Hôm nay,  

Hãy Lên Tàu Cùng Tôi

11/04/201900:00:00(Xem: 10095)
Tác Giả: Nguyễn Thị Hữu Duyên
Bài số  5660-20-31466-vb5041119

Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ với những bài viết cho thấy tình thương yêu và ý chí của một gia đình Việt Nam trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.

***

Nếu bạn đi du lịch qua Mỹ hay bạn đang ở Mỹ mà chưa lên tàu để đi du lịch vài ngày thì bạn chưa thực sự đã du lịch đủ.  Vậy mời bạn hãy lên tàu cùng tôi với chuyến hải du ba ngày ba đêm trên tàu Carnival khởi hành tại bờ  biển Long Beach miền nam California (Đi Cruise)

Đây là lần thứ nhì tôi đi cruise.  Năm ngoái không có gì trở ngại, nhưng năm nay đi trước ngày lễ tạ ơn một tuần,  khoảng trung tuần tháng 11 nhằm mùa có sóng to nên tôi bị say sóng bầm dập suốt một ngày.  Dẫu vậy chuyến du hành này có nhiều điều vui, buồn, ngạc nhiên, thú vị lẫn bất ngờ không thể nào không ghi lại.

Chúng tôi gồm ba cặp vợ chồng ở ba phòng cạnh nhau và cùng tầng số năm trên tàu.  Còn năm người kia thì ở tầng trên vì mua vé trước chúng tôi.  Mùa này vé sale trưa chủ nhật đi, thứ tư về trở lại bờ biển Longbeach lúc tám giờ sáng mà chỉ có $165.00, cộng thuế, bảo hiểm các khoản phụ thu vào vé phải trả $256.00.

Đến nơi và check in, lên tàu khoảng 11 giờ trưa, ổn định phòng ốc kéo nhau xuống tầng ăn uống.

Khoảng bốn ngàn du khách gồm mọi sắc dân, già trẻ bé lớn đủ cả.  Các quầy phục vụ ăn uống náo nhiệt, đủ các món ăn Tàu, Tây, Ý, Nhật, Mễ, Mỹ, Koria… Quầy tự phục vụ, quầy chờ người nấu gọi là Mongolia, quầy bánh ngọt thơm lừng, quầy salach tươi, quầy Pizza, quầy kem đủ hương vị, quầy trái cây với cam, chuối, táo, lê, dưa hấu, dưa xanh, dưa vàng, bưởi ngọt lịm, mát lạnh.     

Vì đang đói nên nhóm tôi quyết định chọn ăn uống tự phục vụ, tôi tình nguyện ngồi giữ bàn cho mọi người đi lấy thức ăn trước.

-  Anh chờ em đi cùng.

Ông xã chung thuỷ ghê hồn, ăn cũng nhất định chờ, tôi cảm ơn anh và gợi ý anh đi lấy nước uống trước dùm cho cả tôi.  Anh trở lại với hai ly nước cam hấp dẫn, tôi uống nửa ly nước mát lạnh chạy vào lạnh từng khúc ruột, tỉnh cả người.  Anh chị Kha là cặp vợ chồng lớn tuổi nhất trong ba cặp chúng tôi, tuần tới anh tròn 80, vợ anh 73 tuổi.   Anh là một nhà thơ từ thời còn trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa.  Cặp vợ chồng bạn đồng lứa với chúng tôi, vợ là nữ thi sĩ Hồ Hạ đã mang thức ăn quay về bàn.  Ông xã nắm tay tôi đứng lên cùng đi lấy thức ăn.

-  Nãy giờ ngửi mùi thức ăn em bị no ngang rồi anh…Hi hi.    

-  Chỉ cảm thấy no thôi chứ từ sáng đến giờ em có ăn gì đâu, cứ lấy đi ăn không hết anh ăn cho.

Được chồng hứa hẹn tôi mạnh dạn lấy mỗi thứ một ít vậy mà cũng đầy dĩa, nào gà nướng, nào cá hấp, nào bò xào nấm, nào cà chiên, nào khoai lang nướng, nào bắp luột lại thêm một điã xà lách với đủ các loại hạt và chan vào tí sốt Italian.  

