Tác giả: Phan
Bài số 5599-20-31405-vb8012019
Bài số 5576-20-31382-vb4121918
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
***
Những buổi sáng cuối tuần, người bạn trẻ mới qua Mỹ định cư thường hay gọi anh em làm chung đi uống cà phê. Tâm lý ấy thì những người đã định cư lâu đều hiểu được vì ai cũng từng trải qua nên có nhiều người thông cảm với anh mà ra quán cho có bạn. Nhưng chỉ vài lần rồi thôi.
Hôm cuối tuần anh bạn trẻ than thở với tôi, “sao mấy anh đâu còn bận con nhỏ, cuối tuần đâu phải đi làm thêm, học thêm gì nữa đâu, mà sao gọi mấy anh đi uống cà phê khó quá!”
Tôi nghĩ trên đường lái xe từ hãng về nhà, những thay đổi lớn trong đời người thường diễn ra ồn ào, náo nhiệt để mau bình lặng đi. Như chuyện đám cưới của một người bạn trẻ trong hãng sẽ rất ồn vì mọi người bàn nhau chuyện chung vui; các bà, các cô, các em gái càng bàn chi tiết hơn tới chuyện quần áo, trang sức, kiểu tóc cho bữa tiệc đám cưới càng huyên náo càng vui…
Nhưng chỉ vài năm sau, phong độ của chú rể ngày nào như tài tử điện ảnh; thì nay lầm lũi xách cái giỏ em bé đi bác sĩ mùa lạnh. Sáng vô hãng thì mắt nó đỏ hoe vì đêm qua “con em quấy quá mà bà xã em cũng bệnh luôn rồi…”
Chẳng ai còn buồn nhìn tới cái mặt sầu bi như mùa đông của nó. Mấy cô, mấy chị vốn từ tâm thì hỏi han là phụ, chỉ dạy cho nó chút kinh nghiệm nuôi con nhỏ thì lại cứ râm ran như đàn gẩy tai trâu vì nó còn đầu óc đâu mà nghe. Cánh đàn ông cảm thông bằng cách làm tràn phần việc của nó để nó còn sức mà trông con đên nay, an ủi vợ đêm mai… Có đùa với nhau một chút thì các ông vẫn giữ lập trường, “hôn phối là ngõ cụt mà sao đàn ông cứ như con thiêu thân lao vào ánh đèn…”
Tôi nghĩ, những thay đổi lớn trong đời người như chuyện từ độc thân tiến tới hôn nhân, chỉ ồn ào, huyên náo rất ngắn; và sau đó là tháng năm dài mà đôi nam nữ trẻ trung kia xuất hiện những nếp nhăn trên mặt, tóc bạc tính sợi được vài năm, rồi tính gì nổi nữa khi tóc đã muối tiêu, rồi muối nhiều hơn tiêu là thấy tiêu đời thật rồi!
Nhưng có những thay đổi trong đời người không diễn ra ồn ào, đại sự như chuyện thành hôn, ly dị, sinh tử… Những thay đổi âm thầm theo ngày tháng đến bản thân mỗi người không nhìn ra, nhưng khi nhìn lại thì đã không còn là mình của ngày xưa nữa. Những ngày cuối tuần hồi mới qua Mỹ, tôi với những anh em làm chung cũng í ới nhau ra quán cà phê như người bạn trẻ mới qua Mỹ bây giờ. Khác chăng là xưa thì cô hàng cà phê xướng lên, “Ai là anh Tuấn, anh Hưng… có điện thoại.” Vậy là anh Tuấn, hay anh Hưng đến cái điện thoại bàn của tiệm cà phê để nói chuyện với một người bạn sắp tới quán nhưng muốn xác định rõ với bạn bè là quán nào trước khi cúp điện thoại nhà và ra đi. Không được như anh bạn trẻ bây giờ là cứ ra ngồi quán trước đã, rồi mới nhắn tin cho mọi người…
Những người bạn của ngày ấy, nay đã rơi rụng nhiều. Những người dọn nhà đi tiểu bang khác vì muôn vàn lý do thì nay cũng muôn vàn khó có cơ hội gặp lại. Những người còn ở chung thành phố thì hầu như chỉ gặp nhau khi đi thăm bệnh trong bệnh viện, đi đám ma người này, đám cưới con cái của người kia; gặp nhau không còn bù khú như xưa, dạy nhau những trò qủy quyệt để lừa vợ nhà mà đi cá độ đá gà, thụt bi da độ, rồi đi nhậu với nhau mà bên thắng độ cũng không giàu, bên thua độ cũng không nghèo; hai bên quắc cần câu hai ngày cuối tuần là thành công trọn vẹn.
