Hôm nay,  

Xin Chào Nhau Giữa Con Đường…

04/05/201900:00:00(Xem: 11794)
Tác giả: Phan

Bài số  5680-20-31487-vb7050419

 
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.

 
Xin chao nhau

Tấm hình từ Indiana đang được lan truyền trên mạng:  dừng xe, đứng ngả mũ giữa trời mưa, cúi chào đoàn xe tang đi ngang...

 
***
 

Đa số trong chúng ta đều biết câu thơ bất hủ của cố thi sỹ Bùi Giáng, “Xin chào nhau giữa con đường/ mùa xuân phía trước miên trường phía sau” trong bài thơ “Chào Nguyên Xuân” của ông. Nói về Bùi Giáng tiên sinh thì mỗi người cảm khái thơ ông theo cách riêng của mình về nhà thơ đã để lại bao nhiều triết lý nhân sinh cho hậu thế từ tài năng và sự thông tuệ chữ nghĩa của ông.

Ở đây, ta thử nhặt lại từ “xin” để thấy một nhân cách lớn, khác thường trong việc chào hỏi nhau đã là quý hoá trong cuộc sống, trong xã hội, trong nhân loại lắm rồi. Tiên sinh cũng chào hỏi cuộc đời, nhưng là “xin chào”. Chào hỏi nhau đã là tử tế trong đời sống hối hả bây giờ, sao lại còn phải “xin chào” cho luộm thuộm thêm câu nói, rối rắm thêm cái văn minh xu hướng cứ câng câng mặt lên chờ người khác chào hỏi mình trước rồi mới chào lại vì cái “tôi” của ai cũng lớn hơn đời.

Nhưng ngẫm nghĩ về tư tưởng, ngôn ngữ của Bùi tiên sinh, ngẫm nghĩ về sự khác thường trong từ ngữ bình thường mà ông thường sử dụng mới thấy ẩn sâu trong ngôn ngữ ông dùng, thuật dùng từ ngữ bậc thầy của tiên sinh. Nếu là gặp nhau buổi sáng thì chào buổi sáng, chúc nhau một ngày lành; gặp nhau buổi tối thì chào buổi tối, chúc nhau một giấc ngủ ngon; người bình thường chúng ta làm được điều đó với mọi người xung quanh đã là tử tế, lương thiện rồi. Nên tiên sinh “xin chào nhau giữa con đường”.

Con đường không là con đường mang tên tiền nhân hay chiến tướng nào đó trong lịch sử, mà là đường đời vạn ngã; có nhân là nguyên nhân, có duyên là duyên ngộ mới gặp được nhau trong biển người mênh mông, đường đời vạn nẻo… nên tiếc gì nhau một lời chào hỏi cho tử tế trong cái bể đời vốn dĩ hơn thua, cứ câng câng mặt lên mà chờ thiên hạ chào hỏi mình trước; cứ đòi hỏi cuộc đời, người đời phải tử tế với ta trước mà sao không tử tế với cuộc đời, người đời trước để nhận nhân quả lành.

“Xin chào nhau giữa con đường”. “Nhau” chẳng là ai cả, nhau có thể là một người quen, không quen, người qua đường ngẫu nhiên… nhau cũng có thể là chính ta. Hãy xin chào nhau cho vơi đố kỵ, bớt hận thù với đời và cả với mình trong vốn dĩ nhân sinh thù ghét người khác đã khổ thân với mối thù, và khổ tâm hơn nữa cho những ai ghét bỏ chính mình.

Hãy buông bỏ hận thù và đố kỵ để chào hỏi “nhau” trên con đường vô danh mà ai cũng đi qua một lần là kiếp người. Phải chăng tiên sinh không chào hỏi bình thường mà “xin chào” vì tiên sinh ý thức được “mùa xuân phía trước” rất ngắn ngủi, cái “miên trường phía sau” mới ngậm ngùi của kiếp người.

Chúng ta hơi khó hiểu khi đọc thơ Bùi Giáng dù từ ngữ ông dùng rất đơn giản, bình dân; thể thơ ông thường làm là thơ lục bát thì người Việt nào chả biết thơ lục bát. Nhưng từ từ ngữ bình dân, thể thơ bình dân mà bao hàm được triết lý cao siêu, nhân bản đích thực, có thể nói tiên sinh là nhà thơ hiếm trong thơ văn cận đại của nước nhà.

