Tác giả: Sao Nam Trần Ngọc Bình
Bài số 5579-20-31385-vb7122218
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới.
***
Cách đây không lâu, một Cô độc giả kiêm tác giả Viết Về Nước Mỹ, từng giành giải Chung Kết, có liên lạc với tôi.
Sau khi đọc bài “Đương Đầu Bệnh Thấp Khớp ” đăng trên Vietbao online, Cô đã không ngần ngại cho tôi địa chỉ email để Cô có thể liên lạc và hỏi tôi về cách tập co ra và co vào hai bàn tay của tôi trong khi đi bộ hay thiền hành để trị cho hết bịnh thấp khớp như thế nào để Cô làm theo.
Cứ theo như lời Cô kể thì Cô có một người bạn cũng bị thấp khớp và vị bác sĩ điều trị đã phải chích một loại nước vào những chỗ khớp xương to mà bệnh của người bạn Cô vẫn không khỏi, nên qua email, Cô ngỏ ý muốn biết tôi làm sao và tập thế nào mà khỏi bệnh để Cô tập theo cách tôi đã tập.
Phải nói là Cô độc giả - tác giả này rất thích tìm hiểu thật kỹ đến từng chi tiết ngọn nguồn của vấn đề. Khi liên lạc với tôi, cô không ngừng đặt đủ loại câu hỏi.
Tánh tôi vốn giản dị nên tôi trả lời Cô cũng đơn giản như 2 cộng với 2 là 4 như trong bài viết “Đương Đầu Bệnh Thấp Khớp.”
Sau đây là trích đoạn:
“Mỗi ngày tôi đi bộ (thiền hành) lối 30 phút và trong khi đi bộ tôi cứ vừa đi vừa nắm hai bàn tay với hai ngón cái nằm trong lòng bàn tay rồi mở ra và gập lại để giúp máu lưu thông trong cái khớp của ngón tay giữa của hai bàn tay mà chủ yếu là bàn tay phải vì cái khớp của ngón tay giữa của bàn tay phải đang hành hạ tôi ‘tới bến luôn.’ Làm vậy một thời gian thì khớp của ngón tay giữa không còn đau nữa.
“Cách tập này hiệu quả vô cùng cho đến nay bịnh thấp khớp không còn vương vấn, vấn vương trở lại thăm cái khớp ngón giữa của bàn tay phải của tôi nữa!
Quả thật ngành Y Trung Hoa có một câu nói để đời, “Thống bất thông, thông bất thống.” “Thống” đây theo như tôi hiểu có nghĩa là thống khổ. Như vậy, nghĩa nôm na là nơi nào đau thì nơi đó khí huyết không lưu thông còn nơi nào khí huyết lưu thông thì nơi đó không đau.”
Tôi cố tránh không uống thuốc vì theo nếu tập mà hết bịnh được thì uống thuốc làm gì. Hơn nữa thuốc còn sinh ra side effect, hậu quả bên lề, nếu dùng lâu.
Trong một lần khác tôi gởi cho Cô cái hình tôi “Trồng Chuối Ngược” để cho Cô theo đó mà làm theo, nếu Cô ấy muốn tìm hiểu thêm về công dụng của thế ‘Trồng Chuối Ngược.’ Thế tập (asana) này giúp trị bịnh suy nhược thần kinh, điều hòa tuyến nội tiết, tăng cường tuần hoàn máu ở cổ và đầu, làm bớt sung máu trong bịnh trĩ.” (trích từ “Phương Pháp Dưỡng Sinh” của bác sĩ Nguyễn văn Hưởng)
Ai dè Cô rất nhậy bén để tập thế ‘Trồng Chuối Ngược’ Cô đã làm theo cách sáng tạo của Cô là mua một dụng cụ mà khi tôi đi du lịch về Cali tôi đã thấy người ta bày bán trong khu Phước Lộc Thọ.
Tập trồng chuối trên sàn nhà thì cái đầu của người tập chạm sàn nhà (đất) còn khi Cô dùng cái dụng cụ này để tập thì cái đầu sẽ cách mặt đất một chút nên tôi viết bài này với tựa đề “Trồng Chuối Trên Trời,” hay đúng hơn là “Trồng Chuối Lửng Lơ”, để nói về cách dùng cái dụng cụ này.