Nhưng niền vui đơn giản của những người lao động ấy đã thầm lặng ra đi, để còn lại vài mái đầu bạc, giữ liên lạc với nhau theo thông báo chung là ai đồi số điện thoại thì phải thông báo cho mọi người biết! Nhưng để làm gì? Câu trả lời không khó, nhưng không ai muốn nghĩ tới việc giữ liên lạc để thông báo tin buồn nhiều hơn tin vui: Nay ông này mới bị đột qụy, mai ông kia mới dính ung thư, ông nọ chơi sang là không bệnh vặt mà đi tàu suốt cái rột với một cơm cảm lạnh chỉ vài ngày. Mấy ông bạn nghèo thì buồn luôn với cả tin vui là bạn bè gả con gái, cưới con dâu cho con trai họ, vì tiền già mùa cuối năm mua thuốc uống còn không đủ, mỗi tháng cuối năm được mời một đám cưới còn kham nổi chứ hai đám trở lên thì mặc ấm cách mấy cũng đổ bệnh; thêm cái đám ma nữa thì chắc chắn không buồn cho người quá cố mà lại giận cái ông chết không biết chọn mùa, chẳng thông cảm cho bạn bè gì hết!
Thời gian làm thay đổi chúng ta từng ngày đến khó nhận biết, chỉ khi đối diện với một người ban trẻ, mới qua Mỹ, là mình của ba mươi năm trước. Chúng ta đến phải đi tìm lại mình vì thói que hằng ngày, sinh hoạt hàng tuần gì cũng đã thay đổi đến khác hẳn.
Bây giờ, những bạn già đã về hưu thì mày mò học hỏi kỹ thuật chụp hình. Ông nào hiện đại hơn thì học xài photoshop để chỉnh sửa hình ảnh cho mấy đứa cháu nội, cháu ngoại. Tiêu khiển bớt thời gian rảnh và rèn luyện trí óc làm việc thường xuyên để tránh bệnh lãng quên. Mấy ông tiền già không đủ trả tiền childsupport thì lừ đừ đi làm như bị bắt quân dịch ngày xưa. Mấy ông vô tội thì cũng chỉ lặng lẽ pha ly cà phê sáng rồi thót lên xe đi làm buồn bã như mùa đông của anh. Hai hôm nghỉ cuối tuần thì chỉ muốn ở nhà một mình, không muốn bước ra khỏi cửa nhà vì ngoài kia đã quá thời của mình, không còn hứng thú ra quán khi đã chán chốn đông vui. Nhưng cũng pha ly cà cho thói quen hơn là nhu cầu, ly trà sáng không còn đòi hỏi danh trà như xưa vì ngay cái nhân danh cũng đã bụi mờ, chẳng còn muốn ai biết tới mình khi mình không còn muốn biết tới ai nữa!
Mấy người bạn già còn hứng thú chăm sóc cây kiểng, coi ra khá nhất vì tinh thần họ lạc quan hơn những người ù lì trên sofa, mở tivi… để ngủ.
Tôi còn được ông bạn đã về hưu nhưng thích đọc. Ông lang thang trên mạng như những con ma đêm, thỉnh thoảng lại thảy cho tôi một đường link - không ghi chú gì vì như thế là nói hết thân tình, khi người ta hiểu ra lúc có miếng ăn ngon, ly trà thơm, ta nghĩ đến ai đó là đã cho đi một nửa; khi đọc đoạn văn hay, ta link đi cho ai thì đoạn văn hay gấp đôi.
Tôi với ông bạn bình thường trở thành thân thiết từ ngẫu nhiên. Khi ông còn đi làm và chung xưởng nên ông hay gọi tôi là học giả (theo nghĩa trêu đùa tức là tôi chưa bao giờ học thật). Còn ông có thói quen hay gánh, ông cứ thích xỏ cái hốt rác vào đầu cán của cây chổi quét nhà, rồi gánh đi lòng vòng chứ có quét gì đâu! Nhưng sếp hỏi ông đang làm gì thì ông nói ngay là ông đang quét dọn chỗ làm, dơ bẩn quá, ông không làm việc được! Gặp ông sếp thích sạch sẽ, ngăn nắp nên lại thường tuyên dương ông già… ngồi lâu phù cẳng nên kiếm chuyện đi tới đi lui. Nên tôi gọi ông là lão tiều phu, vì ông hay gánh như tiều phu gánh củi.
Tới một hôm tình cờ, tôi đọc được câu chuyện lão tiều phu và học giả (không nhớ trên mạng nào). Nhưng tôi thích thú vô cùng vì trúng phóc như chuyện đùa của tôi với ông. Tôi copy đường link và gởi cho ông. Ông cũng khoái mà thành bạn thân với nhau hơn vì từ đó chúng tôi hay chia sẻ những gì đọc được mà thấy có lý!
Câu chuyện lâu rồi nên tôi chỉ nhớ nội dung…
Có học giả nọ có việc đi về nơi thôn dã. Đến phải qua sông thì đi đò. Nhưng sông thì rộng mà đò thì chậm. Trên đò chỉ có ông lão chèo đò và lão tiều phu gánh củi với học giả. Học già buồn nên nói với lão tiều phu, “Lão tiều ạ! Sông thì rộng mà đò thì chậm. Tôi với lão chơi đố. Tôi rất công bằng với lão, là tôi không trả lời được câu hỏi của lão thì tôi thua lão một đồng. Nhưng lão không trả lời đươc câu hỏi của tôi thì lão chỉ thua cho tôi năm hào.”
Lão tiều phu đồng ý nên học giả mời lão ra câu đố trước.
Lão tiều hỏi, “Thưa học giả. Vật gì dưới nước nặng ngàn cân, nhưng khi lên bờ chỉ còn nặng mười cân?”
Học giả nghĩ không ra nên đành móc túi đưa cho lão tiều một đồng. Xong học giả nói: “Thưa lão tiều, xin chỉ giáo cho tôi là vật gì mà dưới nước ngàn cân, nhưng lên bờ chỉ còn mười cân?”
Lão tiều phu nói, “Tôi cũng không biết!”
Lão nói xong cũng móc túi thua cho học giả năm hào… vì cái tội không biết, không trả lời được. Lão chỉ nói thêm, “Thật ngại quá! Hôm nay, ngoài tiền bán củi tôi lại có thêm được năm hào của học giả…”
Câu chuyện cụt nhưng đem lại ý nghĩ dài làm cho chúng tôi trở thành bạn thân sau nhiều lần đàm đạo. Lão tiều phu đúng tính cách của lão tiều bạn tôi, học giả đúng tích cách của kẻ không học thật trong mắt lão tiều ưa đi quét dọn… giả bộ.
Cuộc đời thú vị khi có tri kỷ nói ít hiểu nhiều. Tôi với lão tiều thời thế trao đồi email-không một lời nhắn gởi. Nay đọc link của lão vào một ngày cuối tuần…
Hình ảnh chàng trai ngoại quốc đuổi theo, tặng chiếc áo ấm cho người đàn ông co ro giữa mưa lạnh ở Hội An khiến nhiều người ấm lòng
Khoảnh khắc vô giá này đang được chia sẻ chóng mặt trên nhiều trang m.ạ.ng xã hội
Trong xã hội ngày nay, khi nhiều người coi lòng tốt là một thứ ‘xa xỉ phẩm’ thì những hành động dù nhỏ nhoi, đơn giản, nhằm giúp đỡ người khác cũng trở thành ‘hành động lạ’ và hiếm hoi hơn bao giờ hết.