Mỗi chúng ta cứ tự bình tâm suy nghĩ về mấy câu lục bát của cố Bùi Giáng tiên sinh, “Uống như uống nước cam tuyền/ từ đầu tiên mộng tới phiền muộn sau/ uống xong ly rượu cùng nhau/ hẹn rằng mãi mãi quên nhau muôn đời.” Mấy câu thơ từ điển tích nước Cam tuyền, đến mộng ước không thành nên thành phiền muộn. Đời là những cuộc gặp, nâng ly, chúc tụng... hứa hẹn, thề nguyền… Tất cả không thực vì tất cả sẽ qua đi; chỉ có “quên”, quên đi là nhớ mãi. Người ta hẹn thề “không bao giờ quên nhau” nên xa mặt cách lòng theo bản năng con người. Nên tiên sinh “hẹn rằng mãi mãi quên nhau muôn đời”. Đó mới đích thực là sự nhớ, lòng thủy chung âm thầm mà bất biến của tri kỷ…

Một dẫn chứng về tính ẩn dụ cao siêu trong thơ Bùi Giáng để thấy hai từ “Xin chào” của tiên sinh với cuộc đời, với nhân loại hàm chứa triết lý sống bát ngát.

Nhưng ngày nay việc chào hỏi sơ đẳng nhất trong hãng xưởng cũng trở nên khó khăn, hay chỉ người Việt lười chào hỏi nhau thì đúng hơn vì người Mỹ vẫn chào buổi sáng các đồng nghiệp. Thường là họ chào trước thì một người Việt mới chào lại, không thì thôi. Còn người Việt với nhau, nếu là thân thì sáng ra gặp nhau chỉ hất hàm một cái, không thân thì lạnh lùng đi qua nhau như đi qua cây cột đèn trên đường mưu sinh.


Ngẫm lại hội nhập không chỉ là một quá trình tiếp thu cái mới mà song hành phải bảo tồn cái hay cái đẹp có sẵn nữa. Trong kho tàng văn hoá Việt có câu, “lời chào cao hơn mâm cỗ”. Chứng tỏ ông bà ta rất coi trọng việc chào hỏi nhau, rộng hơn là coi trọng lễ nghi truyền thống. Bài học “Công Dân Giáo Dục” ở các trường Tiểu học xưa dưới thời Đệ nhất, Đệ nhị Cộng Hoà đều dạy các học sinh từ bé việc đi thưa về trình với ông bà, cha mẹ trong nhà. Ra đường gặp chào cờ phải đứng lại, ngã mũ và đứng nghiêm cho đến khi thượng kỳ trọn vẹn hoặc dứt bài Quốc ca. Trên đường đi học, nếu gặp xe tang cũng phải dừng chân, ngã mũ để tiễn biệt người quá cố…

Những biểu hiện văn hoá tốt đẹp ấy dường như không còn trong đời sống hôm nay. Cứ hỏi ngay chính mình câu hỏi đơn giản nhất, “Khi lái xe trên đường, nếu gặp đoàn xe tang, ta đã xử sự ra sao?” Câu trả lời của tôi là: Nếu còn kịp thì ngoặt tay lái sang đường khác để tránh kẹt xe. Chẳng đặng đừng thì dạt vào làn xe bên trong, chạy chậm lại để nhường đường cho đoàn xe tang đi qua… Và tôi rất bực mình với chiếc xe nào đó cố gắng len lỏi vào đoàn xe tang để vượt qua.

Có lẽ câu trả lời của rất nhiều người cũng giống như tôi. Trong tiềm thức chúng ta vẫn tồn tại lễ nghi mai một theo đà văn minh, một chút nhân bản bẩm sinh với nghĩa tử là nghĩa tận trước người quá cố, một chút giáo huấn mờ nhạt từ những năm tiểu học đã xa… Ta bây giờ không còn là ta với đôi chân trần, cái quần xà lỏn, tập sách bỏ túi ny-lon để bơi qua sông cho khỏi ướt mà tới trường làng để học Gia Huấn Ca và Công Dân Giáo Dục.

Ta bây giờ mang quốc tịch Mỹ, nói tiếng Anh như gió, lái xe hơi trên đường phố của quốc gia giàu mạnh nhất hành tinh… Ta là ước mơ của người di dân lậu, ta là ước mơ của bao nhiêu người khác trên khắp địa cầu, nên ta ước mơ xa hơn nữa, nên quên đi ước mơ đáng nhất là ta vẫn là ta với đôi chân trần cái quần xà lỏn, vượt sông với tập sách trong túi ny-lon để đến trường, nhưng là cậu bé có giáo dục, một thằng nhỏ đạo đức với hết lòng thành đứng nghiêm, ngã mũ chào đoàn xe tang, tiễn biệt người quá cố với hết lòng trân trọng đồng loại…

Chuyện ấy không hẳn đã là chuyện cổ tích trong đời sống hôm nay vì trên đường vẫn còn những người “Xin chào nhau giữa con đường/ mùa xuân phía trước miên trường phía sau”… Trên xa lộ thông tin chiều nay tôi đã gặp:

 

Bloomington, Ind. (WTVO) -  Tấm hình người đàn ông ở tiểu bang Indiana dừng xe, đứng ngả mũ giữa trời mưa, cúi đầu chào vĩnh biệt người đã khuất khi một đoàn xe tang đi ngang đang được lan truyền với tốc độ chóng mặt.

Người phụ nữ chụp tấm hình không biết người đàn ông là ai, nhưng gọi ông là “một ví dụ tuyệt vời” về cách hành xử của con người trước một đoàn xe tang.

“Ông ấy là một ví dụ tuyệt vời về cách chúng ta nên hành xử khi một đoàn xe tang đi ngang…” Joy Wagler ghi.

“Không chỉ ông ấy tấp xe vào lề, mà còn bước ra khỏi xe, ngã mũ xuống ngực, đứng cúi đầu giữa trời mưa. Đoàn xe tang này dài hơn bình thường nhưng ông ấy vẫn đứng yên như vậy cho đến lúc chiếc xe cuối cùng qua.

“Thật không may, những hình ảnh như vậy không còn thấy trong chúng ta. Ông ấy bày tỏ kính trọng sâu sắc. Điều này nhắc nhở tôi rằng, chúng ta không nên quá bận rộn và lúc nào cũng quá vội vã mà quên bày tỏ đồng cảm và tôn trọng những người đồng loại.”

 

I have to give a shout out to this guy in Bloomington. I don’t know him, but he is a wonderful example of how we need to act when a funeral procession comes through while we are driving. Not only did he pull over and stop, but he got out of his truck, took his hat off and stood (in the rain) with his hat on his chest and head bowed! This was longer than the average funeral procession and he didn’t move until it was over. Unfortunately this is something that has been lost with a lot of people. He showed so much respect. It was a good reminder to me that we should never be so busy and so much in a hurry that we forget to show compassion and respect for our fellow men!

Theo WTVO

 

Mong rằng mỗi chúng ta sẽ xử sự khác hơn nhịp sống vội vã từng ngày nơi đây đã làm thay đổi chúng ta. Khơi dậy, sống lại với bản chất thực trong mỗi con người đều là di sản văn hoá của tiền nhân để lại. Cảm ơn khoa học kéo dài tuổi thọ cho con nít sống lâu năm.

Phan

Ý kiến bạn đọc
10/07/201914:46:40
Khách
Ông ấy đúng về cách hành xử của con người trước một đoàn xe tang,nhưng ông ta SAI khi ngừng xe giữa đường cản cả đoàn xe phía sau ông ta , quí vị thử tưởng tượng trên xa lộ đông xe mà 1 chiếc xe dừng lại để tỏ lòng tôn kính cho đoàn xe tang bên kia đường , điều này rất nguy hiểm , đây không phải là cách dạy chúng ta ngừng xe giữa đường theo cảm gíac hay cảm nghỉ của ta .Chúng ta chỉ nên dừng xe lại nếu có tai nạn xe . Ông ta nên tìm cách đậu xe mà không cản trở những xe phía sau ông ta .
05/05/201902:56:22
Khách
Trò rởm, kệch cỡm thời Hồ chí Minh ! :

Vào những năm miền Bắc mới lọt vào tay cộng sản ,nhà thơ Hữu Loan - tham gia Việt Minh ở Thanh Hóa. Phó chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa huyện Nga Sơn. Ủy viên Văn hóa trong Ủy ban hành chính lâm thời tỉnh Thanh Hóa - kể lại rằng : Ở ta có hiện tượng rất phổ biến này: Khi gặp nhau, trước bất cứ câu đối đáp nào đều phải có nhóm thành ngữ “ơn Đảng ơn Bác" đứng đầu. Thí dụ: “Ơn Đảng ơn Bác, đồng chí có khỏe không?” “Dạ, ơn Đảng ơn Bác , lâu nay tôi ốm mãi " hoặc " Ơn Đảng ơn Bác , tôi mới xuất viện được 2 hôm nay” , “Ơn Đảng ơn Bác , thế mà em không hay biết gì ".