Ăn, uống, chuyện trò rôm rả, tôi đọc được trên gương mặt mọi người niềm vui và hạnh phúc.

Trên tàu này mọi người đều bình đẳng, không ai hơn ai, ai cũng trả tiền đủ cho phần mình mới được lên tàu.  Khách du lịch không có ai là đầy tớ cũng chẳng có ai là xếp, đàn ông hay đàn bà, già trẻ bé lớn đều trả tiền vé cho mình.  Khi check in lại phải đặt cọc trước ít nhất là 100 đô la.  Mỗi người được giao cho cái thẻ vừa là chìa khóa phòng, vửa dùng để tiêu xài trên tàu.  Ăn uống khỏi trả tiền, các quầy phục vụ đến mười giờ đêm, sau đó thì chỉ có quầy Pizza phục vụ trong đêm (hầu như 24/ 24) quầy cà phê, nước uống có lẽ cũng trọn đêm vì tôi không ăn vào các giờ đó. Nói chung là không bao giờ bị đói.

Ăn uống xong chúng tôi kéo nhau đi xem qua các tầng, có khu mua sắm, có các phòng lớn nhỏ để biểu diễn các chương trình văn nghệ mỗi đêm, khu tập thể dục với phòng tập như một câu lạc bộ thu nhỏ với máy đi bộ, xe đạp máy, tập tạ, tập eo, bụng chân đầy đủ.  Cũng có phòng xông hơi, bồn nước nóng, riêng phòng xoa bóp toàn thân thì phải trả tiền.   Có khu vực sòng bài chơi game cho người lớn và phòng game cho trẻ em gỉai trí.  Nói chung giống như một thành phố thu nhỏ ở trên tàu.  

Cuối cùng chúng tôi rủ nhau lên tầng thượng để chờ xem tàu nhổ neo, theo lịch thì năm giờ chiều tàu rời bến đi một vòng lênh đênh trên biển suốt ngày và đêm hôm sau.  Đến giờ tàu nhổ neo mọi người quay phim, chụp hình và vẫy tay từ giả bờ biển đã lên đèn.  Tàu ra khơi, xa dần đến khi chìm vào bóng đêm, nhìn xuống lòng biển đen kịch tôi không thể không tạ ơn Thượng đế về những bạn bè, người thân sống sót trong những trận vượt biên hãi hùng.  Tôi đang ở trên con tàu lớn nên không tưởng tượng được sự hãi hùng ấy như thế nào vì tục ngữ có câu: “Ai có cháy nhà mới thương người nhà cháy.”  Lòng bồi hồi một phút mặc niệm cho những người đã bỏ mạng giữa biển cả mênh mông.  Chia tay trở lại phòng chúng tôi hẹn nhau tám giờ tập trung lại nhà hàng theo quy định để ăn tối cùng nhau.  

Mười một người chúng tôi yêu cầu được ngồi chung một bàn, nhà hàng đẹp và sang trọng, từng cái ly thuỷ tinh sáng loé lung linh dưới ánh đèn, nhưng vẫn không hơn ánh mắt ngời sáng của chúng tôi.

Ông xã kề tai:

-  Suốt năm em làm việc cực nhọc nơi chỗ làm, về nhà hầu hạ bố mẹ chồng và gia đình chồng mấy ngày này chúc mừng em được làm bà chủ nhe. Em sẽ được hầu từ A đến Z, phần anh hứa sẽ giăng mùng, đập muỗi cho em.                                                                                                      Tôi vừa cười vừa lườm dài khiến mọi người đều hỏi “Ông xã nói gì mà bà xã lườm dữ vậy?”  Nghe kể ông xã đòi giăng mùng, đập muỗi cho tôi cả bàn cười ầm.  Có mùng đâu mà giăng, có muỗi đâu mà đập, thiệt là giỏi đùa.