Thế nhưng, đừng vội bi quan, vẫn còn đó rất nhiều người tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ người khác mà không đòi trả công. Những hành động tốt đẹp ngẫu nhiên không đòi hỏi, vụ lợi, là minh chứng rõ ràng nhất cho câu nói: tình người vẫn luôn tồn tại trong thế giới này.
Mới đây, hình ảnh chụp lại một chàng trai nước ngoài cao lớn cởi áo khoác đưa cho một người ăn xin đang co ro trong mưa rét nhận được nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng và lập tức trở thành khoảnh khắc ‘gây bão’.
Khoảnh khắc đẹp khiến ai cũng thấy ấm lòng (Hình ảnh được post)
Theo đó, chủ nhân bức ảnh, anh Nguyễn Phong đăng tải bức hình trên lên một diễn đàn kèm theo đoạn trạng thái:
‘Không cùng chung màu da.Không cùng chung quốc tịch.Không cùng chung rất nhiều thứ…
Thế nhưng họ sẵn sàng chia sẻ ngay sự ấm áp họ đang có cho người cần giúp đỡ mặc dù người đó ở một phương trời xa lạ, chỉ vô tình gặp thoáng qua giữa dòng đời vội vã. Họ làm được như vậy, tại sao chúng ta lại không?
Một vị khách nước ngoài tiến đến và trao chiếc áo ấm cho một người Việt hoàn cảnh khó khăn khi thấy chú ấy đang mặc phong phanh và đi trần giữa cơn mưa phùn mùa đông lạnh giá tại Hội An.
Tôi ghi lại khoảnh khắc này đúng ngày đầu năm 2019, cảm giác tôi thật sự ấm cúng khi chứng kiến khoảnh khắc này. Tôi tự kiểm điểm lại bản thân mình về thời gian đã qua. Còn các bạn thì sao?’
Anh Phong cho biết thêm, bức ảnh trên được anh vô tình chụp khi đi du lịch tại Hội An, Đà Nẵng, vào dịp Tết Dương lịch đầu năm.
Chứng kiến cụ ông ăn xin đầu trần chân đất một mình lang thang trên phố dù nhiệt độ ngoài trời khá rét, nhiều người đã không khỏi xót xa. Nhưng rồi họ cũng thấy ấm lòng với thứ tình người khác màu da, khác quốc tịch kia của vị khách nước ngoài khi anh tiến đến tặng chiếc áo cho ông cụ.
‘Khá bất ngờ vì mọi người quan tâm và chia sẻ. Như vậy chứng tỏ xã hội vẫn không phải quá thờ ơ. Còn rất nhiều ngưòi muốn cản thông, chia sẻ. Nhất là giới trẻ. Mình mừng vì điều đấy‘ - anh Phong vui mừng khi bức ảnh nhận được tín hiệu phản hồi tích cực từ cộng đồng mạng.
Xin miễn thứ cho văn chương trong nước bây giờ. Sau 43 năm cưỡng chiếm miền nam, tiếng Việt của người trong nước lủng củng còn hơn tiếng Việt của bọn trẻ học tiếng Việt ở những Trung tâm tiếng Việt ở hải ngoại. Nhưng thôi! Bông hoa trái mùa càng đẹp, trong hoàn cảnh Việt nam bây giờ mà đời sống vẫn còn những hình ảnh đẹp là qúy rồi! Nhưng sẽ đẹp hơn nhiều nếu người tặng áo ấm cho người không nhà là một thanh niên, thiếu nữ người Việt! Chứ với người nước ngoài thì chuyện ấy cũng thường thôi!
Dù sao cũng cảm ơn lão tiều hãng Mỹ, già tới ngồi lâu là bị phù chân nhưng thấy đẹp vẫn muốn chia sẻ cho đời thêm vui…
Phan
Bài số 5599-20-31405-vb8012019
Bài số 5576-20-31382-vb4121918
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
***
Những buổi sáng cuối tuần, người bạn trẻ mới qua Mỹ định cư thường hay gọi anh em làm chung đi uống cà phê. Tâm lý ấy thì những người đã định cư lâu đều hiểu được vì ai cũng từng trải qua nên có nhiều người thông cảm với anh mà ra quán cho có bạn. Nhưng chỉ vài lần rồi thôi.
Hôm cuối tuần anh bạn trẻ than thở với tôi, “sao mấy anh đâu còn bận con nhỏ, cuối tuần đâu phải đi làm thêm, học thêm gì nữa đâu, mà sao gọi mấy anh đi uống cà phê khó quá!”
Tôi nghĩ trên đường lái xe từ hãng về nhà, những thay đổi lớn trong đời người thường diễn ra ồn ào, náo nhiệt để mau bình lặng đi. Như chuyện đám cưới của một người bạn trẻ trong hãng sẽ rất ồn vì mọi người bàn nhau chuyện chung vui; các bà, các cô, các em gái càng bàn chi tiết hơn tới chuyện quần áo, trang sức, kiểu tóc cho bữa tiệc đám cưới càng huyên náo càng vui…
Nhưng chỉ vài năm sau, phong độ của chú rể ngày nào như tài tử điện ảnh; thì nay lầm lũi xách cái giỏ em bé đi bác sĩ mùa lạnh. Sáng vô hãng thì mắt nó đỏ hoe vì đêm qua “con em quấy quá mà bà xã em cũng bệnh luôn rồi…”
Chẳng ai còn buồn nhìn tới cái mặt sầu bi như mùa đông của nó. Mấy cô, mấy chị vốn từ tâm thì hỏi han là phụ, chỉ dạy cho nó chút kinh nghiệm nuôi con nhỏ thì lại cứ râm ran như đàn gẩy tai trâu vì nó còn đầu óc đâu mà nghe. Cánh đàn ông cảm thông bằng cách làm tràn phần việc của nó để nó còn sức mà trông con đên nay, an ủi vợ đêm mai… Có đùa với nhau một chút thì các ông vẫn giữ lập trường, “hôn phối là ngõ cụt mà sao đàn ông cứ như con thiêu thân lao vào ánh đèn…”
Tôi nghĩ, những thay đổi lớn trong đời người như chuyện từ độc thân tiến tới hôn nhân, chỉ ồn ào, huyên náo rất ngắn; và sau đó là tháng năm dài mà đôi nam nữ trẻ trung kia xuất hiện những nếp nhăn trên mặt, tóc bạc tính sợi được vài năm, rồi tính gì nổi nữa khi tóc đã muối tiêu, rồi muối nhiều hơn tiêu là thấy tiêu đời thật rồi!
Nhưng có những thay đổi trong đời người không diễn ra ồn ào, đại sự như chuyện thành hôn, ly dị, sinh tử… Những thay đổi âm thầm theo ngày tháng đến bản thân mỗi người không nhìn ra, nhưng khi nhìn lại thì đã không còn là mình của ngày xưa nữa. Những ngày cuối tuần hồi mới qua Mỹ, tôi với những anh em làm chung cũng í ới nhau ra quán cà phê như người bạn trẻ mới qua Mỹ bây giờ. Khác chăng là xưa thì cô hàng cà phê xướng lên, “Ai là anh Tuấn, anh Hưng… có điện thoại.” Vậy là anh Tuấn, hay anh Hưng đến cái điện thoại bàn của tiệm cà phê để nói chuyện với một người bạn sắp tới quán nhưng muốn xác định rõ với bạn bè là quán nào trước khi cúp điện thoại nhà và ra đi. Không được như anh bạn trẻ bây giờ là cứ ra ngồi quán trước đã, rồi mới nhắn tin cho mọi người…
Những người bạn của ngày ấy, nay đã rơi rụng nhiều. Những người dọn nhà đi tiểu bang khác vì muôn vàn lý do thì nay cũng muôn vàn khó có cơ hội gặp lại. Những người còn ở chung thành phố thì hầu như chỉ gặp nhau khi đi thăm bệnh trong bệnh viện, đi đám ma người này, đám cưới con cái của người kia; gặp nhau không còn bù khú như xưa, dạy nhau những trò qủy quyệt để lừa vợ nhà mà đi cá độ đá gà, thụt bi da độ, rồi đi nhậu với nhau mà bên thắng độ cũng không giàu, bên thua độ cũng không nghèo; hai bên quắc cần câu hai ngày cuối tuần là thành công trọn vẹn.