Cô độc giả-tác giả đồng ý cho tôi đăng hình Cô đang xử dụng dụng cụ đó để tập nên độc giả nào muốn tập thế ‘trồng chuối ngược’ có tài liệu tham khảo để làm theo.
Nếu quý liệt đã tập Yoga rồi mà chưa tập trồng chuối thì cứ thử xem sao nhưng phải rất thận trọng. Những vị mắc bịnh cao áp huyết không nên tập thế (asana) này vì rất nguy hiểm, có thể bị stroke.
Sau đây là một số cách tập giúp phòng bệnh, chữa bệnh hầu bảo vệ sức khỏe.
Thiền hành và đi bộ khác nhau như thế nào.
Nếu bạn đi bộ bình thường thì bạn không cần phải chú tâm đến hơi thở vào và hơi thở ra.
Còn thiền hành thì khi bạn bước chân trái tới trước bạn từ từ hít vào và khi bạn bước chân phải tới trước thì bạn từ từ thở ra, cứ như thế cho đến chấm dứt thời gian ấn định cho buổi thiền hành, thí dụ, 20 phút.
Vào đầu năm 1980 tại trại tù Gia Trung tôi lấy cuốn Phương Pháp Dưỡng Sinh của Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng ra đọc và sáng hôm sau tôi thức sớm và bắt đầu tập.
Trong cuốn sách này ngoài cách chỉ các thế tập asana của Yoga, Bác Sĩ Hưởng còn soạn thêm phần xoa bóp để hành giả có thể tập cả hai môn Yoga gốc từ Ấn Độ và xoa bóp, bấm huyệt gốc từ Trung Hoa.
Thú vị của cuốn sách này là 2 nền Y học cổ đại của Á Châu tượng trưng cho 2 nền văn minh lâu đời của nhân loại đã được Bác Sĩ Hưởng lưu tâm đưa vào cuốn sách để giúp độc giả tập theo để phòng bệnh và chữa bệnh.
Khi tập massage thì đầu tiên là tôi tập xoa hai loa tai cho ấm bằng cách úp hai bàn tay phải và trái lên hai cái loa tai và xoa theo vòng tròn lối 21 lần. Tiếp theo là dùng hai lòng bàn tay úp thật mạnh lên hai cái loa tai rồi buông hai tay ra, cứ làm như vậy không khí sẽ ép vào 2 màng nhĩ giúp màng nhĩ rung dộng khiến cho màng nhĩ không bị vôi hóa nên làm cho 2 tai nghe rõ hơn. Làm dộng tác này lối 21 lần!
Sau đó là dùng hai bàn tay úp lên hai lỗ tai thì đầu hai ngón trỏ của hai bàn tay nằm ngay cái xương chẩm. Sau đó dùng 2 ngón tay trỏ để lên ngón tay giữa rồi dùng sức từ ngón trỏ đánh mạnh xuống cái xương chẩm này lối 21 lần.
Động tác này giúp phòng và chữa bệnh ở lỗ tai trong.
Một hôm bà xã tôi nói bả bị viêm tuyến giáp (thyroid) và hỏi tôi làm sao trị cho hết luôn vì trong khi tôi đi tù thì bả đã bị rồi và phải uống thuốc. Bây giờ bệnh lại ‘tái hồi Kim Trọng.’
Vậy tuyến giáp là gi?
“Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn ở đáy cổ. Tuyến này gồm hai thùy mỗi thùy ở một bên khí quản, hai thùy nối với nhau bằng một eo. Tuyến giáp gồm một số lớn các tiểu nang có chứa một chất dịch keo như sữa,dịch này chứa một số chất do tuyến tiết ra.” (Theo Từ Điển Thuật Ngữ Y Học Anh Việt của Bác Sĩ Phạm Ngọc Trí)
Bây giờ bả nói không muốn uống thuốc nữa và hỏi có cách nào khác để trị bệnh này không mà không phải uống thuốc?
Tôi trả lời:
- Cứ theo như câu ‘Thống bất thông. Thông bất thống’ thì mình cứ nghển cổ ra phía sau và lấy lòng bàn tay phải úp vào cái cổ và xoa lên và xoa xuống lối 21 lần. Sau đó đổi qua tay trái và cũng úp vào cổ và xoa lên và xoa xuống lối 21 lần. Thử như vậy xem sao.
Một thời gian sau bả cho biết cái tuyến giáp biến mất rồi! Thật là mừng hết lớn !
Nhân đây tôi cũng xin cám ơn Vietbao online đã cho phổ biến những bài nói về cách chữa những bệnh theo kinh nghiệm cổ truyền hay massage để giúp các bạn đọc gần xa tham khảo và tự chữa bệnh mà không tốn tiền.
Bạn cũng cần săn sóc hai trái thận nữa!
Máu trong hai trái thận được coi giống như nước ao tù nên để giúp máu lưu thông bạn hãy nắm 2 bàn tay lại với ngón cái nằm trong lòng bàn tay hợp với ngón trỏ làm thành một mặt phẳng dùng hai bàn tay với hai mặt phẳng này xoa lên, xuống nơi hai trái thận lối 21 lần mỗi ngày.
Chỉ một tháng nữa là tôi tới tuổi bát thập-tuổi ta- mà theo như dạo Phật thì cái thân tứ đại này gồm đất như thịt, xương, nước là máu, gió là không khí ta hít vào và lửa là hơi ấm.
Tất cả bắt dầu từ từ rã ra nên người lớn tuổi cảm thấy ê ẩm dù rằng đã tập thể dục hàng ngày như yoga, tai chi, dịch cân kinh v…v… nếu cơ thể con người mà không rã ra như thế thì làm sao người ta bệnh rồi chết được.
Mỗi lần đi chợ gặp mấy anh bạn đồng tuế cùng hàn huyên với nhau. Ai ai cũng than cả toàn thân đều ê ẩm dù có tập khí công, dịch cân kinh hay Yoga hay bất kỳ môn thể dục nào thì bớt thì có bớt nhưng ê ẩm thì vẫn còn dó.
Với cái tuổi này hai cái đầu gối hình như không muốn cử động theo ý của chủ nhân nên cách hay nhất là mỗi ngày dùng lòng bàn tay phải úp lên đầu gối phải và xoa lối 21cái.
Đổi qua tay trái và dùng lòng bàn tay trái úp lên đầu gối phải và cũng xoa lối 21 lần
Sau đó dùng hai bàn tay úp lên mặt trên của cẳng chân phải rồi xoa dọc từ đùi xuống tời cổ chân. Ngửa hai bàn tay lên xoa mặt dưới của cẳng chân phải từ đùi xuống tới cổ chân.
Đổi qua đầu gối trái dùng bàn tay phải xoa đầu gối trái 21 lần sau đó dùng bàn tay trái úp lên đầu gối trái xoa 21 lần.
Sau đó dùng hai lòng bàn tay phải và trái úp lên mặt trên của cẳng chân trái và xoa từ đùi xuống tới cổ chân 21 lần.
Ngửa hai bàn tay lên rồi xoa mặt phía dưới của cẳng chân trái 21 lần.
Sau đó chân trái duỗi thẳng ra trên sàn nhà co chân phải lại và để chân phải lên đùi trái,bàn tay phải nắm bàn chân phải và xoay bàn chân phải theo chiều kim đồng hồ lối 21 lần và ngược chiều kim đồng hồ cũng 21 lần.
Đổi chân và làm với bàn chân trái y như đối với bàn chân phải. Động tác này giúp cho không bị trặc cổ chân.
Sau đó bạn hãy tìm một chỗ có mặt bằng phẳng phiu rồi hai bàn chân co lại ngón giữa của hai bàn tay bấm vào huyệt Dũng Tuyền, điểm nối 1/3 trước và 2/3 sau trong lòng của 2 bàn chân, không kể các ngón chân. Còn ngón tay cái bấm vào huyệt Thái Xung trên mu bàn chân, huyệt này nằm ở kẽ giữa của ngón chân cái và ngón chân thứ hai.
Cứ co vào và duỗi ra cho thật thẳng hai cái chân trên sàn nhà nhà làm như thế 21 lần.
Động tác này làm cho lưng dãn ra khí huyết lưu thông và cũng trị bệnh đau lưng.Còn huyệt Thái Xung điều hòa gan.
