Hôm nay,  

Phở Ru

18/03/201900:00:00(Xem: 12679)
Người viết: Võ Phú

Bài số  5643-20-31449-vb8031619

 
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.

 
***
 

Tôi đang tiêm thuốc cho chuột thì tiến sĩ Hauser đến. Ông đưa tay qua một phụ nữ Á Đông và giới thiệu:

- Đây là Pete. Pete làm việc với chúng tôi hơn mười năm rồi. Cậu ấy đang tiêm saline và morphine cho chuột. Còn đây là tiến sĩ Liangru Contois.

- Chào Pete. Gọi tôi là Ru. Tôi thích mọi người gọi tên tôi vậy cho thân mật. Rất hân hạnh. Hy vọng chúng ta sẽ làm việc chung với nhau.

- Vâng. Xin lỗi... Tiến sĩ...

- Gọi tôi là Ru được rồi.

- Vâng, Ru! Xin lỗi bà nhé. Tôi đang bận việc nên không thể bắt tay trong lúc này.

- Ồ, không sao cả. Tôi hiểu mà. Gặp cậu Pete sau nhé.

Ru vào làm việc trong phòng thí nghiệm với chúng tôi được hơn hai năm. Ru là người gốc Đài Loan, bà độ chừng trên năm mươi tuổi. Ru từ tiểu bang Maine dọn xuống Virginia này. Bà ấy đi theo chồng.  Chồng Ru là một bác sĩ tim, trước kia làm việc ở trường đại học Maine, Farmington, một tiểu bang lạnh giá về phía Bắc, nơi mệnh danh là tiểu bang của tôm hùm.

Chồng Ru mới nhận được việc làm ở một bệnh viện tiểu bang Virginia này, nên bà dời theo. Mặc dầu Ru có bằng tiến sĩ, nhưng do bà ở nhà một thời gian dài để nuôi dạy, chăm lo cho hai cô con gái, nên giờ trở lại làm việc vẫn phải học và làm lại từ đầu. Tuy lớn tuổi, nhưng bà hoạt bát, yêu đời, luôn tươi cười và rất hòa đồng nên mọi người trong phòng thí nghiệm này ai cũng đều mến.

Ru biết tôi là người gốc Việt, bà hỏi:

- Pete, cậu có biết ở thành phố này tiệm bán thức ăn Việt không?

- Tiệm và quán ăn thì khá nhiều, nhưng hiện giờ bà ở khu nào?

- Tôi ở West End.

- Bà thích ăn những món nào của người Việt?

- Tôi thì món nào cũng thích, nhưng chồng tôi rất thích phở. Hai cô con gái của chúng tôi cũng vậy. Chúng rất thích phở như bố. Mỗi lần có dịp đi đến những nơi cộng đồng người Việt sinh sống, chúng tôi đều ăn. Món phở rất dễ ăn và ngon.

- Ồ... Ở vùng này có Phở Số I, Việt Nam Gardens, Việt Nam One, Phở Tây Hồ, Phở Huỳnh...

Tôi kể vài cái tên cho Ru nghe. Ru nghe xong, ngạc nhiên hỏi:

- Nhiều vậy à?  Lúc trước khi chúng tôi ở Farmington chỉ có vài ba tiệm thôi. Chúng tôi thích ăn Phở Hong.

Ru hỏi tiếp:

- Vậy theo cậu thì tiệm ăn nào bán món phở ngon nhất?

- Thú thật với bà, chúng tôi ít khi ra ngoài ăn, nên cũng không biết được. Vả lại còn tùy vào khẩu vị của từng người nữa. Nhưng chúng tôi thường ăn ở Việt Nam One vì mỗi lần đi chợ Việt Nam, chợ Tân Á, rồi ghé vào ăn luôn.

- Cám ơn Pete nhé. Chúng tôi sẽ đến để ăn thử.

Thứ Hai đầu tuần, trong giờ ăn trưa, Ru khoe với tôi rằng gia đình bà đã thử các món ăn ở tiệm Việt Name One. Cả nhà thích lắm, nhất là chồng của bà. Bà kể:

- Hồi tôi mới quen chồng tôi, ông ấy tưởng tôi là người Việt. Ông ta nói người Á Đông chúng ta ai cũng hao hao giống nhau. Hồi còn trẻ, khoảng mười tám đôi mươi gì đó ông ấy có tham chiến ở Việt Nam vài tháng một năm gì đó. Nên khi gặp tôi, ông tưởng tôi là người Việt. Ai ngờ tôi là ngườiĐài Loan. Ông ta lầm. Nhưng đã lỡ thương nhau thìĐài Loan hay Việt Nam gì thì chúng tôi cũng đã lấy nhau hơn hai mươi năm. Hôm nay cậu ăn món gì vậy?

Tôi bưng tô bún bò vừa mới hâm nóng từ microwave ra. Ru hít một hơi dài và nói:

- Phở? Phải phở không?  Nhưng mùi này khác quá. Chắc không phải rồi. Món này gọi là gì?

- Bún bò.

- Bun bo?  Tôi cứ tưởng đâu là phở. Mà cậu sướng thật, ngày nào cũng được vợ nấu cho ăn những món ngon. Đừng nói cho chồng tôi biết nhé. Không ông ấy lại phân bì thì mệt cho tôi lắm. Món này cũng làm từ bột, giống cọng phở?

- Không... Món này khác với phở. Cay hơn. Rất tuyệt vời nếu ăn vào những ngày lạnh, như ngày hôm nay. Thường ở miền Trung nước Việt Nam hay nấu món này, chúng tôi gọi món này là Bún Bò Huế.

- Ờ, mà sao tôi thấy thức ăn của cậu lúc nào cũng là phở, nhưng chỉ khác nước soup và cọng bún?

- Không phải... Người Việt chúng tôi không chỉ có món phở là có nước và bún đâu. Còn có bún bò, bún thang, bánh canh, bún riêu, mì Quảng, hủ tiếu, bún thịt nướng ...vv...vv... Nhiều lắm...

- À, những món soup dễ ăn và bổ dưỡng. Chắc cậu thích các món soup?

- Vâng, tôi thích ăn những món bún và phở. Vì chúng có nước. Mà bà biết nước tiếng Việt còn có nghĩa là một quốc gia không?

- Vậy à?  Hay nhỉ. Nước còn là quốc gia?  Vậy Việt Nam gọi là Nước Việt Nam?Đài Loan gọi là nướcĐài Loan, Mỹ gọi là nước Mỹ?

- Vâng. Đúng rồi.

- Cậu thường ăn phở do vợ cậu nấu, vậy cậu có biết nấu phở không?  Tôi rất muốn học, cậu có thể chỉ giúp tôi chứ?

- Vâng, để tí nữa tôi sẽ tìm cách chỉ dẫn trên mạng gởi cho bà. Nếu bà không hiểu chổ nào, tôi sẽ hỏi lại vợ tôi rồi nói lại cho bà nghe.

- Cám ơn cậu Pete nhé.

Tôi lên internet tìm cách nấu phở bò và phở gà gởi cho Ru. Hôm sau trong giờ trưa, bà nói:

- Tôi làm theo chỉ dẫn cách nấu phở gà mà cậu gởi, nhưng nước đục ngầu không trong như ở tiệm. Cậu có bí quyết gì khác không?

- Vậy chắc là bà nấu không đúng cách. Muốn nước lèo trong; ngoài bỏ nhiều củ hành ra thì bà phải hầm nước ở lửa nhỏ và nhớ không đậy nắp. Phải hầm qua đêm thì nước mới ngon.

- Hôm nào tôi sẽ thử lại. Khi nào thành công, tôi sẽ mời cả gia đình cậu đến ăn được chứ?

- Vâng, chúng tôi rất vui lòng.

Hôm nào cũng vậy, mỗi bữa trưa, Ru đều chờ tôi ăn cơm trưa chung vì bà muốn coi thử tôi ăn món gì. Hôm nào ăn những món bún nước thì bà cũng gọi là phở, nhưng không phải là phở. Và lần nào cũng vậy, tôi cũng phải giải thích cho bà hiểu sự khác biệt giữa bún và phở. Nhưng giải thích cho bà hôm trước, mấy hôm sau bà vẫn gọi những món bún nước là phở. Dường như ngoài chữ phở ra bà không còn nhớ được tên gọi những tô bún, mì, hủ tiếu nào khác cả.

