Hôm nay,  

Xổ Số Ở VN và Lottery Ở Mỹ

13/11/201800:00:00(Xem: 12932)
Tác giả: Chính Vũ

Bài số 5546-20-31353-vb3111318

 
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ tư của ông.

 
***
 

Xổ số ở Việt Nam có từ thời Pháp thuộc, theo lời ba tôi kể lại là từ hồi ông còn nhỏ đâu từ năm 1935 gì đó đã thấy có Xổ số mà tiếng Pháp gọi là Lotterie, được bán trên toàn cõi Đông Dương gồm 3 nước Việt- Miên- Lào với giá 1 đồng một vé, cứ 12 tháng xổ một kỳ, số tiền giải độc đắc là 10.000 đồng bạc Đông Dương.

Chiến tranh Việt- Pháp nổ ra, xổ số tạm thời bị đình chỉ cho đến đầu những năm 1950, tại Sài Gòn xổ số lại xuất hiện với giá 10 đồng tiền miền Nam, và lô trúng giải độc đắc (trúng 6 con số) là 1 triệu đồng! Được mở hàng tuần vào chiều thứ ba (sau này đổi lại vào chiều thứ Tư và thứ Sáu hàng tuần) với giọng ca bất hủ của quái kiệt Trần Văn Trạch trên Đài phát thanh Sài Gòn : “Xổ số kiến thiết Quốc Gia. Giúp đồng bào ta. Xây đắp muôn người. Làm nên cửa nhà. Tô điểm gian san. Qua bao lầm than. Trong giấc mộng vàng. Triệu phú đến nơi. Năm, mười đồng thôi. Mua lấy xe nhà. Giàu sang mấy hồi. Kiến thiết Quốc gia. Giúp đồng bào ta. Ấy là thiên chức. Của người Việt Nam. Mua số mau lên. Xổ số gần đến. Mua số mau lên. Xổ số... gần... đến”  Như khêu gợi, kêu gọi và thúc giục mọi người nhanh tay, nhanh chân mua vé số và... xúm xít vào quanh chiếc Radio để nghe và dò xổ số. Thuở ấy, vé số được bán theo từng quầy, như quầy bán thuốc lá, không có chuyện người già, người tàn tật hay con nít đi bán dạo như sau này.

Việc mua vé số Kiến thiết, ngoài cái mộng “Triệu phú”, được đổi đời, còn góp phần vào quỹ xây dựng nhà ở trong chương trình phục vụ dân sinh của chính phủ, do đó mặt sau của tờ vé số luôn có ghi dòng chữ: “ Quá hạn 6 tháng sau ngày xổ số, những số trúng không tới lãnh sẽ xung vào quỹ Quốc gia Kiến ốc cục” và bên cạnh còn có các loại vé số “ăn theo” khác như các loại vé số Từ thiện, vé Tombola của các tổ chức Tôn giáo, Từ thiện... Không loại trừ cả nạn “Số đề” do nhóm tài phiệt “ba Tàu” đứng ra tổ chức!

Sau ngày 30 tháng Tư, xổ số được dẹp bỏ vì đó là “tàn dư của chế độ tư bản”! Và mãi đến năm 1978, vé số được khôi phục lại, bắt đầu từ các tỉnh miền Bắc, rồi Xổ số miền Trung, miền Nam được ra đời, dần dần do lợi nhuận và nhu cầu của nhiều tỉnh, thành phố trong việc “tự chủ” xây dựng “kiến thiết” nên xuất hiện đủ vé số của cả... 63 tỉnh thành. Hầu hết mỗi tỉnh 1 tuần xổ một lần, riêng Sài Gòn (TP. HCM) mỗi tuần xổ 2 lần. Giá tiền mỗi tờ vé số có sự thay đổi liên tục và giải thưởng cũng tăng theo số tiền vé, thí dụ như vé số năm 1978 là 50 xu, giải đặc biệt trúng 5.000 đồng, sau vé số lên 1 đồng, giải đặc biệt là 8.000 đồng. Đến nay thì tờ vé số đã là 5.000 đồng và độc đắc  là 125 triệu đồng, nhưng vé 10.000 đồng thì độc đắc là 1,5 tỷ đồng (6 số).