Nhưng niền vui đơn giản của những người lao động ấy đã thầm lặng ra đi, để còn lại vài mái đầu bạc, giữ liên lạc với nhau theo thông báo chung là ai đồi số điện thoại thì phải thông báo cho mọi người biết! Nhưng để làm gì? Câu trả lời không khó, nhưng không ai muốn nghĩ tới việc giữ liên lạc để thông báo tin buồn nhiều hơn tin vui: Nay ông này mới bị đột qụy, mai ông kia mới dính ung thư, ông nọ chơi sang là không bệnh vặt mà đi tàu suốt cái rột với một cơm cảm lạnh chỉ vài ngày. Mấy ông bạn nghèo thì buồn luôn với cả tin vui là bạn bè gả con gái, cưới con dâu cho con trai họ, vì tiền già mùa cuối năm mua thuốc uống còn không đủ, mỗi tháng cuối năm được mời một đám cưới còn kham nổi chứ hai đám trở lên thì mặc ấm cách mấy cũng đổ bệnh; thêm cái đám ma nữa thì chắc chắn không buồn cho người quá cố mà lại giận cái ông chết không biết chọn mùa, chẳng thông cảm cho bạn bè gì hết!
Thời gian làm thay đổi chúng ta từng ngày đến khó nhận biết, chỉ khi đối diện với một người ban trẻ, mới qua Mỹ, là mình của ba mươi năm trước. Chúng ta đến phải đi tìm lại mình vì thói que hằng ngày, sinh hoạt hàng tuần gì cũng đã thay đổi đến khác hẳn.
Bây giờ, những bạn già đã về hưu thì mày mò học hỏi kỹ thuật chụp hình. Ông nào hiện đại hơn thì học xài photoshop để chỉnh sửa hình ảnh cho mấy đứa cháu nội, cháu ngoại. Tiêu khiển bớt thời gian rảnh và rèn luyện trí óc làm việc thường xuyên để tránh bệnh lãng quên. Mấy ông tiền già không đủ trả tiền childsupport thì lừ đừ đi làm như bị bắt quân dịch ngày xưa. Mấy ông vô tội thì cũng chỉ lặng lẽ pha ly cà phê sáng rồi thót lên xe đi làm buồn bã như mùa đông của anh. Hai hôm nghỉ cuối tuần thì chỉ muốn ở nhà một mình, không muốn bước ra khỏi cửa nhà vì ngoài kia đã quá thời của mình, không còn hứng thú ra quán khi đã chán chốn đông vui. Nhưng cũng pha ly cà cho thói quen hơn là nhu cầu, ly trà sáng không còn đòi hỏi danh trà như xưa vì ngay cái nhân danh cũng đã bụi mờ, chẳng còn muốn ai biết tới mình khi mình không còn muốn biết tới ai nữa!
Mấy người bạn già còn hứng thú chăm sóc cây kiểng, coi ra khá nhất vì tinh thần họ lạc quan hơn những người ù lì trên sofa, mở tivi… để ngủ.
Tôi còn được ông bạn đã về hưu nhưng thích đọc. Ông lang thang trên mạng như những con ma đêm, thỉnh thoảng lại thảy cho tôi một đường link - không ghi chú gì vì như thế là nói hết thân tình, khi người ta hiểu ra lúc có miếng ăn ngon, ly trà thơm, ta nghĩ đến ai đó là đã cho đi một nửa; khi đọc đoạn văn hay, ta link đi cho ai thì đoạn văn hay gấp đôi.
Tôi với ông bạn bình thường trở thành thân thiết từ ngẫu nhiên. Khi ông còn đi làm và chung xưởng nên ông hay gọi tôi là học giả (theo nghĩa trêu đùa tức là tôi chưa bao giờ học thật). Còn ông có thói quen hay gánh, ông cứ thích xỏ cái hốt rác vào đầu cán của cây chổi quét nhà, rồi gánh đi lòng vòng chứ có quét gì đâu! Nhưng sếp hỏi ông đang làm gì thì ông nói ngay là ông đang quét dọn chỗ làm, dơ bẩn quá, ông không làm việc được! Gặp ông sếp thích sạch sẽ, ngăn nắp nên lại thường tuyên dương ông già… ngồi lâu phù cẳng nên kiếm chuyện đi tới đi lui. Nên tôi gọi ông là lão tiều phu, vì ông hay gánh như tiều phu gánh củi.
Tới một hôm tình cờ, tôi đọc được câu chuyện lão tiều phu và học giả (không nhớ trên mạng nào). Nhưng tôi thích thú vô cùng vì trúng phóc như chuyện đùa của tôi với ông. Tôi copy đường link và gởi cho ông. Ông cũng khoái mà thành bạn thân với nhau hơn vì từ đó chúng tôi hay chia sẻ những gì đọc được mà thấy có lý!
Câu chuyện lâu rồi nên tôi chỉ nhớ nội dung…
Có học giả nọ có việc đi về nơi thôn dã. Đến phải qua sông thì đi đò. Nhưng sông thì rộng mà đò thì chậm. Trên đò chỉ có ông lão chèo đò và lão tiều phu gánh củi với học giả. Học già buồn nên nói với lão tiều phu, “Lão tiều ạ! Sông thì rộng mà đò thì chậm. Tôi với lão chơi đố. Tôi rất công bằng với lão, là tôi không trả lời được câu hỏi của lão thì tôi thua lão một đồng. Nhưng lão không trả lời đươc câu hỏi của tôi thì lão chỉ thua cho tôi năm hào.”
Lão tiều phu đồng ý nên học giả mời lão ra câu đố trước.
Lão tiều hỏi, “Thưa học giả. Vật gì dưới nước nặng ngàn cân, nhưng khi lên bờ chỉ còn nặng mười cân?”
Học giả nghĩ không ra nên đành móc túi đưa cho lão tiều một đồng. Xong học giả nói: “Thưa lão tiều, xin chỉ giáo cho tôi là vật gì mà dưới nước ngàn cân, nhưng lên bờ chỉ còn mười cân?”
Lão tiều phu nói, “Tôi cũng không biết!”
Lão nói xong cũng móc túi thua cho học giả năm hào… vì cái tội không biết, không trả lời được. Lão chỉ nói thêm, “Thật ngại quá! Hôm nay, ngoài tiền bán củi tôi lại có thêm được năm hào của học giả…”
Câu chuyện cụt nhưng đem lại ý nghĩ dài làm cho chúng tôi trở thành bạn thân sau nhiều lần đàm đạo. Lão tiều phu đúng tính cách của lão tiều bạn tôi, học giả đúng tích cách của kẻ không học thật trong mắt lão tiều ưa đi quét dọn… giả bộ.
Cuộc đời thú vị khi có tri kỷ nói ít hiểu nhiều. Tôi với lão tiều thời thế trao đồi email-không một lời nhắn gởi. Nay đọc link của lão vào một ngày cuối tuần…
Hình ảnh chàng trai ngoại quốc đuổi theo, tặng chiếc áo ấm cho người đàn ông co ro giữa mưa lạnh ở Hội An khiến nhiều người ấm lòng
Khoảnh khắc vô giá này đang được chia sẻ chóng mặt trên nhiều trang m.ạ.ng xã hội
Trong xã hội ngày nay, khi nhiều người coi lòng tốt là một thứ ‘xa xỉ phẩm’ thì những hành động dù nhỏ nhoi, đơn giản, nhằm giúp đỡ người khác cũng trở thành ‘hành động lạ’ và hiếm hoi hơn bao giờ hết.
