Hôm nay,  

Mùa Lộc Biếc Đơm Bông

28/04/201900:00:00(Xem: 9291)
Tác giả: Chính Vũ
Bài số  5674-20-31480-vb7042719
 
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ tư của ông.

1 cay kho
Hàng cây mùa đông trơ trụi.
2_choi loc
Và những lộc chồi, nẩy hoa trong tháng 3, tháng 4 tại Springfield, MA.( Ảnh do tác giả tự chụp)


***

Tháng Tư năm xưa, cũng đã gần với nửa đời người, hàng triệu người dân miền Nam Việt Nam, bỏ đất nước ra đi, cái chính là để thoát khỏi một chế độ độc tài và tìm tự do cho mình cùng người thân, và rất nhiều người đã vĩnh viễn nằm lại ở quê người hay đâu đó dưới lòng đại dương sâu thẳm, để lại những thương tiếc khôn nguôi cho gia đình và bạn bè, người quen...

Với người Việt định cư ở nước Mỹ, tại những vùng có tuyết, nhiệt độ xuống thấp, dưới âm độ, đều cảm thấy thiên nhiên khá khắc nghiệt.

Những thảm cỏ xanh mướt, dần lụi tàn. Cây cối, lớn, bé đều trơ trọi thân cành, co ro dưới bầu trời màu tuyết trắng. Người người áo bông, áo kép, trong nhà, trên xe, nơi làm việc, các máy Hit đều mở hết công suất hoạt động để sưởi ấm cho mọi người. Nhiều người Mỹ gốc Việt lớn tuổi, không chịu nổi với cái lạnh đã về Việt Nam “tránh đông” hay di chuyển sang các tiểu bang ấm hơn như California, Florida, Texas... để ở, tránh nàng “Công chúa Tuyết” lúc nào cũng giá băng lạnh lẽo.

Chạy xe trên đường phố hay trên Highway, nhìn những hàng cây hai bên đường, trắng xám không một cái lá mà thấy nỗi lòng mình mênh mông khó tả...

Cuối tháng ba, đầu tháng tư, tuyết đã chấm dứt, thời tiết ấm dần lên. Nắng đã có chút màu vàng của nắng, song dường như chưa thật “chín”, những cơn mưa bất chợt, nhẹ như không, chợt đến chợt đi.

Mà cũng lạ. Ở Mỹ, nơi tôi ở, thành phố Springfield, thuộc bang Massachusetts, vùng Đông bắc Hoa Kỳ, chưa hề thấy cơn mưa dai dẳng cỡ trên hai tiếng đồng hồ, hạt mưa rơi có vẻ rất “nhẹ nhàng” không ào ạt, như ở quê nhà. Tiếng sấm, và sét dường như cũng... nhỏ nhẹ hơn. Đi trong mưa, chỉ cần cái dù, không cần đến cái áo đi mưa như tấm poncho, chùm chụp, kín mít như những năm tháng còn... hành quân xa!

Mưa và nắng ấm, chỉ sau vài ngày, cái sân cỏ đã thấy lấm tấm màu xanh của sự sống, ban đầu là những quầng nhỏ, quần tụ như những đám rêu màu biếc, sau cứ lan dần ra, theo chiều lan rộng của cái nắng, thỉnh thoảng vẫn còn những cơn gió hun hút lạnh, khiến cỏ “rùng mình” mà lớn nhanh, trông rất bắt mắt!


Tháng ba, tháng tư, mùa lộc biếc và đơm hoa của rất nhiều thành phố và tiểu bang của nước Mỹ, như muốn dâng tặng và làm đẹp cho đời, luôn mãi đẹp bởi những sắc hoa, và phải chăng, lòng người cũng sẽ đẹp hơn khi đứng trước màu xanh của cây lá và vẽ đẹp của muôn hoa? Chợt nhớ Jane Austen, nữ văn sĩ nổi tiếng người Anh đã từng viết: “ To sit in the shade on a fine day and look upon verdure is the most perfect refreshment” (Tạm dịch: Ngồi dưới bóng râm trong một ngày đẹp trời và ngắm nhìn cây cỏ xanh tươi là sự nghỉ ngơi hoàn hảo nhất.) Và đó cũng chính là hạnh phúc mà con người luôn ước ao mong được hưởng...

Những hàng cây hai bên đường, những bông hoa trước nhà, bên hiên dường như cũng dần “thức giấc” sau một mùa đông ngủ vùi dưới lòng đất mẹ. Đầu tiên là những loại hoa trồng bằng củ, bật mầm nhanh chóng như hoa Huệ tây, hoa Loa kèn, Tulip, rồi đến hoa Mao lương, Thược dược, Dạ lan hương, hoa Lay ơn  bắt đầu khoe sắc.

Hàng năm, cứ sau mùa lễ hội hoa Anh Đào ở thành phố Wasinhton DC bắt đầu và đến khi chấm dứt, thì cũng đến mùa của các vùng Đông Bắc Hoa kỳ bắt đầu vào mùa “lộc biếc” của tất cả các loại cây trồng trước, sau nhà hay trên đường phố và các Highway đều đồng loạt đâm chồi, nẩy lộc. Những chồi non, như những viên kẹo nhỏ, tròn hay bầu dục, mịn màng những lông tơ trắng bắt đầu bật ra để nẩy nở những chồi non, thoạt đầu có mầu đỏ nhạt, dần chuyển sang cái màu nâu non thân thương, lẫn yểu điệu. Từ đó, những mắt lá lớn dần lên biêng biếc trong màu nắng, trong con mắt của người nhàn du tản bộ, hay những người dậy sớm để Exercise!

Những hàng cây, mới ngày nào trơ trụi hoa lá, khẳng khiu thân cành, nhánh nhóc, giờ chừng như đã thay da đổi thịt, từng tàng biếc cứ lung linh, ẩn hiện trong nắng và cứ thế, xòe tán, vươn cành, duyên dáng như một thục nữ đang độ xuân thì, khơi gợi bao ý thơ của người thi sĩ vốn dĩ đa tình và nhiều cảm xúc.

“Mỗi chiếc lá như tay em từ độ
Thuở môi hôn, hàng cây biếc xanh mùa
Nơi ta dựa mỗi gốc cây thủ thỉ:
Lộc trong lòng và lộc ở trong tim!...”
(THV)

Và cứ vậy, mùa biếc làm xanh cây lá, làm mát lòng người, mỗi khi lòng vòng lái xe qua, đi dưới những hàng cây xanh lá mà cảm thấy đời thật đáng yêu, đáng sống biết dường nào.

Tháng Tư xưa đã xa. Tháng Từ nay, thành phố nơi tôi sống cứ xanh dần lên theo những tàng cây cao thấp, đầy ắp nhựa sống và  những nụ hoa làm đẹp cho đời.

Chính Vũ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,249,832
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông được ghi lời đề tặng trang trọng:
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài mới của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vinh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Mong ông tiếp tục viết.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên ông là “Một Vòng 5,000 Miles” ký bút hiệu Thăng Nguyễn. Tiếp theo, 2014, là bài “Đưa Cha Mẹ Già Qua Mỹ”. Thêm một bài mới, Sau bốn năm ngừng viết, Họp Mặt Cựu HS Tân Hiệp. Kiên Giang Tại Georgia.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài đăng hai kỳ.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Bài viết mới của ông là chuyện cập nhật mùa bão, xin phổ biến kịp thời.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết thứ ba của bà được viết nhân khai trường, để Kính tặng các Thầy Cô cuả Trường SPSG; - Thân tặng các Anh Chị cựu Giáo-sinh SPSG; Và riêng tặng các bạn SPSG/ nhất 9 nhị 15/ K.12/73-75.
Nhạc sĩ Cung Tiến