Trước đây ở miền Nam không có bán “vé số cặp” nhưng hiện nay tỉnh nào cũng có “số cặp” từ 6 tờ lên đến 10 tờ số cặp (có số trùng nhau, trúng nhân lên theo số tờ đã mua), nên rất thu hút và hấp dẫn với những người có nhiều tiền và “máu” ăn thua đủ? Chưa kể, những dịp lễ Tết, số vé cặp tăng lên và giá tiền mỗi vé cũng tăng gấp đôi để “bẹo” gan người chơi vé số. Có người đã mĩa mai cả nước bây giờ giống như một... sòng bạc lớn, với đủ dạng ăn thua từ nhỏ tới lớn, và nạn “đề đóm” ăn theo đã lan rộng đến từng thôn xóm, bòn rút máu xương dân lao động nghèo! Song nhờ có phong trào... toàn dân chơi vé số, mà có thêm “công ăn việc làm” cho những người già, tàn tật, và cả trẻ em mồ côi, gia đình khó khăn được tham gia vào đội quân bán vé số rong trên khắp các nẽo đường và quán tiệm cà phê, giải trí có đông người qua lại.

Bán vé số cũng là một dạng lao động “tay chân” nhẹ nhàng mà lương thiện, song cũng lắm bất trắc gian khổ. Không thiếu những khách hàng, tráo đổi vé số, giật vé số của người mù, tàn tật... và cả khi phải chạy “long tóc gáy” bởi gần tới giờ xổ số mà vẫn còn cả xấp vé số trên tay, có khi phải khóc lóc, lạy lục van xin khách mua dùm cho tờ vé số.

*

Tôi có anh bạn là “tín đồ” thâm niên của việc chơi (mua) vé số, từ thời còn là sinh viên nghèo kiết xác, cho đến khi ra trường làm cán sự chuyên môn cho ngành điện, hễ có chút đỉnh tiền là anh đều mua vé số.


Sau ngày “giải phóng”, anh cười đùa là... “cán bộ 2 thời kỳ” trong việc chơi vé số? Hỏi anh đã có lần nào “trúng mánh” chưa? Anh nói “ mấy cái giải... bèo bèo thì cũng vô rồi, nhưng từ giải 3 ngược lên đến “đặc biệt” thì... chưa hề biết đến! Trúng số cũng giống như “cò ỉa miệng chai”, “Trời kêu ai nấy dạ!” vậy mà!”. Có điều lạ, anh biết đến... xác suất phần trăm từng giải trúng theo từng lô số là rất nhỏ. Còn phần lớn là “húp gió” theo kiểu “Sáng mua chiều... giục, ai chúa ngục mới mua”, vậy mà anh vẫn... mê, đeo bám mỗi ngày, ngày nào không mua, anh vào ra thơ thẩn, đứng ngồi không yên!

Được gia đình bảo lãnh qua Mỹ, sau vài năm bặt tin anh, có lẽ anh mắc “lo cày” để ổn định cho cuộc sống. Mới năm ngoái gặp lại anh, vẫn nụ cười có hơi bất cần đời trên môi, anh khoe với tôi là bây giờ anh đang chơi...Lottery của Mỹ, cũng... thu hút và hấp dẫn lắm! Anh kể ra một loạt kiểu vé số ở Mỹ như PowerBall, Mega Milions... đây là loại vé số Liên bang, gồm hơn 44 tiểu bang tham gia, xổ số  2 lần hàng tuần, các vé thắng giải đặc biệt phải trúng hết 6 dãy số ( mỗi dãy 2 con số), điều đặc biệt là giải độc đắc nếu không có người trúng sẽ tích lũy cho lần sau, giống như người ta chơi bài Cắt-tê và “nuôi heo” vậy, nên càng không có người trúng, giải độc đắc càng lên rất cao. Theo “lịch sử” Lottery của Mỹ, năm 2016, giải đặc biệt của Powerball đã lên đến 1,6 tỷ đô và mới đây nhất, tháng 10 năm 2018, giải thưởng của MegaMilions cũng đã lên đến 1.6 tỷ USD, làm dấy lên cơn sốt trong toàn nước Mỹ và cả những những lân cận. Nhiều khu chợ, tiệm Nail, hãng xưỡng, người ta hùn tiền lại với nhau để mua vé số, cầu mong được sự may mắn, thay đổi cuộc đời... vốn cày cả đời cũng chưa hề dám mơ có dư bạc triệu?