Nhìn vào thực đơn thấy món ăn nào cũng hấp dẫn,  tôi thử món steack kiểu Pháp cùng cụng ly rượu vang đỏ nho Carbenet Sauvignon có nguồn gốc từ Pháp.  Tôi nhắm mắt tận hưởng vị ngọt, thơm, béo từ miếng thịt mềm mại vừa chín ở độ medium, nuốt xong; hớp một ngụm rượu vang để cảm nhận được độ chan chát, ngòn ngọt, thơm thơm khó tả.  Cả hai vị rượu và thịt hoà vào từ từ len xuống bao tử tôi thật êm ái và ngoan ngoãn.                                                                       

Không khí náo nhiệt với bao tiếng cười nói, với bao gương mặt hạnh phúc thoả mãn; xen vào màn phục vụ chụp hình tận bàn ăn với những nhân vật được hóa trang vào vai anh hùng hay mỹ nhân nào đó.  


Đến mười giờ chúng tôi đi xem các show văn nghệ, ai thích xem gì thì tự do.  Vợ chồng tôi chọn xem biểu diễn độc tấu Piano do một nam nhạc sĩ trình diễn, phòng nhỏ chứa khỏang bốn mươi người ngồi quanh hướng về cây đàn, nếu muốn uống nước thì có người phục vụ tận bàn nhưng phải trả tiền. Những bản tình ca cổ điển réo rắt phát ra từ các phím đàn vô tri bởi mười ngón tay nghệ sĩ thoăn thoắt chạm vào tạo nên những cung bậc bỗng trầm say đắm.  Thật lãng mạng vô cùng với từng đôi nam nữ ngồi bên nhau thưởng thức.  Bấy giờ không phân biệt già hay trẻ chỉ thấy hạnh phúc bao trùm cả không gian mờ ánh đèn màu.

Mười một giờ khuya vẫn còn naó nhiệt, trên tàu, mọi người được hít chung một bầu không khí và thở chung một bầu trời, ngủ chung một tàu, ăn chung nhà hàng, mua sắm và vui chơi chung các điểm.

Có hai khu nhà hàng lớn phục vụ cho khoảng bốn ngàn du khách, du khách có thể ăn trưa ở nhà hàng hoặc ngoài quầy nhưng riêng các bửa ăn tối mọi người thường thích mặc trang phục đẹp vào nhà hàng, vừa sang trọng lại vừa được thử các món ăn do đầu bếp giỏi nấu và đội phục vụ nhiệt tình. Lại có thể nhâm nhi chút rượu vang cho ấm lòng và ăn ngon hơn; rượu ngon các lọai long lanh, lóng lánh như mời chào. Nàng Champagne qúy phái nồng nàn được mọi người yêu chuộng nhất hầu như luôn hiện diện trong mỗi buổi ăn tối của chúng tôi.  

Ở đây tất cả đều là người giàu nhất thiên hạ. Muốn biết được kẻ hầu người hạ sung sướng ra sao, hãy lên tàu một chuyến sẽ được là “Nhất dạ đế Vương.”  

Y phục lịch sư, đẹp, sang trọng tha hồ chưng diện muốn mặc gì thì mặc không ai dám rầy, muốn ăn gì thì ăn không ai dám nói.  Giường ngủ thay drap  mỗi ngày, thức ăn thay đổi mỗi bữa với thực đơn cao lương mỹ vị.  Cá Samon các kiểu, tôm hùm các loại, steack các thứ, seafood đủ loài, đặc sản các nước, muốn gì có nấy.

Đang cùng nhau tạo dáng chụp hình theo nhóm, theo cặp chúng tôi thấy một phụ nữ đẩy xe lăn đưa mẹ già du lịch.  Chị chụp hình cho mẹ đủ kiểu, tôi xúc động đến gần hỏi chị cần chụp hình với mẹ không tôi sẵn sàng làm nhiếp ảnh cho mẹ con chị.  Chị cám ơn rối rít tranh thủ đứng ngồi đủ các kiểu bên xe lăn của mẹ vì sợ mất thời gian của tôi.

“Chúng ta còn ở đây mấy ngày, trước lạ sau quen khi nào gặp nhau tôi sẽ chụp hình cho hai mẹ con, xin đừng ngại.”  Tôi nheo mắt và cười thật tươi với chị.  Hình như chị là người nước ngoài nên giọng phát âm anh văn không chuẩn lắm và cũng có vẻ ngại nói nhiều.  

Sáng sớm hôm sau chúng tôi rủ nhau lên boong tàu sớm để đón mặt trời mọc. Sau khi chạy bộ mấy vòng, kìa vừng trời đông lố dạng, mọi người chuẩn bị phone, máy quay, ai cũng mong sẽ chộp được những bức ảnh đẹp nhất.  Góc này vang lên tiếng WOW, góc khác cũng vang lên tiếng WOW... mặt trời ló lên từ đường chân trời đẹp lạ lùng.  Tôi đã từng xem nhiều phim ảnh, tranh vẽ cảnh này nhưng khi tận mắt nhìn không biết nói sao, không biết dùng từ gì để diễn tả, chỉ biết lặng ngắm và buộc miệng “Tks God.” Tim tôi rộn ràng lời thánh ca “Khi xem muôn vật do tay Thiên Chúa sáng tạo chúng.  Cứu Chúa của tôi hồn cảm xúc bao kinh sợ...”                  

Trên đường xuống tầng ăn sáng chúng tôi gặp một cặp vợ chồng trẻ đi hưởng nửa tuần trăng mật với nhóm bạn thân, họ bày ra đủ trò vui nhộn.  Thấy niềm vui của họ chúng tôi cũng vui lây, mặt ai cũng như hoa mới nở tươi và đẹp rạng ngời.  Chúng tôi ai nấy đều cảm thấy mình được hồi xuân hẹn khi nào đến dịp kỹ niệm ngày cưới sẽ rủ nhau lên tàu làm cô dâu chú rễ.                   

Buổi trưa tôi gặp lại hai mẹ con bà cụ ngồi xe lăn, từ xa tôi dõi mắt nhìn những thìa thức ăn chị cẩn thận đút cho mẹ với cử chỉ ngập tràn yêu thương.  Tôi thầm ngưỡng mộ tấm lòng hiếu thảo của chị, đâu chỉ riêng người châu á mình có hiếu, lâu nay có tiếng rằng người ngoại quốc không hiếu thảo như người á đông.  Nhưng nay nhận ra không đúng rồi.  Điển hình trên tàu này tôi không thấy một người á châu nào mang mẹ già tật nguyền đi chơi như vậy.  Một phần của bốn ngàn? Đúng không?                                                                                                                      

Mẹ tôi đã mất hơn bốn năm rồi ở Việt nam.  Tôi không thể mang mẹ qua Mỹ vì chỉ có mình tôi, còn chín anh chị em ở Việt nam làm sao mẹ đi cho đành lòng.  Chữ hiếu của tôi chỉ qua những đồng đô la và mỗi năm ba tuần về chơi bên mẹ.  Ba tuần đó tôi dành hết thời gian cho mẹ.  Mẹ già như chuối chín cây, mẹ sinh mười một đứa con, còn lại chín đứa thay nhau nuôi mẹ lúc xế chiều. Mẹ không có ngày được theo con đi chơi trên tàu như bà cụ kia rồi.  Mắt tôi chợt cay cay, mũi nồng nồng... tôi chưa uống rượu sao thấy môi mằn mặn, nhớ mẹ.                                                              

Buổi chiều chúng tôi về trễ sau chuyến du ngoạn trên đảo nên không kịp thấy cảnh chiều tà trên biển.  Chúng tôi hẹn nhau chiều hôm sau nhất định phải bằng mọi giá tiễn mặt trời đi.

Đêm đó có thông báo mặc trang phục đẹp nhất và sang trọng nhất để dự dạ tiêc.  Dọc đường vaò khu nhà hàng có những tiệm chụp hình đủ loại, đủ kiểu cho du khách ghé vào chụp không cần trả tiền ngay.  Sáng mai khi xem hình thích thì nhận và trả tiền không thích thì họ bỏ vào thùng rác.  Hoặc chính tay mình tự bỏ.  Hình ai cũng đẹp vì quần áo đẹp, cảnh trí đẹp, sắc diện đẹp thêm sự chuyên nghiệp của các nhiếp ảnh nên ai cũng vét túi để lấy hình.  Tôi cũng vậy, nghĩ, biết sau này có bao giờ chụp được hình đẹp như vậy không?  Lấy hết, hết tiền luôn.  

Tôi vừa ngắm tới ngắm lui những tấm hình vừa nhìn bầy chim mới xà xuống trên lan can tàu, nhớ lại câu nói của một vị vua khôn ngoan nổi tiếng của người Do Thái.  Vua Salomôn đã nói: “Mặt trời mọc, mặt trời lặn, nó lật đật trở về nơi nó mọc.  Gió thổi về hướng nam, kế xây qua hướng bắc; nó xoay đi vần lại không ngừng , rồi trở về vòng cũ nó” (*)

Mời bạn hãy lên tàu cùng tôi để cảm nhận được sự vĩ đại, bao la và tuyệt vời của thiên nhiên hùng vĩ.  

Garden Grove, 3/31/2019
Nguyễn Thị Hữu Duyên

(*)  Kinh Thánh sách Truyền đạo đoạn 1: câu 5,6

Ý kiến bạn đọc
16/04/201916:29:29
Khách
Tks Kim Dung. Với lại tùy theo nhân sinh quan của mỗi người, mỗi giai cấp, mình chỉ nói những điều tích cực thôi. Chứ cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Cốt sao mình vui là được. Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ mà. Tks God.
15/04/201921:49:53
Khách
Theo toi thay, cu~ nguoi moi ta. Nguoi di nhieu cruise qua thi co chuyen de so sanh moi cu~, xau dep. Rieng doi voi toi, ton chua den $300.00 mot nguoi ma duoc di cho 3, 4 ngay, co nguoi hau nhu vay la vui lam roi ! Chuc mung chi Duyen co nhieu ky niem voi chuyen cruise dau tien !
15/04/201910:40:16
Khách
Tks cả nhà đã vào đọc. God bless you.
12/04/201921:19:46
Khách
Anh Hung, cám ơn anh nhắc tôi mới nhớ, đúng là cà phê, nước trái cây, ice cream, họ cho ăn uống thả dàn, nhưng các loại soda thì bán mắc như quỉ (cười).

Anh hên vì nhà gần đường rầy xe lửa, nên chắc chắn anh sẽ mua được phòng giá rẻ nằm dưới hồ bơi (cười)
Nhưng đừng đi tầu cũ quá có khi ban đêm đang say giấc mơ hoa "chưa gặp em anh vẫn nghĩ rằng ...",
bỗng thấy mát rười rượi vì nước hồ rò rỉ chảy tong tong ướt mèm làm bà xã tưởng mình ..."dấm đài" (hahahh)

Anh Đức, anh nói chính xác luôn, ngày nào tầu lênh đênh trên biển không ghé bến là thiên hạ ngồi đầy nghẹt trong sòng bài kéo máy rẹt rẹt.

Hên (hay xui ?) là bà xã bị dị ứng khói thuốc nên tôi phải ngoan hiền không dám bén mảng vô đó, chỉ được "nâng ví móc thẻ" cho nàng đi dạo trong khu nữ trang 50% off (cười).

Đi 29 lần là trong 20 mươi năm đó anh Đức, chứ nếu mới đi mà bằng đó lần thì đúng là bán nhà cũng không đủ. Lol
12/04/201906:56:01
Khách
Anh Duc va Anh Nguyen,
Con van de an uong nua. Tren tau uong duoc nhieu loai nuoc uong (trai cay,coffe, va .v.v va v.v..) nhung khong co chat gas (soda), de khong de tieu, vi the khong thay doi (nen an rat it khi o tren tau), con muon uong nuoc co gas (soda), thi mot chai la $3.5 dollas (tai Costco gia la 30 cents). Con cai on ao tren tau do la chuyen NHO, vi nha toi o gan duong ray xe lua, va lo tai toi lai bi lang, do do toi khong bi anh huong ve van de nay...(Hay Len Tau Cung Toi?).
12/04/201904:03:55
Khách
Anh Nguyên chưa kể chuyện ở trên tàu 4 ngày buồn không biết làm gì nên vào sòng bài giải trí tiêu bén nó thêm 2 ngàn đô. Gia đình tôi cũng đi cruise vài lần. Lần nào cũng tiêu gần 5 ngàn đô. Nếu đi 29 lần như anh Nguyên thì chắc phải khai phá sản hay xin làm việc trên tàu cho tiện sổ sách.
11/04/201922:22:46
Khách
Vợ chồng tôi đã đi cruise 29 chuyến rồi, nên có chút kinh nghiệm xin chia xẻ với quý bạn nào chưa từng đi cruise.

Carnival tại cảng Long Beach chỉ có 2 tầu dành cho du lịch ngắn ngày: 3 hoặc 4 đêm là Carnival Imagination and Carnival Inspiration. Còn tầu khác thì dành cho chuyến dài ngày hơn.

Cả 2 tầu này đều đã cũ kỹ già nua hạ thủy từ năm 1995/1996, và tầu thì nhỏ khoảng 70 ngàn tấn (nếu so với tầu Symphony of the Seas gần 230 ngàn tấn)
Hai tầu này mỗi tầu chỉ chứa được tối đa 2600 khách và hơn 900 nhân viên có sẵn trên tầu, chứ không phải 4000 khách như tác giả phỏng đoán

Nếu mình có thẻ credit card thì không phải ký quĩ $100 như tác giả

Tôm hùm chỉ có 1 lần dinner trong chuyến đi dưới 10 ngày. Một đĩa 1 con. Tuy rằng gọi thêm con tôm thứ hai cũng chẳng ai cấm, nhưng vì đang mặc đồ vest bảnh bao, áo dạ hội sang trọng, nên cũng ngại không dám tỏ ra mình tham ăn (hahahh)

Giá vé rẻ trong những ngày không phải mùa lễ hoặc những ngày nghỉ của học sinh, chỉ dưới $200 cho 4 đêm, thêm thuế bến bãi khoảng gần $100.
Thêm tiền típ tự động bị rút ra hàng ngày từ credit card của mình $14 -$16 (tùy phòng) một ngày, một người.

Giá quảng cáo mình thấy luôn là giá thấp nhất cho phòng nhỏ nhất, tối hù không có cửa sổ, phòng nằm ngay ở dưới tầng hồ bơi hoặc phòng ăn buffet, nên sáng sớm tinh mơ hoặc khuya khoắt nằm nghe nhân viên họ xếp ghế ầm ầm trên đầu, hoặc phòng ở sát đầu tầu hoặc sát đuôi tầu, ban đêm tầu tăng tốc độ chạy nhanh nhồi sóng cái giường lắc lư vui lắm (hahahh).

Có khi là phòng có giường gắn đét vô tường không chỉnh được là bunk bed phải leo lên trèo xuống, gây khó khăn cho mấy ông bà già, hoặc bất tiện cho những đôi tình nhân hoặc vợ chồng trẻ.
Cho nên mình ít khi mua trúng giá rẻ họ quảng cáo, vì khi mua giá tiền sẽ tăng dần theo cái phòng mình chọn nó nằm ở đâu.

Trên tầu nào cũng có sòng bài, máy kéo bạc người lớn và máy game cho con nít, (không free, phải đút tiền nó mới nhảy lambada)
Quầy bar rượu khắp nơi, thêm nhiều các cửa hàng shopping quần áo nữ trang cho quý bà.