Ngồi trên sàn nhà co chân phải lại, bàn tay trái xoa tới xoa lui lối 21 lần lòng bàn chân, còn bàn tay phải cũng xoa tới xoa lui mu bàn chân đồng thời với bàn tay trái 21 lần. Sau đó, đổi qua bàn chân trái dùng bàn tay phải xoa lòng bàn chân trái đồng thời với bàn tay trái xoa trên mu bàn chân trái cũng 21 lần.
Khi xoa xong hai bàn chân thì nắm bàn tay trái lại đánh mạnh vào lòng bàn chân phải còn bàn tay phải đè lên mu bàn chân phải giữ cho bàn chân phải không xê dịch trong khi bàn tay trái đang đánh mạnh vào lòng bàn chân phải cũng 21 lần.
Đổi qua chân trái và bàn tay phải nắm lại đánh mạnh vào lòng bàn chân trái 21 lần trong khi bàn tay trái đè lên mu bàn chân trái giữ cho bàn chân ở yên một chỗ.
Chúc quý vị thân tâm thường an lạc.
Sao Nam Trần Ngọc Bình
Bài số 5579-20-31385-vb7122218
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới.
Trồng chuối bình thường.
Cô độc giả-tác giả VVNM trồng chuối lửng lơ với dụng cụ. Hình được cô cho phép phổ biến.
***
Cách đây không lâu, một Cô độc giả kiêm tác giả Viết Về Nước Mỹ, từng giành giải Chung Kết, có liên lạc với tôi.
Sau khi đọc bài “Đương Đầu Bệnh Thấp Khớp ” đăng trên Vietbao online, Cô đã không ngần ngại cho tôi địa chỉ email để Cô có thể liên lạc và hỏi tôi về cách tập co ra và co vào hai bàn tay của tôi trong khi đi bộ hay thiền hành để trị cho hết bịnh thấp khớp như thế nào để Cô làm theo.
Cứ theo như lời Cô kể thì Cô có một người bạn cũng bị thấp khớp và vị bác sĩ điều trị đã phải chích một loại nước vào những chỗ khớp xương to mà bệnh của người bạn Cô vẫn không khỏi, nên qua email, Cô ngỏ ý muốn biết tôi làm sao và tập thế nào mà khỏi bệnh để Cô tập theo cách tôi đã tập.
Phải nói là Cô độc giả - tác giả này rất thích tìm hiểu thật kỹ đến từng chi tiết ngọn nguồn của vấn đề. Khi liên lạc với tôi, cô không ngừng đặt đủ loại câu hỏi.
Tánh tôi vốn giản dị nên tôi trả lời Cô cũng đơn giản như 2 cộng với 2 là 4 như trong bài viết “Đương Đầu Bệnh Thấp Khớp.”
Sau đây là trích đoạn:
“Mỗi ngày tôi đi bộ (thiền hành) lối 30 phút và trong khi đi bộ tôi cứ vừa đi vừa nắm hai bàn tay với hai ngón cái nằm trong lòng bàn tay rồi mở ra và gập lại để giúp máu lưu thông trong cái khớp của ngón tay giữa của hai bàn tay mà chủ yếu là bàn tay phải vì cái khớp của ngón tay giữa của bàn tay phải đang hành hạ tôi ‘tới bến luôn.’ Làm vậy một thời gian thì khớp của ngón tay giữa không còn đau nữa.
“Cách tập này hiệu quả vô cùng cho đến nay bịnh thấp khớp không còn vương vấn, vấn vương trở lại thăm cái khớp ngón giữa của bàn tay phải của tôi nữa!
Quả thật ngành Y Trung Hoa có một câu nói để đời, “Thống bất thông, thông bất thống.” “Thống” đây theo như tôi hiểu có nghĩa là thống khổ. Như vậy, nghĩa nôm na là nơi nào đau thì nơi đó khí huyết không lưu thông còn nơi nào khí huyết lưu thông thì nơi đó không đau.”
Tôi cố tránh không uống thuốc vì theo nếu tập mà hết bịnh được thì uống thuốc làm gì. Hơn nữa thuốc còn sinh ra side effect, hậu quả bên lề, nếu dùng lâu.
Trong một lần khác tôi gởi cho Cô cái hình tôi “Trồng Chuối Ngược” để cho Cô theo đó mà làm theo, nếu Cô ấy muốn tìm hiểu thêm về công dụng của thế ‘Trồng Chuối Ngược.’ Thế tập (asana) này giúp trị bịnh suy nhược thần kinh, điều hòa tuyến nội tiết, tăng cường tuần hoàn máu ở cổ và đầu, làm bớt sung máu trong bịnh trĩ.” (trích từ “Phương Pháp Dưỡng Sinh” của bác sĩ Nguyễn văn Hưởng)
Ai dè Cô rất nhậy bén để tập thế ‘Trồng Chuối Ngược’ Cô đã làm theo cách sáng tạo của Cô là mua một dụng cụ mà khi tôi đi du lịch về Cali tôi đã thấy người ta bày bán trong khu Phước Lộc Thọ.
Tập trồng chuối trên sàn nhà thì cái đầu của người tập chạm sàn nhà (đất) còn khi Cô dùng cái dụng cụ này để tập thì cái đầu sẽ cách mặt đất một chút nên tôi viết bài này với tựa đề “Trồng Chuối Trên Trời,” hay đúng hơn là “Trồng Chuối Lửng Lơ”, để nói về cách dùng cái dụng cụ này.
Cô độc giả-tác giả đồng ý cho tôi đăng hình Cô đang xử dụng dụng cụ đó để tập nên độc giả nào muốn tập thế ‘trồng chuối ngược’ có tài liệu tham khảo để làm theo.
Nếu quý liệt đã tập Yoga rồi mà chưa tập trồng chuối thì cứ thử xem sao nhưng phải rất thận trọng. Những vị mắc bịnh cao áp huyết không nên tập thế (asana) này vì rất nguy hiểm, có thể bị stroke.
Sau đây là một số cách tập giúp phòng bệnh, chữa bệnh hầu bảo vệ sức khỏe.
Thiền hành và đi bộ khác nhau như thế nào.
Nếu bạn đi bộ bình thường thì bạn không cần phải chú tâm đến hơi thở vào và hơi thở ra.
Còn thiền hành thì khi bạn bước chân trái tới trước bạn từ từ hít vào và khi bạn bước chân phải tới trước thì bạn từ từ thở ra, cứ như thế cho đến chấm dứt thời gian ấn định cho buổi thiền hành, thí dụ, 20 phút.
Vào đầu năm 1980 tại trại tù Gia Trung tôi lấy cuốn Phương Pháp Dưỡng Sinh của Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng ra đọc và sáng hôm sau tôi thức sớm và bắt đầu tập.
Trong cuốn sách này ngoài cách chỉ các thế tập asana của Yoga, Bác Sĩ Hưởng còn soạn thêm phần xoa bóp để hành giả có thể tập cả hai môn Yoga gốc từ Ấn Độ và xoa bóp, bấm huyệt gốc từ Trung Hoa.
Thú vị của cuốn sách này là 2 nền Y học cổ đại của Á Châu tượng trưng cho 2 nền văn minh lâu đời của nhân loại đã được Bác Sĩ Hưởng lưu tâm đưa vào cuốn sách để giúp độc giả tập theo để phòng bệnh và chữa bệnh.
Khi tập massage thì đầu tiên là tôi tập xoa hai loa tai cho ấm bằng cách úp hai bàn tay phải và trái lên hai cái loa tai và xoa theo vòng tròn lối 21 lần. Tiếp theo là dùng hai lòng bàn tay úp thật mạnh lên hai cái loa tai rồi buông hai tay ra, cứ làm như vậy không khí sẽ ép vào 2 màng nhĩ giúp màng nhĩ rung dộng khiến cho màng nhĩ không bị vôi hóa nên làm cho 2 tai nghe rõ hơn. Làm dộng tác này lối 21 lần!
Sau đó là dùng hai bàn tay úp lên hai lỗ tai thì đầu hai ngón trỏ của hai bàn tay nằm ngay cái xương chẩm. Sau đó dùng 2 ngón tay trỏ để lên ngón tay giữa rồi dùng sức từ ngón trỏ đánh mạnh xuống cái xương chẩm này lối 21 lần.
Động tác này giúp phòng và chữa bệnh ở lỗ tai trong.
Một hôm bà xã tôi nói bả bị viêm tuyến giáp (thyroid) và hỏi tôi làm sao trị cho hết luôn vì trong khi tôi đi tù thì bả đã bị rồi và phải uống thuốc. Bây giờ bệnh lại ‘tái hồi Kim Trọng.’
Vậy tuyến giáp là gi?
“Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn ở đáy cổ. Tuyến này gồm hai thùy mỗi thùy ở một bên khí quản, hai thùy nối với nhau bằng một eo. Tuyến giáp gồm một số lớn các tiểu nang có chứa một chất dịch keo như sữa,dịch này chứa một số chất do tuyến tiết ra.” (Theo Từ Điển Thuật Ngữ Y Học Anh Việt của Bác Sĩ Phạm Ngọc Trí)
Bây giờ bả nói không muốn uống thuốc nữa và hỏi có cách nào khác để trị bệnh này không mà không phải uống thuốc?
Tôi trả lời:
- Cứ theo như câu ‘Thống bất thông. Thông bất thống’ thì mình cứ nghển cổ ra phía sau và lấy lòng bàn tay phải úp vào cái cổ và xoa lên và xoa xuống lối 21 lần. Sau đó đổi qua tay trái và cũng úp vào cổ và xoa lên và xoa xuống lối 21 lần. Thử như vậy xem sao.
Một thời gian sau bả cho biết cái tuyến giáp biến mất rồi! Thật là mừng hết lớn !
Nhân đây tôi cũng xin cám ơn Vietbao online đã cho phổ biến những bài nói về cách chữa những bệnh theo kinh nghiệm cổ truyền hay massage để giúp các bạn đọc gần xa tham khảo và tự chữa bệnh mà không tốn tiền.
Bạn cũng cần săn sóc hai trái thận nữa!
Máu trong hai trái thận được coi giống như nước ao tù nên để giúp máu lưu thông bạn hãy nắm 2 bàn tay lại với ngón cái nằm trong lòng bàn tay hợp với ngón trỏ làm thành một mặt phẳng dùng hai bàn tay với hai mặt phẳng này xoa lên, xuống nơi hai trái thận lối 21 lần mỗi ngày.
Chỉ một tháng nữa là tôi tới tuổi bát thập-tuổi ta- mà theo như dạo Phật thì cái thân tứ đại này gồm đất như thịt, xương, nước là máu, gió là không khí ta hít vào và lửa là hơi ấm.
Tất cả bắt dầu từ từ rã ra nên người lớn tuổi cảm thấy ê ẩm dù rằng đã tập thể dục hàng ngày như yoga, tai chi, dịch cân kinh v…v… nếu cơ thể con người mà không rã ra như thế thì làm sao người ta bệnh rồi chết được.
Mỗi lần đi chợ gặp mấy anh bạn đồng tuế cùng hàn huyên với nhau. Ai ai cũng than cả toàn thân đều ê ẩm dù có tập khí công, dịch cân kinh hay Yoga hay bất kỳ môn thể dục nào thì bớt thì có bớt nhưng ê ẩm thì vẫn còn dó.
Với cái tuổi này hai cái đầu gối hình như không muốn cử động theo ý của chủ nhân nên cách hay nhất là mỗi ngày dùng lòng bàn tay phải úp lên đầu gối phải và xoa lối 21cái.
Đổi qua tay trái và dùng lòng bàn tay trái úp lên đầu gối phải và cũng xoa lối 21 lần
Sau đó dùng hai bàn tay úp lên mặt trên của cẳng chân phải rồi xoa dọc từ đùi xuống tời cổ chân. Ngửa hai bàn tay lên xoa mặt dưới của cẳng chân phải từ đùi xuống tới cổ chân.
Đổi qua đầu gối trái dùng bàn tay phải xoa đầu gối trái 21 lần sau đó dùng bàn tay trái úp lên đầu gối trái xoa 21 lần.
Sau đó dùng hai lòng bàn tay phải và trái úp lên mặt trên của cẳng chân trái và xoa từ đùi xuống tới cổ chân 21 lần.
Ngửa hai bàn tay lên rồi xoa mặt phía dưới của cẳng chân trái 21 lần.
Sau đó chân trái duỗi thẳng ra trên sàn nhà co chân phải lại và để chân phải lên đùi trái,bàn tay phải nắm bàn chân phải và xoay bàn chân phải theo chiều kim đồng hồ lối 21 lần và ngược chiều kim đồng hồ cũng 21 lần.
