Hôm nay,  

Dòng Sông Chảy Qua Khu Phố Việt

11/03/201900:00:00(Xem: 11917)
Người viết: Nhất Chi Mai

Bài số  5638-20-31444-vb2031019

 
Tác giả định cư tại Mỹ năm 2000, hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Với bài "Đoá Hồng Bạch" tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Bài viết mới kể về khu phố Việt ở Massachusetts, giống như Little Saigon ở California.

dong song
Sông Dorchester mùa đông tung bọt rắng.

 
* * *
 

Hôm nay trời rét lắm âm mấy độ C bỏ bao tay ra tôi cảm thấy rất rõ tê cóng khi bấm chụp vài tấm hình của Dorchester.  Tôi đi làm qua đầu đường Dorchester Avenue. Đậu xe rồi đi bộ ngang qua chiếc cầu Memorial Bridge giáp ranh giữa Dorchester với Milton. Đây là cửa ngõ vào Dorchester, thành phố nhiều người Việt định cư nhất của Tiểu bang Massachusetts.

Tấm bảng đề Welcome to Dorchester Lower Mills City of Boston chính giữa phần đường, hai bên là những tòa nhà gạch đỏ đó  là các luxury apartments ngày trước từng có một The Baker chocolate Factory. Phía bên kia đối  diện là tòa đinh thự có hàng chữ Walter Baker rất lớn với các cột đá Hy lạp trang nhã , đó là nơi công ty Walter Baker, nhà sản xuất sô cô la lâu đời nhất của nước Mỹ đấy nhé bạn.

Chiếc cầu màu xanh lục nhạt tươi sáng  như một gạch nối đẹp giữa 2  vùng đất nhất là Dorchester trái tim Việt của Boston đang mùa đông trơ trụi cây cành ,tuyết mới rơi hôm qua. Đi ngang qua cầu tôi dừng lại nhìn dòng sông chảy mạnh mẽ ,tiếng nước tuôn rào rạt qua những đá tảng ở lòng sông đoạn chảy ngang qua thành phố này. Lần đầu tiên tôi đứng lại ngắm dòng sông tên Neponset. Trước giờ đi qua xe lướt nhanh chưa từng đứng lại nhìn dòng nước với lòng sông có nhiều đá tảng vậy. Dorchester có nhiều địa hình đồi đá lắm. Dòng sông chảy mạnh mẽ đã lôi cuốn tâm trí tôi,  tôi băng qua đường tìm nơi nước chảy về .Tôi đi ngược lên theo mạch nước mà nhìn lên và rồi nhìn thấy cảnh ấn tượng cho tôi viết lại này. Dòng sông phẳng êm tại nơi  mực nước cao hơn , nhưng sẽ  chảy  xuống phần thấp hơn- hèn chi đây có tên là Lower Mills, ngang qua 1 cái đập ngăn hai phần khác nhau. Từ chỗ ấy dòng nước tuôn đổ xuống như thác. Trên đường chảy dòng sông qua 2 phần đất Milton  và   Dorchester tiếp theo ,lòng sông uốn quanh những đá và cả bụi cây mọc lên  trong lòng sông ,bên đá... Tôi nhìn thấy cả mấy mảnh băng tuyết trắng  bám quanh thân  cây mảnh mai hay vẫn vương bên bụi cây mặc dù dòng nước tuôn đi mạnh. Hình ảnh mấy mảnh băng tuyết trắng tinh đó  cuốn hút mắt tôi để tôi đứng nhìn nghe dòng sông ầm ào chảy qua sáng mùa đông rét cóng , có đoạn sông sủi bọt trắng xóa nhìn đẹp thật . Ơi Neponset River -cái tên nghe ngộ ngộ, hay nhỉ ,có lẽ đó là tên của thổ dân - là tên của bộ lạc Neponsett Tribe-vì vùng này từng là của Native Americans (or American Indians). Dorchester cũng có Neponset avenue rộng rãi , nhà cửa thoáng đẹp.

Tôi nhìn dòng sông nước trong cuốn trôi chảy qua bên dưới thành phố , và rồi tôi  ngước lên thấy những tòa nhà cao tầng kiến trúc gạch đỏ kiểu cũ nhưng duyên dáng , cảm nhận ra một sự sinh động dưới bóng nếp  êm ả, ổn định sao mà tương phản nhưng kết hợp thành  một vẻ đẹp lạ lùng nếu không quan sát chú y sẽ không dễ nhận ra.

Từ đoạn cửa ngõ vào Dorchester với những căn hộ cao cấp dù ở  trong các tòa nhà 6 tầng kiến  trúc  cũ  nhưng còn bắt mắt; ta đi tới một đoạn ngắn là công viên Dorchester Park cảnh rất êm đềm mà  tôi thường đến bởi mùa xuân hoa lá tươi xanh, còn mùa thu những con đường đi bộ chạy giữa muôn cây lá vàng rực như một rừng thu giữa thành phố. Nơi công viên này khá nhiều đá tảng to lớn như của vùng núi đồi hoang dã.

Bệnh viện Công giáo Carney- là  bệnh viện Catholic đầu tiên của New England từ 1863 lận, nằm kế bên park này; còn đối diện với công viên là nhà thờ Saint Gregory gạch đỏ thẩm  built 1865 rebuilt 1895 nay vẫn sừng  sửng đẹp mà đứng hoặc ngồi ghế nghỉ chân  nơi công viên nhìn ra đường Dorchester sẽ thấy nóc nhà thờ cột đá cao vút.

Tất cả các kiến trúc những nhà thờ khác mà  đi tiếp bạn sẽ gặp; hay các quảng trường: Baker Square, Peabody, Andrew square... Các cửa hiệu bán đồ gia dụng, các Pharmacy CVS Walgreen, nhất là các chợ Việt nam ,các nhà hàng Việt nam đều có mặt trải dài trên con đường huyết mạch giao thông chính của Dorchester là Dorchester Avenue. Người Việt nam ở tiểu bang MA này đều mong muốn về ở Dorchester, dễ dàng đi chợ Việt vì tới mấy chợ Việt nam nào là Trường Thịnh, Phú Cường, Phú Thịnh, hồi trước có Viễn Đông Market nữa. Còn muốn ăn đồ Việt có ngay phở Hoà, phở Lê, phở số 1, phở Hiền Vương, Ánh Hồng  hay phở 2000. Rồi Crawfish ở quán Chị tôi, Sea food Saigon, Thảo Ngọc, Vân Japanese hot pot, Tri Sea food;không thể quên Bánh Mì Ba Lẹ với đồ ăn đủ loại ,cơm, bún .Bánh mì Hương lan bán thêm chả quế , chả có mộc nhĩ,  bánh cuốn .A, có lần  khi tôi đi ăn phở , gặp Vân Sơn Việt Thảo vào quán sau buổi show quay cảnh ở tiểu bang miền Đông Bắc .Tết mùng 1 nhiều nơi nhất là các tiệm Việt Tàu quanh  khu thuong  mai Fields Corner đốt pháo băng dài khai trương đầu năm nghe rộn rã từng bừng lắm trong không khí Xuân Tết nơi xứ tuyết khi trời lạnh giá thở ra khói. Hội chợ Tết cũng mở ở Dorchester trong một trường học hay ở khu Expo Center của South Boston.

 Tới mùa xuân đi dạo biển Savin Hill thuộc khu Dorchester Reservation với con đường chạy bên biển nhiều cây mai biển Beach Plum hoa trắng xinh dáng như bon sai cố vươn ra phía biển ,đôi khi rễ của nó trồi lên trên đất cát.Có những đoạn biển này nhiều vỏ sò thế như từ khai thiên lập địa còn lại tới nay, sóng đánh vào muôn lớp vỏ  nhè nhẹ nghe êm ái như khúc nhạc lao xao.

Đặc biệt nhất là đầu tháng 6 có ngày Dorchester Day có diễn hành của cư dân thật nhiều màu sắc, vui tươi rộn rã. Những ban nhạc của các hội đoàn, Band của các trường trung học kèn thổi trống đánh rầm rộ; các đoàn thiếu nữ mặc đầm cùng một  màu tươi hay đồ thể thao nhảy múa theo nhịp còi của người trưởng đoàn.

Dorchester xưa là đất của người thổ dân Indians và người da đen Africans mà nên có những đoàn diễu hành người ta mặc trang phục rất đặc trưng của dân tộc họ, có những bộ đồ kết hình tượng chim , thú ở nón ở thân áo xòe rộng rất cầu kỳ rực rỡ nhiều màu sắc tuy trông rườm rà khá nặng, họ đi trong tiếng trống kèn hào hùng rộn rã, họ bận những bộ đồ độc đáo đi bộ đường dài mấy cây số dưới nắng hè nóng chói suốt một ngày tập trung và diễu hành qua những con phố chính và đường Dorchester ave để đóng góp cho sự kiện quan trọng của thành phố hàng năm. Một ngày diễu hành thật đông vui đặc sắc phấn khởi cho người dân vùng Dorchester - một trong 23 vùng lân cận của  Boston, neighborhoods of Boston- tham dự  và  thưởng ngoạn.

Cũng không thể nào thiếu và quên nói là đoàn diễu hành của người Việt Dorchester Boston, đoàn các phụ nữ mặc áo dài và khăn vành vàng, đeo băng ron chéo qua ngực màu vàng có 3 sọc đỏ, đoàn cầm quốc kỳ vàng VNCH theo sau là các xe jeep chở các cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hoà trong quân phục oai nghiêm.

Các quan chức dân biểu của chính quyền hành pháp thì cũng nhân dịp này đi cổ động, chào hỏi bắt tay người dân với các bảng hiệu to tướng đề tên của các ứng cử viên hay chức vụ hiện tại sẵn sàng cho mùa bầu cử sắp tới. Các chú hề mũi đỏ mặc đồ xiếc cũng đi diễu hành sà vào đám đông đang đứng ngồi ở bên lề làm trò cười nói ,bắt tay trẻ con, kẹo được tung ra lia ra , có các xe hoa mà người ta cầm tung, quăng từng nắm kẹo cho trẻ em và người lớn  dưới đường.

Có một cảnh tôi rất thích và còn nhớ mãi đó là đoàn vài người phụ nữ Mỹ trắng ngồi trên các xe đạp 1 bánh cao nghệu như các xe đạp xiếc vậy mà họ vừa đạp xe trong trang phục áo thun quần jean xanh cũ, tay cầm sáo thổi các bài dân ca Mỹ nghe thật là hay; phong thái họ trông  ngầu ngau , hay hay, đúng chất Mỹ phóng khoáng chân chất.

Bên kia đường đi dạo biển đẹp Dorchester đó là trường Đại học UMass, với Campus mênh mang, xa kia là JFK building màu đá hoa cương đen soi bóng xuống vịnh biển xanh yên  với bảo tàng John F Kennedy và Library. Nếu bạn không muốn dạo biển nữa thì có thể leo lên đồi cây , đi đến thăm các Bảo tàng Commonwealth tri ân các quân nhân và nữ quân nhận phục vụ trong các cuộc chiến tranh Vietnam War, Southwest Asia, War of Terror , Iraq hay vào Kennedy Institute có 2 hàng cột đá mỗi bên 25 cái đứng đều dàn chào  đón  du  khách  trên 1 cột khắc tên 1 tiểu bang Hoa kỳ, bên trong Viện có nơi họp hội chính quyền, dân biểu ...với kiến trúc sang trọng tường sơn vàng chanh ,hoa văn đèn kết trên vòm, thảm hoa xanh biển những hàng ghế vòng tròn, bên ngoài có gallery tranh của dòng họ Kennedy.

Theo tôi được biết có thời kỳ trước đây nói đến Dot- nick name của Dorchester là người ta sợ ,ái ngại đi đến hay ở vì nhiều vụ bắn súng ,ẩu đã thanh toán nhau của người da đen , có những con đường  các  khu nhà vô cùng cũ kỹ rệu rã, rác nhiều không hốt dọn. Người ta bảo hồi đó có những nhà cho không nhưng  không ai dám lấy, không muốn sống nơi bất ổn quanh đó. Vậy mà người Việt nam mình dần dần tiến đến mua nhà lấn sâu dần vào vùng Dorchester , người da đen thổ dân" chạy"- dạt ra để người Việt nhập vào. Người  Việt Nam đi đến đâu thì mở tiệm Nail đến đấy : các Nail salon Nail apply mọc lên phải không ; người Việt nam mua nhà mở tiệm tạp hóa mở chợ ,lập văn phòng dịch vụ bảo lãnh khai thuế , tiệm gửi tiền về Việt nam, tiệm hoa .Các văn phòng luật sư , bác sĩ, nha sĩ , địa ốc,  trạm  tàu chính subway and bus station, bảo hiểm xe cộ , tiệm uốn tóc, trường dạy Nail- lái xe, phòng vé máy bay, sửa computer, gởi hàng về Việt nam... bao nhiêu dịch vụ thương mại đều chọn Dorchester Ave để làm nơi giao dịch phát triển cho cộng đồng VN xứ này

Rồi hội người già Senior Kit Clark , Sara thành lập cho người già có chỗ hội họp sinh hoạt hằng ngày,Tết đến có liên hoan.

Housing cho người gia có mấy địa điểm nằm ngay trên Dorchester Avenue hay rất gần đường này. Dorchester  House là 1 khu y tế clinic đã được xây dựng phục vụ chủ yếu cho người Việt với nhiều y tá dược tá,  bác sĩ,  người tiếp nhận cuộc hẹn...là người Việt. Chính trong này có lớp yoga miễn phí do cô giáo Việt chỉ dẫn, tôi cũng có lúc tham gia vào các sáng thứ 2 và thứ 5 từ 9 am.

Và một nơi ai cũng từng nghe dễ tìm dễ đến là Việt- Aid hàng ngày có nhiều lớp sinh hoạt cho cả người lớn như hội họp lớp khiêu vũ,  lớp học mua nhà lần đầu tiên...hoặc nhờ giúp học thi quốc tịch nhờ người dẫn đi lăn tay làm hồ sơ các loại ,bảo lãnh.  Tết có buổi lễ Tất niên và chúc xuân múa lân, ăn uống, có các cuộc lễ giỗ tổ Hùng vương  hay họp đồng hương. Còn các lớp cho trẻ thì không thể thiếu Trung tâm Việt ngữ Văn lang đủ các trình độ khác nhau dạy và giữ gìn tiếng Việt đến thế hệ con cháu sau này. Có thêm lớp Vỏ Vovinam , Bình Định, ; rồi nơi giữ trẻ, preschool Âu cơ,  lớp tutor sau giờ học cho học sinh lớp 3-7. VietAID thành lập từ 1994 tại số 42 Charles st với mục đích " xây dựng một cộng đồng người Mỹ gốc Việt mạnh mẽ và biến Fields Corner thành một khu phố sôi động, đa dạng " thực sự đã đạt được thành quả như vậy. VietAID viết tắt của Vietnamese American Initiative for Development Inc. - Đúng với ý nghĩa khởi đầu cho sự phát triển người Mỹ gốc Việt nơi đây.

Thành phố Dorchester bất ổn đã dần khá lên đẹp ra nhờ cộng đồng người Việt nam đó. Người Việt Nam cũng mát tay bạn nhỉ - bởi vì người Việt chăm chỉ chí thú lo làm ăn, xây dựng nhà cửa ,quan tâm lẫn nhau ,có nền tảng gia đình mạnh mẽ ,đóng góp nền văn hóa bản sắc Việt cho nơi quê hương thứ 2 này bên cạnh các cộng đồng khác tại Hoa kỳ. Dorchester đã thịnh vượng lên ,yên ổn hơn nhiều. Nhà cửa Dorchesster bây giờ rất nhiều người Việt làm chủ hay  thuê , họ muốn sống ở đây , giá nhà cũng tăng vọt gấp chục lần ! Dorchester có nhiều cảnh nhiều nhà cổ- history house lắm ,mổi ngày tôi được khám phá thêm những nơi đẹp của Dorchester như hôm nay ngắm sông Neponset mùa đông nước chảy tuôn ào ạt manh mẽ qua các ghềnh đá ở lòng sông đoạn qua thành phố.

Tôi liên tưởng người Việt nam nói chung hay người Boston Dorchester nói riêng sức sống tiềm tàng vượt qua chướng ngại khó khăn nơi xứ lạ quê người để tồn tại vươn lên,  có khác gì mạch sống dòng chảy của dòng sông qua mùa đông rất khắc nghiệt ,thời tiết giá rét tê liệt mọi sự .Cảm ơn Nê pong xét -Neponset River cái tên thật ngộ, đáng yêu để gọi.

Mấy ngày sau tuyết đổ tiếp , tôi lại đến bên dòng sông đứng nhìn những lớp tuyết phủ trắng đầy trên các tảng đá to nâu rêu bám dày ở lòng sông và bên các cụm bụi cây nơi  khúc sông trên cao đổ xuống  Lower Mills. Cảm nhận sức tuôn trào của nó đã truyền cho tôi cảm hứng viết lên bài  này về thành phố Dorchester dù tôi không ở đây mà ở thành phố kế cận. Theo Wikipedia viết thì địa danh Lower Mills là từ sự kiện Israel Stoughton một si quan chỉ huy, colonial commander gốc Anh đã cho xây nhà máy xay xát đầu tiên khoảng 1630 nơi sông Neponset để xay nghiền bắp ;chỗ ấy giờ là khu quận tài chánh Dorchester _- Milton , gần vị trí những tòa nhà của nhà máy Chocolate sau đó được xây nên.

Rồi mùa Xuân sẽ trở lại sau mùa đông tàn úa khó chịu , tôi sẽ đi theo đường Columbia road tới Blue hill ave để vào xem Franklin Zoo vì xuân về ngàn cây trổ lá non đẹp trong khuôn viên rộng lớn của Sở Bách Thú vùng Dorchester nầy, có rất nhiều động vật quý hiếm để coi như Lạc đà trắng, hưu cao cổ, hổ trắng, hổ vàng,  sư tử, đà điểu, ngựa vằn, vịt Uyên ương màu lông sặc sỡ, chim trĩ xanh biếc, hạc trắng ,công múa xòe đuôi , lộng lẫy khoe màu bên mấy cây đào hoa màu hồng sen rất đẹp. Và sẽ ghé lại Neponset coi nước mùa xuân nó có tràn trề dâng cao hơn ngập các đá ở lòng sông không, nơi thành phố Dorchester trái tim của người Việt Boston Massachusetts.

Nhất Chi Mai

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,017,978
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Đây là bài viết mới của Ông.
Tôi đi mình lên trong chuyến xe lửa từ Paris sang Thụy Sĩ với tâm trạng nôn nao và thoáng lo âu ngần ngại, mặc dù đây không phải là lần đầu thân gái dặm trường xuyên quốc gia như thế này
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài "Nước Mỹ là nhà của Mị" ký tên thật là Quynh Gibney.
Tác giả: Nguyễn Thị Thêm Bài số 5834-20-31618-vb5111419 Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975, dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO, hiện là cư dân Nam Ca Li. Bà kể, "Chồng tôi là lính VNCH. Hai con tôi nay là lính của quân đội Hoa Kỳ. Tôi hết làm vợ lính lại làm mẹ lính." Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ơng định cư tại Mỹ từ 1990, hiện làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice A Journey of Hope" của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.
Nhạc sĩ Cung Tiến