Cho nên nhiều khi tưởng bở mình đi chơi giá rẻ nhưng đi chơi xong về coi lại hóa đơn nó khác xa
Vì không lẽ đi ăn tối có bồi bàn phục vụ tận răng, mình gọi tôm hùm, gọi beefsteak, xong uống nước lã?
Hoặc khi tầu xuống mấy cái bến, cứ đi qua đi lại ở bến tầu coi chim, mà không mua tours dẫn bà xã đi coi phố xá thắng cảnh?

Con trai tôi mới dẫn đào đi chơi mừng sinh nhật chuyến 4 ngày. Mua vé phòng cửa kiếng cộng thuế cộng típ cho cả 2 người khoảng $900. Khi về mắc nợ thêm credit card $1600 nữa, vì tiền rượu trong bữa ăn, tiền chụp hình, tiền chơi games, tiền đi tours …vv

Tóm lại, đã đi chơi thì phải tốn tiền. Tốn nhiều hay ít thì tùy vào sự biết kềm chế của mình.
Gần tới mùa du lịch ròi, chúc quý vị đi chơi vui thoải mái mà không bị lủng túi nhá quý bạn .
11/04/201920:46:23
Khách
Cam' on tac' gia? dda~ chia xe? chuyen ddi that vui
Cali ddi cruise that re? < $300 cho chuyen ddi nay` . That tuyet voi` ,co' nhung~ giay phut thoai? mai' ben gia ddinh` nhung chi phi' khong nhieu`
O? cac' tieu? bang mien trung bac' US di cruise thuong` ton' nhieu` tien`hon ( O? xa di 1 lan` cho ddang' 6 ddem 7 ngay` + ve' may' bay ddi FL tuy` theo cong ty va` thoi` gian khoi? hanh` co' gia' khoang? $800- $1500 / nguoi` Hanh` trinh` ddi dden bien? DDia trung hai?
Qui' vi o? Cali nen tranh thu? ddi hong' gio' thay ddoi? khong khi' vi` gia' qua' re?
Xin ddu*ng hoan? lai .... vi` ngay `mai co' khi se`khong bao gio` dden'
Cheers
Kim Ho
PS: @ Hung - Khi len tau khong ai ep' minh`tieu tien`, neu minh` khong muon' Tuy` moi~ nguoi` gia' chuyen' ddi nay` co' the? khac' biet . Se? co' nguoi` chi tien` cho cac' dich vu. khac', nho` vay cong ty se~ co' loi tuc' Nhung~ nguoi` khong co' nhieu` tien`se~ dduoc huong? sai' , co' nhung~ giay phut tuyet voi` ......nhu* ai Than
11/04/201918:04:15
Khách
Chi Huu-Duyen,
Chi co khoang 1% nguoi di du thuyen ton $256. Con 90% se mat tien tu $257 den $10,000(?) (co bac, uong ruou, chup, do luu niem. va etc...). Cach phuc vu rat chuyen nghiep (danh tam ly, khach hang la nguoi giau co (?)). Ho duoc hoc hoi lam cach nao moi tien trong 4 ngay hanh khach bi o tren tau (Toi con nho luc con o Reno, ai len xe bus tu San Fransico den Reno khong ton tien, lai duoc $50 va an buffets khong mat tien), Xin chi huong dan tui em (de hoc hoi) di 3 dem 4 ngay khong mat hon $257 (o My cach moi tien qua nghe thuat (nothing fee)), moi chuyen (3 dem 4 ngay du thuyen) xay ra dieu phai tra cai gia cua no). Cam on Chi huong dan cac em.....
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,216,151
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.
Vài hàng vềû tác giả: Trước 1975, là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1985. Công việc: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu tại Westminster, từ 2002. Năm 2005, tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Sau đây là hồi ký của ông dành cho loạt bài “Tưởng nhớ 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân 1968 - 2018.”.
Cam Li là cây bút quen thuộc của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Bài viết là một truyện ngắn mới, tác giả gửi tặng cho bạn đọc Việt Báo.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Hồi Ức về Trận Chiến Tết Mậu Thân sau đây là chuyện khi tác giả còn là một sinh viên.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến