Người viết: Hoàng Chi Uyên
Bài số 5640-20-31446-vb4031319
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ: Bà tên thật Nguyễn Lệ Chi, một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên thành phố Milpitas, Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà dựa trên những tình tiết có thật, tuy nhiên tên nhân vật đã được chỉnh sửa đôi chút để giữ sự riêng tư. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.
***
Theo chân cô thư ký văn phòng, tôi ra đón người mới được giới thiệu vào làm thiện nguyện cho Chương trình Xã Hội của Trung Tâm Cao Niên. Trước mặt tôi là một người đàn bà da trắng, dáng mảnh khảnh, khoảng trên dưới sáu mươi tuổi. Tôi đưa tay ra nắm chặt bàn tay của bà ân cần chào
: "Xin chào mừng bà đến giúp cho cộng đồng cao niên nơi đây; tôi là Thesera, còn bà?" Với ánh mắt reo vui và vẻ lịch lãm, bà trả lời: "Tôi là Laura, rất vui khi tôi có cơ hội làm việc tại đây"
Buổi làm quen ban đầu chóng vánh và trong bầu khí thân thiện; sau đó tôi giải thích sơ lược những công việc cần bà phụ giúp: sắp xếp hồ sơ vào tủ trở lại sau khi tôi đã làm xong, hoặc chuẩn bị sẵn sàng những hồ sơ tôi sẽ gặp ngày hôm sau, gọi điện thoại nhắc nhở khách hàng, chụp các giấy tờ tài liệu, gửi fax đến các cơ quan cần liên lạc...
Bà Laura rất nhanh chóng thuần thục những công việc trong văn phòng tôi, vì bà đã từng làm nhiều công việc văn phòng trước đó. Bà cho biết bà vừa hồi phục sau ca mổ đầu gối, ở nhà vừa buồn chán lại vừa cô đơn nên bà tìm đến trung tâm cộng đồng của thành phố để tìm việc làm thiện nguyện cho khuây khoả.
Trước khi nghỉ việc đi giải phẫu, bà là chuyên viên viết tường trình về các nghiên cứu y khoa, và trước đó bà từng nhuận bút cho một công trình nghiên cứu y khoa của 7 vị bác sĩ. Bà rất giỏi nhưng không thích nói nhiều về tài của mình, chỉ sau này rất thân tôi mới lần lần biết thêm những tài năng của bà. Tôi cũng không tiện hỏi vì sao bà không trở lại công việc cũ, vì tôi thường quan niệm chuyện riêng của người khác, nếu tiện và cảm thấy thoải mái để tâm sự, tự khắc họ sẽ nói.
Thỉnh thoảng, tôi mời bà đi dùng cơm trưa, để cám ơn sự giúp đỡ của bà, như tôi vẫn thỉnh thoảng mời các thiện nguyện viên khác giúp cho trung tâm trong những dịch vụ cộng đồng dành cho cao niên.
Dần dần, khi thân thiết hơn, tôi mới biết bà rất cô đơn: bà tâm sự rằng ông chồng bà đã bỏ bà để chạy theo một cô gái trẻ chỉ mới 26 tuổi, khi hai người đã ngoài năm mươi. Bà nhận ra rằng quyết định chọn làm thiện nguyện không chỉ làm cho bà bớt trống trải và vượt qua được những ngày tháng bị trầm cảm: khi nhìn thấy nhiều người được giúp, thấy rằng mình còn hữu dụng, bà trân trọng cuộc đời, yêu đời và lạc quan trở lại, lấy lại tự tin của chính bà.
Chẳng mấy chốc mà đã đến mùa Xuân: ánh nắng vàng tươi ấm áp và muôn hoa ríu rít cũng làm ấm lòng mọi người, hồi sinh lại trái tim đau khổ của bà Laura.
Như thường lệ, chúng tôi vẫn liên lạc với các công ty lớn trong Thung Lũng điện tử Silicon Valley này, vì nhiều nhân viên hảo tâm của họ mong muốn góp một bàn tay giúp những gia đình khó khăn, trong những dịp lễ lớn. Nhiệm vụ của chúng tôi là tìm ra và thiết lập danh sách những gia đình cần được trợ giúp, kèm theo những mong ước, những nhu cầu căn bản nhất của từng thành viên trong các gia đình khó khăn ấy; sau đó chúng tôi đưa danh sách cho các công ty trong vùng, họ mua quà, dán sẵn tên và gói quà rất đẹp, bỏ vào thùng rồi mang đến Trung tâm chúng tôi. Các thiện nguyện viên của Trung tâm và một vị đại diện của mỗi công ty sẽ thực hiện phần hành cao đẹp nhất của công tác này: giao quà đến từng gia đình trong danh sách.
Sau chuyến giao quà đầu tiên, bà Laura trở về gặp tôi với nét xúc động còn ngập tràn trong ánh mắt: bà cầm thật chặt hai bàn tay tôi, thuật lại niềm vui dâng trào như thế nào khi bà vào tặng quà cho một gia đình có hai trẻ nhỏ, một em tíu tít ôm lấy món quà của em là một con gấu to; cháu gái lớn hơn trong gia đình, 8 tuổi, nằm trên giường do bệnh bại liệt nhưng cặp mắt cũng ánh lên nét vui khi được nhận quà! Bà bảo rằng lần đầu tiên trong đời bà cảm nhận được hạnh phúc khi trao tặng cho những người khó khăn nhất.
Sau này, dù nhiều năm trôi qua, bà vẫn luôn kể lại cho các con tôi nghe về niềm xúc động ấy, rằng bà đã lấy lại sự tự tin và yêu đời qua việc giúp đỡ tha nhân.
Vì có khả năng tổ chức và lãnh đạo, dần dần bà Laura tham gia thêm các công việc khác trong cộng đồng: là chủ tịch Chi Hội AARP (American Association of Retired Persons) chi nhánh khu vực của thành phố chúng tôi; phụ trách viết chuyên mục hàng tuần về lãnh vực bà thông thạo cho một tờ báo địa phương dành cho cao niên, soạn chương trình cũng dành cho người cao tuổi cho một đài truyền hình địa phương...
Bà rất xông xáo, hăng hái trong nhiều lãnh vực. Trong thời gian điều hành chi hội AARP địa phương, bà tổ chức thêm những dịp đem thức ăn nóng đến cho các cụ già yếu, cô đơn... trong dịp lễ Tạ Ơn và Giáng Sinh. Tôi cũng cho cả hai con của tôi được đi theo bà và nhóm đại diện AARP trong những dịp này, để tập cho chúng tinh thần phục vụ cộng đồng từ khi còn nhỏ, cho chúng cơ hội hiểu biết và cảm thông về những hoàn cảnh sống khó khăn của những người già yếu đơn chiếc, và cũng là để cám ơn nước Mỹ đã cưu mang, bảo bọc cho những gia đình nhập cư như người Việt chúng ta và các sắc tộc khác.
Với sự kết hợp của một nhóm sinh viên địa phương, chúng tôi cũng giúp một số các cụ thực hiện những mong ước hết sức bình dị của họ: như trang hoàng đèn Giáng Sinh trong nhà để bừng lên bầu khí ngày lễ ấm cúng, dọn sạch vườn tược, sắp xếp nhà cửa cho ngăn nắp... Những vị này, phần thì già yếu, phần thì cô đơn nên không thực hiện được những mơ ước nho nhỏ này. Phải nói thêm rằng chính nhờ những dịp này mà chúng tôi cũng có được những giây phút rất hạnh phúc, như bà Laura đã trải nghiệm niềm vui đến cho cả hai phía: trao tặng và lãnh nhận.
Tôi nhớ có một lần, trước ngày đến tặng quà, tôi gọi điện thoại để xác nhận với một cụ người Mỹ trong danh sách sẽ được nhận quà. Tuy nhiên, trả lời phone của tôi là một giọng người phụ nữ trẻ mà tôi chưa tiếp xúc bao giờ. Sau khi vừa tự giới thiệu tên tôi, người phụ nữ ở đầu giây bên kia nghẹn ngào: "Mẹ tôi, bà Ann, có nhắc rất nhiều đến cô, tôi là con gái của bà từ tiểu bang miền Đông vừa sang tới. Mẹ tôi đã mất ngày hôm qua. Cám ơn cô đã lo lắng cho bà khi bà còn sống mà chúng tôi không ở gần để chăm sóc cho bà được!"
Món quà tuy không trao được cho ba cụø, nhưng tôi tin chắc trên Thiên đường bà đang mỉm cười hạnh phúc vì có người vẫn nhớ đến bà.
Một dịp đáng nhớ khác, khi chúng tôi gặp trở ngại không giao được quà Giáng Sinh cho một gia đình có ba con nhỏ: vì lúc đến nơi, những người hàng xóm cho biết rằng gia đình này vừa dọn khỏi nhà do không trả nổi tiền thuê nhà; và chung quanh cũng không ai biết họ ở nơi nào.
Thời ấy cũng chưa có cell phone như bây giờ, hễ ra khỏi nhà là xem như mất liên lạc! Làm sao để chúng tôi có thể trao kịp quà tặng cho gia đình này vì tôi muốn họ (nhất là các trẻ nhỏ) được ít nhất có niềm vui này trong mùa lễ. Trong trí nhớ tôi, chợt loé lên một điều: người phụ nữ trong nhà (mẹ của ba đứa con nhỏ), là nhân viên làm việc cho một nhà hàng ăn của Mỹ (mà tôi còn nhớ họ tên cô và tên nhà hàng).
Thế là tôi mở niên giám điện thoại ra tìm số của nhà hàng. Gọi nhà hàng thứ nhất, họ cho biết không có nhân viên nào có tên người mình cần tìm. Không nản lòng, tôi gọi đến nhà hàng cùng tên ở thành phố lân cận. Rất may là tôi đã tìm ra! Và may thêm nữa là người phụ nữ ấy đang có mặt ở đó (trong giờ làm việc) nên tôi có thể tiếp xúc được.
Hôm ấy là đúng buổi sáng ngày Giáng Sinh, 24 tháng 12. Khó lòng mà tả hết nỗi vui mừng như thế nào khi các trẻ em ùa ra nhận quà của chúng, cũng như quà của cả cha mẹ các em, trong buổi chiều áp lễ Giáng Sinh; giữa lúc cả gia đình phải tìm nơi tạm trú với thân nhân khác vì không trả nổi tiền thuê nhà.
Quả thật chính chúng tôi, những người đi trao quà, đã nhận được món quà tinh thần lớn nhất trong ngày hôm ấy: đó là niềm vui của kẻ mang đoá hồng hạnh phúc đến cho những người trong lúc bất hạnh.
Một lần khác, khi bà Laura và tôi đang đứng chờ để được xếp chỗ trong một tiệm ăn, một cô gái trẻ đến chào chúng tôi và hỏi xem chúng tôi có nhớ cô không. Tôi lắc đầu chịu thua vì cố gắng lắm cũng không moi trí nhớ ra được tia sáng nào, dù leo lét mong manh....Cô cười xoà và cho biết, trước đó hơn mười hai năm, cô bé chỉ mới 6, 7 tuổi, đã được nhận quà Giáng Sinh mà bà Laura và chúng tôi đem đến tặng. Cô bảo: "Lúc đó gia đình cháu quá nghèo, đến nỗi không dám nghĩ là mình sẽ có quà Giáng Sinh, mẹ cháu còn đang thoi thóp trên giường bệnh; vậy mà đã nhận được vô số tặng vật thật đẹp do các vị mang đến. Tới bây giờ, cháu vẫn còn giữ và nâng niu con búp bê được tặng dịp ấy, cháu vẫn để trên giường mặc dù gia đình cháu đã phải dọn nhà nhiều lần, nhưng đi đâu cháu cũng mang búp bê đó theo để ghi nhớ một kỷ niệm đáng quý."
Dần dần tình thân giữa bà Laura và chúng tôi ngày càng gắn bó hơn: phải, "chúng tôi" ở đây không chỉ riêng bản thân tôi, mà còn bao gồm các thành viên trong gia đình tôi. Không chỉ là những buổi làm việc, mà chúng tôi còn bao gồm bà trong những dịp lễ lớn, dịp sinh nhật bà, mà chúng tôi biết rằng bà không có một gia đình để chia sẻ niềm vui xum họp trong những ngày này, nên đã mời Bà cùng dự lễ với chúng tôi. Dạo đó, mẹ tôi lại vừa mất, nên các con tôi rất nhớ bà ngoại. Nhờ có bà Laura, hai trẻ nhà tôi cảm thấy rất ấm áp khi quấn quýt bên cạnh bà, nhất là chúng có thể được giải đáp những thắc mắc vô tận: từ đời sống thiên nhiên, các loài sinh vật, những món ăn lành mạnh... đến văn chương, nghệ thuật (bà Laura có văn bằng cao học về văn chương). Bà nghiễm nhiên trở thành Bà Ngoại của các cháu và các cháu cũng quý mến tin cậy Bà qua việc bày tỏ những khúc mắc, khi cần lời khuyên...
Con gái tôi thích viết lách, nên cháu thường hay viết những lá thư dài gửi bà ngoại Laura, những vần thơ mộc mạc đậm chất trẻ thơ mà nhiều năm sau này tôi mới có cơ hội đọc (do người em bạn dì của bà trao lại trong lúc soạn lại tài sản của Bà để lại). Chẳng hạn như dịp Giáng Sinh, cháu tự làm cánh thiệp, vẽ hình con nai, những cây thông có trang hoàng đèn đủ màu và bài thơ cháu tự sáng tác:
"Reindeer, reindeer,
What do you see?
- I see Grandma Laura looking at me!"
Con trai tôi lại thích tâm sự và chia sẻ với Bà Ngoại Laura sự ham thích về sinh vật, cây cối thiên nhiên, về năng lượng xanh cho môi trường... Hai bà cháu thường cùng đi tìm đọc những quyển sách trong thư viện về các đề tài này, hoặc cùng tìm hiểu trên mạng điện toán.
Thỉnh thoảng Bà cũng truyền cảm hứng cho các con tôi và cả tôi về sự nhiệt thành bầu chọn những vị dân cử có tâm huyết với cộng đồng, không phải là các chính trị gia chuyên nghiệp lõi đời từng có tiếng tăm trên chính trường. Những người khi cần đến gặp tôi để được sự hỗ trợ cho các nhu cầu căn bản trong đời sống của họ, trong khi chờ đến giờ hẹn gặp, đều rất thích trò chuyện với bà Laura vì sự cởi mở thân thiện, kiến thức bao quát... Tôi thật sự cám ơn bề trên đã đem đến cho tôi một cánh tay hết sức đắc lực: vượt xa vai trò của một thiện nguyện viên đơn thuần, mà còn là một thành viên thân thiết của gia đình chúng tôi.
Những khi có dịp đi nghỉ hè xa (thường là các chuyến đi cắm trại hoặc tìm hiểu đến những khu vực đậm nét văn hoá của thổ dân da đỏ), bà Ngoại Laura thường chọn những quyển sách thú vị, những món kỷ vật nho nhỏ làm từ chính bàn tay của các thổ dân mang dấu ấn văn hoá độc đáo riêng của họ... mang về làm quà tặng cho các con tôi, kèm với lời giải thích tỉ mỉ về ý nghĩa của các món vật dụng ấy.
Vì được lón lên từ nhỏ trong khung cảnh bát ngát của nông trại, bà Laura đặc biệt yêu mến những con vật thân thiết trong nông trại: đàn bò, những con ngựa.. Bà dành thời gian dẫn con gái tôi, Emily, đi học cỡi ngựa (chắc Bà muốn tìm lại những kỷ niệm thời thơ ấu ở nông trại và đồng thời cũng muốn truyền đạt cho cháu sự ham thích khung cảnh khoảng khoát trên đồng cỏ). Cũng có những lúc mấy bà cháu đi xem kịch (dĩ nhiên bằng tiếng Anh bản xứ), hoặc đi sở thú, viện bảo tàng.
Khi mấy bà cháu ra ngoài, ai cũng ngạc nhiên bởi vì Grandma và hai cháu hoàn toàn không có chút nét gì tương đồng trên gương mặt. Hay có khi người ta đang nghĩ thầm: Chắc có lẽ con bà lập gia đình với một người Á Châu, mà gien di truyền châu Á (trong trường hợp này) lại vượt trội hơn gien của chủng tộc da trắng của bà!
Vì yêu mến loài vật, nên bà Laura cũng không ăn thịt. Mỗi khi mời bà đến dùng cơm, bao giờ chúng tôi cũng chuẩn bị hai loại thực đơn: một chay và một mặn. Cũng có nhiều dịp chúng tôi dùng toàn chay với bà, để có sự đồng nhất trong gia đình. Cũng may là từ nhỏ, tôi không tha thiết lắm với việc dùng thịt, nên thực đơn chay tịnh không phải là vấn đề to tát gì với chúng tôi. Vả lại, thực đơn chay cũng rất phong phú, cũng là dịp tập cho các con tôi lòng yêu mến thú vật và hoà hợp với thiên nhiên, ăn uống lành mạnh, cũng là điều nên làm.
Thời gian dần trôi, thắm thoát mà đã mười bảy năm từ khi chúng tôi có thêm thành viên mới trong gia đình là bà Ngoại Laura. Các con tôi lớn lên, lần lượt tốt nghiệp trung học, rồi con gái tôi xong đại học, được một hãng lớn nhận cháu vào làm sau thời gian thực tập, cũng nhờ điểm số danh dự trong kỳ tốt nghiệp.
Bà Ngoại Laura tất nhiên là có mặt trong từng chặng đường thành tựu này của các cháu: Bà rất vui khi đón hai cháu từ trên khán đài nhà trường, tự tay đeo cho các cháu những vòng hoa; rồi sau đó tham dự cùng gia đình chúng tôi và bạn bè các cháu lễ mừng tiệc.
Đôi khi tôi tự hỏi: không biết có phải mẹ tôi đã gửi Bà đến thay cho mẹ tôi để các cháu không bị đau buồn quá mức khi mẹ xa lìa chúng tôi?
Cùng với sự trưởng thành của các cháu, cũng đồng nghĩa với sức khoẻ suy dần của bà Laura; chúng tôi cảm thấy lo lắng khi Bà bắt đầu thể hiện những triệu chứng của căn bệnh rất phổ biến của người già mà ngay cả cựu tổng thống Reagan cũng không thoát khỏi: bệnh Alzheimer's. Nhiều lúc, bà thì thầm với chúng tôi là có nhiều người theo dõi khu nhà ở của bà, họ tàng hình thành những con bọ máy móc, hoặc thành những máy bay tự động không người lái tí hon, bay vòng vòng trong khu đất nhà của bà.
Chúng tôi chỉ biết an ủi, trấn an và khuyên bà đi gặp bác sĩ để được trị liệu kịp thời. Sau này cũng vì sức khoẻ suy giảm, Bà không còn đến làm thiện nguyện cho trung tâm cao niên của thành phố được nữa. Thay vào đó, tôi khuyên bà nghỉ ngơi, đến các trung tâm thể thao vận động nhẹ, và đọc sách, xem phim cho khuây khoả.
Một vài lần, giữa giờ làm việc, tôi trả lời điện thoại từ thư ký quầy tiếp tân, bảo rằng bà gọi muốn gặp tôi, nhưng vì lầm lẫn nên cứ quay lầm số!
Vài lần khác, Bà bất ngờ đến gặp tôi, tay mang tay kéo: nào valy kéo, nào cặp da, nào túi xách tay... trong đó đựng đầy hồ sơ giấy tờ riêng của bà, khiến tôi hết sức ngạc nhiên vì không hiểu Bà định làm gì. Thì ra Bà nghi ngờ có những kẻ lạ muốn đột nhập nhà để đánh cắp tư liệu của Bà, nên mang tất cả theo trong xe đi khắp nơi.
Những biểu hiện như vậy ngày càng trầm trọng hơn, nhưng Bà vẫn khăng khăng từ chối lời năn nỉ của chúng tôi, cũng như vài người bạn khác của Bà, để tìm cách điều trị. Cho đến lúc chúng tôi nhận được điện thoại từ một người bạn từng làm việc trước kia với Bà, cho hay rằng người bạn này sắp đưa Bà vào bác sĩ khám để điều trị vì Bà hoàn toàn không nhớ đã đậu xe ở đâu, và lạc mất phương hướng.
Sau buổi khám bệnh này, Bà được gửi thẳng vào một bệnh viện tâm thần tư nhân có tiếng, để được trị liệu. Thế là chúng tôi lại lái xe đến thăm Bà; và thật buồn vì người ta giữ Bà trong một khu riêng, có mức độ kiểm soát cao vì sợ Bà trốn ra ngoài. Ngay cả việc tôi muốn xin phép cho Bà ra ngoài đi dạo cũng không được vì không ai đoán trước được phản ứng bất ngờ của những bệnh nhân như Bà. Điều này thật sự gây rất nhiều trói buộc, khó khăn cho Bà, vốn là một người yêu thích đời sống thiên nhiên, phóng khoáng, thường xuyên có những buổi chạy bộ hoặc leo núi; nay bị giam hãm trong khuôn viên bức tường bệnh viện, thử hỏi làm sao Bà có thể chịu được?
Những khi đến thăm, ngồi tâm sự trò chuyện, Bà yêu cầu chúng tôi khoá cửa phòng vì nghi ngờ nhân viên dưỡng đường theo dõi và ghi âm các cuộc nói chuyện của Bà (sự nghi ngờ này là những biểu hiên của căn bệnh Bà mắc phải).
Những buổi thăm viếng như vậy, khó nhất cho chúng tôi là đến giờ chia tay với Bà. Nhìn ánh mắt Bà khẩn khoản mong chúng tôi ở lại, rồi lúc hiểu ra là không thể được, tia nhìn của Bà trở nên thăm thẳm, u uất; mi mắt khép hờ và cứ như vậy cho đến lúc chúng tôi đóng lại sau lưng cánh cửa sắt nặng nề, với tâm trạng trĩu nặng mà không thể làm gì hơn.
Bao giờ cũng thế, mấy mẹ con chúng tôi ra về với những giọt nước mắt đẫm tràn trên gương mặt, đi nhanh như trốn chạy. Thỉnh thoảng khi chồng tôi có thời gian vào cuối tuần, anh cũng tháp tùng chúng tôi đi cùng đến thăm Bà. Chúng tôi mang đến cho Bà những món ăn Bà rất yêu thích: bánh kem sô cô la hoặc bánh chanh nướng xốp. Ánh mắt Bà rực sáng như trẻ con khi nhìn thấy và thưởng thức những món thết đãi đặc biệt này, mặc dù dưỡng đường chăm nom bệnh nhân rất chu đáo. Chúng tôi chăm sóc Bà về tinh thần và sức khoẻ, còn vấn đề tài chính của Bà, lại do một người bạn (nói đúng hơn là một người xếp cũ) của Bà cai quản, vì chúng tôi muốn tránh tuyệt đối những phiền luỵ về sau- và điều này đã chứng minh cho chúng tôi thấy quyết định của mình là đúng.
Sau thời gian vài tháng điều trị tại bệnh viện tâm thần, chúng tôi được nhà thương yêu cầu đi tìm giúp cho Bà nơi chăm sóc dài hạn của các cơ sở tư nhân. Bà đã ở hai nơi này trong thời gian gần hai năm, sau đó được đưa vào cứu cấp vì qúa yếu và vì phổi của Bà đã suy kiệt.
Ngay trước ngày Bà bị đưa vào cấp cứu, tôi đến thăm Bà, lúc này Bà đã lẫn khá nhiều và không nói chuyện được nữa; nhưng hôm ấy, Bà đã nhìn tôi với ánh mắt rất đau buồn: rõ ràng trong đôi mắt kia là một lời từ biệt vĩnh viễn. Tôi không thể nhầm lẫn được thông điệp mà Bà muốn nhắn gửi, và tôi thật sự hoảng hốt với ánh mắt ấy! Tôi không dám tin và cũng không muốn tin rằng Bà đang nói lời vĩnh biệt! Không, không thể nào! Bà Laura của chúng tôi đang được chăm sóc rất tốt mà! Bà chỉ mới 78 tuổi, suốt đời Bà ăn uống lành mạnh và hoạt động thể thao rất đều đặn mà. Không có chuyện gì đâu! Chỉ là trí óc tôi đang tưởng tượng xa quá thôi! Tôi tự trấn an mình như vậy!
Đang trong giờ làm việc buổi sáng hôm sau, tôi nhận được điện thoại báo tin từ nơi chăm sóc Bà, cho biết họ đã đưa Bà vào cứu cấp vì Bà ngã gục không gượng dậy được. Chúng tôi vào Phòng Cấp Cứu thăm viếng ngay chiều hôm ấy: Bà nằm đó nhưng mê man không còn biết gì, và ngày kế tiếp là Bà ra đi.
Thêm một lần nữa các con tôi phải chịu tang Bà Ngoại, nhưng Bà Ngoại này tuy không có liên hệ huyết thống, không cùng một sắc tộc mà gắn bó với chúng tôi vô vàn. Bà đã nhiều lần nhìn tôi âu yếm và nói rằng: "Hai đứa trẻ gọi tôi là Bà Ngoại thì cô là con gái của tôi đấy!"
Vâng, thưa Bà Ngoại Laura, Bà đã là Mẹ của tôi, suốt cả thời gian dài đã bên cạnh để yêu thương và chăm sóc, khuyên nhủ bảo ban, hơn nữa còn làm gương cho các con tôi về tinh thần phục vụ cộng đồng, biết quan tâm đến những người cô đơn, thiếu thốn và bất hạnh nhất. Không phải là chúng tôi đã cho Bà tình thân và mái ấm gia đình như Bà thường nói, mà là chính Bà đã trao tặng mật ngọt của tình Bà cháu, tình Mẹ con cho chúng tôi!
Thật sự các con tôi đã may mắn được ở cạnh Bà thời gian lâu dài gấp mấy lần chúng được ở bên Bà ngoại ruột thịt, vì mẹ tôi mất khi các cháu chỉ mới 6 tuổi và 9 tuổi.
Buổi chiều hôm Bà mất, con trai tôi khi đi học ở đại học về đến nhà và nghe tin dữ, cháu sững người và trao cho tôi một tờ giấy từ trong cặp sách của cháu. Tôi nhìn vào hình vẽ trên trang giấy và hỏi cháu đó là gì: "Không biết tại sao trong giờ học hôm nay, trong đầu con lại hiện nên cảnh tượng này, con chỉ biết ghi lại qua hình vẽ trên tờ giấy này, đây Mẹ xem".
Trong hình vẽ là một người nằm trên giường, góc tay phải phía trên đầu giường là hình một bóng đen, tựa như một đám mây hoặc một hình thù không rõ nét, đang sà xuống giường.
Sau này so sánh lại giờ phút cháu vẽ hình và lúc Bà ngoại Laura nhắm mắt từ giã cõi đời cũng trùng khớp! Hay là Bà muốn nhắn cho cháu biết được Bà đang sắp lìa đời? Hay là cái mà người ta thường gọi là thần giao cách cảm là có thật? Sự liên đới tuy không cùng huyết thống nhưng đủ mạnh mẽ để chuyển đi thông điệp mà Bà muốn nhắn gửi cho đứa trẻ mà Bà yêu thương, là con trai tôi?
Và còn ánh mắt lưu luyến khi chia tay tôi lần cuối cùng, sao Bà có thể linh cảm biết trước được, trong khi các bác sĩ chẩn bệnh rõ ràng là Bà đã mất trí nhớ? Tất cả những điều đó, tôi không sao giải thích nổi, vì nó vượt xa phạm vi chúng ta có thể dùng khoa học để phân tích.
Tôi chỉ biết rằng Bà đã về cõi bình yên, không còn đau đớn và buồn phiền. Vì Bà chuyển bệnh đột ngột và không kịp làm di chúc nên con gái Bà từ xa về đã thưa kiện để dành quyền thừa hưởng tài sản. Người bạn (xếp cũ trước đây) của Bà cũng kiện tụng lại để tranh đoạt. Thật đáng buồn vì trong thời gian Bà đau yếu, đã nhiều lần tôi cố gắng yêu cầu quận hạt liên lạc tìm con gái của Bà để cô ấy về thăm, nhưng cô ta nhất định làm ngơ. Tôi cũng đã làm tường trình với quận hạt về sự không lương thiện của người bạn/người xếp cũ, muốn chiếm đoạt của cải của Bà, nên may mắn rằng quận hạt đã kịp thời trông chừng tài sản của Bà. Tôi không hiểu quận hạt sẽ phân xử ra sao, nhưng thôi, đó là chuyện của họ, những người mải mê tranh dành vật chất. Tôi chỉ biết rằng Bà Laura yêu mến của chúng tôi hiện đang nằm ở một khu nghĩa trang thật đẹp, gần các khu thắng cảnh nổi tiếng, mát dịu và lộng gió.
Nơi Bà Laura yên nghỉ cũng không xây bia mộ, không làm rườm rà. Bà được nằm thảnh thơi với đất trời, y như ước nguyện của Bà: thân xác Bà sẽ hoà tan trong lòng đất, giữa đồi thông vi vu hoà thành tiếng nhạc tự nhiên, tạo nên những bài ca bất tận. Và quan trọng nhất, là Bà vẫn còn những người luôn nhớ đến bà, luôn nhắc nhở Bà với lòng yêu quý, với tình cảm gắn bó, hơn cả ruột thịt...
Hoàng Chi Uyên
Bài số 5640-20-31446-vb4031319
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ: Bà tên thật Nguyễn Lệ Chi, một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên thành phố Milpitas, Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà dựa trên những tình tiết có thật, tuy nhiên tên nhân vật đã được chỉnh sửa đôi chút để giữ sự riêng tư. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.
***
Theo chân cô thư ký văn phòng, tôi ra đón người mới được giới thiệu vào làm thiện nguyện cho Chương trình Xã Hội của Trung Tâm Cao Niên. Trước mặt tôi là một người đàn bà da trắng, dáng mảnh khảnh, khoảng trên dưới sáu mươi tuổi. Tôi đưa tay ra nắm chặt bàn tay của bà ân cần chào
: "Xin chào mừng bà đến giúp cho cộng đồng cao niên nơi đây; tôi là Thesera, còn bà?" Với ánh mắt reo vui và vẻ lịch lãm, bà trả lời: "Tôi là Laura, rất vui khi tôi có cơ hội làm việc tại đây"
Buổi làm quen ban đầu chóng vánh và trong bầu khí thân thiện; sau đó tôi giải thích sơ lược những công việc cần bà phụ giúp: sắp xếp hồ sơ vào tủ trở lại sau khi tôi đã làm xong, hoặc chuẩn bị sẵn sàng những hồ sơ tôi sẽ gặp ngày hôm sau, gọi điện thoại nhắc nhở khách hàng, chụp các giấy tờ tài liệu, gửi fax đến các cơ quan cần liên lạc...
Bà Laura rất nhanh chóng thuần thục những công việc trong văn phòng tôi, vì bà đã từng làm nhiều công việc văn phòng trước đó. Bà cho biết bà vừa hồi phục sau ca mổ đầu gối, ở nhà vừa buồn chán lại vừa cô đơn nên bà tìm đến trung tâm cộng đồng của thành phố để tìm việc làm thiện nguyện cho khuây khoả.
Trước khi nghỉ việc đi giải phẫu, bà là chuyên viên viết tường trình về các nghiên cứu y khoa, và trước đó bà từng nhuận bút cho một công trình nghiên cứu y khoa của 7 vị bác sĩ. Bà rất giỏi nhưng không thích nói nhiều về tài của mình, chỉ sau này rất thân tôi mới lần lần biết thêm những tài năng của bà. Tôi cũng không tiện hỏi vì sao bà không trở lại công việc cũ, vì tôi thường quan niệm chuyện riêng của người khác, nếu tiện và cảm thấy thoải mái để tâm sự, tự khắc họ sẽ nói.
Thỉnh thoảng, tôi mời bà đi dùng cơm trưa, để cám ơn sự giúp đỡ của bà, như tôi vẫn thỉnh thoảng mời các thiện nguyện viên khác giúp cho trung tâm trong những dịch vụ cộng đồng dành cho cao niên.
Dần dần, khi thân thiết hơn, tôi mới biết bà rất cô đơn: bà tâm sự rằng ông chồng bà đã bỏ bà để chạy theo một cô gái trẻ chỉ mới 26 tuổi, khi hai người đã ngoài năm mươi. Bà nhận ra rằng quyết định chọn làm thiện nguyện không chỉ làm cho bà bớt trống trải và vượt qua được những ngày tháng bị trầm cảm: khi nhìn thấy nhiều người được giúp, thấy rằng mình còn hữu dụng, bà trân trọng cuộc đời, yêu đời và lạc quan trở lại, lấy lại tự tin của chính bà.
Chẳng mấy chốc mà đã đến mùa Xuân: ánh nắng vàng tươi ấm áp và muôn hoa ríu rít cũng làm ấm lòng mọi người, hồi sinh lại trái tim đau khổ của bà Laura.
Như thường lệ, chúng tôi vẫn liên lạc với các công ty lớn trong Thung Lũng điện tử Silicon Valley này, vì nhiều nhân viên hảo tâm của họ mong muốn góp một bàn tay giúp những gia đình khó khăn, trong những dịp lễ lớn. Nhiệm vụ của chúng tôi là tìm ra và thiết lập danh sách những gia đình cần được trợ giúp, kèm theo những mong ước, những nhu cầu căn bản nhất của từng thành viên trong các gia đình khó khăn ấy; sau đó chúng tôi đưa danh sách cho các công ty trong vùng, họ mua quà, dán sẵn tên và gói quà rất đẹp, bỏ vào thùng rồi mang đến Trung tâm chúng tôi. Các thiện nguyện viên của Trung tâm và một vị đại diện của mỗi công ty sẽ thực hiện phần hành cao đẹp nhất của công tác này: giao quà đến từng gia đình trong danh sách.
Sau chuyến giao quà đầu tiên, bà Laura trở về gặp tôi với nét xúc động còn ngập tràn trong ánh mắt: bà cầm thật chặt hai bàn tay tôi, thuật lại niềm vui dâng trào như thế nào khi bà vào tặng quà cho một gia đình có hai trẻ nhỏ, một em tíu tít ôm lấy món quà của em là một con gấu to; cháu gái lớn hơn trong gia đình, 8 tuổi, nằm trên giường do bệnh bại liệt nhưng cặp mắt cũng ánh lên nét vui khi được nhận quà! Bà bảo rằng lần đầu tiên trong đời bà cảm nhận được hạnh phúc khi trao tặng cho những người khó khăn nhất.
Sau này, dù nhiều năm trôi qua, bà vẫn luôn kể lại cho các con tôi nghe về niềm xúc động ấy, rằng bà đã lấy lại sự tự tin và yêu đời qua việc giúp đỡ tha nhân.
Vì có khả năng tổ chức và lãnh đạo, dần dần bà Laura tham gia thêm các công việc khác trong cộng đồng: là chủ tịch Chi Hội AARP (American Association of Retired Persons) chi nhánh khu vực của thành phố chúng tôi; phụ trách viết chuyên mục hàng tuần về lãnh vực bà thông thạo cho một tờ báo địa phương dành cho cao niên, soạn chương trình cũng dành cho người cao tuổi cho một đài truyền hình địa phương...
Bà rất xông xáo, hăng hái trong nhiều lãnh vực. Trong thời gian điều hành chi hội AARP địa phương, bà tổ chức thêm những dịp đem thức ăn nóng đến cho các cụ già yếu, cô đơn... trong dịp lễ Tạ Ơn và Giáng Sinh. Tôi cũng cho cả hai con của tôi được đi theo bà và nhóm đại diện AARP trong những dịp này, để tập cho chúng tinh thần phục vụ cộng đồng từ khi còn nhỏ, cho chúng cơ hội hiểu biết và cảm thông về những hoàn cảnh sống khó khăn của những người già yếu đơn chiếc, và cũng là để cám ơn nước Mỹ đã cưu mang, bảo bọc cho những gia đình nhập cư như người Việt chúng ta và các sắc tộc khác.
Với sự kết hợp của một nhóm sinh viên địa phương, chúng tôi cũng giúp một số các cụ thực hiện những mong ước hết sức bình dị của họ: như trang hoàng đèn Giáng Sinh trong nhà để bừng lên bầu khí ngày lễ ấm cúng, dọn sạch vườn tược, sắp xếp nhà cửa cho ngăn nắp... Những vị này, phần thì già yếu, phần thì cô đơn nên không thực hiện được những mơ ước nho nhỏ này. Phải nói thêm rằng chính nhờ những dịp này mà chúng tôi cũng có được những giây phút rất hạnh phúc, như bà Laura đã trải nghiệm niềm vui đến cho cả hai phía: trao tặng và lãnh nhận.
Tôi nhớ có một lần, trước ngày đến tặng quà, tôi gọi điện thoại để xác nhận với một cụ người Mỹ trong danh sách sẽ được nhận quà. Tuy nhiên, trả lời phone của tôi là một giọng người phụ nữ trẻ mà tôi chưa tiếp xúc bao giờ. Sau khi vừa tự giới thiệu tên tôi, người phụ nữ ở đầu giây bên kia nghẹn ngào: "Mẹ tôi, bà Ann, có nhắc rất nhiều đến cô, tôi là con gái của bà từ tiểu bang miền Đông vừa sang tới. Mẹ tôi đã mất ngày hôm qua. Cám ơn cô đã lo lắng cho bà khi bà còn sống mà chúng tôi không ở gần để chăm sóc cho bà được!"