Đổi chân và làm với bàn chân trái y như đối với bàn chân phải. Động tác này giúp cho không bị trặc cổ chân.
Sau đó bạn hãy tìm một chỗ có mặt bằng phẳng phiu rồi hai bàn chân co lại ngón giữa của hai bàn tay bấm vào huyệt Dũng Tuyền, điểm nối 1/3 trước và 2/3 sau trong lòng của 2 bàn chân, không kể các ngón chân. Còn ngón tay cái bấm vào huyệt Thái Xung trên mu bàn chân, huyệt này nằm ở kẽ giữa của ngón chân cái và ngón chân thứ hai.
Cứ co vào và duỗi ra cho thật thẳng hai cái chân trên sàn nhà nhà làm như thế 21 lần.
Động tác này làm cho lưng dãn ra khí huyết lưu thông và cũng trị bệnh đau lưng.Còn huyệt Thái Xung điều hòa gan.
Ngồi trên sàn nhà co chân phải lại, bàn tay trái xoa tới xoa lui lối 21 lần lòng bàn chân, còn bàn tay phải cũng xoa tới xoa lui mu bàn chân đồng thời với bàn tay trái 21 lần. Sau đó, đổi qua bàn chân trái dùng bàn tay phải xoa lòng bàn chân trái đồng thời với bàn tay trái xoa trên mu bàn chân trái cũng 21 lần.
Khi xoa xong hai bàn chân thì nắm bàn tay trái lại đánh mạnh vào lòng bàn chân phải còn bàn tay phải đè lên mu bàn chân phải giữ cho bàn chân phải không xê dịch trong khi bàn tay trái đang đánh mạnh vào lòng bàn chân phải cũng 21 lần.
Đổi qua chân trái và bàn tay phải nắm lại đánh mạnh vào lòng bàn chân trái 21 lần trong khi bàn tay trái đè lên mu bàn chân trái giữ cho bàn chân ở yên một chỗ.
Chúc quý vị thân tâm thường an lạc.
Sao Nam Trần Ngọc Bình
Mến chào Quý Độc Giả
Nếu quý vị lớn tuổi thì không nên tập thế Trồng Chuối Ngược vì có thể đốt xương sống ở cổ không chịu nổi sức nặng của cơ thể.
Trân trọng
Chào độc giả Toàn Ngô
Những lần xuất bản sau này có thêm bác sĩ Huỳnh Uyển Liên là đồng tác giả.Mến
Mến chào độc giả Toàn Ngô
Toàn Ngô thử hỏi nhà sách Tự Lực:
14318 Brookhurst Street
Garden Grove, CA 92843
Tel:(714)531-5290
Fax:(714)531-2280
Email: [email protected]
www.tuluc.com
Thăm Toàn Ngô khỏe.
Trân trọng
Mến chào Từ Huy
Đầu tiên là cám ơn Từ Huy đã quan tâm tới sự vắng lời bình của chú trên Diễn Đàn VVNM.
Đôi khi mình cũng muốn tham gia nhưng đọc các lời bình của các độc giả khác thì đã thấy quá đủ rồi nên mình tạm gác bút.
Thăm Từ Huy và gia đình khỏe. Rất mến
Mấy tháng rồi không thấy chú viết bài mà cũng chẳng thấy chú cho lời bình nên lòng cháu thấy có chút gì thiếu vắng, âu lo! Đọc bài này của chú, dù chả tập tành gì, cháu cũng thấy mình thật vui và khoẻ hẳn ra🤓🙏‼️...
Vẫn còn dư âm mùa Tình Yêu lại thêm năm mới sắp đến, cháu kính chúc chú luôn luôn hạnh phúc và mãi mãi Bình An!
Kính chú.
Hình như cô ta hoi lai cháu chút xíu.Mến
Bài viết hữu ích lắm chú Ngọc Bình.
Cháu cũng bắt chuớc xoa cổ luôn cho cổ đẹp và trẻ 😁
Người trồng chuối lửng lơ sao giống... cháu quá chú Ngọc Bình... Chắc cháu có quen... hihi
KV
Chào Chị Hằng
Cám ơn Chị đã đọc và quan tâm tới bài viết.Thăm Chị và gia đình khỏe.
Trân trọng
Chúc tác giá và gia đình dồi dào sức khỏe và mọi sự an lành.
Hằng