Thế nhưng, đừng vội bi quan, vẫn còn đó rất nhiều người tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ người khác mà không đòi trả công. Những hành động tốt đẹp ngẫu nhiên không đòi hỏi, vụ lợi, là minh chứng rõ ràng nhất cho câu nói: tình người vẫn luôn tồn tại trong thế giới này.
Mới đây, hình ảnh chụp lại một chàng trai nước ngoài cao lớn cởi áo khoác đưa cho một người ăn xin đang co ro trong mưa rét nhận được nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng và lập tức trở thành khoảnh khắc ‘gây bão’.
Khoảnh khắc đẹp khiến ai cũng thấy ấm lòng (Hình ảnh được post)
Theo đó, chủ nhân bức ảnh, anh Nguyễn Phong đăng tải bức hình trên lên một diễn đàn kèm theo đoạn trạng thái:
‘Không cùng chung màu da.Không cùng chung quốc tịch.Không cùng chung rất nhiều thứ…
Thế nhưng họ sẵn sàng chia sẻ ngay sự ấm áp họ đang có cho người cần giúp đỡ mặc dù người đó ở một phương trời xa lạ, chỉ vô tình gặp thoáng qua giữa dòng đời vội vã. Họ làm được như vậy, tại sao chúng ta lại không?
Một vị khách nước ngoài tiến đến và trao chiếc áo ấm cho một người Việt hoàn cảnh khó khăn khi thấy chú ấy đang mặc phong phanh và đi trần giữa cơn mưa phùn mùa đông lạnh giá tại Hội An.
Tôi ghi lại khoảnh khắc này đúng ngày đầu năm 2019, cảm giác tôi thật sự ấm cúng khi chứng kiến khoảnh khắc này. Tôi tự kiểm điểm lại bản thân mình về thời gian đã qua. Còn các bạn thì sao?’
Anh Phong cho biết thêm, bức ảnh trên được anh vô tình chụp khi đi du lịch tại Hội An, Đà Nẵng, vào dịp Tết Dương lịch đầu năm.
Chứng kiến cụ ông ăn xin đầu trần chân đất một mình lang thang trên phố dù nhiệt độ ngoài trời khá rét, nhiều người đã không khỏi xót xa. Nhưng rồi họ cũng thấy ấm lòng với thứ tình người khác màu da, khác quốc tịch kia của vị khách nước ngoài khi anh tiến đến tặng chiếc áo cho ông cụ.
‘Khá bất ngờ vì mọi người quan tâm và chia sẻ. Như vậy chứng tỏ xã hội vẫn không phải quá thờ ơ. Còn rất nhiều ngưòi muốn cản thông, chia sẻ. Nhất là giới trẻ. Mình mừng vì điều đấy‘ - anh Phong vui mừng khi bức ảnh nhận được tín hiệu phản hồi tích cực từ cộng đồng mạng.
Xin miễn thứ cho văn chương trong nước bây giờ. Sau 43 năm cưỡng chiếm miền nam, tiếng Việt của người trong nước lủng củng còn hơn tiếng Việt của bọn trẻ học tiếng Việt ở những Trung tâm tiếng Việt ở hải ngoại. Nhưng thôi! Bông hoa trái mùa càng đẹp, trong hoàn cảnh Việt nam bây giờ mà đời sống vẫn còn những hình ảnh đẹp là qúy rồi! Nhưng sẽ đẹp hơn nhiều nếu người tặng áo ấm cho người không nhà là một thanh niên, thiếu nữ người Việt! Chứ với người nước ngoài thì chuyện ấy cũng thường thôi!
Dù sao cũng cảm ơn lão tiều hãng Mỹ, già tới ngồi lâu là bị phù chân nhưng thấy đẹp vẫn muốn chia sẻ cho đời thêm vui…
Phan
Có hai ngày cuối tuần mà như vầy thì vợ con trông mong gì hả trời.
Mấy nhân vật trong chuyện này đọc mà nghe phát rầu. Hèn gì mà họ không bi quan, chán chường như vậy.
Đời mình gần như là tấm gương phản chiếu việc mình làm, nghiệp mình tích lũy, tác giả ơi.
Cám ơn tác giả. Mong bài viết sau.
Trân trọng.