Rồi sau hàng tháng phát động đấu tranh kiểm điểm ở từng cơ quan để bỏ chữ Bác đi , và thay thế bằng: “Ơn Đảng ơn Chính phủ”:

“Ơn Đảng ơn Chính phủ , vụ mùa này thu hoạch có đủ nộp không?” “Ơn Đảng ơn Chính phủ , nhà em có con lợn mới độ 30 ký đang lớn, thanh niên cờ đỏ vào bắt nợ rồi, được bao nhiêu thóc đong hết sạch mà còn thiếu phải bù bằng lợn…”.
04/05/201920:37:14
Khách
" Ta là ước mơ của người di dân lậu, ta là ước mơ của bao nhiêu người khác trên khắp địa cầu"
Đúng vậy.
Và ta nên nhơ' là ta rất may mắn, do đó ta nên dùng cái may mắn Trời cho một cách xứng đáng. Hãy đối xử đẹp với nhau, hãy nói lời nhẹ nhàng hơn là lời chê trách, lên án khi không cần thiết.
Hãy nghĩ thêm 1 phút trước khi lấy thức ăn để không bỏ mứa. Hãy bỏ ống 1, 2$ mỗi ngày và đem cho người nghèo lúc cuối năm.
Mùa xuân phía trước, miên trường phía sau.
Khi mình sống đàng hoàng, xứng đáng thì mình sẽ nhìn thấy mùa xuân phía trước.
04/05/201916:34:57
Khách
Tác giả Phan đã nhắc nhở chúng ta nên nhớ những điều được dậy dỗ lúc còn nhỏ và bỏ bớt thì giờ trong chuyện cơm áo gạo tiền để tỏ lòng tôn kính những người đang còn sống hay đã khuất dù là người không quen.
Một bài viết thật chí lý. Cám ơn Phan.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,679,638
Tác Giả viết bài nầy thay cho những ai lần đầu tiên được làm mẹ, hoặc sắp làm mẹ, muốn gởi gắm đến cho đứa con yêu quí. Tuy hoàn cảnh hoặc hành sử có thể khác nhau nhưng tình mẫu tử thiêng liêng không khác biệt. Tác giả quê quán ở Bến Tre, sang Mỹ năm 1973. Ông gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015, nhận được giải danh dự năm 2016, và giải Á Khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Hiện Tác Giả đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả đã qua tuổi bát tuần, hiện là cư dân Bắc California, Trước 30 tháng Tư 1975, ông là công chức chính ngạch của VNCH. Saigon đổi đời, cuối tháng Mười 1977, vượt biên tới Thái Lan. Định cư tại Vùng Vịnh San Francisco, Calif, từ ngày 9 tháng Một 1978. Ông đã dự Viết Về Nước Mỹ từ 2010, với bài viết kể chuyện tổ chức vượt biển và nuôi dạy các con thành người hữu dụng trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết mới để tạ ơn tự do, thương phế binh Việt Mỹ, và đặc biệt, Tạ ơn Đức Thánh Trần.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Năm 2017, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà là chuyện mùa Giáng Sinh.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Bài mới nhất là chuyện mùa giáng sinh
Trước Tháng Tư 1975, tác giả là một Hải Quân Trung Uý VNCH, rồi thành cựu tù cải tạo, tự lái tầu vượt biển, định cư tại Úc. Với nhiều bài viết sống động, trong đó có “Làm Thế Nào Để Chôn Hai Chế Độ,” kể chuyện được cô bí thư 12 tuổi đảng bảo lãnh ra khỏi trại cải tạo Vườn Đào, ông là tác giả vào danh sách Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài viết mới nhất..
Tác giả sinh năm 1944, định cư ở Mỹ năm 1979, sống ở California 25 năm với nghề điêu khắc gỗ. Một số tượng điêu khắc gỗ cỡ lớn hiện đang toạ lạc trên đường phố và nơi công cộng của các thành phố Seaside, Monterey, và Los Gatos tại California là công trình của ông Tú.
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Nhạc sĩ Cung Tiến