Bên cạnh vé số PowerBall, MegaMilions mang tính chất “quốc gia”, liên bang, trừ 6 tiểu bang Alabama, Alaska, Hawaii, Mississippi, Nevada và Utah không có bán vé số,  còn có các lại vé số của Tiểu bang như Cali có Daily3, 4, Daily Derby, Fantasy 5, Super Lotty Plus... Bang MA có Lky4LIF, Masscsh v.v... Bình quân giá mỗi vé có $2, thông thường được bán ở các Đại lý đặt ở các cây săng và các chợ, tiệm tạp hóa. Việc thắng các giải độc đắc còn khó hơn... quyên sinh! Bởi phải trúng đủ 6 cặp số với 12 con số, xác suất theo thống kê phải hơn... 330 triệu quả là một phép lạ thần kỳ, chắc phải tu... trên ngàn kiếp, hay mồ cha, mẹ chôn ở đầu ông Thần Tài?

Cũng từ việc “khó trúng” này, mà anh bạn lại... nghiên cứu và nhảy sang chơi các loại vé số “cào”. Một loại vé số “mì ăn liền” cào tại chỗ, biết kết quả tại chỗ và lĩnh tiền tại chỗ, trừ khi trúng lớn từ $1000 trở lên mới đến các công ty để lĩnh!

Vé số cào cũng được phát hành theo từng tiểu bang, với các mệnh giá $1, $2, $5, $10, $20 và $30... Và tiền thắng giải từ $1, $2 lên đến cao nhất là 15 triệu USD, song cũng rất hiếm người trúng giải từ $10.000 trở lên. Ở tiểu bang MA. Thỉnh thoảng cũng rộ lên tin người này, người kia thắng vé số cào được 4 triệu, hoặc 10 triệu đô, song có vẽ như người chơi, luôn luôn... thua, nhưng vẫn cứ lai rai bỏ tiền ra để... cắm cúi cào, mong được vận may, mĩm cười chiếu cố? Và không biết từ khi nào, nơi tôi ở, trong các món quà tặng trong ngày mừng “tân gia” hay “ Happy Birthday”, người ta hay “đi” vài tấm vé số cào cho chủ nhân, như một sự chúc mừng may mắn. Song lại chưa hề nghe... đồn ai trúng “lớn” từ các món quà may mắn đó.

Rõ ràng, không hỏi nhưng cũng thừa biết anh bạn “thua rất nhiều mà thắng chẳng bao nhiêu”, đành tìm lời khuyên anh nên... chậm lại, để “cho chắc” bởi cũng theo quan niệm của người Việt Nam “Của cờ bạc để ngoài sân, của phù vân để ngoài ngõ”, không ai có thể làm giàu bằng tiền... chơi vé số, cũng giống như tiền cờ bạc, có đó và cũng hết đó... Và cũng theo tác giả Jay L. Zagorsky, Đại học Boston trong một bài viết “Trúng số cả trăm triệu đô la, sao vẫn nghèo” đăng trên BBC, New, đã phân tích khá kỹ tâm lý của người chơi và trúng số. Thôi thì cứ nuôi “ước mơ và hy vọng”, song chỉ lâu lâu, thỉnh thoảng cũng nên thử thời vận, chứ cứ quan niệm “chính phủ còn xổ số, thì chưa biết ai giàu hơn ai” để mà... lao vào hy vọng của “trên trời” thì... xin thành thật can bạn, Bạn ơi!

Chính Vũ

Ý kiến bạn đọc
13/11/201818:56:15
Khách
Khong hieu? su*. trung thu*c ket' qua? so? xo' o? VN la` bao nhieu phan` tram nhi?
Co' ai biet khong ?
Cheers,
Kim Ho
13/11/201818:15:09
Khách
Ai phuớc đức kém mà thinh linh trúng sô độc đắc bạc tỷ là số sắp lìa đời rồi đó. Nếu tiền bạc mau chóng tiêu sạch hết, hay bị tai nạn hiểm nghèo là còn may phước. Cũng như các ngôi sao màn bạc nổi tiếng James Dean, Elvis Presley, Marilyn Monroe...Lâm Đại...Thanh Nga....đểu chết bất đắc kỳ tử vì danh vọng đột ngột lóe sáng quá chói lọi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,843,555
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ XVIII. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến