Hôm nay,  

Chết Đi, Sống Lại! (2)

30/05/201900:00:00(Xem: 24070)
Tác Giả: Thanh Mai
Bài số  5701-20-31508-vb4052919

Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Bài viết mới của tấc giả  đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.

Caption: Thanh Mai gia dinh
Tác giả (góc phải) và gia đình.

***

Bé gọi ngay công ty bán vé du lịch mà Bé thường mua. Họ nói:

- Còn 5 phút nữa là 9:00 pm công ty của em ngưng bán vé. May quá có 1 vé bay đi Seoul lúc 11 giờ từ phi trường Cam Ranh. Chị chạy ra đó ngay cho kịp giờ boarding. Giá vé 1 triệu 9, chưa tới 100 đô.

Bé vội vã thu xếp hành lý kêu taxi chạy ra phi trường Cam Ranh ngay. Tới nơi đáng lý trễ giờ lên máy bay nhưng lại thêm một chuyện may là một nhóm khách người Korea biểu tình đòi hãng máy bay phải xin lỗi nên chuyến bay này dời lại 2 tiếng.

Trong khi chờ đợi Bé gọi Viber qua cho Bảo, Bình và tôi biết ngay để Bảo và chúng tôi yên tâm. Tôi hỏi:

- Bình có đi không?

- Bình không có passport Mỹ như Bé nên chưa đi được. Sáng mai Bình sẽ gọi công ty du lịch nhờ làm thủ tục đi sau.

- Bé đi một mình lo cho Bảo được không?

- Được chứ. Chờ anh Bảo hơi khỏe Bé sẽ mua vé đưa anh Bảo về Việt Nam. Mua 3 ghế liên tiếp để ảnh nằm cho khỏe.

Nhớ đem theo tiền trả tiền bệnh viện. Chị có gởi anh Bảo mấy ngàn đưa về trả nợ  Bé lấy tiền đó lo liệu thêm. Anh Bảo có đem về 2 thùng hàng trong đó có 1 thùng cá đông lạnh. Bé gặp anh Bảo nhớ chụp hình barcode ký gởi thùng hàng để chị nhờ người quen ở phi trường Cam Ranh lấy ra cho Bình.

(Sau này mới biết họ đã lấy hai thùng hàng của Bảo gởi lại phi trường Seoul cho Bảo chứ không chuyển về Cam Ranh mới rắc rối chứ)

Bé lanh lợi tháo vát nhưng chỉ 1 mình nơi xứ người tôi rất lo. Không biết tiếng Hàn, không quen biết ai. Tôi dặn Bé có gì tìm cộng đồng người Việt ở đó nhờ họ giúp đỡ.

Bé đến phi trường Seoul kêu tắc xi đi tìm bệnh viện Inha University mà Bảo cho trong Phone. Taxi chở chạy lòng vòng hơn 1 giờ đồng hồ mới tìm ra. Bệnh viện này chỉ cho thân nhân thăm người bệnh 20 phút hai lần mỗi ngày thôi. Bác sĩ và y tá ở đây gặp được Bé mừng rỡ như gặp được bà tiên vì họ cứu chữa cho một khách du lịch không thân nhân lỡ có chuyện gì biết đâu mà liên lạc.

Bé cầm tay Bảo mà rớt nước mắt. Bảo nằm trên giường bệnh mặt mày hốc hác xanh rớt, cả người nối dây nhợ lòng thòng. Giọng Bảo vẫn yếu nhưng có vẻ đỡ hơn trước cho biết đã hết đau nhưng mệt lắm. Đang được chuyền đến bịch máu thứ 4.

Bác sĩ kêu riêng Bé nói:

- Bà có biết là anh bà đang bị bệnh ung thư rất nặng không?

- Tôi nghe nói anh tôi đang bị ung thư chỉ còn sống thêm năm tháng nữa. Bây giờ đã được hai tháng rồi.

- Ông ấy chỉ còn sống thêm năm bảy ngày nữa thôi.

Bé thảng thốt:

- Vậy sao? Bác sĩ giúp chúng tôi làm sao cho anh ấy khỏe được vài ngày để tôi có thể cùng anh ấy về Việt Nam để chết ở quê hương không? Anh rất muốn gặp vợ mình.          

- Chúng tôi sẽ cố gắng. Tí nữa bệnh viện sẽ đưa cho bà tư trang của Bảo đem theo khi người ta đưa anh ấy vào bệnh viện.

Vị bác sĩ này rất nhân hậu. Ông ta nói với Bé xong còn đến xoa bàn tay Bảo và dịu dàng nói:

- Bảo ơi! Chúng tôi sẽ cố hết sức giúp đỡ anh. Đừng lo.

Bảo không phải cùng dân tộc mà họ đối xử rất thân ái và tận tâm. Còn bác sĩ ở Việt Nam mình thì đa số cứ như ngồi chót vót trên ngôi cao coi bệnh nhân nghèo thấp hèn và chỉ có đồng tiền mới làm họ mỉm cười niềm nở đối xử.

Nhân viên bệnh viện đưa cho Bé một bịch ziploc trong đó có cái ví của Bảo. Về nhà Bé đếm được đúng y số tiền tôi đưa Bảo không mất đồng nào. Người Hàn đàng hoàng thật chứ gặp chuyện ở Việt Nam chắc không được trả lại đâu.

Tôi hỏi Bé:

- Anh Bảo có nói gặp nạn ở trên máy bay hay ở đâu không?

- Ảnh xuống phi trường ngồi một lúc thì chóng mặt, ói mửa và xỉu luôn. Tỉnh dậy thấy nằm trong nhà thương.

- Lúc Bé gặp anh Bảo ảnh còn bị đau lưng không?

- Hết đau nhưng than quá mệt. Ảnh còn lo cho hai thùng hàng sợ hư mất thùng cá nữa đó, dặn Bé nhớ tìm.

Bé gặp Bảo và nói chuyện được một lúc thì hết giờ thăm bệnh về khách sạn gần đó. Đến chiều hôm đó tính ra mới rời khỏi Minnesota chưa tới 2 ngày thì Bảo đột ngột yếu đi, bệnh viện kêu Bé vào gặp Bảo gấp. Bảo vẫn còn tỉnh táo nhưng bụng thì chướng to lên như cái trống. Chân sưng và lạnh. Mắt cũng bị sưng húp. Bé hỏi:

- Ủa sao bụng anh Bảo to dữ vậy? Anh Bảo có bị đau không?

- Không biết tại sao nữa. Không thấy đau.

Khi bác sĩ đến nói tình trạng nguy kịch của Bảo và hỏi Bảo có muốn làm những biện pháp cấp cứu như hút bớt dịch và kích tim không thì Bảo lắc đầu, vừa cười vừa ký vào giấy. Bảo dần dần chìm vào hôn mê và ra đi rất thanh thản, êm ái. Không đau đớn như những người mất vì bịnh ung thư. Nghe nói khi bệnh nhân bị xuất huyết rất đau đớn la rống đến người nhà còn không chịu nổi.

Bình được Bé cho nhìn qua video và chia tay với Bảo lúc Bảo hấp hối và khóc như mưa như gió. Tội nghiệp hai người hết sức. Bảo vì nhớ thương Bình mà ráng vượt nửa vòng trái đất trở về không ngờ phải chết dọc đường dọc xá, cũng may còn được người thân là Bé bên cạnh chứ không chết tứ cố vô thân nơi xứ người xa lạ thì quá tội. Nghĩ lại như có sự can thiệp của đấng vô hình để Bé có thể đi ngay chuyến bay đêm đó đến gặp được anh mình đưa tiễn chặng đường cuối cùng!

Mọi chuyện sau đó diễn biến rất suông sẻ nhờ lòng tốt rất nhiều người. Tiền viện phí tất cả là 4,700 đô la nhưng ...nhờ Bé khóc và kể lễ thảm quá bệnh viện đã giảm cho 1 ngàn đô.  

Cô cháu của chúng tôi là Thảo rất lanh lợi gọi Sứ quán Mỹ để báo cho biết công dân của họ lâm nạn và qua đời ở nước ngoài. Mặc dù chúng tôi rất lo là nhằm hai ngày cuối tuần cộng với ngày lễ Memorial chắc không ai làm việc nhưng không ngờ họ vẫn có người trực để lo cho những trường hợp khẩn cấp. Nhân viên sứ quán đã rất nhiệt tình liên lạc với Thảo bên Mỹ, với Bé, với bệnh viện và nhà quàn bên Korea suốt 6 tiếng đồng hồ để giúp đỡ. Cuối cùng bà ấy nhờ đến giám đốc nhà quàn là Kim tới giúp đỡ lo cho Bé đủ thứ chuyện trong thời gian Bé ở đây. Quan trọng nữa là kiếm ra hai thùng hàng của Bảo và gởi thùng đựng cá vào phòng đông lạnh của phi trường cho khỏi hư.

Bảo được đưa đi thiêu và chỉ hai tiếng đồng hồ sau chỉ còn là một chút tro sẽ được Bé đưa về quê hương gặp vợ. Tưởng đến cảnh Bình tiễn người yêu bằng xương bằng thịt mà giờ đón về là hủ tro sao đau lòng quá!

Tôi nhớ hôm trước có hỏi Bảo muốn làm hậu sự như thế nào thì Bảo nói tỉnh bơ:

Thiêu xong rồi quăng em như con gà con vịt. Khỏi cần làm tang cho mắc công!

Chị cũng vậy! Nếu chết cũng thiêu rồi quăng tro bón cây. Không làm đám tang chỉ cần thông báo cho bạn bè bà con trên Facebook thôi!

Nhưng cũng tuỳ Bình muốn thờ cúng hoặc thả tro xuống biển thế nào cũng được! Chúng tôi thương và xem Bình như Bảo, sẽ thay Bảo lo cho Bình và tôn trọng ý kiến em ấy.

*

Có ai ngờ được một người chết đi và một người sẽ sống lại đâu. Vậy mới kỳ lạ!

Bảo vừa mới mất được nửa ngày thì Bé và tôi gọi Phone nói chuyện với nhau. Bé nói chắc linh hồn anh Bảo đang ngồi bên cạnh Bé chứ ảnh biết đi đâu ở xứ người. Hai chị em nói về đủ thứ chuyện trong đó có nhắc đến Cường là người cháu bị hư thận thường đón Bảo ở bệnh viện về như tôi đã nói ở trên. Thương cháu Cường quá vì đang từ một quân nhân trẻ trung khoẻ mạnh đầy nhiệt huyết khi không nhiễm phóng xạ trở thành một người bịnh phải đi lọc máu mỗi tuần 3 lần đến nổi cánh tay bị phồng sưng mấy cục to hơn cả trứng gà. Có vài lần đang lúc lọc máu cháu bị sốc gần chết nữa, nguy hiểm lắm. Cường không còn tương lai nếu không được thay thận sớm. Chờ đến nay đã hơn 4 năm rồi sao vẫn chưa thấy gì.

Mới vài tiếng sau thì có Phone gọi Thảo giữa đêm. Bình thường thấy số phone lạ nghĩ là quãng cáo ít ai bắt nhưng như có gì thôi thúc Thảo cầm Phone trả lời. Đầu dây bên kia cho biết anh ruột của Thảo là Cường đang có một quả thận thích hợp để thay ngay. Họ đã gọi cho Cường và cho mẹ của Cường nhưng không ai bắt máy. May quá nếu Thảo cũng không bắt Phone chắc Cường sẽ mất đi cơ hội này và không biết đến khi nào mới có lại cơ hội. Chắc linh hồn bác Bảo đã giúp trả công cho cháu!

Qua hôm sau Cường được máy bay riêng chở qua tiểu bang khác để ghép thận. Thảo cũng được đài thọ tiền vé máy bay và chỗ ở để theo săn sóc anh. Bác sĩ cho biết quả thận của một người rất trẻ khỏe và rất thích hợp với Cường, vừa ghép vào đã có màu hồng ngay. Cường không bị bịnh tiểu đường hy vọng quả thận mới sẽ sử dụng được rất lâu. Không biết ai đã vừa mất đi mạng sống để một phần bộ phận cơ thể của họ cứu mạng một người khác và đem lại nỗi vui mừng cho cả một gia đình. Tôi dặn Thảo hỏi bác sĩ về chủ nhân quả thận và gia đình của người ấy để cảm ơn. Nếu liên lạc được với gia đình ân nhân quá cố để họ biết được một phần của con họ còn hoạt động trên thế gian họ sẽ vui lắm!

Ai rồi cũng sẽ từ giã cõi tạm! Trên thế gian này có rất nhiều chuyện tốt đẹp và tình người luôn gắn kết với nhau vượt qua không gian, màu da, tôn giáo. Mong rằng sự nhân bản sẽ luôn tồn tại và càng ngày càng lan toả để khắp trái đất đều là thiên đàng hạ giới!

Thanh Mai

Ý kiến bạn đọc
03/12/202112:56:40
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis pills</a> cheap cialis
18/06/202119:31:14
Khách
sildenafil tablet brand name https://pharmaceptica.com/
24/02/202108:02:37
Khách
strep throat wikipedia <a href=https://zithromaxes.com/>zithromax z pak</a> zithro
23/02/202100:21:33
Khách
erectile clinic <a href=https://plaquenilx.com/#>effects of plaquenil</a> erectile dysfunction and topical formulas
02/03/202018:04:43
Khách
Kaufen Cialis http://abcialisnews.com - canadian pharmacy cialis Isotretinoin Izotek From Canada Direct Low Price Overseas <a href=http://abcialisnews.com>Buy Cialis</a> Acheter Kamagra Gel Grenoble
08/06/201904:27:08
Khách
Tôi đợi ngày đợi đêm để coi phần hai của "Chết Đi, Sống Lại!" Tôi luôn nghĩ về một phép màu. Ôi buồn quá.
31/05/201904:58:08
Khách
Anh Bảo này ăn ở với vợ hờ mà không chịu ký giấy hôn thú rồi bảo lãnh qua Mỹ, cô vợ hờ này thiệt thòi thật
30/05/201921:52:33
Khách
Binh Ung thu Gan thi lam sao ma chua duoc nua day. Toi chi thay toi nghiep cho co Binh`. Phai chi nguoi yeu cua co chiu kho' lam giay hon thu' cho co ay, thi co da co co+ hoi duoc qua song o mot xu so van minh roi !
30/05/201917:50:45
Khách
Xin chia buồn cùng tác giả, cảm ơn đã ghi lại khá chi tiết một câu chuyện buồn, mặc dù cuối cùng cũng vớt vác chút tin vui...
30/05/201916:35:45
Khách
Xin chia buồn cùng gia đình tác giả.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,614,607
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ XVIII. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến