Tác giả: Iris Đinh
Bài số 5614-20-31420-vb3021219
Iris Đinh là tác giả đã nhận giải Chung Kết 2017, với hai bài "Chuyện Góc Bếp," và “Con Bé Nổi Loạn,” hai tự sự về mẹ và con gái trong một gia đình đổ vỡ. Sau 13 năm trở lại trường học và thực tập, mẹ trở thành một thạc sĩ về y tế tâm thần. Cô con gái từng nổi loạn thì trở thành Tiến sĩ Anne Q. Phan tại đại học UC Irvine và UC San Diego, người xác định được gene gây đột biến giúp sinh vật mọc thêm tay chân, mà báo O.C. Register đã đăng tin ngày 5 tháng Tư 2013. Sau đây là bài mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
***
Đối với những người đang say đắm với một mối quan hệ mới, một người phối ngẫu mới, chắc ít ai nghĩ tới hay tin rằng một ngày nào đó mối quan hệ hay gia đình của họ tan vỡ. Dù cho không tan vỡ, nhiều khi họ phải gắng gượng sống trong sự bất hạnh, và nghĩ rằng hoàn cảnh của mình không thể nào khá hơn.
Văn hào Tolstoy đã mở đầu cuốn “Ana Karenina” nổi tiếng của ông rằng: “Những gia đình hạnh phúc đều giống nhau, nhưng các gia đình bất hạnh thì lại muôn màu muôn vẻ.” Tuy vậy, những cái muôn màu muôn vẻ cũng không hoàn toàn khác nhau.
Qua kinh nghiệm cá nhân và nghề nghiệp, tôi thấy có những điều không may cứ được lặp đi lặp lại từ cá nhân này tới cá nhân khác, từ gia đình này tới gia đình khác, và nhiều khi từ đời này qua đời khác trong một gia đình.
Khi những người cùng hoàn cảnh có dịp ngồi lại để chia sẻ, tâm sự và trợ giúp nhau, họ nhận ra rằng trường hợp của họ không phải là cá biệt. Từ đó, họ thấy bớt cô đơn, bế tắc và mặc cảm, và họ thường cảm thấy mạnh mẽ tự tin hơn, để tìm ra giải pháp tốt nhất cho hoàn cảnh khó khăn của mình.
Trong 15 năm làm cán sự xã hội chống bạo hành trong gia đình và 7 năm làm chuyên gia y tế tâm thần, tôi đã gặp rất nhiều hoàn cảnh dở khóc dở cười hay rất nguy hiểm của các thân chủ. Những chuyện tiêu biểu bao gồm một số trường hợp tôi sẽ kể hầu các bạn và quý vị độc giả, trong những ngày đầu năm mới, hy vọng những người đang phân vân trước ngã ba đường đời, hay đang cô đơn tuyệt vọng, tìm được một vài điều hữu ích cho chính mình.
Những mẩu chuyện, những mảnh đời kể lại sau đây đã được người viết góp nhặt và sắp xếp lại cho gọn gàng từ những kinh nghiệm phục vụ các thân chủ hay tương tác với những người quen biết. Tên thật cùng nhiều chi tiết cá nhân của các nhân vật và ngày tháng nơi chốn được thay đổi để bảo mật. Tất cả các nhân vật có tên tiếng Việt đều đã cho phép người viết chia sẻ chuyện của họ, với lòng mong mỏi mang chút hy vọng và thông tin cần thiết tới những người đang có hoàn cảnh tương tự. Nếu có ai thấy chuyện kể ở đây có điều chi giống trường hợp của mình, thì chỉ là sự trùng hợp tình cờ ngoài ý muốn của người viết.
1. Cô Nora (2003)
Trong hàng trăm thân chủ tôi đã phục vụ ở nhà tạm trú giúp nạn nhân bạo hành gia đình, cô Nora là một trong những người tôi khó có thể quên.
Cô khoảng 30 tuổi, to lớn và có bề ngoài hung dữ, nhìn gần càng sợ hơn với những hình xâm trên ngực và hai cánh tay. Cô tới trú ngụ, chưa đầy tuần lễ, để chạy trốn người bạn trai cũ và băng đảng dưới sự điều hành của ông, người đã hăm giết cô chết để bịt miệng, mặc dù ông ta đang ngồi tù chờ tòa xét xử. Cô cũng bị dính líu trong vụ án với tội danh đồng lõa, và phải ra tòa lấy cung lúc 10 giờ sáng ngày hôm đó, mãi tận Santa Cruz, cách San Jose khoảng 50 phút lái xe.
Cô Nora ít nói, mặt mày lúc nào cũng như đang căng thẳng bực bội, không làm bạn với các người đàn bà khác trong nhà, và các khách trọ đều có vẻ e dè khi có mặt cô.
Khi có việc cần tới nhân viên giúp đỡ, cô nói cộc cằn và không tâm sự gì nhiều, nên mọi người cũng không biết nhiều về cô. Mỗi buổi sáng, cô đi sớm khoảng 6, 7 giờ, để lo giấy tờ cần thiết và đi xin việc làm cho tới gần 9 giờ tối, giới nghiêm mới về. Nhà tạm trú có 2 ca chính: Ca ngày từ 9 giờ sáng tới 6 giờ chiều, và ca đêm từ 6 giờ chiều tới 8 giờ sáng hôm sau. Giới nghiêm từ 9 giờ tối đến 8 giờ sáng, thân chủ/khách trọ ai có việc cần đi sớm thì cứ đi, nhưng không trở lại nhà được cho tới 8 giờ sáng. Những người quản lý ca (giữ/giải quyết hồ sơ) như tôi chỉ làm ban ngày, và riêng tôi đến sớm lúc 8 giờ để cho nhân viên trực ca đêm ra về.
Mới hơn 7 giờ sáng ngày hôm đó, khi đang trên đường tới chỗ làm, tôi đã nhận được tin nhắn từ nhân viên trực đêm rằng phải cẩn thận khi tới sở vì có một thân chủ, cô Nora, đang quậy phá, la hét và đập cửa rầm rầm đòi vô nhà lại, sau khi đã đi ra cả tiếng đồng hồ và chưa hết giờ giới nghiêm. Nhân viên không mở cửa cho cô vô nhà, vì họ không cảm thấy an toàn. Họ chờ tôi tới để quyết định có gọi cảnh sát bắt hay đuổi cô đi vì vi phạm nội quy, luật lệ của nhà tạm trú.
Khi tôi tới, cô không còn đập cửa, nhưng vẫn lớn tiếng la khóc chửi bới mà không ai hiểu cô nói cô cần gì. Cách giải quyết dễ nhất cho chúng tôi là gọi cảnh sát mang cô đi ngay vì cô đã vi phạm nội quy.
Trong khi vẫn còn thái độ hùng hổ, mặt đỏ gay, cô bước tới trước mặt tôi đang đứng bên ngoài cửa. Với quần da bó và giầy ống cao, cô mặc áo khoác kềnh càng không cài nút, để lộ ra những hình xâm kỳ lạ trên bộ ngực đồ sộ, và làn da hơi đỏ, sạm nắng nhăn trước tuổi. Những nữ trang của cô cũng to lớn nặng nề như thân hình vạm vỡ. Hai mắt cô nhìn tôi một cách tuyệt vọng đau đớn như một con thú bị thương, và cô đưa hai bàn tay to lớn nắm lấy hai vai tôi mà lắc như đứa bé lắc con búp bê (vi phạm thêm một kỷ luật nữa).
Dù cảm thấy sợ, có cái gì đó ngăn không cho tôi gọi cảnh sát. Tôi né hai tay cô ra, cố gắng bình tĩnh nhìn thẳng vào mắt cô hỏi rằng:
- Tôi biết cô đang có chuyện gì đó quan trọng cần kíp lắm, và cô cần giúp đỡ có đúng không?
Cô khóc to hơn và nói trong tiếng nấc. Tôi vẫn chẳng nghe ra điều gì cả.
- Tôi muốn giúp, nhưng cô đừng la lớn. Tôi không hiểu và tôi cũng sợ nữa.
Cô Nora đưa hai tay lên cao, bước lùi lại, ngưng khóc, sững người một chút, rồi nói một hơi rành mạch:
- Xin lỗi! Xin lỗi! Tôi không cố ý làm chị sợ. Tôi sẽ không làm tổn thương chị đâu. Tôi sẽ nói chậm lại và rõ hơn cho chị hiểu: Sáng nay tôi dậy sớm đón xe buýt từ 6 giờ sáng để ra tòa. Đi ra tới trạm xe, tôi mới nhớ mình quên mang theo thẻ căn cước (identification card). Khi trở lại nhà, họ không cho tôi vô để lấy giấy tờ và hăm gọi cảnh sát bắt nếu tôi không ngưng đập cửa. Tôi không la sao được, vì không có giấy tờ để đi hầu tòa hôm nay, tòa sẽ bắt tôi ngồi tù.
- Bây giờ tôi sẽ mở cửa cho cô vô nhà lấy giấy tờ để đi.
Cô Nora vô nhà tìm được giấy tờ, nhưng rồi trở ra và lại khóc:
- Bây giờ đã quá trễ rồi. Tôi phải có mặt lúc 10 giờ mà bây giờ đã gần 9 giờ. Làm sao kịp.
- Tôi rành đường thành phố đó. Tôi có thể chở cô tới nơi dù tôi không có bổn phận, nhưng tôi sợ chở một người to lớn và đang nóng giận đi chung xe, cô hiểu ý tôi không?
- Có trời làm chứng! Tôi sẽ không bao giờ hại chị. Tôi không muốn đi tù, nhưng không ai hiểu tôi và không ai chịu giúp. Chị làm ơn giúp tôi! Tôi không hung dữ như người ta tưởng đâu. Tôi hứa...tôi thề...
- Đừng thề! Tôi sẽ chở cô tới đó cho kịp giờ. Khi xong chuyện ở tòa, cô tự đón xe về. Rất tiếc..., hôm nay cô vi phạm luật lệ vì la hét lớn tiếng, tôi sẽ phải tham khảo thêm với bà giám đốc, và chắc tôi sẽ phải đóng hồ sơ và chuyển cô đi nhà tạm trú khác theo điều luật đã ấn định. Cô có thắc mắc gì không? Nếu cô muốn khiếu nại quyết định này, tôi sẽ giúp cô phần giấy tờ.
- Chị giúp chở tôi tới tòa sáng nay là tôi vui và biết ơn rồi. Tôi biết tôi đã vi phạm nội quy, không thắc mắc hay khiếu nại gì đâu. Chiều nay về, tôi sẽ dọn quần áo để đi. Chưa có ai tốt với tôi như chị. Nói rồi cô ôm chầm lấy tôi khóc nữa.
- Lên xe đi! Đừng khóc và đừng nói chuyện nhiều, để tôi lái xe cho an toàn và kịp giờ. Cô cũng cần tập trung để chuẩn bị hầu tòa. Mình chỉ còn đúng 50 phút nữa. Gọi cho luật sư của cô ngay, để họ biết mình đang trên đường. Tôi mong mọi chuyện ở tòa sẽ suông sẻ cho cô.
Người đàn bà to lớn ngoan ngoãn lên xe. Bây giờ trông cô hiền lành yếu đuối với nét mặt mệt mỏi đầy ưu tư. Cô giữ lời hứa không nói chuyện hay la khóc trên xe, nhưng thỉnh thoảng lại quay qua nhìn tôi, nói cảm ơn vói ánh mắt thân thiết, gần gũi như một người bạn lâu năm. Khi tới tòa, tôi đi với cô vào gặp người luật sư tòa chỉ định. Lần này, cô xin được ôm tôi trước khi chia tay.
Tôi lọt thỏm trong lòng cô, bị xiết muốn hụt hơi, và tôi cảm nhận rằng cô ôm tôi như đứa bé ôm cái chăn nhỏ khi bị bắt buộc đi vào nhà trẻ.
*
2. Ông Barry (2004)
Thống kê và các cuộc nghiên cứu cho thấy từ 85 đến 90 phần trăm nạn nhân của bạo hành gia đình là người nữ, chỉ có chừng 15 dến 10 phần trăm là nam. Trong thời gian làm nhân viên cho 2 trong số 5 cơ quan thiện nguyện chống bạo hành ở Quận Hạt Santa Clara, từ 2003 đến 2012, tôi chỉ có khoảng 5 thân chủ (kể cả người từ chối được giúp đỡ) là đàn ông. Một trong số 5 người này là ông Barry.
Bấy giờ, ông khoảng 57 tuổi, và là một đại thương gia người Mỹ thành đạt, rất nổi tiếng về đầu tư địa ốc và nhà hàng. Hai năm trước, ông đã quen cô bạn gái mới 25 khi ông 55 tuổi. Cô từ bên Tàu qua du học ở một trường đại học cộng đồng trong vùng, và hai người đã tình cờ gặp nhau ở một nhà hàng nơi cô làm việc chạy bàn.
Mối quan hệ này sau đó có nhiều sóng gió nên ông muốn chia tay, còn cô vẫn muốn trở thành vợ ông. Cô có gắng liên lạc qua lại và đến nhà ông ngay cả khi ông không muốn gặp. Cô gái hăm dọa tự tử và cắt tay mình nhiều lần trước mặt ông để thuyết phục ông làm đám cưới. Hai người đã nhiều lần xô xát.
Tháng 1 năm 2005, có người hàng xóm nghe những tiếng kêu cứu của ông, khi ông bị cô dùng vật bén nhọn tấn công, nên có người gọi số khẩn cấp 911, và cảnh sát đã đến lập biên bản. Cảnh sát giới thiệu ông tới chương trình chống bạo hành cho người trên 50 tuổi mà tôi đang làm việc lúc đó.
Ngày 11 tháng 3, ông không tới văn phòng mà chỉ nói chuyện qua điện thoại với chúng tôi về vấn đề bảo đảm an toàn cho ông. Ông nói rằng trước đây ông chỉ muốn giúp đỡ cô bạn gái khi cô còn chân ướt chân ráo trên đất Mỹ một mình. Bây giờ, ông đã dứt khoát vì tánh tình không hợp, và từ nay cô sẽ không làm phiền ông nữa.
Vì cô đã từng tìm cách vô nhà ông kể cả dùng giầy cao gót để đập bể của kính, chúng tôi khuyên ông nên thay các ổ khóa vào nhà và gắn thêm hệ thống báo động. Ông lịch sự cảm ơn sự quan tâm của chúng tôi, và từ chối các trợ giúp vì ông có thể tự lo liệu được mọi chuyện. Ông nói rằng không cần thiết để thay ổ khóa cửa hay gắn hệ thống báo động, vì ông là một người đàn ông khỏe mạnh, còn cô bạn gái chỉ là một thiếu nữ nhỏ bé yếu đuối.
Ngày 16 tháng 3, tất cả các báo chí trong vùng loan tin ông Barry đã bị cô bạn gái trẻ đâm chết với nhiều nhát dao ngay tối hôm trước, tại nhà riêng của ông, sau khi cô tìm cách vào nhà và chờ ông về. Còn cô gái nghe kể cũng tự cắt cổ tay và tự đâm dao vào cổ, bị mất nhiều máu nhưng được cứu sống.
Tháng 7 năm sau, 2005, khi ra tòa cô gái nói rằng cô yêu ông hết lòng, ông là tất cả cuộc đời của cô. Cô muốn ăn đời ở kiếp với ông, nhưng cô đã bị ông lạm dụng và đánh đập khi không vừa ý điều gì. Cô nhận rằng đã đâm ông để tự vệ, và trong cơn nóng giận, thất vọng vì bị hắt hủi, cô đã đâm ông tới chết và muốn chết chung với ông. Trong phiên tòa, gia đình cô trưng ra bằng chứng cô đã bị bệnh tâm thần và vẫn uống thuốc an thần từ trước khi qua Mỹ học.
Cuối cùng, tòa xử cho cô đi bệnh viện tâm thần, thay vì ngồi tù. Còn sở tôi làm đã cho tôi và 2 bạn đồng nghiệp trong chương trình đi gặp người tư vấn để giải tỏa sự hoang mang sợ hãi, nếu có.
Những người đàn bà yếu đuối, trẻ con, người già yếu, tật nguyền hay có hoàn cảnh cùng quẫn thường ở vào cái thế dễ bị ngược đãi bạo hành đã đành, đằng này ông Barry là một một người đàn ông trung niên khỏe mạnh, giầu có và quyền thế, mà có thể vì đã quá chủ quan nên ra nông nỗi. Ai có ngờ đâu! Thảm kịch có thể xảy ra cho bất cứ ai, và đó đã là một trong những bài học nhập môn nhớ đời cho tôi.
3. Cường và Kiều (2005)
- Chào chị! Tôi tên Cường.
- Chào anh Cường! Tôi là Ái, đường dây nóng cho bạo hành gia đình. Tôi có thể giúp anh điều gì ạ?
- Tôi có vấn đề với vợ tôi. Cô ta không nghe lời tôi. Tôi muốn chị nói chuyện với cô ta để cô ta biết nghe lời tôi.
- Thưa anh Cường! Anh có cảm thấy rằng anh đang gặp nguy hiểm không?
- Điều nguy hiểm cho tôi là tôi đã lỡ cưới cô vợ này, ngoài ra không còn gì là nguy hiểm.
- Vậy chúng ta có thể tiếp tục, và tôi sẽ hỏi anh một số câu hỏi, nhưng trước tiên tôi cần thông báo cho anh biết một điều lệ quan trọng.
- Dạ được. Chị nói đi.
- Chúng tôi là nhân viên có trách nhiệm phải phúc trình sự ngược đãi trẻ em, người già, người có tật nguyền và khi có người có kế hoạch gây tổn thương cho chính mình hay cho người khác. Ngoài ra, tất cả những chuyện riêng tư anh sắp kể cho tôi nghe đều được bảo mật. Anh có đồng ý không?
- Tôi đồng ý! Tôi không làm gì sai. Tôi không cần bảo mật.
- Đó là trách nhiệm của chúng tôi. Vậy bây giờ mình bắt đầu với các câu hỏi về trường hợp của anh nhé?
- Được chị!
- Ai đã giới thiệu tới anh dịch vụ của chúng tôi?
- Bạn tôi giới thiệu.
- Anh có đang sợ người vợ của anh sẽ gây tổn thương cho anh không?
- Tổn thương gì? Tôi đã nói với chị là cô ta không nghe lời tôi. Tôi đã đánh cô ta mấy lần mà cô ta cũng không chịu nghe.
- Anh đánh chị khi nào?
- Mấy tháng trước. Trước khi cô ta sanh con. Bây giờ sanh rồi, tôi muốn làm hòa. Thực ra, vợ tôi đẹp và dễ thương lắm. Cô ta đã đi du học bên Nga, lấy được bằng tiến sĩ kinh tế tài chánh, chỉ có cái tật không biết nghe lời. Tôi về Việt Nam cưới cô ta qua đây được hơn một năm. Tôi chưa muốn bỏ.
- Rất tiếc, nhiệm vụ của chúng tôi là giúp đỡ những nạn nhân bị bạo hành. Anh là người đánh vợ thì chúng tôi không có dịch vụ nào cho anh. Tuy nhiên, tôi cũng có thể giới thiệu anh đi cơ quan khác có chương trình giúp đỡ người bạo hành.
- Thế còn vợ tôi? Cô ấy vẫn không chịu nghe lời tôi.
- Chị nhà là người bị bạo hành. Nếu chị ấy cần sự giúp đỡ của chúng tôi, chị có thể gọi số điện thoại này. Nếu chúng tôi có tin tức hay nghi ngờ anh đánh chị hoặc làm điều gì khác nguy hiểm khi có sự hiện diện của cháu bé, chúng tôi sẽ gọi và gửi phúc trình tới cơ quan chức năng để bảo vệ em bé.
- Từ ngày có con... tôi không đánh vợ nữa... tôi muốn làm hòa. Người trên đường dây nóng ngập ngừng trả lời.
- Anh có muốn tôi giới thiệu dịch vụ tư vấn gia đình từ cơ quan khác cho anh không?
- Thôi được rồi chị ạ. Tôi chưa cần. Tôi sẽ đưa số điện thoại của chị cho vợ tôi để cô ta gọi chị. Cô ta tên Kiều.
- Tốt lắm! Anh còn cần chúng tôi giúp anh điều gì nữa không?
- Không cảm ơn chị. Chào!
- Chào anh! Tôi mong nhận được điện thoại của chị nhà.
Một năm sau, 2006.
- Chị ơi em là Kiều, chị có phải chị Ái không?
- Dạ đúng rồi! Tôi có thể giúp gì cho Kiều không? Zipcode em số mấy?
- Dạ 95xxx.
- Kiều bao nhiêu tuổi? Em có con nhỏ đang ở với em không?
- Em 30, con em 1 tuổi chị ạ.
- Nếu chị nghe thấy rằng con em bị ngược đãi, bố mẹ dùng bạo lực hay chất kích thích không hợp lệ khi con ở trong nhà, bố hay mẹ có kế hoạch làm tổn thương nhau hay tổn thương con, chị là nhân viên chị phải báo cáo với cơ quan thẩm quyền nhé! Ngoài những điều đó ra, những chuyện gì về đời tư của em chị sẽ giữ kín. Em đồng ý không?
- Dạ em đồng ý, em hiểu. Chồng em cho em số phôn của chị từ năm ngoái nhưng em ngại chưa gọi chị.
- Thế hôm nay gọi mình có chuyện gì đây? Em có được an toàn, có ổn không?
- Em không biết sao nữa... em còn ở nhà của ảnh mua trước khi cuới em ở đây, nhưng chồng em cứ đi đi về về Việt Nam. Anh ấy nói có bồ mới rồi và sẽ bỏ em. Em qua đây gần 2 năm, chưa có thẻ xanh, con em mới 1 tuổi, làm sao em nuôi con em được chị?
- Anh ấy không còn đánh em nữa chứ?
- Dạ bây giờ không còn đánh chị ơi. Em nói nếu anh ấy đánh em, em sẽ gọi cảnh sát, nhưng không biết em có dám gọi không? Em sợ em phải về Việt Nam. Chị ơi nếu anh ấy không ký giấy cho em nộp đơn xin thẻ xanh 10 năm thì sao chị? Anh ấy hăm sẽ để mặc cho em bị đuổi về.
- Những lần anh ấy đánh em trước đây em có gọi cảnh sát không?
- Không chị ạ.
- Em có bằng chứng như hình ảnh, videos, hay ai đó làm chứng là anh ấy đã đánh em không?
- Em có bà hàng xóm biết, nhưng em không chắc bà ta có dám làm chứng không. Em có hình ảnh em chụp sau khi bị anh ấy đánh bầm mặt bầm mày và cả trên người nữa, em còn để trong email chị ạ.
- Như vậy em có thể mở hồ sơ với cơ quan của chị để họ giúp em về pháp lý trong vấn đề xin thẻ xanh và có thể xin lệnh cấm chế (Restraining Order) nếu em còn sợ anh ấy sẽ làm hại em.
- Em có mướn luật sư ở ngoài được không chị?
- Nếu em có tiền, em có thể mướn luật sư ở ngoài. Em có việc làm không? Có đủ tiền sống và nuôi con không? Em nói tiếng Anh được chứ?
- Em đang làm bán thời gian, nhưng em sắp có việc toàn thời gian chị ạ. Em nói được tiếng Anh. Chắc em lo được.
- Thế tại sao em lo em không nuôi được con?
- Em thấy buồn...
- Em buồn về điều gì? Bao lâu rồi?
- Em buồn từ khi mới qua đây. Anh ấy không còn tử tế như lúc về gặp em khi còn bên Việt Nam.
- Khi em buồn em có ai để chia sẻ tâm sự không?
- Dạ em chỉ có bác gái này bên hàng xóm thỉnh thoảng nói chuyện với em, mà em không dám nói gì nhiều.
- Thế bây giờ em muốn chị giúp em điều gì?
- Em không biết nữa. Em phân vân quá. Anh ấy còn thương em không chị?
- Em sống với anh ấy mà em không biết ảnh có thương em không thì làm sao chị biết được. Nếu em chưa xác định được em cần gì hay muốn gì thì chị đề nghị em tham gia nhóm hỗ trợ cho phụ nữ mỗi tối thứ ba. Chị là người điều hợp nhóm. Em cứ tới địa chỉ chị sẽ cho em, rồi làm giấy tờ tham dự nhóm khi em tới. Mang cả con em đi, sẽ có người giữ trẻ cho em.
Sáu tháng nữa, Kiều vẫn chưa tham gia nhóm hỗ trợ, nhưng Kiều lại gọi cho tôi một lần nữa:
- Chị ơi! Anh ấy đã làm giấy ly dị với em và về VN làm hôn thú với người khác rồi. Em cũng đã nhờ luật sư làm thẻ xanh 10 năm cho em và đã có thẻ xanh mới. Em đi làm toàn thời gian và muớn được chung cư cho hai mẹ con em ở riêng. Còn anh ấy đã bán căn nhà cũ, không dư bao nhiêu vì nợ nhà băng nhiều. Ảnh trả em một ít tiền và sẽ không cấp dưỡng cho con hay cho em sau này.
- Vậy là hai người dứt khoát rồi hả? Thế em cần chị giúp điều gì hôm nay?
- Em muốn hỏi chị xem anh ấy còn thương em không?
- Thế em nghĩ sao?
- Anh ấy bỏ em về Việt nam cưới người khác mà người đó chưa qua đây.
- Anh ấy cưới vợ khác rồi sao em còn hỏi chị câu này? Ý em muốn gì?
- Em hỏi vì anh ấy đề nghị đưa em đi nghỉ mát ở Hawaii một tuần, con thì gửi bà hàng xóm.
- Thế em nghĩ sao? Em có muốn bỏ con còn nhỏ đi một tuần với một người đã cưới vợ khác và đang chờ vợ mới của anh ta qua đây trong vòng mấy tháng nữa không?
- Em không hiểu ý anh ta muốn gì, còn thương em không?
- Em có thấy anh ta thương em trong thời gian em sống chung với anh ta không? Và anh ta có trách nhiệm với em và con không? Nếu thương có đi cưới vợ khác không?
Đầu giây bên kia im lặng.
- Em nghĩ xem anh ta muốn gì?
- Em nghĩ anh ta chỉ muốn ngủ với em thôi.
- Nếu chỉ để ngủ với em thì em nghĩ em đáng giá bao nhiêu một đêm, thay vì anh ta đi ngủ với gái?
Lại im lặng, và tôi vẫn chờ bên đầu giây bên này.
- Em hiểu rồi chị ạ! Chỉ vì em buồn và cô đơn nên em rối trí nghĩ không ra.
- Nếu em thấy buồn và cô đơn thì em có muốn đi gặp các bạn khác có hoàn cảnh tương tự như em không? Những người này gặp nhau mỗi tối thứ ba trong nhóm hỗ trợ của chị. Có thể em sẽ tìm được một vài người bạn thân để chia sẻ giúp đỡ nhau khi cần.
- Chị cho em địa chỉ đi, tối thứ ba em tới. Cảm ơn chị nhiều. Em nghĩ ra rồi.
4. Duyên (2008)
- Chị ơi em giận con em quá!
- Em được mấy cháu, bao nhiêu tuổi rồi?
- Em có hai đứa, con gái hơn 3 tuổi và con trai gần 2 tuổi.
- Các cháu có khỏe không? Còn em đang làm việc gì hay ở nhà?
- Em làm lắp ráp điện tử, luơng không đủ nuôi con.
- Thế em đi làm, con gửi ở đâu?
- Em gửi bà chị em, có lúc em có tiền trả có lúc không. Bả cũng hay cằn nhằn em vì con gái em nó rất khó tính lại kén ăn.
- Em có nhận tiền cấp dưỡng hay tiền trợ cấp chính phủ cho thêm không?
- Em không nhận tiền gì từ chính phủ hết, còn chồng em hắn cờ bạc nợ nần nhiều quá. Khi em cằn nhằn, hắn đánh em rồi hắn bỏ đi, em tìm không ra.
- Thế sao em giận con em, con bé hơn 3 tuổi đó hả? Em muốn chị giúp em điều gì?
- Em đã điên rồi nó còn làm em điên hơn. Nó không chịu ăn cơm nhà bà chị em. Khi em đón nó hồi sớm, nó than đói đòi ăn cheese burger ở Mc Donald. Em chỉ còn 6 dollars trong túi.
- Thế rồi em đã làm gì? Có đưa con đi ăn không?
- Em không đủ tiền trả tiền thuê phòng tháng này. Em đón hai đứa rồi chạy qua bên nhà chồng kiếm ba tụi nó.
Người mẹ trẻ bỗng dưng lặng lẽ, khuôn mặt đẹp nhưng u buồn đang cứng lại để chống chọi với những giọt nước mắt sắp tràn ra, và tôi kiên nhẫn chờ.
- Tiền không có mà nó không chịu ăn cơm bà chị em nấu. Đã vậy khi em chở hai đứa chạy qua nội kiếm ba nó, mong ba tụi nhỏ đưa cho em ít tiền về trả tiền phòng và mua đồ ăn mua thuốc cho con, con bé cứ một hai bắt em đi về không kiếm ba nó nữa.
- Cháu nói gì?
- Con bé không khóc ăn vạ như trước. Nó lạnh lùng nói như ra lệnh cho em: Thôi về đi! Không tìm nữa. Ba đã chết rồi! Tìm chỉ vô ích!
Kể rồi người mẹ trẻ bật khóc.
- Khi cháu nói thế, em nghĩ gì?
- Em thấy nó nói cũng đúng... nhưng em giận quá!
- Em giận cháu hay giận ai?
- Em giận ba nó, em giận em. Em giận em ngu quá!
- Sau đó mẹ con đi đâu?
- Em chở tụi nó ra Mc Donald mua ba cái cheese burgers cho ba mẹ con.
- Bây giờ mẹ con no bụng chưa?
- No rồi chị ạ, mà em cũng chưa biết ngày mai ra sao.
- Em mang con về cho mẹ con nghỉ ngơi đi. Có thể em sẽ xin được CalWork để có tiền giữ trẻ, trợ cấp gia cư, tiền mặt và học bổng trong 5 năm, để đi học thêm có một cái nghề vững chắc và lương bổng khá hơn. Ngày mai mình bàn thêm nha.
Ba năm sau, mẹ Duyên tốt nghiệp 2 năm cao đẳng và có việc làm tại một hãng điện tử ở Santa Clara. Sau hai năm đi làm cán sự điện tử, Duyên đã đặt cọc mua được căn nhà di động (mobile home) xinh xắn, thoáng mát. Mẹ cười tươi hơn trước rất nhiều, và các con bây giờ đã tạm ổn định, tuy vẫn còn hơi buồn vì không có được sự chăm sóc của bố. Duyên đã có đủ tiền cho hai con đi học võ hai ngày trong tuần cho được mạnh khỏe cả thể xác lẫn tinh thần. Cuối tuần mẹ chở hai con đi tham gia hướng đạo và các sinh hoạt văn hóa trong cộng đồng, còn mẹ thì thăm nom giúp đỡ ông ngoại già yếu và những người bệnh tật neo đơn khác.
Chị cầu chúc cho Duyên, hai cháu, và đại gia đình được nhiều ơn lành và sẽ vượt qua được những thử thách trong đời sống hằng ngày.
5. Bé Tâm (2014)
- Cô Ái ơi! Con nói chuyện với cô chút được không?
- Được chứ! Con đang ở đâu, khỏe không?
- Con đang đứng ở ban công. Con không khỏe. Con tính nhảy lầu.
- Bố mẹ con có nhà không? Có ai biết con định nhảy lầu không?
- Bố mẹ không có nhà. Ông bà và em con trong phòng, đang ngủ, không biết con ở ngoài này.
- Con tiếp tục nói chuyện với cô nhá, con đồng ý không?
- Đồng ý.
- Con định khi nào con nhảy?
- Con không biết. Con đứng đây nãy giờ. Con định nhảy rồi con nhớ tới cô, nên con gọi cô.
- Cảm ơn con đã nhớ tới cô và gọi cô. Con định nói với cô điều gì?
- Con định nói con muốn chết vì con là nguyên nhân cho bố mẹ cãi nhau.
- Cảm ơn con đã kể cho cô nghe chuyện này.
- Cảm ơn cô đã bắt phôn, đã nghe con nói.
- Thế sau khi con chết, con nghĩ bố mẹ có còn cãi nhau không?
- Chắc còn...
- Thế cái chết của con đâu giải quyết được chuyện bố mẹ cãi nhau. Có khi họ có thêm lý do để cãi nhau vì cái chết của con.
Im lặng.
- Con nghĩ tới chuyện chết lâu chưa?
- Khoảng một năm.
- Con định chết bằng những cách nào?
- Con có con dao nhỏ mà bén dấu trong phòng. Con muốn cắt tay cho chảy hết máu rồi chết.
- Sao con chưa cắt? Cái gì đã ngăn con lại?
- Con chưa cắt vì em con không muốn con chết. Nó sẽ buồn lắm. Bố mẹ con... chắc cũng buồn.
- Con thương em và bố mẹ hở?
- Dạ.
- Con còn con dao trong phòng không?
- Em con nó lấy dấu mất rồi.
- Con còn cách nào khác để chết nữa không?
- Chỉ còn nhảy lầu thôi.
- Con vẫn còn ý định muốn chết à?
- Dạ.
- Vậy cô phải báo cho cảnh sát và bố mẹ con đấy. Con giữ phôn chờ cô nhá. Đồng ý không?
- Đồng ý! Con chờ cô.
Khoảng 60 giây sau:
- Con còn đó không?
- Còn ạ.
- Cảm ơn con đã chờ cô. Cô gọi cảnh sát rồi. Và cô cũng cho họ số điện thoại của con và của bố mẹ con. Con đang ở đâu?
- Con vẫn đứng đây.
- Chừng 2, 3 phút nữa họ sẽ tới thăm con và có thể họ đưa con đi bệnh viện nhé!
- Họ tới rồi cô ạ.
- Con nói chuyện với họ đi. Nếu cần gì gọi cô. Cô gọi bố mẹ con bây giờ. Cô thương con nhiều!
Bé Tâm ơi!
Cô chúc mừng con đã chữa trị xong, không còn phải uống thuốc và con đã tốt nghiệp trung học năm đó, và bây giờ con lại sắp tốt nghiệp đại học. Hai chị em con đã là những học sinh, sinh viên chăm chỉ thông minh, và có những lý tưởng phục vụ cho xã hội thật cao đẹp. Gia đình con trải qua nhiều thay đổi khó khăn, nhưng đã ổn định. Cô cũng rất mừng là con và ông bà bây giờ đã thân thiện và hiểu nhau nhiều hơn. Ông bà lúc nào cũng thương con; văn hóa và ngôn ngữ khác biệt đã là những rào cản, nhưng với tình thương, gia đình con đã vượt qua được. Cô rất hãnh diện về con, và cầu chúc con luôn yêu thương và được yêu thương!
6. Cúc-Lan (2016)
- Chào em! Tôi là Ái, Clinical Social Worker.
- Em là Cúc-Lan.
- Hôm nay em khỏe không?
- Em okay.
- Việc học tốt không? Điều gì đã đưa em tới đây?
- Em thấy buồn và mệt. Không biết em có tốt nghiệp cuối năm nay không.
- Đêm qua em ngủ mấy tiếng?
- Em ngủ khoảng 3, 4 tiếng, vì tối qua phải làm bài khuya.
- Thường em ngủ mấy tiếng?
- Thường thì 5 hay 6.
- Buổi chiều tan trường em làm gì?
- Em về nhà bạn trai kiếm gì ăn rồi đi làm đến 8 giờ tối. Sau đó em về nấu cơm ăn với em trai rồi làm bài.
- Em ở với những ai nữa?
- Em ở với ba và 4 anh em họ.
- Có ăn chung với anh em họ không?
- Dạ không. Ba thì về khuya.
- Mẹ em ở đâu?
- Mẹ ở dưới Fresno với 4 em nhỏ, em và em trai kế mới về ở với ba từ năm ngoái.
- Em và em trai có đủ đồ ăn không?
- Đủ cho bữa tối.
- Sáng và trưa thì sao, có ăn trưa ở trường không?
- Sáng em không có đồ ăn. Bạn có cho kẹo bánh ăn vặt. Em không có phiếu ăn trưa ở trường. Chiều em về nhà bạn trai, hắn cho em ăn, nhưng hôm nay tụi em gây lộn bỏ nhau rồi.
- Chút nữa cô nói chuyện với cô Mai về phiếu ăn trưa tạm cho em hôm nay, và mình nộp đơn cho những ngày sắp tới nhé. Ba em có ký đơn cho em ăn trưa chưa?
- Ba em có nộp nhưng học khu không cho vì nói lợi tức cao hơn năm ngoái, nhưng ba nói lợi tức không cao hơn. Em sợ ba nên không dám hỏi thêm.
- Để cô Mai giúp em chuyện này.
- Hồi nãy em nói em buồn, cô giúp gì được cho em không?
- Cô chỉ cho em làm hòa với bạn trai đi!
- Em có vui với bạn trai này không? Hắn có đối xử tốt với em không?
- Hắn hay bắt nạt em và ghen tuông vô cớ, nhưng hắn cho em ăn.
- Nếu em có đủ đồ ăn em có muốn làm hòa với hắn không?
- Chắc không cô ạ.
- Đến giờ em phải vô lớp học rồi. Trước khi vô lớp, em tạt ngang phòng cô Mai lấy đồ ăn trưa nay và phiếu cho ngày mai nhé. Tuần sau cô trở lại gặp em, mình sẽ nói chuyện thêm. Có gì cần em cứ gặp cô Mai trước, hay gọi điện thoại cho cô.
Cúc-Lan thân mến,
Chúc mừng em đã tốt nghiệp trung học và lấy được bằng thẩm mỹ để đi làm toàn thời gian. Cầu chúc em đạt được nguyện vọng làm chủ một cơ sở thẩm mỹ một ngày không xa, để em có thể giúp các em nhỏ của em thoát ra sự nghèo khó. Cô cũng cầu nguyện cho em có được những người bạn biết trân quý, ủng hộ em và sẵn sàng chia sẻ với em trên đường đời.
*
Qua kinh nghiệm với các thân chủ và tất cả những người tôi đã có dịp chia sẻ và hỗ trợ khi họ gặp những khó khăn, tôi nhận ra rằng: Sớm hay muộn, ai cũng có những lúc bối rối khi phải đương đầu với thử thách và khó khăn trong đời, nhất là trong những giai đoạn cuộc đời mình có nhiều đổi thay, ví như người ta đang đứng trước một cây cầu khỉ bắc ngang qua dòng sông, như ngày tôi còn bé muốn qua nhà chị Hai bên kia bờ. Những cây cầu khỉ bằng tre trơn trượt lắt lẻo, đặc biệt khi trời mưa, và càng nguy hiểm hơn khi trời tối. Tuy vậy, người ta cũng thường làm thêm những tay vịn cho người đi vịn vào cho an toàn, khỏi té xuống sông có khi chết đuối.
Tay vịn cũng giống như những cơ quan, tổ chức, các nhân viên cung cấp dịch vụ xã hội, những người cố vấn, tư vấn, các vị lãnh đạo tinh thần, các nhà trị liệu, và các nhóm hỗ trợ cho người cùng hoàn cảnh (support groups). Những “tay vịn” này có thể giúp cho người gặp khó khăn trở ngại, vượt qua thử thách để đến được nơi mình muốn đến một cách an toàn nhất có thể.
Nước Mỹ là một nơi giầu có cả về lòng nhân ái và tài nguyên vật chất. Người tị nạn hay di dân, và cả dân bản xứ, có khi lạm dụng sự rộng rãi bao dung một cách không hợp pháp và không thực sự cần thiết. Trớ trêu thay, khi họ thực sự cần được giúp đỡ về vật chất và nhất là về sức khỏe tinh thần, thì họ lại không có những thông tin cần thiết, hoặc biết nhưng vì chủ quan coi thường vấn đề của mình như ông Barry; cần mà không bình tĩnh hợp tác với nhân viên để có kết quả tốt nhất như cô Nora, hay không biết rằng mình có quyền nhận sự trợ giúp như trường hợp của Duyên hay Cúc-Lan.
Sự trợ giúp cần thiết có khi chỉ là những lời hỏi han, sự quan tâm, cũng có thể giúp một người vượt qua cơn buồn phiền trầm cảm, sự sợ hãi tuyệt vọng, như trường hợp của Kiều, và có thể cứu được một mạng người như trường hợp của bé Tâm.
Phần tôi, nếu chưa gặp những người như đã kể trên, chắc tôi vẫn còn than vãn cho những chuyện không may của mình. Kinh nghiệm làm việc với họ đã giúp tôi vượt qua sự sợ hãi cố hữu, những thành kiến và phê phán hẹp hòi. Tôi biết gượng dậy bước tới sau khi ngã, không sân hận hay mặc cảm có lỗi, biết tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần, tập đưa tay mở lòng ra để chia sẻ cảm thông với người, nhất là biết thương mình, lo cho mình, quý trọng và tri ân những gì mình đang có ở đất nước giàu có tốt đẹp này.
Iris Dinh
Bài số 5614-20-31420-vb3021219
Iris Đinh là tác giả đã nhận giải Chung Kết 2017, với hai bài "Chuyện Góc Bếp," và “Con Bé Nổi Loạn,” hai tự sự về mẹ và con gái trong một gia đình đổ vỡ. Sau 13 năm trở lại trường học và thực tập, mẹ trở thành một thạc sĩ về y tế tâm thần. Cô con gái từng nổi loạn thì trở thành Tiến sĩ Anne Q. Phan tại đại học UC Irvine và UC San Diego, người xác định được gene gây đột biến giúp sinh vật mọc thêm tay chân, mà báo O.C. Register đã đăng tin ngày 5 tháng Tư 2013. Sau đây là bài mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
***
Đối với những người đang say đắm với một mối quan hệ mới, một người phối ngẫu mới, chắc ít ai nghĩ tới hay tin rằng một ngày nào đó mối quan hệ hay gia đình của họ tan vỡ. Dù cho không tan vỡ, nhiều khi họ phải gắng gượng sống trong sự bất hạnh, và nghĩ rằng hoàn cảnh của mình không thể nào khá hơn.
Văn hào Tolstoy đã mở đầu cuốn “Ana Karenina” nổi tiếng của ông rằng: “Những gia đình hạnh phúc đều giống nhau, nhưng các gia đình bất hạnh thì lại muôn màu muôn vẻ.” Tuy vậy, những cái muôn màu muôn vẻ cũng không hoàn toàn khác nhau.
Qua kinh nghiệm cá nhân và nghề nghiệp, tôi thấy có những điều không may cứ được lặp đi lặp lại từ cá nhân này tới cá nhân khác, từ gia đình này tới gia đình khác, và nhiều khi từ đời này qua đời khác trong một gia đình.
Khi những người cùng hoàn cảnh có dịp ngồi lại để chia sẻ, tâm sự và trợ giúp nhau, họ nhận ra rằng trường hợp của họ không phải là cá biệt. Từ đó, họ thấy bớt cô đơn, bế tắc và mặc cảm, và họ thường cảm thấy mạnh mẽ tự tin hơn, để tìm ra giải pháp tốt nhất cho hoàn cảnh khó khăn của mình.
Trong 15 năm làm cán sự xã hội chống bạo hành trong gia đình và 7 năm làm chuyên gia y tế tâm thần, tôi đã gặp rất nhiều hoàn cảnh dở khóc dở cười hay rất nguy hiểm của các thân chủ. Những chuyện tiêu biểu bao gồm một số trường hợp tôi sẽ kể hầu các bạn và quý vị độc giả, trong những ngày đầu năm mới, hy vọng những người đang phân vân trước ngã ba đường đời, hay đang cô đơn tuyệt vọng, tìm được một vài điều hữu ích cho chính mình.
Những mẩu chuyện, những mảnh đời kể lại sau đây đã được người viết góp nhặt và sắp xếp lại cho gọn gàng từ những kinh nghiệm phục vụ các thân chủ hay tương tác với những người quen biết. Tên thật cùng nhiều chi tiết cá nhân của các nhân vật và ngày tháng nơi chốn được thay đổi để bảo mật. Tất cả các nhân vật có tên tiếng Việt đều đã cho phép người viết chia sẻ chuyện của họ, với lòng mong mỏi mang chút hy vọng và thông tin cần thiết tới những người đang có hoàn cảnh tương tự. Nếu có ai thấy chuyện kể ở đây có điều chi giống trường hợp của mình, thì chỉ là sự trùng hợp tình cờ ngoài ý muốn của người viết.
1. Cô Nora (2003)
Trong hàng trăm thân chủ tôi đã phục vụ ở nhà tạm trú giúp nạn nhân bạo hành gia đình, cô Nora là một trong những người tôi khó có thể quên.
Cô khoảng 30 tuổi, to lớn và có bề ngoài hung dữ, nhìn gần càng sợ hơn với những hình xâm trên ngực và hai cánh tay. Cô tới trú ngụ, chưa đầy tuần lễ, để chạy trốn người bạn trai cũ và băng đảng dưới sự điều hành của ông, người đã hăm giết cô chết để bịt miệng, mặc dù ông ta đang ngồi tù chờ tòa xét xử. Cô cũng bị dính líu trong vụ án với tội danh đồng lõa, và phải ra tòa lấy cung lúc 10 giờ sáng ngày hôm đó, mãi tận Santa Cruz, cách San Jose khoảng 50 phút lái xe.
Cô Nora ít nói, mặt mày lúc nào cũng như đang căng thẳng bực bội, không làm bạn với các người đàn bà khác trong nhà, và các khách trọ đều có vẻ e dè khi có mặt cô.
Khi có việc cần tới nhân viên giúp đỡ, cô nói cộc cằn và không tâm sự gì nhiều, nên mọi người cũng không biết nhiều về cô. Mỗi buổi sáng, cô đi sớm khoảng 6, 7 giờ, để lo giấy tờ cần thiết và đi xin việc làm cho tới gần 9 giờ tối, giới nghiêm mới về. Nhà tạm trú có 2 ca chính: Ca ngày từ 9 giờ sáng tới 6 giờ chiều, và ca đêm từ 6 giờ chiều tới 8 giờ sáng hôm sau. Giới nghiêm từ 9 giờ tối đến 8 giờ sáng, thân chủ/khách trọ ai có việc cần đi sớm thì cứ đi, nhưng không trở lại nhà được cho tới 8 giờ sáng. Những người quản lý ca (giữ/giải quyết hồ sơ) như tôi chỉ làm ban ngày, và riêng tôi đến sớm lúc 8 giờ để cho nhân viên trực ca đêm ra về.
Mới hơn 7 giờ sáng ngày hôm đó, khi đang trên đường tới chỗ làm, tôi đã nhận được tin nhắn từ nhân viên trực đêm rằng phải cẩn thận khi tới sở vì có một thân chủ, cô Nora, đang quậy phá, la hét và đập cửa rầm rầm đòi vô nhà lại, sau khi đã đi ra cả tiếng đồng hồ và chưa hết giờ giới nghiêm. Nhân viên không mở cửa cho cô vô nhà, vì họ không cảm thấy an toàn. Họ chờ tôi tới để quyết định có gọi cảnh sát bắt hay đuổi cô đi vì vi phạm nội quy, luật lệ của nhà tạm trú.
Khi tôi tới, cô không còn đập cửa, nhưng vẫn lớn tiếng la khóc chửi bới mà không ai hiểu cô nói cô cần gì. Cách giải quyết dễ nhất cho chúng tôi là gọi cảnh sát mang cô đi ngay vì cô đã vi phạm nội quy.
Trong khi vẫn còn thái độ hùng hổ, mặt đỏ gay, cô bước tới trước mặt tôi đang đứng bên ngoài cửa. Với quần da bó và giầy ống cao, cô mặc áo khoác kềnh càng không cài nút, để lộ ra những hình xâm kỳ lạ trên bộ ngực đồ sộ, và làn da hơi đỏ, sạm nắng nhăn trước tuổi. Những nữ trang của cô cũng to lớn nặng nề như thân hình vạm vỡ. Hai mắt cô nhìn tôi một cách tuyệt vọng đau đớn như một con thú bị thương, và cô đưa hai bàn tay to lớn nắm lấy hai vai tôi mà lắc như đứa bé lắc con búp bê (vi phạm thêm một kỷ luật nữa).
Dù cảm thấy sợ, có cái gì đó ngăn không cho tôi gọi cảnh sát. Tôi né hai tay cô ra, cố gắng bình tĩnh nhìn thẳng vào mắt cô hỏi rằng:
- Tôi biết cô đang có chuyện gì đó quan trọng cần kíp lắm, và cô cần giúp đỡ có đúng không?
Cô khóc to hơn và nói trong tiếng nấc. Tôi vẫn chẳng nghe ra điều gì cả.
- Tôi muốn giúp, nhưng cô đừng la lớn. Tôi không hiểu và tôi cũng sợ nữa.
Cô Nora đưa hai tay lên cao, bước lùi lại, ngưng khóc, sững người một chút, rồi nói một hơi rành mạch:
- Xin lỗi! Xin lỗi! Tôi không cố ý làm chị sợ. Tôi sẽ không làm tổn thương chị đâu. Tôi sẽ nói chậm lại và rõ hơn cho chị hiểu: Sáng nay tôi dậy sớm đón xe buýt từ 6 giờ sáng để ra tòa. Đi ra tới trạm xe, tôi mới nhớ mình quên mang theo thẻ căn cước (identification card). Khi trở lại nhà, họ không cho tôi vô để lấy giấy tờ và hăm gọi cảnh sát bắt nếu tôi không ngưng đập cửa. Tôi không la sao được, vì không có giấy tờ để đi hầu tòa hôm nay, tòa sẽ bắt tôi ngồi tù.
- Bây giờ tôi sẽ mở cửa cho cô vô nhà lấy giấy tờ để đi.
Cô Nora vô nhà tìm được giấy tờ, nhưng rồi trở ra và lại khóc:
- Bây giờ đã quá trễ rồi. Tôi phải có mặt lúc 10 giờ mà bây giờ đã gần 9 giờ. Làm sao kịp.
- Tôi rành đường thành phố đó. Tôi có thể chở cô tới nơi dù tôi không có bổn phận, nhưng tôi sợ chở một người to lớn và đang nóng giận đi chung xe, cô hiểu ý tôi không?
- Có trời làm chứng! Tôi sẽ không bao giờ hại chị. Tôi không muốn đi tù, nhưng không ai hiểu tôi và không ai chịu giúp. Chị làm ơn giúp tôi! Tôi không hung dữ như người ta tưởng đâu. Tôi hứa...tôi thề...
- Đừng thề! Tôi sẽ chở cô tới đó cho kịp giờ. Khi xong chuyện ở tòa, cô tự đón xe về. Rất tiếc..., hôm nay cô vi phạm luật lệ vì la hét lớn tiếng, tôi sẽ phải tham khảo thêm với bà giám đốc, và chắc tôi sẽ phải đóng hồ sơ và chuyển cô đi nhà tạm trú khác theo điều luật đã ấn định. Cô có thắc mắc gì không? Nếu cô muốn khiếu nại quyết định này, tôi sẽ giúp cô phần giấy tờ.
- Chị giúp chở tôi tới tòa sáng nay là tôi vui và biết ơn rồi. Tôi biết tôi đã vi phạm nội quy, không thắc mắc hay khiếu nại gì đâu. Chiều nay về, tôi sẽ dọn quần áo để đi. Chưa có ai tốt với tôi như chị. Nói rồi cô ôm chầm lấy tôi khóc nữa.
- Lên xe đi! Đừng khóc và đừng nói chuyện nhiều, để tôi lái xe cho an toàn và kịp giờ. Cô cũng cần tập trung để chuẩn bị hầu tòa. Mình chỉ còn đúng 50 phút nữa. Gọi cho luật sư của cô ngay, để họ biết mình đang trên đường. Tôi mong mọi chuyện ở tòa sẽ suông sẻ cho cô.
Người đàn bà to lớn ngoan ngoãn lên xe. Bây giờ trông cô hiền lành yếu đuối với nét mặt mệt mỏi đầy ưu tư. Cô giữ lời hứa không nói chuyện hay la khóc trên xe, nhưng thỉnh thoảng lại quay qua nhìn tôi, nói cảm ơn vói ánh mắt thân thiết, gần gũi như một người bạn lâu năm. Khi tới tòa, tôi đi với cô vào gặp người luật sư tòa chỉ định. Lần này, cô xin được ôm tôi trước khi chia tay.
Tôi lọt thỏm trong lòng cô, bị xiết muốn hụt hơi, và tôi cảm nhận rằng cô ôm tôi như đứa bé ôm cái chăn nhỏ khi bị bắt buộc đi vào nhà trẻ.
*
2. Ông Barry (2004)
Thống kê và các cuộc nghiên cứu cho thấy từ 85 đến 90 phần trăm nạn nhân của bạo hành gia đình là người nữ, chỉ có chừng 15 dến 10 phần trăm là nam. Trong thời gian làm nhân viên cho 2 trong số 5 cơ quan thiện nguyện chống bạo hành ở Quận Hạt Santa Clara, từ 2003 đến 2012, tôi chỉ có khoảng 5 thân chủ (kể cả người từ chối được giúp đỡ) là đàn ông. Một trong số 5 người này là ông Barry.
Bấy giờ, ông khoảng 57 tuổi, và là một đại thương gia người Mỹ thành đạt, rất nổi tiếng về đầu tư địa ốc và nhà hàng. Hai năm trước, ông đã quen cô bạn gái mới 25 khi ông 55 tuổi. Cô từ bên Tàu qua du học ở một trường đại học cộng đồng trong vùng, và hai người đã tình cờ gặp nhau ở một nhà hàng nơi cô làm việc chạy bàn.
Mối quan hệ này sau đó có nhiều sóng gió nên ông muốn chia tay, còn cô vẫn muốn trở thành vợ ông. Cô có gắng liên lạc qua lại và đến nhà ông ngay cả khi ông không muốn gặp. Cô gái hăm dọa tự tử và cắt tay mình nhiều lần trước mặt ông để thuyết phục ông làm đám cưới. Hai người đã nhiều lần xô xát.
Tháng 1 năm 2005, có người hàng xóm nghe những tiếng kêu cứu của ông, khi ông bị cô dùng vật bén nhọn tấn công, nên có người gọi số khẩn cấp 911, và cảnh sát đã đến lập biên bản. Cảnh sát giới thiệu ông tới chương trình chống bạo hành cho người trên 50 tuổi mà tôi đang làm việc lúc đó.
Ngày 11 tháng 3, ông không tới văn phòng mà chỉ nói chuyện qua điện thoại với chúng tôi về vấn đề bảo đảm an toàn cho ông. Ông nói rằng trước đây ông chỉ muốn giúp đỡ cô bạn gái khi cô còn chân ướt chân ráo trên đất Mỹ một mình. Bây giờ, ông đã dứt khoát vì tánh tình không hợp, và từ nay cô sẽ không làm phiền ông nữa.
Vì cô đã từng tìm cách vô nhà ông kể cả dùng giầy cao gót để đập bể của kính, chúng tôi khuyên ông nên thay các ổ khóa vào nhà và gắn thêm hệ thống báo động. Ông lịch sự cảm ơn sự quan tâm của chúng tôi, và từ chối các trợ giúp vì ông có thể tự lo liệu được mọi chuyện. Ông nói rằng không cần thiết để thay ổ khóa cửa hay gắn hệ thống báo động, vì ông là một người đàn ông khỏe mạnh, còn cô bạn gái chỉ là một thiếu nữ nhỏ bé yếu đuối.
Ngày 16 tháng 3, tất cả các báo chí trong vùng loan tin ông Barry đã bị cô bạn gái trẻ đâm chết với nhiều nhát dao ngay tối hôm trước, tại nhà riêng của ông, sau khi cô tìm cách vào nhà và chờ ông về. Còn cô gái nghe kể cũng tự cắt cổ tay và tự đâm dao vào cổ, bị mất nhiều máu nhưng được cứu sống.
Tháng 7 năm sau, 2005, khi ra tòa cô gái nói rằng cô yêu ông hết lòng, ông là tất cả cuộc đời của cô. Cô muốn ăn đời ở kiếp với ông, nhưng cô đã bị ông lạm dụng và đánh đập khi không vừa ý điều gì. Cô nhận rằng đã đâm ông để tự vệ, và trong cơn nóng giận, thất vọng vì bị hắt hủi, cô đã đâm ông tới chết và muốn chết chung với ông. Trong phiên tòa, gia đình cô trưng ra bằng chứng cô đã bị bệnh tâm thần và vẫn uống thuốc an thần từ trước khi qua Mỹ học.
Cuối cùng, tòa xử cho cô đi bệnh viện tâm thần, thay vì ngồi tù. Còn sở tôi làm đã cho tôi và 2 bạn đồng nghiệp trong chương trình đi gặp người tư vấn để giải tỏa sự hoang mang sợ hãi, nếu có.
Những người đàn bà yếu đuối, trẻ con, người già yếu, tật nguyền hay có hoàn cảnh cùng quẫn thường ở vào cái thế dễ bị ngược đãi bạo hành đã đành, đằng này ông Barry là một một người đàn ông trung niên khỏe mạnh, giầu có và quyền thế, mà có thể vì đã quá chủ quan nên ra nông nỗi. Ai có ngờ đâu! Thảm kịch có thể xảy ra cho bất cứ ai, và đó đã là một trong những bài học nhập môn nhớ đời cho tôi.
3. Cường và Kiều (2005)
- Chào chị! Tôi tên Cường.
- Chào anh Cường! Tôi là Ái, đường dây nóng cho bạo hành gia đình. Tôi có thể giúp anh điều gì ạ?
- Tôi có vấn đề với vợ tôi. Cô ta không nghe lời tôi. Tôi muốn chị nói chuyện với cô ta để cô ta biết nghe lời tôi.
- Thưa anh Cường! Anh có cảm thấy rằng anh đang gặp nguy hiểm không?
- Điều nguy hiểm cho tôi là tôi đã lỡ cưới cô vợ này, ngoài ra không còn gì là nguy hiểm.
- Vậy chúng ta có thể tiếp tục, và tôi sẽ hỏi anh một số câu hỏi, nhưng trước tiên tôi cần thông báo cho anh biết một điều lệ quan trọng.
- Dạ được. Chị nói đi.
- Chúng tôi là nhân viên có trách nhiệm phải phúc trình sự ngược đãi trẻ em, người già, người có tật nguyền và khi có người có kế hoạch gây tổn thương cho chính mình hay cho người khác. Ngoài ra, tất cả những chuyện riêng tư anh sắp kể cho tôi nghe đều được bảo mật. Anh có đồng ý không?
- Tôi đồng ý! Tôi không làm gì sai. Tôi không cần bảo mật.
- Đó là trách nhiệm của chúng tôi. Vậy bây giờ mình bắt đầu với các câu hỏi về trường hợp của anh nhé?
- Được chị!
- Ai đã giới thiệu tới anh dịch vụ của chúng tôi?
- Bạn tôi giới thiệu.
- Anh có đang sợ người vợ của anh sẽ gây tổn thương cho anh không?
- Tổn thương gì? Tôi đã nói với chị là cô ta không nghe lời tôi. Tôi đã đánh cô ta mấy lần mà cô ta cũng không chịu nghe.
- Anh đánh chị khi nào?
- Mấy tháng trước. Trước khi cô ta sanh con. Bây giờ sanh rồi, tôi muốn làm hòa. Thực ra, vợ tôi đẹp và dễ thương lắm. Cô ta đã đi du học bên Nga, lấy được bằng tiến sĩ kinh tế tài chánh, chỉ có cái tật không biết nghe lời. Tôi về Việt Nam cưới cô ta qua đây được hơn một năm. Tôi chưa muốn bỏ.
- Rất tiếc, nhiệm vụ của chúng tôi là giúp đỡ những nạn nhân bị bạo hành. Anh là người đánh vợ thì chúng tôi không có dịch vụ nào cho anh. Tuy nhiên, tôi cũng có thể giới thiệu anh đi cơ quan khác có chương trình giúp đỡ người bạo hành.
- Thế còn vợ tôi? Cô ấy vẫn không chịu nghe lời tôi.
- Chị nhà là người bị bạo hành. Nếu chị ấy cần sự giúp đỡ của chúng tôi, chị có thể gọi số điện thoại này. Nếu chúng tôi có tin tức hay nghi ngờ anh đánh chị hoặc làm điều gì khác nguy hiểm khi có sự hiện diện của cháu bé, chúng tôi sẽ gọi và gửi phúc trình tới cơ quan chức năng để bảo vệ em bé.
- Từ ngày có con... tôi không đánh vợ nữa... tôi muốn làm hòa. Người trên đường dây nóng ngập ngừng trả lời.
- Anh có muốn tôi giới thiệu dịch vụ tư vấn gia đình từ cơ quan khác cho anh không?
- Thôi được rồi chị ạ. Tôi chưa cần. Tôi sẽ đưa số điện thoại của chị cho vợ tôi để cô ta gọi chị. Cô ta tên Kiều.
- Tốt lắm! Anh còn cần chúng tôi giúp anh điều gì nữa không?
- Không cảm ơn chị. Chào!
- Chào anh! Tôi mong nhận được điện thoại của chị nhà.
Một năm sau, 2006.
- Chị ơi em là Kiều, chị có phải chị Ái không?
- Dạ đúng rồi! Tôi có thể giúp gì cho Kiều không? Zipcode em số mấy?
- Dạ 95xxx.
- Kiều bao nhiêu tuổi? Em có con nhỏ đang ở với em không?
- Em 30, con em 1 tuổi chị ạ.
- Nếu chị nghe thấy rằng con em bị ngược đãi, bố mẹ dùng bạo lực hay chất kích thích không hợp lệ khi con ở trong nhà, bố hay mẹ có kế hoạch làm tổn thương nhau hay tổn thương con, chị là nhân viên chị phải báo cáo với cơ quan thẩm quyền nhé! Ngoài những điều đó ra, những chuyện gì về đời tư của em chị sẽ giữ kín. Em đồng ý không?
- Dạ em đồng ý, em hiểu. Chồng em cho em số phôn của chị từ năm ngoái nhưng em ngại chưa gọi chị.
- Thế hôm nay gọi mình có chuyện gì đây? Em có được an toàn, có ổn không?
- Em không biết sao nữa... em còn ở nhà của ảnh mua trước khi cuới em ở đây, nhưng chồng em cứ đi đi về về Việt Nam. Anh ấy nói có bồ mới rồi và sẽ bỏ em. Em qua đây gần 2 năm, chưa có thẻ xanh, con em mới 1 tuổi, làm sao em nuôi con em được chị?
- Anh ấy không còn đánh em nữa chứ?
- Dạ bây giờ không còn đánh chị ơi. Em nói nếu anh ấy đánh em, em sẽ gọi cảnh sát, nhưng không biết em có dám gọi không? Em sợ em phải về Việt Nam. Chị ơi nếu anh ấy không ký giấy cho em nộp đơn xin thẻ xanh 10 năm thì sao chị? Anh ấy hăm sẽ để mặc cho em bị đuổi về.
- Những lần anh ấy đánh em trước đây em có gọi cảnh sát không?
- Không chị ạ.
- Em có bằng chứng như hình ảnh, videos, hay ai đó làm chứng là anh ấy đã đánh em không?
- Em có bà hàng xóm biết, nhưng em không chắc bà ta có dám làm chứng không. Em có hình ảnh em chụp sau khi bị anh ấy đánh bầm mặt bầm mày và cả trên người nữa, em còn để trong email chị ạ.
- Như vậy em có thể mở hồ sơ với cơ quan của chị để họ giúp em về pháp lý trong vấn đề xin thẻ xanh và có thể xin lệnh cấm chế (Restraining Order) nếu em còn sợ anh ấy sẽ làm hại em.
- Em có mướn luật sư ở ngoài được không chị?
- Nếu em có tiền, em có thể mướn luật sư ở ngoài. Em có việc làm không? Có đủ tiền sống và nuôi con không? Em nói tiếng Anh được chứ?
- Em đang làm bán thời gian, nhưng em sắp có việc toàn thời gian chị ạ. Em nói được tiếng Anh. Chắc em lo được.
- Thế tại sao em lo em không nuôi được con?
- Em thấy buồn...
- Em buồn về điều gì? Bao lâu rồi?
- Em buồn từ khi mới qua đây. Anh ấy không còn tử tế như lúc về gặp em khi còn bên Việt Nam.
- Khi em buồn em có ai để chia sẻ tâm sự không?
- Dạ em chỉ có bác gái này bên hàng xóm thỉnh thoảng nói chuyện với em, mà em không dám nói gì nhiều.
- Thế bây giờ em muốn chị giúp em điều gì?
- Em không biết nữa. Em phân vân quá. Anh ấy còn thương em không chị?
- Em sống với anh ấy mà em không biết ảnh có thương em không thì làm sao chị biết được. Nếu em chưa xác định được em cần gì hay muốn gì thì chị đề nghị em tham gia nhóm hỗ trợ cho phụ nữ mỗi tối thứ ba. Chị là người điều hợp nhóm. Em cứ tới địa chỉ chị sẽ cho em, rồi làm giấy tờ tham dự nhóm khi em tới. Mang cả con em đi, sẽ có người giữ trẻ cho em.
Sáu tháng nữa, Kiều vẫn chưa tham gia nhóm hỗ trợ, nhưng Kiều lại gọi cho tôi một lần nữa:
- Chị ơi! Anh ấy đã làm giấy ly dị với em và về VN làm hôn thú với người khác rồi. Em cũng đã nhờ luật sư làm thẻ xanh 10 năm cho em và đã có thẻ xanh mới. Em đi làm toàn thời gian và muớn được chung cư cho hai mẹ con em ở riêng. Còn anh ấy đã bán căn nhà cũ, không dư bao nhiêu vì nợ nhà băng nhiều. Ảnh trả em một ít tiền và sẽ không cấp dưỡng cho con hay cho em sau này.
- Vậy là hai người dứt khoát rồi hả? Thế em cần chị giúp điều gì hôm nay?
- Em muốn hỏi chị xem anh ấy còn thương em không?
- Thế em nghĩ sao?
- Anh ấy bỏ em về Việt nam cưới người khác mà người đó chưa qua đây.
- Anh ấy cưới vợ khác rồi sao em còn hỏi chị câu này? Ý em muốn gì?
- Em hỏi vì anh ấy đề nghị đưa em đi nghỉ mát ở Hawaii một tuần, con thì gửi bà hàng xóm.
- Thế em nghĩ sao? Em có muốn bỏ con còn nhỏ đi một tuần với một người đã cưới vợ khác và đang chờ vợ mới của anh ta qua đây trong vòng mấy tháng nữa không?
- Em không hiểu ý anh ta muốn gì, còn thương em không?
- Em có thấy anh ta thương em trong thời gian em sống chung với anh ta không? Và anh ta có trách nhiệm với em và con không? Nếu thương có đi cưới vợ khác không?
Đầu giây bên kia im lặng.
- Em nghĩ xem anh ta muốn gì?
- Em nghĩ anh ta chỉ muốn ngủ với em thôi.
- Nếu chỉ để ngủ với em thì em nghĩ em đáng giá bao nhiêu một đêm, thay vì anh ta đi ngủ với gái?
Lại im lặng, và tôi vẫn chờ bên đầu giây bên này.
- Em hiểu rồi chị ạ! Chỉ vì em buồn và cô đơn nên em rối trí nghĩ không ra.
- Nếu em thấy buồn và cô đơn thì em có muốn đi gặp các bạn khác có hoàn cảnh tương tự như em không? Những người này gặp nhau mỗi tối thứ ba trong nhóm hỗ trợ của chị. Có thể em sẽ tìm được một vài người bạn thân để chia sẻ giúp đỡ nhau khi cần.
- Chị cho em địa chỉ đi, tối thứ ba em tới. Cảm ơn chị nhiều. Em nghĩ ra rồi.
4. Duyên (2008)
- Chị ơi em giận con em quá!
- Em được mấy cháu, bao nhiêu tuổi rồi?
- Em có hai đứa, con gái hơn 3 tuổi và con trai gần 2 tuổi.
- Các cháu có khỏe không? Còn em đang làm việc gì hay ở nhà?
- Em làm lắp ráp điện tử, luơng không đủ nuôi con.
- Thế em đi làm, con gửi ở đâu?
- Em gửi bà chị em, có lúc em có tiền trả có lúc không. Bả cũng hay cằn nhằn em vì con gái em nó rất khó tính lại kén ăn.
- Em có nhận tiền cấp dưỡng hay tiền trợ cấp chính phủ cho thêm không?
- Em không nhận tiền gì từ chính phủ hết, còn chồng em hắn cờ bạc nợ nần nhiều quá. Khi em cằn nhằn, hắn đánh em rồi hắn bỏ đi, em tìm không ra.
- Thế sao em giận con em, con bé hơn 3 tuổi đó hả? Em muốn chị giúp em điều gì?
- Em đã điên rồi nó còn làm em điên hơn. Nó không chịu ăn cơm nhà bà chị em. Khi em đón nó hồi sớm, nó than đói đòi ăn cheese burger ở Mc Donald. Em chỉ còn 6 dollars trong túi.
- Thế rồi em đã làm gì? Có đưa con đi ăn không?
- Em không đủ tiền trả tiền thuê phòng tháng này. Em đón hai đứa rồi chạy qua bên nhà chồng kiếm ba tụi nó.
Người mẹ trẻ bỗng dưng lặng lẽ, khuôn mặt đẹp nhưng u buồn đang cứng lại để chống chọi với những giọt nước mắt sắp tràn ra, và tôi kiên nhẫn chờ.
- Tiền không có mà nó không chịu ăn cơm bà chị em nấu. Đã vậy khi em chở hai đứa chạy qua nội kiếm ba nó, mong ba tụi nhỏ đưa cho em ít tiền về trả tiền phòng và mua đồ ăn mua thuốc cho con, con bé cứ một hai bắt em đi về không kiếm ba nó nữa.
- Cháu nói gì?
- Con bé không khóc ăn vạ như trước. Nó lạnh lùng nói như ra lệnh cho em: Thôi về đi! Không tìm nữa. Ba đã chết rồi! Tìm chỉ vô ích!
Kể rồi người mẹ trẻ bật khóc.
- Khi cháu nói thế, em nghĩ gì?
- Em thấy nó nói cũng đúng... nhưng em giận quá!
- Em giận cháu hay giận ai?
- Em giận ba nó, em giận em. Em giận em ngu quá!
- Sau đó mẹ con đi đâu?
- Em chở tụi nó ra Mc Donald mua ba cái cheese burgers cho ba mẹ con.
- Bây giờ mẹ con no bụng chưa?
- No rồi chị ạ, mà em cũng chưa biết ngày mai ra sao.
- Em mang con về cho mẹ con nghỉ ngơi đi. Có thể em sẽ xin được CalWork để có tiền giữ trẻ, trợ cấp gia cư, tiền mặt và học bổng trong 5 năm, để đi học thêm có một cái nghề vững chắc và lương bổng khá hơn. Ngày mai mình bàn thêm nha.
Ba năm sau, mẹ Duyên tốt nghiệp 2 năm cao đẳng và có việc làm tại một hãng điện tử ở Santa Clara. Sau hai năm đi làm cán sự điện tử, Duyên đã đặt cọc mua được căn nhà di động (mobile home) xinh xắn, thoáng mát. Mẹ cười tươi hơn trước rất nhiều, và các con bây giờ đã tạm ổn định, tuy vẫn còn hơi buồn vì không có được sự chăm sóc của bố. Duyên đã có đủ tiền cho hai con đi học võ hai ngày trong tuần cho được mạnh khỏe cả thể xác lẫn tinh thần. Cuối tuần mẹ chở hai con đi tham gia hướng đạo và các sinh hoạt văn hóa trong cộng đồng, còn mẹ thì thăm nom giúp đỡ ông ngoại già yếu và những người bệnh tật neo đơn khác.
Chị cầu chúc cho Duyên, hai cháu, và đại gia đình được nhiều ơn lành và sẽ vượt qua được những thử thách trong đời sống hằng ngày.
5. Bé Tâm (2014)
- Cô Ái ơi! Con nói chuyện với cô chút được không?
- Được chứ! Con đang ở đâu, khỏe không?
- Con đang đứng ở ban công. Con không khỏe. Con tính nhảy lầu.
- Bố mẹ con có nhà không? Có ai biết con định nhảy lầu không?
- Bố mẹ không có nhà. Ông bà và em con trong phòng, đang ngủ, không biết con ở ngoài này.
- Con tiếp tục nói chuyện với cô nhá, con đồng ý không?
- Đồng ý.
- Con định khi nào con nhảy?
- Con không biết. Con đứng đây nãy giờ. Con định nhảy rồi con nhớ tới cô, nên con gọi cô.
- Cảm ơn con đã nhớ tới cô và gọi cô. Con định nói với cô điều gì?
- Con định nói con muốn chết vì con là nguyên nhân cho bố mẹ cãi nhau.
- Cảm ơn con đã kể cho cô nghe chuyện này.
- Cảm ơn cô đã bắt phôn, đã nghe con nói.
- Thế sau khi con chết, con nghĩ bố mẹ có còn cãi nhau không?
- Chắc còn...
- Thế cái chết của con đâu giải quyết được chuyện bố mẹ cãi nhau. Có khi họ có thêm lý do để cãi nhau vì cái chết của con.
Im lặng.
- Con nghĩ tới chuyện chết lâu chưa?
- Khoảng một năm.
- Con định chết bằng những cách nào?
- Con có con dao nhỏ mà bén dấu trong phòng. Con muốn cắt tay cho chảy hết máu rồi chết.
- Sao con chưa cắt? Cái gì đã ngăn con lại?
- Con chưa cắt vì em con không muốn con chết. Nó sẽ buồn lắm. Bố mẹ con... chắc cũng buồn.
- Con thương em và bố mẹ hở?
- Dạ.
- Con còn con dao trong phòng không?
- Em con nó lấy dấu mất rồi.
- Con còn cách nào khác để chết nữa không?
- Chỉ còn nhảy lầu thôi.
- Con vẫn còn ý định muốn chết à?
- Dạ.
- Vậy cô phải báo cho cảnh sát và bố mẹ con đấy. Con giữ phôn chờ cô nhá. Đồng ý không?
- Đồng ý! Con chờ cô.
Khoảng 60 giây sau:
- Con còn đó không?
- Còn ạ.
- Cảm ơn con đã chờ cô. Cô gọi cảnh sát rồi. Và cô cũng cho họ số điện thoại của con và của bố mẹ con. Con đang ở đâu?
- Con vẫn đứng đây.
- Chừng 2, 3 phút nữa họ sẽ tới thăm con và có thể họ đưa con đi bệnh viện nhé!
- Họ tới rồi cô ạ.
- Con nói chuyện với họ đi. Nếu cần gì gọi cô. Cô gọi bố mẹ con bây giờ. Cô thương con nhiều!
Bé Tâm ơi!
Cô chúc mừng con đã chữa trị xong, không còn phải uống thuốc và con đã tốt nghiệp trung học năm đó, và bây giờ con lại sắp tốt nghiệp đại học. Hai chị em con đã là những học sinh, sinh viên chăm chỉ thông minh, và có những lý tưởng phục vụ cho xã hội thật cao đẹp. Gia đình con trải qua nhiều thay đổi khó khăn, nhưng đã ổn định. Cô cũng rất mừng là con và ông bà bây giờ đã thân thiện và hiểu nhau nhiều hơn. Ông bà lúc nào cũng thương con; văn hóa và ngôn ngữ khác biệt đã là những rào cản, nhưng với tình thương, gia đình con đã vượt qua được. Cô rất hãnh diện về con, và cầu chúc con luôn yêu thương và được yêu thương!
6. Cúc-Lan (2016)
- Chào em! Tôi là Ái, Clinical Social Worker.
- Em là Cúc-Lan.
- Hôm nay em khỏe không?
- Em okay.
- Việc học tốt không? Điều gì đã đưa em tới đây?
- Em thấy buồn và mệt. Không biết em có tốt nghiệp cuối năm nay không.
- Đêm qua em ngủ mấy tiếng?
- Em ngủ khoảng 3, 4 tiếng, vì tối qua phải làm bài khuya.
- Thường em ngủ mấy tiếng?
- Thường thì 5 hay 6.
- Buổi chiều tan trường em làm gì?
- Em về nhà bạn trai kiếm gì ăn rồi đi làm đến 8 giờ tối. Sau đó em về nấu cơm ăn với em trai rồi làm bài.
- Em ở với những ai nữa?
- Em ở với ba và 4 anh em họ.
- Có ăn chung với anh em họ không?
- Dạ không. Ba thì về khuya.
- Mẹ em ở đâu?
- Mẹ ở dưới Fresno với 4 em nhỏ, em và em trai kế mới về ở với ba từ năm ngoái.
- Em và em trai có đủ đồ ăn không?
- Đủ cho bữa tối.
- Sáng và trưa thì sao, có ăn trưa ở trường không?
- Sáng em không có đồ ăn. Bạn có cho kẹo bánh ăn vặt. Em không có phiếu ăn trưa ở trường. Chiều em về nhà bạn trai, hắn cho em ăn, nhưng hôm nay tụi em gây lộn bỏ nhau rồi.
- Chút nữa cô nói chuyện với cô Mai về phiếu ăn trưa tạm cho em hôm nay, và mình nộp đơn cho những ngày sắp tới nhé. Ba em có ký đơn cho em ăn trưa chưa?
- Ba em có nộp nhưng học khu không cho vì nói lợi tức cao hơn năm ngoái, nhưng ba nói lợi tức không cao hơn. Em sợ ba nên không dám hỏi thêm.
- Để cô Mai giúp em chuyện này.
- Hồi nãy em nói em buồn, cô giúp gì được cho em không?
- Cô chỉ cho em làm hòa với bạn trai đi!
- Em có vui với bạn trai này không? Hắn có đối xử tốt với em không?
- Hắn hay bắt nạt em và ghen tuông vô cớ, nhưng hắn cho em ăn.
- Nếu em có đủ đồ ăn em có muốn làm hòa với hắn không?
- Chắc không cô ạ.
- Đến giờ em phải vô lớp học rồi. Trước khi vô lớp, em tạt ngang phòng cô Mai lấy đồ ăn trưa nay và phiếu cho ngày mai nhé. Tuần sau cô trở lại gặp em, mình sẽ nói chuyện thêm. Có gì cần em cứ gặp cô Mai trước, hay gọi điện thoại cho cô.
Cúc-Lan thân mến,
Chúc mừng em đã tốt nghiệp trung học và lấy được bằng thẩm mỹ để đi làm toàn thời gian. Cầu chúc em đạt được nguyện vọng làm chủ một cơ sở thẩm mỹ một ngày không xa, để em có thể giúp các em nhỏ của em thoát ra sự nghèo khó. Cô cũng cầu nguyện cho em có được những người bạn biết trân quý, ủng hộ em và sẵn sàng chia sẻ với em trên đường đời.
*
Qua kinh nghiệm với các thân chủ và tất cả những người tôi đã có dịp chia sẻ và hỗ trợ khi họ gặp những khó khăn, tôi nhận ra rằng: Sớm hay muộn, ai cũng có những lúc bối rối khi phải đương đầu với thử thách và khó khăn trong đời, nhất là trong những giai đoạn cuộc đời mình có nhiều đổi thay, ví như người ta đang đứng trước một cây cầu khỉ bắc ngang qua dòng sông, như ngày tôi còn bé muốn qua nhà chị Hai bên kia bờ. Những cây cầu khỉ bằng tre trơn trượt lắt lẻo, đặc biệt khi trời mưa, và càng nguy hiểm hơn khi trời tối. Tuy vậy, người ta cũng thường làm thêm những tay vịn cho người đi vịn vào cho an toàn, khỏi té xuống sông có khi chết đuối.
Tay vịn cũng giống như những cơ quan, tổ chức, các nhân viên cung cấp dịch vụ xã hội, những người cố vấn, tư vấn, các vị lãnh đạo tinh thần, các nhà trị liệu, và các nhóm hỗ trợ cho người cùng hoàn cảnh (support groups). Những “tay vịn” này có thể giúp cho người gặp khó khăn trở ngại, vượt qua thử thách để đến được nơi mình muốn đến một cách an toàn nhất có thể.
Nước Mỹ là một nơi giầu có cả về lòng nhân ái và tài nguyên vật chất. Người tị nạn hay di dân, và cả dân bản xứ, có khi lạm dụng sự rộng rãi bao dung một cách không hợp pháp và không thực sự cần thiết. Trớ trêu thay, khi họ thực sự cần được giúp đỡ về vật chất và nhất là về sức khỏe tinh thần, thì họ lại không có những thông tin cần thiết, hoặc biết nhưng vì chủ quan coi thường vấn đề của mình như ông Barry; cần mà không bình tĩnh hợp tác với nhân viên để có kết quả tốt nhất như cô Nora, hay không biết rằng mình có quyền nhận sự trợ giúp như trường hợp của Duyên hay Cúc-Lan.
Sự trợ giúp cần thiết có khi chỉ là những lời hỏi han, sự quan tâm, cũng có thể giúp một người vượt qua cơn buồn phiền trầm cảm, sự sợ hãi tuyệt vọng, như trường hợp của Kiều, và có thể cứu được một mạng người như trường hợp của bé Tâm.
Phần tôi, nếu chưa gặp những người như đã kể trên, chắc tôi vẫn còn than vãn cho những chuyện không may của mình. Kinh nghiệm làm việc với họ đã giúp tôi vượt qua sự sợ hãi cố hữu, những thành kiến và phê phán hẹp hòi. Tôi biết gượng dậy bước tới sau khi ngã, không sân hận hay mặc cảm có lỗi, biết tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần, tập đưa tay mở lòng ra để chia sẻ cảm thông với người, nhất là biết thương mình, lo cho mình, quý trọng và tri ân những gì mình đang có ở đất nước giàu có tốt đẹp này.
Iris Dinh
“Tay vịn” của chị là ai, là điều chi hay chị đã tự bão hoà trong yêu thương⁉️
Bài viết trước và bài viết này cách nhau 1 năm ha chị.
Mùa Xuân vừa đến. Em thân ái chúc chị mãi “ôm nhân loại trong mình” để luôn được “cười tuôn nước mắt cho Xuân tình dấy... amen.”🌹❗️
Ngoài phần hành động như công việc đòi hỏi, Iris còn có một tấm lòng, một tấm lòng quảng đại và trắc ẩn để thương xót và bảo vệ những người trong cơn bế tắc hoạn nạn, nên đã hành xử cao hơn bổn phận của việc làm, dù nhiều khi có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của chính mình như trường hợp với cô Nora.
Chúc Iris luôn dồi dào sức khỏe cả tinh thần lẫn thể chất để tiếp tục mở con đường sống tốt đẹp cho những người cần đến bàn tay chu đáo, có lương tâm của một người làm việc tận tụy và đầy nhiệt huyết như Iris.
Leo Tolstoy died from pneumonia, aged eighty-two, at the railway station of Astapovo, a remote Russian village, on November 7, 1910. He had left his family home on October 28, in the middle of the night, walking out on his wife of forty-eight years—the long-suffering and increasingly paranoid Sonya.
At that time no “tay vịn” (support groups) to help him out, and men have big ego, they thought they can handle it, and It is really a lose face when you complained to other men about you (150 Kg) got beat up every day by your girl friend (only 50Kg), (In theory, when you achieved Buddhahood/Christhood/... you have no ego.)
In theory, 1) To reduce your bad luck you need the support groups (to distribute your bad luck to others, the more you talk about your bad luck to the qualified people (they have enough merit to handle your bad luck) the better and to find the solution for your self)
2) You can not get away from your bad luck (karma) only when you achieved enlightenment -- you are above the waterline: The waterline is the line where the hull of a loaded ship meets the surface of the water, with your wisdom and power you can change your fate--Seek your first the Kingdom of God, then everything will be added unto you by Jesus the Christ)
Bài viết trên đây cũng là một bài học quý báu, giúp cho chúng ta hiểu được rằng cuộc đời rất đáng quý, cho dù trong hoàn cảnh nào cũng vẫn tìm được con đường sáng!
Đọc đoạn Iris tiếp xúc, rồi lại’ làm gan ‘ chở Noả ra toà, Đ hồi họp quá trời, không biết cô ta có làm hại gì cho cái tay vịn với bên ngoài thật mong manh. Nhưng may quá, tuy rằng những thân cây thật là nhỏ bé nhưng được làm bằng gỗ tốt nên vững chắc như đồng phải không Iris? Chúc bạn luôn vững vàng và thành công trong công việc rất phức tạp nhưng vô cùng cao quý nha!