Hôm nay,  

Tình Người Nơi Xứ Lạ

27/01/201900:00:00(Xem: 9441)
Tác giả: Hai Điếc 520XM

Bài số 5604-20-31410-vb8012719

 
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư ông viết: Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Mong tác giả tiếp tục.

 
***

 
Lần thứ nhất, tôi mất quê hương giữa cơn lửa đạn
 

Súng cầm tay, đang đối diện với quân thù

Lệnh đầu hàng, nghiệt ngã chốn ba quân

Súng bị gãy, nghẹn hờn căm uất hận.

 
Trải qua 6 năm tù bị lưu đày nơi rừng sâu, nước độc, chứng kiến bao đồng đội của mình ngã xuống không một nấm mồ, không bia để nhớ. Trở về quê cũ, không nhà cửa, không tiền bạc, không việc làm… Tương lai ngõ cụt. Chiến trường mới không khói súng nhưng đầy nghiệt ngã.

Sau bao ngày tháng mong đợi, gia đình tôi cũng vượt qua những lo âu, hồi hộp. Cầm được thẻ IOM trên tay, tôi rất mừng vì mong ước của gia đình được chấp thuận. Tiếp theo là phần chích ngừa và chụp hình phổi. Mỗi một chặng đường là mỗi lần bị bọn quỷ đỏ hút máu. Vay mượn tiền góp, bán đổ, bán tháo những gì mình có được để đánh canh bạc cuối cùng cho các tờ giấy: không nợ ngân hàng, không thiếu thuế và không còn giữ bất động sản (nhà cửa, đất đai).

Ngày đăng ký chuyến bay tôi chẳng biết gia đình mình đi về đâu? Thôi thì về đâu cũng được, miễn là phải rời xa bọn quỷ đỏ càng sớm càng tốt.

Người đưa vé chuyến bay cho tôi đến Nashville, Tennessee. Anh ấy hỏi tôi:

- Anh có bà con, thân nhân ở đó không? Tôi không biết tiểu bang nầy.

Tôi chỉ lắc đầu và nhận tờ giấy anh trao. Dù sao đi nữa gia đình tôi vẫn còn may mắn hơn những người vượt biên, đi tìm sự Sống trong cái Chết.

 
Lần thứ hai, bỏ lại sau lưng quê hương vội vã

Kỷ niệm của một thời sớm nắng chiều mưa

Sài Gòn ơi! Biết có đến bao giờ

Cho tôi trở lại…

thăm chiến trường xưa, nơi bạn bè yên nghỉ…?

 
Phi cơ hạ dần cao độ, bỏ lại sau lưng quê hương đầy máu và nước mắt. Seoul đón chào những gia đình HO chúng tôi bằng những lời nồng ấm mặc dù bây giờ bên ngoài zero độ C. Những người Đại Hàn làm việc cho cơ quan IOM qua lời thông dịch của người Việt đến từng người hỏi thăm sức khỏe từ già đến trẻ em, hỏi chúng tôi có cần thuốc men, thức ăn gì không? Cuối cùng chúc chúng tôi thượng lộ bình an đến miền nắng ấm tự do.

Đến phi trường LAX làm thủ tục nhập cảnh vào nước Mỹ. Sau đó tất cả gia đình chúng tôi chia tay đi tiếp về các tiểu bang mình đã chọn. Riêng gia đình tôi ngủ lại một đêm, ngày hôm sau tiếp tục hành trình về thành phố Nashville, TN.

Đón chúng tôi là người đại diện cho cơ quan thiện nguyện USCC cùng một số quý anh chị HO qua trước. Từ phi trường về nơi tôi ở mới, dọc đường tôi không quan sát được gì vì gia đình tôi đến vào ban đêm.

Vào nhà gia đình tôi được giới thiệu sơ về một số đồ dùng căn bản cho một gia đình, sau đó họ từ giã ra về, chúc chúng tôi ngủ ngon và không quên để lại số phone cần thiết để chúng tôi liên lạc.

Khoảng hai tuần sau gia đình tôi tạm ổn. Bất ngờ một cơn bảo tuyết dữ dội tràn đến Tiểu Bang và thành phố tôi đang ở. Đường xá bị tuyết phủ dầy, đóng đá. Mọi phương tiện giao thông đều bị gián đoạn, điện thì mất. Nội bất xuất, ngoại bất nhập. Cả gia đình bị nhốt kín trong bốn bức tường không liên lạc được với ai bên ngoài.

Trong ngoài gì đều lạnh, hệ thống sưởi nóng không xử dụng được vì bị mất điện. Cả gia đình quây quần lại với nhau, bao nhiêu cái mềm, quần áo lạnh chúng tôi đều xử dụng nhưng vẫn không đủ ấm. May quá còn cái bếp xử dụng bằng gas, tôi mở cửa lò nướng đốt cho cháy, hy vọng hơi nóng tỏa ra ngoài cho gia đình sưởi ấm. Bỗng nhiên có tiếng gỏ cửa, tôi bước tới nhìn vào lổ nhỏ trên cánh cửa, tôi thấy một người phụ nữ Mỹ trắng đứng bên ngoài, tôi mở cửa mời bà ấy vào. Bà ấy nói một tràng tiếng Mỹ, cả gia đình tôi đều ngơ ngác. Bỗng nhiên bà ấy la lên: No… No và bước vội tới đóng cửa lò bếp gas. Tôi cầm tờ giấy và cây viết đưa cho bà ấy với dòng chữ tôi viết trên tờ giấy:

- I can’t speak English, but I can reading and writing English.

- Ok, very good.

Sau một hồi bút đàm, tôi được biết bà ấy là Sister Norrin, đến nhà để giúp những gia đình mới đến. Bà giải thích không nên đốt than đá hay xử dụng lò gas để sưởi ấm vì khói Carbonic có thể làm chết ngạt. Gia đình tôi được bà ấy giúp đỡ qua đêm tại nhà riêng của bà trong suốt giai đoạn bị bão tuyết.

Một tháng sau, vợ chồng tôi có được việc làm qua sự giúp đỡ của hội USCC. Mỗi ngày chúng tôi đi làm bằng xe bus (khi đi nhớ đổi tiền lẻ, tiền cent. Vì tài xế không giữ tiền, chỉ trả lại cho mình bằng vé đi những chuyến lần sau). Hai đứa con nhỏ thì được đến trường.Thỉnh thoảng chúng tôi nhận được những tờ giấy của trường gởi về, những hóa đơn điện, nước, thông báo khu chung cư nơi chúng tôi đang ở…Vịt nghe sấm, có mắt như mù, không thể nhờ ai thông dịch cho mình.

Thế là sau giờ làm việc trở về, tôi và vợ tôi chia nhau mỗi người phụ trách tra tự điển cho những tờ thông báo của trường, tôi kiêm luôn những hóa đơn điện nước, vợ tôi kiêm dịch những tờ báo hoặc linh tinh. Mổi hóa đơn, những gì cần biết chúng tôi tra hết những từ tiếng Anh trong đó sang tiếng Việt, sắp xếp trong mổi quyển tập riêng để lần sau khỏi tra lại. Chúng tôi bớt ngỡ ngàng ,không còn hồi hộp như trước.

Tạm ổn, chúng tôi đi tìm lớp dạy sinh ngữ vỡ lòng cho những người mới định cư. Nhờ những người bạn Mỹ giới thiệu, gia đình tôi hòa nhập vào lớp ESL miễn phí. Mỗi ngày sau khi đi làm về, vợ chồng, con cái ăn uống qua loa, lật đật đi bộ đến trường độ khoảng hai miles để đi học. Cô, Thầy giáo người Mỹ tận tình giúp đỡ chúng tôi rất nhiều về giấy, bút, và buổi ăn nhẹ tại lớp học.

Có chút đỉnh tiền để dành, tôi nghĩ tới việc phải mua một chiếc xe cũ để làm phương tiện sinh hoạt cho gia đình như chợ búa, đi làm…vv… Muốn như vậy phải thi lấy bằng lái. Mỗi một chặng đường mỗi nhiêu khê.

Lần đầu tiên tôi xin phép nghỉ, đi xe bus đến trung tâm thi, nội cái chuyện xin mẫu đơn thi tôi bị từ chối hai lần vì không thể nói được tiếng Anh, vừa không được thi, vừa phải mất tiền vì xin nghỉ. Tôi hơi thất vọng, tôi trình bày với Cô giáo dạy ESL  khó khăn tôi gặp phải. Cô ấy hướng dẫn tôi lần sau đến trung tâm thi, nếu gặp sự từ chối lần nữa thì viết giấy đưa cho người phụ trách, nếu không được Cô sẽ đưa tôi đi đến đó khiếu nại. Lần nầy tôi làm theo Cô giáo hướng dẫn, họ không đuổi tôi về, cho tôi thi. Bốn mươi phút trôi qua, tôi thi viết trên giấy. Ba mươi câu hỏi, tôi làm đúng 28 câu, người cảnh sát phụ trách kiểm tra không tin tưởng tôi làm được vì tôi không hiểu tiếng Anh để trả lời những câu hỏi của ông, có lẽ ông ta nghi ngờ tôi gian lận. Ông ta đánh rớt và hẹn lần sau.

Trở về, tôi trình bày với cô giáo ESL. Lần nầy đích thân cô sắp xếp thời gian chở tôi đến trung tâm thi bằng lái. Tôi vào thi lần nữa, sau khi kiểm tra lại tôi đậu thi viết, nhưng người cảnh sát lại đánh tôi rớt vì không biết nói tiếng Anh. Cô giáo tôi bước đến can thiệp cho tôi, tôi không biết họ nói gì với nhau. Người phụ trách đưa cho tôi đề thi khác bằng hình, chỉ vào chỗ nào tôi trả lời đúng câu đó mặc dầu tôi phát âm không chính xác. Tôi đã đậu bằng viết (permit driver License). Sau đó tôi đậu bằng lái xe chính thức.

Bây giờ mình có chân đi rồi. Có việc làm, được đi học ESL miễn phí. Nhưng sức khỏe không tốt. Tôi liên lạc với hội USCC tìm người thông dịch để đi bác sĩ. Rất tiếc người đến nhập cư quá đông, họ không đủ nhân viên làm việc. Tôi tự nhủ: đi lính, đi tù không chết, chả nhẽ mình không thể tự cứu mình. Tôi hỏi thăm cô giáo tôi thủ tục lấy hẹn khám bệnh với Bác Sĩ.

Trước ngày hẹn hai ngày, tôi gọi thử lên tổng đài AT&T nói tiếng Việt, rất may có người Việt tình nguyện thông dịch giúp tôi. Đúng ngày hẹn, tôi mang theo quyển tự điển Việt-Anh, giấy bút và học thuộc lòng những từ ngữ tiếng Anh về bệnh mình.

Sau khi làm thủ tục tôi gặp Bác Sĩ. Ông cho biết tôi cần vá lại hai màng nhỉ bị rách trong chiến tranh, hiện đang nhiễm trùng. Ông cần thông dịch viên để giải thích cho tôi hiểu, tôi mượn điện thoại gọi cho AT&T, người bạn trên tổng đài trao đổi với Bác Sĩ, rất tiếc người bạn cho tôi biết ông ta ở tiểu bang khác không thể ký tên vào hồ sơ mổ cho tôi.

Một lần nữa tôi cầu cứu với cô giáo ESL của tôi. Cô đưa tôi đến gặp Bác Sĩ, làm thông dịch cho tôi. Bác Sĩ vẫn từ chối, vì theo luật tôi phải có người thông dịch cùng ngôn ngữ. Cuối cùng tôi trở lại hội USCC, gặp ông hội trưởng trình bày trường hợp của mình, ông đã tìm được một cựu quân nhân Mỹ từng tham gia chiến đấu ở VN, biết tiếng Việt thông dịch giúp tôi.

Va chạm với đời sống thực tế tại Mỹ, đôi lúc gia đình tôi muốn bỏ cuộc trở về VN. Ngày qua ngày, gia đình tôi đỡ hơn vì có thể trao đổi tiếng Anh với người bản xứ chút ít. Tôi có kinh nghiệm mỗi lần đi đâu (ngân hàng, chợ búa, bác sĩ,  sở an sinh xã hội… tôi đều học thuộc những từ ngữ chuyên môn đó).

Tôi dạy thêm hai đứa con tiếng Việt để làm việc thiện nguyện giúp cho bà con người Việt qua sau mình.

Bây giờ tôi đã về hưu nhưng vẫn đến trường học sinh ngữ Anh văn. Nếu muốn sống tại thành phố, tiểu bang tôi đang ở, bạn phải biết tiếng Anh để tự cứu mình trước đối với người lớn tuổi.

Nashville- Xuân Kỷ Hợi 2019.

Hai Điếc 520XM.

Ý kiến bạn đọc
29/01/201903:13:37
Khách
Không rõ cô giáo dạy ESL có tìm hiểu xem luật tiểu bang (lúc đó) có đòi hỏi người xin lấy bằng lái xe phải thông thạo Anh ngữ hay không. Nếu Tennessee - cũng giống như nhiều tiểu bang khác - không đòi hỏi có điều kiện này, thì tác giả có thể khiếu nại.
28/01/201905:04:50
Khách
Không những không ít người Việt mà ngay cả những người dân các nước khác khi tới Mỹ định cư, vì không khắc phục được trở ngại Anh ngữ , đành phải làm những việc không xứng với khả năng của mình khi trước hoặc lao động chân tay. Đối với người Việt tỵ nạn thì đó là cái giá phải trả để có đươc tự do hoặc tương lai khá hơn cho con cái.

Không biết có phải do có vấn đề về Anh ngữ hay không, mà nghe nói trung tướng Đặng Văn Quang - nguyên cố vấn quân sự và an ninh cho tổng thống Nguyễn Văn Thiệu- khi đến Mỹ phải làm những việc lao động và vợ thì làm bánh bán để kiếm sống.

Đề đốc Lâm Ngươn Tánh - tư lệnh Hải Quân cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa - khi mới tới Mỹ, làm nhân viên dọn dẹp vệ sinh để kiếm tiền nuôi gia đình. Nhưng sau ông cũng có công việc trong Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.

Ở tiểu bang Tennessee, thông thạo Anh ngữ ( có lẽ ) không là một điều kiện để được cấp bằng lái xe.

Hãy cố phấn đấu mà sống
Lâu rồi đời mình cũng qua

Bây giờ thì tác giả đã đến tuổi về hưu rồi. :)
27/01/201916:28:56
Khách
Đúng như lời giới thiệu của Việt Báo: “Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực”.
Mất nước là ta đã mất hết tất cả.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,320,668
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Đây là bài viết mới của Ông.
Tôi đi mình lên trong chuyến xe lửa từ Paris sang Thụy Sĩ với tâm trạng nôn nao và thoáng lo âu ngần ngại, mặc dù đây không phải là lần đầu thân gái dặm trường xuyên quốc gia như thế này
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài "Nước Mỹ là nhà của Mị" ký tên thật là Quynh Gibney.
Tác giả: Nguyễn Thị Thêm Bài số 5834-20-31618-vb5111419 Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975, dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO, hiện là cư dân Nam Ca Li. Bà kể, "Chồng tôi là lính VNCH. Hai con tôi nay là lính của quân đội Hoa Kỳ. Tôi hết làm vợ lính lại làm mẹ lính." Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ơng định cư tại Mỹ từ 1990, hiện làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice A Journey of Hope" của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.