rào nhà mình. Và con thấy không còn giận ai nữa, nên con trả lại cha hộp đinh và cây búa.”

Người đàn ông nhìn chàng thanh niên đã trưởng thành. Ông nói, “Con có thể nhổ ra hết những cây đinh trên bờ rào nhà ta. Nhưng những vết đinh đen sỉn trên bờ rào sẽ không bao giờ liền lại được. Nếu không có những vết đinh xấu xí ấy thì bờ rào gỗ nhà ta trông rất đẹp… ”

Tôi còn nhớ khi đọc xong câu chuyện, tôi nhìn ngắm những vết sẹo trên chân tay tôi, rất nhiều. Nếu lần đó không trèo cây trộm trái thì không bị cái sẹo dài trên bắp tay, lần kia không chui rào kẽm gai để bẻ mía trộm thì đã không bị cái sẹo dài trên bắp chân, lần nọ không biểu diễn ngậm dầu phun lửa thì không có cái sẹo bị phỏng trên ngực… Lần ngu nhất là mới học lớp ba mà dám đón đường đập thằng lớp năm, bị nó đập cho một trận đến gãy xương ngón tay, phải băng bột.

Theo thời gian lớn lên, những khi bất chợt nhìn lại những vết sẹo tuổi nhỏ. Tuổi nhỏ qua đi với rất nhiều kỷ niệm vui buồn thì còn lại vài vết sẹo để nhớ rong chơi. Nhưng tuổi già gõ cửa mà ngồi nghĩ về tì vết thì hơi nặng nề. Một lần chơi không đẹp với bạn bè cứ áy náy trong tâm, nhất là khi bạn bè đã kẻ còn người mất. Muốn nói câu tạ tình, tạ tội với nhau một lần thì tội tình cũng chỉ còn những tì vết không phai…


Nắn mảnh vỡ còn trong da thịt. Nhiều lần tôi định đi mổ để lấy ra cho rồi! Nhưng lấy ra là mất đi một đoạn đời đã ghim mảnh vỡ vào da thịt mình. Có những mảnh vỡ không keo gì gắn hàn lại được. Như tôi đọc một câu chuyện đã lâu, có bà lão nọ cứ ngày ngày đi nhặt mảnh chai trên bãi biển. Khách thập phương đến tắm biển cứ xem bà như một bà cụ lẩm cẩm, rỗi nhàn; người địa phương lại nghĩ bà đã lú lẫn; chỉ cô bé nọ được bà chia sẻ tâm tư khi cô hỏi bà, “Bà ơi! Bà nhặt mành chai trên bãi biển thì đến bao giờ mới hết mảnh chai?”

Bà lão trả lời, “Bà nhặt tới hết đời bà thôi cháu ơi! Vì mảnh chai trên bãi biển này đã giết chết đứa cháu gái của bà. Nó cũng xinh đẹp như cháu vậy!”

Đã là mảnh vỡ nghĩa là không trọn vẹn. Nhưng một mảnh vỡ tượng trưng có giá trị không quên, một mảnh vỡ nhân bản do trái tim bà lão nhặt mảnh chai trên bãi biển vì không muốn có thêm một bé gái thiên thần nào qua đời vì bị mảnh chai trên bãi biển cắt đứt bàn chân con, rồi làm độc, rồi hoại thư, rồi cướp đi sinh mạng của những thiên thần… Mảnh vỡ thủy tinh có thể hàn gắn, nhưng mảnh vỡ trong tim người bà yêu thương đã vĩnh viễn mất đi đứa cháu gái thiên thần thì keo nào dán lại được?

Hay có những mảnh vỡ muôn đời không hàn gắn được, mà nhớ đến thì mảnh vỡ chỉ khứa sâu hơn vào tim ta. Câu chuyện của chàng trai nọ yêu thích nước Đức. Anh ta làm lụng và dành dụm đến khi có đủ tiền đến nước Đức để khám phá.

Anh xin thuê một căn phòng trong căn nhà của một người già - sống một mình. Anh ưng ý tất cả nên xin ký hợp đồng năm năm. Ông già chủ nhà khuyên anh ta nên ký hợp đồng ở thử năm ngày thôi - anh bạn trẻ; vì…

Trong năm ngày ở thử, anh vô tình làm vỡ cái ly uống nước của ông cụ mà anh nghĩ là đồ cổ. Anh gọi báo cho ông cụ hay thì ông cụ vẫn nói là không sao đâu, anh vô tình thôi mà!

Nơi đây, rác mỗi ngày bạn chỉ cần để bao rác trước cửa phòng bạn chứ không cần để trước cửa nhà, sẽ có người thu gom cho bạn. Nên ngày thứ năm ở thử, hết. Ông cụ vẫn tới ký hợp đồng cho thuê phòng năm năm. Anh bạn trẻ xin bồi thường cái ly bị vỡ, trong khi ông cụ hỏi cái ly vỡ nay đâu?

Anh nói, “Trong bao rác trước cửa phòng.”

Ông cụ đổi sắc mặt. Đi vào nhà lấy thêm cái bao rác mới. Sau đó cụ đổ bao rác trước phòng anh bạn trẻ ra. Lựa miểng ly bỏ riêng một bao, cụ ghi bên ngoài, “miểng thủy tinh vỡ - nguy hiển”. Bao nhiêu rác bình thường cho vào túi rác thứ hai, cụ ghi bên ngoài, “an toàn”.

Sau đó cụ nói với anh bạn trẻ, “Cái ly không đáng giá gì. Nhưng anh hãy dọn đi ngay bây giờ, vì anh sống mà không biết nghĩ cho người khác!”

Từ đó, anh bạn trẻ mỗi lần thăng chức trong đời, đều nhớ tới ông cụ lời răn, “anh sống không biết nghĩ tới người khác” nên anh thăng chức hoài vì anh đã sống ngược lại… nên thăng chức hoài.

Phan

Ý kiến bạn đọc
04/06/201906:03:45
Khách
Chính xác! Mồm miệng đỡ chân tay, câu này không bao giờ sai!
03/06/201915:24:45
Khách
Trích: đều nhớ tới ông cụ lời răn, “anh sống không biết nghĩ tới người khác” nên anh thăng chức hoài vì anh đã sống ngược lại… nên thăng chức hoài.
Điều này nên xét lại. Năm xưa khi còn ở Houston tôi thường đi bộ với người bạn học chung trường mỗi buổi chiều. Y làm cho McDonnell Douglas, vợ y làm chung hãng Lockheed với tôi. Một hôm y hỏi tôi hãng có hay cho tôi awards hay không? Tôi cười to và nói làm gần 4 năm mới được một cái. Bao nhiêu awards trong hãng vợ anh chiếm hết rồi còn đâu. Coi chừng đó, có ngày vợ anh nhận awards ở hotel luôn. Y đỏ mặt. Ít lâu sau, cô vợ chuyển qua làm chung hãng với y. Khi tôi qua Boeing làm, Boeing mua lại Douglas, tôi gặp lại cả hai vợ chồng. Cô vợ nói cô ta phải gửi email cho mọi người nói đừng cho cô awards nữa.
Có một lần, xếp tôi rất tức giận vì không được lên chức khi ông xếp trên về hưu. Hãng điều động một anh từ phương xa về thế chức, cho dù anh ta rất trẻ và chả biết gì nhiều cho lắm. Các ông chức cao chỉ đi vòng vòng bắt tay và hỏi how are you today thôi chứ có làm gì đâu. Nếu cho xếp tôi lên chức, hãng sẽ khó kiếm được người có quyết định khi các kỹ sư đưa những tính toán lên cho ông kiểm soát và chọn lựa. Nhiều khi làm giỏi sẽ không được lên chức. Cứ tàng tàng đi vòng vòng BS nhiều khi lại lên cao.
Thầy tôi có dạy khi chúng tôi ra trường: một ngày 8 tiếng, chỉ làm 6 tiếng thôi. Để 2 tiếng đi vòng vòng BS sẽ lên chức. Ngồi làm 8 tiếng luôn sẽ bị laid off trước.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,966,341
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết mới là chuyện ngôi nhà đã mất sau tháng Tư 1975.
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới, với lời ghi của tác giả: Thương kính viết tặng để tưởng nhớ Anh Tư - Cố Đại úy Pháo đội trưởng Trương Văn C., Tiểu đoàn 183, Sư đoàn 18 Pháo Binh.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ. Phần cuối: Chuyện 30 Tháng Tư của sinh viên gốc Việt tại Đại Học Stanford 2015 - 2019.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài tác giả mới viết sau đám tang của Ó Đen Lý Tống.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây là bài viết thứ tư.
Tác giả hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới.
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 2007, cô nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.” Chỉ ít tuần sau đó, cô “chạy” đủ giấy tờ đón ba má từ Việt Nam dự lễ phát giải. Tiếp theo, từng bước, hồ sơ bảo lãnh gia đình được hoàn tất và từ 2011, ba má và vợ chồng người em trai đã chính thức định cư, đoàn tụ.