Tôi đang bận làm một thí nghiệm giữa chừng, nên đã qua quá giờ cơm trưa gần cả giờ đồng hồ. Nhưng Ru vẫn đợi tôi ăn cơm trưa chung. Khi tôi hâm lại tô phở chay, bà nhìn vào tô phở của tôi và hỏi:

- Ủa, hôm nay món phở cậu ăn lạ quá?  Nó gọi là phở hay bún?

- À hôm nay là phở. Phở chay.

- Phở chay à? Hèn gì tôi thấy toàn đậu hủ và nấm. Mà phở cũng nấu chay được sao?

-Được chứ. Phở cũng giống như pizza vậy. Ai thích ăn gì thì bỏ vào thứ đó rồi nấu thôi. Có phở bò, phở gà, phở hải vị, phở chay...

- Ngoài phở bò và phở gà ra, chúng tôi chưa thử những loại phở khác. Mà chắc là chồng tôi không thích phở này đâu. Ông ấy rất ghét đậu phụ.

- Vậy à?  Người Đài Loan cũng thường ăn đậu phụ lắm. Bộ bà không nấu cho ông nhà ăn sao?

- Tôi ít khi vô bếp lắm. Ba cha con họ không thích ăn đồ Tàu. Tôi thì lại lười nên cả nhà ăn đồ đông lạnh hoặc mua pizza về ăn. Cũng ít khi nấu nướng. Món này vợ cậu nấu luôn à?

- Không, chúng tôi mua ở chùa Huệ Quang.

- Chùa mà cũng bán phở sao?

-Đúng rồi. Chùa Huệ Quang vào ngày Chủ Nhật đầu của mỗi tháng đều có bán thức ăn để gây quỹ. Chủ Nhật nào chúng tôi cũng ghé chùa mua thức ăn chay về ăn cho thanh tịnh. Hôm qua chùa bán món phở chay, nên chúng tôi mua vài phần để dành hôm nay mang đi làm khỏi mất công nấu.

- Vậy khi nào bán nữa, cậu cho tôi biết nhé. Tôi cũng muốn thử. Mà chùa cậu nói ở đâu?

- Trên đường Hungary. Tôi nghĩ không xa lắm nếu bà ở West End.

- Ồ, nhất định tôi về nói với chồng tôi. Biết đâu ông ấy chịu thử ăn đậu phụ thì sao. Ông ấy cần ăn đậu phụ, giảm bớt thịt đỏ. Ông ấy béo lắm rồi...

Tôi lấy điện thoại di động ra tìm địa chỉ chùa Huệ Quang và gởi qua cho Ru.

 

Ru hỏi:

- Pete này, cậu người gốc Việt, vậy có biết nhà văn gốc Việt sống ở Canada không?  Nhà văn gì mà mới đây được đề cử The New Prize in Literature?  Kim gì gì đó...


- À, có phải bà đang nói nhà văn Kim Thúy?

-Đúng rồi. Nhà văn Kim Thúy. Bà ta có viết một cuốn tiểu thuyết tựa là Ru. Không ngờ tên tôi cũng khá nổi tiếng. Mà sao cái tựa đọc lạ quá. Chắc là có ý nghĩa gì?  Cậu biết Ru có nghĩa gì không?

- Tôi không chắc lắm. Nhưng có thể ru là một động từ. Một động từ khi người mẹ đang dỗ con vào giấc ngủ. Người mẹ đang ru con. Ru con là một hình ảnh đẹp đối với người phụ nữ Việt. Tôi nghĩ vậy.

- Ồ, thú vị quá. Vậy tên tôi cũng là một hình ảnh đẹp. Tôi là người phụ nữ đẹp mà phải không?  Tôi làm dịu những cơn giận...

- Chắc vậy. Chắc bà làm dịu cơn giận của Yun Kyung Hahn?

- Hi... Hi.... Hi....

Ru cười như nắc nẻ. Bà đưa tay lên quệt mắt. Khi vui cười người ta có thể trào nước mắt. Ru dừng lại và bà nói tiếp:

- Tôi không dám đâu. Yun có tiếng là nóng tính nhất trong phòng thí nghiệm này. Ai mà làm nguôi cơn giận của cô ấy được.

- Thì là bà..... Vì bà tên là Ru mà....

- Cậu giỡn hoài. Tôi bỏ chạy còn không kịp ở đó mà "ru" cơn giận của cô ấy....