Món quà tuy không trao được cho ba cụø, nhưng tôi tin chắc trên Thiên đường bà đang mỉm cười hạnh phúc vì có người vẫn nhớ đến bà.
Một dịp đáng nhớ khác, khi chúng tôi gặp trở ngại không giao được quà Giáng Sinh cho một gia đình có ba con nhỏ: vì lúc đến nơi, những người hàng xóm cho biết rằng gia đình này vừa dọn khỏi nhà do không trả nổi tiền thuê nhà; và chung quanh cũng không ai biết họ ở nơi nào.
Thời ấy cũng chưa có cell phone như bây giờ, hễ ra khỏi nhà là xem như mất liên lạc! Làm sao để chúng tôi có thể trao kịp quà tặng cho gia đình này vì tôi muốn họ (nhất là các trẻ nhỏ) được ít nhất có niềm vui này trong mùa lễ. Trong trí nhớ tôi, chợt loé lên một điều: người phụ nữ trong nhà (mẹ của ba đứa con nhỏ), là nhân viên làm việc cho một nhà hàng ăn của Mỹ (mà tôi còn nhớ họ tên cô và tên nhà hàng).
Thế là tôi mở niên giám điện thoại ra tìm số của nhà hàng. Gọi nhà hàng thứ nhất, họ cho biết không có nhân viên nào có tên người mình cần tìm. Không nản lòng, tôi gọi đến nhà hàng cùng tên ở thành phố lân cận. Rất may là tôi đã tìm ra! Và may thêm nữa là người phụ nữ ấy đang có mặt ở đó (trong giờ làm việc) nên tôi có thể tiếp xúc được.
Hôm ấy là đúng buổi sáng ngày Giáng Sinh, 24 tháng 12. Khó lòng mà tả hết nỗi vui mừng như thế nào khi các trẻ em ùa ra nhận quà của chúng, cũng như quà của cả cha mẹ các em, trong buổi chiều áp lễ Giáng Sinh; giữa lúc cả gia đình phải tìm nơi tạm trú với thân nhân khác vì không trả nổi tiền thuê nhà.
Quả thật chính chúng tôi, những người đi trao quà, đã nhận được món quà tinh thần lớn nhất trong ngày hôm ấy: đó là niềm vui của kẻ mang đoá hồng hạnh phúc đến cho những người trong lúc bất hạnh.
Một lần khác, khi bà Laura và tôi đang đứng chờ để được xếp chỗ trong một tiệm ăn, một cô gái trẻ đến chào chúng tôi và hỏi xem chúng tôi có nhớ cô không. Tôi lắc đầu chịu thua vì cố gắng lắm cũng không moi trí nhớ ra được tia sáng nào, dù leo lét mong manh....Cô cười xoà và cho biết, trước đó hơn mười hai năm, cô bé chỉ mới 6, 7 tuổi, đã được nhận quà Giáng Sinh mà bà Laura và chúng tôi đem đến tặng. Cô bảo: "Lúc đó gia đình cháu quá nghèo, đến nỗi không dám nghĩ là mình sẽ có quà Giáng Sinh, mẹ cháu còn đang thoi thóp trên giường bệnh; vậy mà đã nhận được vô số tặng vật thật đẹp do các vị mang đến. Tới bây giờ, cháu vẫn còn giữ và nâng niu con búp bê được tặng dịp ấy, cháu vẫn để trên giường mặc dù gia đình cháu đã phải dọn nhà nhiều lần, nhưng đi đâu cháu cũng mang búp bê đó theo để ghi nhớ một kỷ niệm đáng quý."
Dần dần tình thân giữa bà Laura và chúng tôi ngày càng gắn bó hơn: phải, "chúng tôi" ở đây không chỉ riêng bản thân tôi, mà còn bao gồm các thành viên trong gia đình tôi. Không chỉ là những buổi làm việc, mà chúng tôi còn bao gồm bà trong những dịp lễ lớn, dịp sinh nhật bà, mà chúng tôi biết rằng bà không có một gia đình để chia sẻ niềm vui xum họp trong những ngày này, nên đã mời Bà cùng dự lễ với chúng tôi. Dạo đó, mẹ tôi lại vừa mất, nên các con tôi rất nhớ bà ngoại. Nhờ có bà Laura, hai trẻ nhà tôi cảm thấy rất ấm áp khi quấn quýt bên cạnh bà, nhất là chúng có thể được giải đáp những thắc mắc vô tận: từ đời sống thiên nhiên, các loài sinh vật, những món ăn lành mạnh... đến văn chương, nghệ thuật (bà Laura có văn bằng cao học về văn chương). Bà nghiễm nhiên trở thành Bà Ngoại của các cháu và các cháu cũng quý mến tin cậy Bà qua việc bày tỏ những khúc mắc, khi cần lời khuyên...
Con gái tôi thích viết lách, nên cháu thường hay viết những lá thư dài gửi bà ngoại Laura, những vần thơ mộc mạc đậm chất trẻ thơ mà nhiều năm sau này tôi mới có cơ hội đọc (do người em bạn dì của bà trao lại trong lúc soạn lại tài sản của Bà để lại). Chẳng hạn như dịp Giáng Sinh, cháu tự làm cánh thiệp, vẽ hình con nai, những cây thông có trang hoàng đèn đủ màu và bài thơ cháu tự sáng tác:
"Reindeer, reindeer,
What do you see?
- I see Grandma Laura looking at me!"
Con trai tôi lại thích tâm sự và chia sẻ với Bà Ngoại Laura sự ham thích về sinh vật, cây cối thiên nhiên, về năng lượng xanh cho môi trường... Hai bà cháu thường cùng đi tìm đọc những quyển sách trong thư viện về các đề tài này, hoặc cùng tìm hiểu trên mạng điện toán.
Thỉnh thoảng Bà cũng truyền cảm hứng cho các con tôi và cả tôi về sự nhiệt thành bầu chọn những vị dân cử có tâm huyết với cộng đồng, không phải là các chính trị gia chuyên nghiệp lõi đời từng có tiếng tăm trên chính trường. Những người khi cần đến gặp tôi để được sự hỗ trợ cho các nhu cầu căn bản trong đời sống của họ, trong khi chờ đến giờ hẹn gặp, đều rất thích trò chuyện với bà Laura vì sự cởi mở thân thiện, kiến thức bao quát... Tôi thật sự cám ơn bề trên đã đem đến cho tôi một cánh tay hết sức đắc lực: vượt xa vai trò của một thiện nguyện viên đơn thuần, mà còn là một thành viên thân thiết của gia đình chúng tôi.
Những khi có dịp đi nghỉ hè xa (thường là các chuyến đi cắm trại hoặc tìm hiểu đến những khu vực đậm nét văn hoá của thổ dân da đỏ), bà Ngoại Laura thường chọn những quyển sách thú vị, những món kỷ vật nho nhỏ làm từ chính bàn tay của các thổ dân mang dấu ấn văn hoá độc đáo riêng của họ... mang về làm quà tặng cho các con tôi, kèm với lời giải thích tỉ mỉ về ý nghĩa của các món vật dụng ấy.
Vì được lón lên từ nhỏ trong khung cảnh bát ngát của nông trại, bà Laura đặc biệt yêu mến những con vật thân thiết trong nông trại: đàn bò, những con ngựa.. Bà dành thời gian dẫn con gái tôi, Emily, đi học cỡi ngựa (chắc Bà muốn tìm lại những kỷ niệm thời thơ ấu ở nông trại và đồng thời cũng muốn truyền đạt cho cháu sự ham thích khung cảnh khoảng khoát trên đồng cỏ). Cũng có những lúc mấy bà cháu đi xem kịch (dĩ nhiên bằng tiếng Anh bản xứ), hoặc đi sở thú, viện bảo tàng.
Khi mấy bà cháu ra ngoài, ai cũng ngạc nhiên bởi vì Grandma và hai cháu hoàn toàn không có chút nét gì tương đồng trên gương mặt. Hay có khi người ta đang nghĩ thầm: Chắc có lẽ con bà lập gia đình với một người Á Châu, mà gien di truyền châu Á (trong trường hợp này) lại vượt trội hơn gien của chủng tộc da trắng của bà!
Vì yêu mến loài vật, nên bà Laura cũng không ăn thịt. Mỗi khi mời bà đến dùng cơm, bao giờ chúng tôi cũng chuẩn bị hai loại thực đơn: một chay và một mặn. Cũng có nhiều dịp chúng tôi dùng toàn chay với bà, để có sự đồng nhất trong gia đình. Cũng may là từ nhỏ, tôi không tha thiết lắm với việc dùng thịt, nên thực đơn chay tịnh không phải là vấn đề to tát gì với chúng tôi. Vả lại, thực đơn chay cũng rất phong phú, cũng là dịp tập cho các con tôi lòng yêu mến thú vật và hoà hợp với thiên nhiên, ăn uống lành mạnh, cũng là điều nên làm.
Thời gian dần trôi, thắm thoát mà đã mười bảy năm từ khi chúng tôi có thêm thành viên mới trong gia đình là bà Ngoại Laura. Các con tôi lớn lên, lần lượt tốt nghiệp trung học, rồi con gái tôi xong đại học, được một hãng lớn nhận cháu vào làm sau thời gian thực tập, cũng nhờ điểm số danh dự trong kỳ tốt nghiệp.
Bà Ngoại Laura tất nhiên là có mặt trong từng chặng đường thành tựu này của các cháu: Bà rất vui khi đón hai cháu từ trên khán đài nhà trường, tự tay đeo cho các cháu những vòng hoa; rồi sau đó tham dự cùng gia đình chúng tôi và bạn bè các cháu lễ mừng tiệc.
Đôi khi tôi tự hỏi: không biết có phải mẹ tôi đã gửi Bà đến thay cho mẹ tôi để các cháu không bị đau buồn quá mức khi mẹ xa lìa chúng tôi?
Cùng với sự trưởng thành của các cháu, cũng đồng nghĩa với sức khoẻ suy dần của bà Laura; chúng tôi cảm thấy lo lắng khi Bà bắt đầu thể hiện những triệu chứng của căn bệnh rất phổ biến của người già mà ngay cả cựu tổng thống Reagan cũng không thoát khỏi: bệnh Alzheimer's. Nhiều lúc, bà thì thầm với chúng tôi là có nhiều người theo dõi khu nhà ở của bà, họ tàng hình thành những con bọ máy móc, hoặc thành những máy bay tự động không người lái tí hon, bay vòng vòng trong khu đất nhà của bà.
Chúng tôi chỉ biết an ủi, trấn an và khuyên bà đi gặp bác sĩ để được trị liệu kịp thời. Sau này cũng vì sức khoẻ suy giảm, Bà không còn đến làm thiện nguyện cho trung tâm cao niên của thành phố được nữa. Thay vào đó, tôi khuyên bà nghỉ ngơi, đến các trung tâm thể thao vận động nhẹ, và đọc sách, xem phim cho khuây khoả.
Một vài lần, giữa giờ làm việc, tôi trả lời điện thoại từ thư ký quầy tiếp tân, bảo rằng bà gọi muốn gặp tôi, nhưng vì lầm lẫn nên cứ quay lầm số!
Vài lần khác, Bà bất ngờ đến gặp tôi, tay mang tay kéo: nào valy kéo, nào cặp da, nào túi xách tay... trong đó đựng đầy hồ sơ giấy tờ riêng của bà, khiến tôi hết sức ngạc nhiên vì không hiểu Bà định làm gì. Thì ra Bà nghi ngờ có những kẻ lạ muốn đột nhập nhà để đánh cắp tư liệu của Bà, nên mang tất cả theo trong xe đi khắp nơi.
Những biểu hiện như vậy ngày càng trầm trọng hơn, nhưng Bà vẫn khăng khăng từ chối lời năn nỉ của chúng tôi, cũng như vài người bạn khác của Bà, để tìm cách điều trị. Cho đến lúc chúng tôi nhận được điện thoại từ một người bạn từng làm việc trước kia với Bà, cho hay rằng người bạn này sắp đưa Bà vào bác sĩ khám để điều trị vì Bà hoàn toàn không nhớ đã đậu xe ở đâu, và lạc mất phương hướng.
Sau buổi khám bệnh này, Bà được gửi thẳng vào một bệnh viện tâm thần tư nhân có tiếng, để được trị liệu. Thế là chúng tôi lại lái xe đến thăm Bà; và thật buồn vì người ta giữ Bà trong một khu riêng, có mức độ kiểm soát cao vì sợ Bà trốn ra ngoài. Ngay cả việc tôi muốn xin phép cho Bà ra ngoài đi dạo cũng không được vì không ai đoán trước được phản ứng bất ngờ của những bệnh nhân như Bà. Điều này thật sự gây rất nhiều trói buộc, khó khăn cho Bà, vốn là một người yêu thích đời sống thiên nhiên, phóng khoáng, thường xuyên có những buổi chạy bộ hoặc leo núi; nay bị giam hãm trong khuôn viên bức tường bệnh viện, thử hỏi làm sao Bà có thể chịu được?
Những khi đến thăm, ngồi tâm sự trò chuyện, Bà yêu cầu chúng tôi khoá cửa phòng vì nghi ngờ nhân viên dưỡng đường theo dõi và ghi âm các cuộc nói chuyện của Bà (sự nghi ngờ này là những biểu hiên của căn bệnh Bà mắc phải).
Những buổi thăm viếng như vậy, khó nhất cho chúng tôi là đến giờ chia tay với Bà. Nhìn ánh mắt Bà khẩn khoản mong chúng tôi ở lại, rồi lúc hiểu ra là không thể được, tia nhìn của Bà trở nên thăm thẳm, u uất; mi mắt khép hờ và cứ như vậy cho đến lúc chúng tôi đóng lại sau lưng cánh cửa sắt nặng nề, với tâm trạng trĩu nặng mà không thể làm gì hơn.
Bao giờ cũng thế, mấy mẹ con chúng tôi ra về với những giọt nước mắt đẫm tràn trên gương mặt, đi nhanh như trốn chạy. Thỉnh thoảng khi chồng tôi có thời gian vào cuối tuần, anh cũng tháp tùng chúng tôi đi cùng đến thăm Bà. Chúng tôi mang đến cho Bà những món ăn Bà rất yêu thích: bánh kem sô cô la hoặc bánh chanh nướng xốp. Ánh mắt Bà rực sáng như trẻ con khi nhìn thấy và thưởng thức những món thết đãi đặc biệt này, mặc dù dưỡng đường chăm nom bệnh nhân rất chu đáo. Chúng tôi chăm sóc Bà về tinh thần và sức khoẻ, còn vấn đề tài chính của Bà, lại do một người bạn (nói đúng hơn là một người xếp cũ) của Bà cai quản, vì chúng tôi muốn tránh tuyệt đối những phiền luỵ về sau- và điều này đã chứng minh cho chúng tôi thấy quyết định của mình là đúng.
Sau thời gian vài tháng điều trị tại bệnh viện tâm thần, chúng tôi được nhà thương yêu cầu đi tìm giúp cho Bà nơi chăm sóc dài hạn của các cơ sở tư nhân. Bà đã ở hai nơi này trong thời gian gần hai năm, sau đó được đưa vào cứu cấp vì qúa yếu và vì phổi của Bà đã suy kiệt.
Ngay trước ngày Bà bị đưa vào cấp cứu, tôi đến thăm Bà, lúc này Bà đã lẫn khá nhiều và không nói chuyện được nữa; nhưng hôm ấy, Bà đã nhìn tôi với ánh mắt rất đau buồn: rõ ràng trong đôi mắt kia là một lời từ biệt vĩnh viễn. Tôi không thể nhầm lẫn được thông điệp mà Bà muốn nhắn gửi, và tôi thật sự hoảng hốt với ánh mắt ấy! Tôi không dám tin và cũng không muốn tin rằng Bà đang nói lời vĩnh biệt! Không, không thể nào! Bà Laura của chúng tôi đang được chăm sóc rất tốt mà! Bà chỉ mới 78 tuổi, suốt đời Bà ăn uống lành mạnh và hoạt động thể thao rất đều đặn mà. Không có chuyện gì đâu! Chỉ là trí óc tôi đang tưởng tượng xa quá thôi! Tôi tự trấn an mình như vậy!
Đang trong giờ làm việc buổi sáng hôm sau, tôi nhận được điện thoại báo tin từ nơi chăm sóc Bà, cho biết họ đã đưa Bà vào cứu cấp vì Bà ngã gục không gượng dậy được. Chúng tôi vào Phòng Cấp Cứu thăm viếng ngay chiều hôm ấy: Bà nằm đó nhưng mê man không còn biết gì, và ngày kế tiếp là Bà ra đi.
Thêm một lần nữa các con tôi phải chịu tang Bà Ngoại, nhưng Bà Ngoại này tuy không có liên hệ huyết thống, không cùng một sắc tộc mà gắn bó với chúng tôi vô vàn. Bà đã nhiều lần nhìn tôi âu yếm và nói rằng: "Hai đứa trẻ gọi tôi là Bà Ngoại thì cô là con gái của tôi đấy!"
Vâng, thưa Bà Ngoại Laura, Bà đã là Mẹ của tôi, suốt cả thời gian dài đã bên cạnh để yêu thương và chăm sóc, khuyên nhủ bảo ban, hơn nữa còn làm gương cho các con tôi về tinh thần phục vụ cộng đồng, biết quan tâm đến những người cô đơn, thiếu thốn và bất hạnh nhất. Không phải là chúng tôi đã cho Bà tình thân và mái ấm gia đình như Bà thường nói, mà là chính Bà đã trao tặng mật ngọt của tình Bà cháu, tình Mẹ con cho chúng tôi!
Thật sự các con tôi đã may mắn được ở cạnh Bà thời gian lâu dài gấp mấy lần chúng được ở bên Bà ngoại ruột thịt, vì mẹ tôi mất khi các cháu chỉ mới 6 tuổi và 9 tuổi.
Buổi chiều hôm Bà mất, con trai tôi khi đi học ở đại học về đến nhà và nghe tin dữ, cháu sững người và trao cho tôi một tờ giấy từ trong cặp sách của cháu. Tôi nhìn vào hình vẽ trên trang giấy và hỏi cháu đó là gì: "Không biết tại sao trong giờ học hôm nay, trong đầu con lại hiện nên cảnh tượng này, con chỉ biết ghi lại qua hình vẽ trên tờ giấy này, đây Mẹ xem".
Trong hình vẽ là một người nằm trên giường, góc tay phải phía trên đầu giường là hình một bóng đen, tựa như một đám mây hoặc một hình thù không rõ nét, đang sà xuống giường.
Sau này so sánh lại giờ phút cháu vẽ hình và lúc Bà ngoại Laura nhắm mắt từ giã cõi đời cũng trùng khớp! Hay là Bà muốn nhắn cho cháu biết được Bà đang sắp lìa đời? Hay là cái mà người ta thường gọi là thần giao cách cảm là có thật? Sự liên đới tuy không cùng huyết thống nhưng đủ mạnh mẽ để chuyển đi thông điệp mà Bà muốn nhắn gửi cho đứa trẻ mà Bà yêu thương, là con trai tôi?
Và còn ánh mắt lưu luyến khi chia tay tôi lần cuối cùng, sao Bà có thể linh cảm biết trước được, trong khi các bác sĩ chẩn bệnh rõ ràng là Bà đã mất trí nhớ? Tất cả những điều đó, tôi không sao giải thích nổi, vì nó vượt xa phạm vi chúng ta có thể dùng khoa học để phân tích.
Tôi chỉ biết rằng Bà đã về cõi bình yên, không còn đau đớn và buồn phiền. Vì Bà chuyển bệnh đột ngột và không kịp làm di chúc nên con gái Bà từ xa về đã thưa kiện để dành quyền thừa hưởng tài sản. Người bạn (xếp cũ trước đây) của Bà cũng kiện tụng lại để tranh đoạt. Thật đáng buồn vì trong thời gian Bà đau yếu, đã nhiều lần tôi cố gắng yêu cầu quận hạt liên lạc tìm con gái của Bà để cô ấy về thăm, nhưng cô ta nhất định làm ngơ. Tôi cũng đã làm tường trình với quận hạt về sự không lương thiện của người bạn/người xếp cũ, muốn chiếm đoạt của cải của Bà, nên may mắn rằng quận hạt đã kịp thời trông chừng tài sản của Bà. Tôi không hiểu quận hạt sẽ phân xử ra sao, nhưng thôi, đó là chuyện của họ, những người mải mê tranh dành vật chất. Tôi chỉ biết rằng Bà Laura yêu mến của chúng tôi hiện đang nằm ở một khu nghĩa trang thật đẹp, gần các khu thắng cảnh nổi tiếng, mát dịu và lộng gió.
Nơi Bà Laura yên nghỉ cũng không xây bia mộ, không làm rườm rà. Bà được nằm thảnh thơi với đất trời, y như ước nguyện của Bà: thân xác Bà sẽ hoà tan trong lòng đất, giữa đồi thông vi vu hoà thành tiếng nhạc tự nhiên, tạo nên những bài ca bất tận. Và quan trọng nhất, là Bà vẫn còn những người luôn nhớ đến bà, luôn nhắc nhở Bà với lòng yêu quý, với tình cảm gắn bó, hơn cả ruột thịt...
Hoàng Chi Uyên
Hôm nay,qua bài viết này lại khám phá ra : một văn sĩ đầy tình người trong cô .
Chúc tác giả mọi điều an lành .
Đây chỉ là một vế của phương trình. Vế bên kia chính là tình yêu của người được cho đáp lại.
Bài viết của tác giả đã chứng minh được cả hai vế của phương trình. Xin được thay mặt người nhận chân thành cám ơn người yêu.
Một bài viết hay, đáng dược chia xẻ với thân hữu, bạn bè.
Một bài viết hay, đáng dược đề nghị cho giải thưởng VVNM.
Bài viết rất hay, thấm đậm tình người dù không cùng chủng tộc. Gia đình chúng tôi cũng có người bảo trợ không cùng màu da mà chúng tôi coi như một người thân, một người bạn của vợ chồng tôi và bà ngoại của các cháu.
Hy vọng được đọc thêm nhiều bài nữa của tác giả.
Hằng