Mùa đông phòng thí nghiệm chúng tôi làm đóng cửa từ ngày 20 tháng Chạp đến 3 tháng Giêng. Thứ Năm, ngày đầu tiên trở lại làm việc, gặp tôi, Ru khoe liền:

- Pete, tôi đã nấu phở được rồi. Tôi không biết là có ngon bằng của vợ cậu nấu không, nhưng chồng và hai cô con gái chúng tôi khen ngon lắm. Ngon bằng hoặc hơn phở bò ở Việt Nam One lận.

- Vậy à?  Chúc mừng bà nhé.

- Cám ơn cậu. Sau gần cả hai năm tôi học nấu phở. Mùa lễ Noel vừa rồi, nghỉ ở nhà nên tôi nấu miết. Nấu mỗi tuần, nên mới được nồi phở ngon. Hôm nào tôi mời cậu và gia đình đến ăn thử nhé.

- Cám ơn bà; bà Ru. Nhất định chúng tôi sẽ đến.

- Thứ Bảy tuần sau cậu rảnh chứ?  Thứ Bảy ngày 12 tháng này.

- Vâng. Tôi thì không có dự tính gì. Nhưng để tôi hỏi lại vợ tôi xem.

- Mai cậu cho tôi biết nhé, Pete.

Trưa thứ Bảy, chúng tôi đi chợ mua ít trái cây tươi và chai rượu đỏ về nhà gói lại thật đẹp. Đâu vào đấy, chúng tôi lái xe đến nhà Ru. Từ nhà chúng tôi đến nhà Ru chừng hai mươi phút lái xe. Ru đón chúng tôi vào nhà và giới thiệu:

-Đây là John, chồng tôi. Jessica và Jenna, hai cô con gái của tôi. Jessica mười chín. Jenna mười bốn. Jenna chắc lớn hơn con trai cậu vài tuổi. Cô bé đang học lớp tám.

- Rất hân hạnh được làm quen. Dạ, tôi tên Pete. Vợ tôi, Kim. Con trai tôi Lamson, sắp sinh nhật 12 của cậu ấy. Còn đây là cô con gái của chúng tôi, cô bé tên Levian. Levian được bảy tuổi, đang học lớp hai.

- Rất vui tiếp đón gia đình cậu.

Cô bé Jenna, cô con gái nhỏ của bà Ru, lại bên con gái tôi làm quen. Mấy phút sau, hai chị em chơi với nhau rất vui. Còn John trò chuyện cùng con trai tôi và cô con gái lớn, Jessica. Ru dẫn hai vợ chồng tôi ra phía sau nhà giới thiệu căn phòng kính trồng nhiều loại hoa lan, chim cảnh, và hồ cá kiểng thật đẹp. Gần năm mươi chậu lan chung quanh căn phòng kiếng. Một số đang trổ hoa thật đẹp. Vợ tôi ngắm đến mê mẩn. Tôi thì thích ngắm hồ cá.  Những chú cá lia thia đủ màu sắc rực rỡ làm cho người ta có cảm giác thư thả, bình yên. Ru nói:

- Chồng tôi thích trồng hoa lan và nuôi cá. Còn lồng chim là của hai cô con gái. Lúc trước chúng tôi có nuôi một con mèo, nhưng nó già và chết. Sau lần đó cô bé Jessica buồn quá, nên không còn muốn nuôi mèo nữa.

- Ồ... Tội quá...

- Không sao đâu. Chuyện cũng đã lâu, khi chúng tôi còn ở trên Maine kìa.

- Nhà bà đẹp quá bà Ru ạ. Vợ tôi rất mê vườn hoa lan của nhà bà. Còn tôi thì thích hồ cá và đàn chim bạc má hót ríu ra ríu rít này.

- Cám ơn Kim và Pete nhé. Nhưng chúng kêu cả ngày, nhiều khi ồn điếc cả tai. Hai cô bé còn đòi nuôi thỏ nữa kìa, nhưng tôi không cho chúng nuôi. Vì hồi còn nhỏ ở Đài Loan nhà tôi có nuôi thỏ. Chúng hôi và dơ lắm.

- Vâng, tôi biết. Chúng tôi cũng có nuôi hai con thỏ sau vườn.

- Ở ngoài trời à?  Chúng không lạnh sao?

- Dạ không. Trước khi nuôi, chúng tôi có hỏi người bán rồi. Chúng ở ngoài trời, chịu lạnh được. Miễn sao có đầy đủ thức ăn và nước uống trong mùa đông.

- Cậu nói nhỏ thôi... Jessica hay Jenna nghe được là chúng đòi nuôi thì lại cực cho tôi.

Chúng tôi cười. Sau một hồi xem căn phòng kiếng phía sau nhà Ru, chúng tôi phụ Ru làm phở để ăn chiều.

Phở có đầy đủ, nạm, gân, sách, bò tái, bò viên. Vợ tôi phụ Ru làm phở. John, hai cô con gái và tôi giúp dọn bàn để cùng ăn phở. Trên bàn có cả dĩa rau húng quế, giá và ngò gai tươi roi rói. Những tô phở bốc khói, thơm lừng hương vị của phở. Tôi múc một muỗng nước lèo, đưa lên miệng húp. Nước lèo trong, thơm và ngọt. Nước lèo rất đậm đà mùi vị của gừng, hồi, quế, hành tím, đinh hương, quyện vào nhau thơm lừng không thua gì ở nhà hàng. Thịt bò flank, cắt mỏng, mềm. Hành ngò thơm phưng phức. Húp xong muỗng nước lèo, tôi mượn một cái chén nhỏ để pha nước tương chấm với thịt, gân, sách, và bò viên. Mỗi khi ăn phở tôi thích hoà tan một phần tương đen, một phần tương đỏ và một lát nước cốt chanh để chấm thịt chứ không bao giờ xịt nước tương đen ăn phở hay tương ớt vào tô phở.

Thấy tôi làm nước chấm riêng, John thích thú nhìn rồi nói:

- Pete, cậu ăn phở lạ nhỉ. Tôi thấy mọi người đều xịt tương đỏ và tương đen vào bát phở rồi trộn đều lên ăn.

- Tôi không biết người khác ăn ra sao, nhưng đối với tôi... Ăn phở cũng phải cho đúng thì mới biết được mùi vị của bát phở ngon.

- Thích nhỉ. Hồi nào tới giờ chúng tôi đâu biết rằng ăn phở cũng có cách thức ăn. Cậu ăn như thế nào mới gọi là thưởng thức một tô phở ngon?

-Đúng rồi Pete, cậu giải thích cho chúng tôi hiểu đi.

Ru lên tiếng.

- Một tô phở ngon điều quan trọng là nước lèo phải ngon. Nước lèo hôm nay của bà Ru nấu rất tuyệt vời. Nước trong và ngọt. Ngọt thanh kiểu hầm xương chứ không phải ngọt kiểu bột ngọt. Có thêm mùi vị của gừng, hành tím, đinh hương, quế, hồi... trong tô phở.

Trước khi ăn, mình nên húp một vài muỗng nước lèo khi tô phở còn nghi ngút khói. Sau đó mình mới bỏ rau húng quế, giá, và ngò gai và trộn đều. Thịt, nạm, gầu, gân, sách, nên chấm riêng theo khẩu vị của từng người.

John, Ru, Jessica, và Jenna lắng nghe tôi giải thích cách ăn phở. Họ gật gù thích thú. Jenna nói:

- Hên quá con chưa xịt nước tương vào tô phở của mình. Để con thử theo cách của chú Pete xem sao.

Jenna thử cách ăn phở theo tôi chỉ. Cô bé gật gù, nói:

- Dạ đúng rồi, ăn kiểu này nước lèo thơm hơn vì khi bỏ nước tương vào chỉ ngửi được mùi nước tương thôi. Mẹ Ru, thử đi ngon lắm.

- Ừa, ngon thiệt. Cám ơn Pete nhé. Nhờ cậu mà chúng tôi mới biết được ăn phở cũng phải cho đúng cách.

Tôi cười và trả lời:

- Vâng, nếu chúng ta chưa thử nước lèo mà xịt tương đen tương đỏ vào tô phở chẳng khác nào làm phật ý người nấu. Chê người nấu dở không đúng khẩu vị nên mới dùng nước tương bỏ vào. Cũng giống như người Pháp, khi ăn ở nhà hàng họ không thêm muối vào thức ăn vì cho rằng đó là một điều sỉ nhục với người nấu.

- Hay nhỉ. Chúng tôi chưa từng nghĩ đến điều đó.

Chúng tôi vừa ăn phở vừa nói chuyện về phở cho đến gần tối mới xin phép gia đình Ru để về nhà. Trên đường lái xe về nhà, vợ tôi hỏi:

- Bà Ru là người gì mà biết nấu phở vậy anh?

- Người Đài Loan em à.

- Bên Đài Loan cũng biết nấu phở hả anh?

- Tại họ thích ăn phở nên học cách nấu. Mỗi lần em làm phở cho anh mang đi làm, bà Ru đều hỏi. Anh chỉ cách nấu phở mà anh thấy em nấu cho bà ấy nghe. Gần hai năm trời bà mới nấu ngon và mới dám mời mình qua ăn thử đó.

- Ồ... Hèn gì.... Lúc nãy em ăn thấy mùi vị quen quen, giống em nấu ở nhà mình mọi khi. Mà công nhận phở bà Ru nấu ngon. Ngon hơn cả một số tiệm phở của người Việt mình làm chủ ở Richmond này.

- Ngon nhưng chưa bằng phở của em...

- Thôi đi ông. Nịnh thấy ớn...

- Nịnh gì. Thiệt mà.

Cả hai chúng tôi cùng cười.

Xe về đến nhà cũng chín giờ tối. Quanh quẩn đâu đây vẫn còn ngửi được mùi thơm của tô phở Ru.

Võ Phú

 

 

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
18/03/201923:12:51
Khách
Bún bò Huế mà hâm microwave làm khổ cả sở, tôi đã từng là nạn nhân.
18/03/201915:59:42
Khách
Tôi rất đồng ý với tác giả về cách ăn phở xịt tương đen và ớt đỏ đầy tô. Ăn phở cứ đòi nước trong rồi cho tương đen vào tô quậy đều.
Tuần qua đi ăn Phở Bắc ở Seattle tôi còn thấy hai sự kiện rất khôi hài đó là kêu chai bia uống trước khi ăn và khi người hầu bàn mang tô phở ra không ăn liền mà cứ ngồi bấm Cell Phone lia chia cả 10 phút mới so đũa ăn.
Món phở là món thanh cao và thuần tuý của dân Việt mình. Chúng ta rất tự hào về món ăn độc nhất vô nhị này. Như tác giả kể trong chuyện, phải biết húp thử chút nước lèo trước khi dùng mới hay được người đầu bếp hầm xương bao lâu, nêm gia vị thế nào và để lửa ra sao.
Vậy mà có tên phàm phu tục tử ngồi ngay trước mặt tôi kêu chai bia ra tu ừng ực, xong cho tương đen, ớt đỏ vào tô quậy đều. Chưa hết, y còn chưa chịu xơi, cứ mgồi nhởn nhơ bấm cell rồi nhếch mép cười cười một mình như “quanh đây chỉ còn ta với ta”. Khi tô phở nguội ngắt, vữa tan, y mới tà tà nhâm nhi như uống tô cà phê đen.
Tháng tư tới, vợ tôi rủ tôi lên DC ngắm hoa Anh Đào. Năm xưa Lý Thái Bạch có tả: “Đào lý vô ngôn” để khen không có gì diễn tả được cái đẹp của hoa Đào. Hy vọng được ngồi chung bàn với những người biết dùng phở như tác giả vùng Đông Bắc Hoa Kỳ. Vùng Tây Bắc này, buồn năm phút. Không cảm ơn thành phố có y.
Đọc bài viết thấy sướng rêm mái đìu hiu gì đâu.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,205,403
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2017 và thêm giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại University of California, Riverside và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnamese: An Intro-ductory Reader” do Viện Việt Học và Đại học Riverside xuấn bản năm 2008. Sau đây là bài mới nhất của tác giả.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài mới của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện là cư dân Bắc California.
Nhân mùa Vu Lan báo hiếu, xin mời đọc bài viết của Susan Nguyễn. Bà là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada. Với bài viết “Đi Tìm Xác Ba”, tác giả đã nhận giải Hồi Ức 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân.
Khiếu.Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH.Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.Tham dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015.Đã nhận giải Đặc Biệt năm 2016. Giải Danh Dự VVNM 2017. Sang năm 2018 nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm, thường được gọi đùa là giải Á hậu.
Tác giả tên thật Đặng Thống Nhất, là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụtại Brooklyn Park, Minnesota. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến