Hôm nay,  

Chuyển Lửa

04/09/201800:00:00(Xem: 10312)
Tác giả: Mỹ Đức Phạm Nguyễn

Bài số 5486-20-31293-vb3090418

 
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2017 và thêm giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại University of California, Riverside và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnamese: An Intro-ductory Reader” do Viện Việt Học và Đại học Riverside xuấn bản năm 2008. Sau đây là bài mới nhất của tác giả.

viet ve nuoc My 01
Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ  và Thiếu Nhi hợp ca “Việt Nam Ơi, Việt Nam Ơi” mở đầu chương trình văn nghệ chuyển lửa.

viet ve nuoc My 02
Biểu tình chống Luật Đặc Khu & An ninh mạng trên đường Bolsa.

***

Bạn bè gọi điện thoại nhắc nhau đừng quên tham dự đêm nhạc đấu tranh. Làm sao quên cho được? Ai bận mấy cũng phải thu xếp để đi.

Nhạc đấu tranh lúc nào cũng hừng hực lửa hướng về quê nhà thương khổ với bao tự tình dân tộc. Đêm chuyển lửa ở nhà hàng Moonlight, thành phố Westminster ngày 20 tháng 7 vừa qua mọi người  rất nhiều lần  phất cao cờ vàng ba sọc đỏ theo tiếng nhạc hào hùng. Mọi con tim như chùng xuống khi nhìn từng đàn cá chết trắng tràn ngập bờ biển miền trung, vẻ mặt thẫn thờ đờ đẫn của các ngư dân (hậu quả Formosa). Tiếng hát day dứt uất nghẹn của “chiến sĩ ca” Thu Sương trong bài “Vùng Đất Chết” và “Ai đang giết dân tôi?” làm rướm lệ nhiều người. Còn nỗi thống khổ tuyệt vọng nào hơn khi nhìn cái chết đến từng ngày mà không có cách nào tránh được? Lời nhạc của Đình Đại trong hai bài trên không chỉ để hỏi lũ bán nước mà còn dành cho tất cả chúng ta, những đứa con của Mẹ Việt Nam trong nước hay ngoài nước. “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho anh. Mà hãy hỏi anh đã làm được gì cho tổ quốc.” (J.F.Kennedy). Rồi cả hội trường lại bừng lên màu cờ vàng với sọc đỏ và tiếng vỗ tay vang rền khi Đình Đại cất giọng:

 
“Hô vang, hô vang, ta cùng hô vang
Không cho ai bán nước nơi này.
Mẹ Việt Nam ơi!
Hôm nay chúng con đứng dây làm người.”
("Làm Người Việt Nam”, Đình Đại)

 
Bỗng có hai người trẻ thì thầm….

- Chuyển lửa là gì ha?

- Là chuyển thương yêu, nhiệt huyết, yểm trợ tinh thần của người ở đây về cho người trong nước để thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh rừng rực từ những cuộc xuống đường tháng sáu.

- Còn gì nữa?

- Còn chớ! Còn nhiều…

Ngẫm nghĩ lại không chỉ yêu thương haygóp gió thổi lửa chuyển về. Mà còn là khuyến khích nhau để vượt qua những khó khăn, nhục hình tù tội, khủng bố đang chờ phía trước. Là chia sẻ cảm thông những trăn trở, phẫn nộ, uất ức căm hờn. Là giúp nhau đứng vững trước bạo quyền và chết chóc, là “ uy vũ bất năng khuất”. Là sách tấn nhau lòng dũng cảm vô bờ bến noi gương tiền nhân giữ gìn đất mẹ. Là giữ vững niềm tin vào truyền thống bất khuất của con người Việt Nam, của lịch sử Việt Nam.

Lửa đây còn là lửa Tam Muội đốt cháy tham, sân, si của bè lũ Cộng sản bán nước để chúng giật mình tỉnh thức thoát mê lúvà giác ngộ việc làm sai trái mà ngàn năm lịch sử mãi mãi nguyền rủa.

Lại nghe tiếng thì thào…

- Ước gì có hội nghị Diên Hồng.

- Nằm mơ cũng không thấy.

- Vậy… đành mất nước…

- Không. Nhất định là không...

- Phải…phải làm sao bây giờ!

Ước mơ về một hội nghị Diên Hồng nhắc nhớ lời loa vang như sấm rền:

 
“-Toàn dân! Nghe chăng?  Sơn hà nguy biến! Hận thù đằng đằng! Biên thùy rung chuyển! Nên hòa hay chiến?
- Quyết chiến! Quyết chiến!
- Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh?
- Hy sinh! Hy sinh!”
(Nhạc phẩm Hội Nghị Diên Hồng)

 
Đó là lời trao đổi trong Hội Nghị Diên Hồng năm 1284 khi quân Nguyên Mông rầm rập sắp vượt qua biên giới xâm lăng Việt Nam lần thứ hai dưới đời nhà Trần. Tại hội nghị này, hai vị tiên đế triều đại Trần là Thượng Hoàng Trần Thánh Tông (1258-1278) và vua Trần Nhân Tông (1279-1293) đã triệu tập các cụ già, các bô lão đại diện cho những làng mạc xa xôi nhất trên đất nước Việt Nam về điện Diên Hồng để hỏi ý kiến và bàn kế sách chống lại quân Mông. Có lẽ hội nghị Diên Hồng là cuộc trưng cầu ý kiến toàn dân đầu tiên trong lịch sử qua đó vua quan nhà Trần đã hết sức “tâm lý chiến” kích động lòng yêu nước của toàn dân và khéo léo kết hợp tất cả thành một khối duy nhất.

Lời nhạc trên cho thấy mọi tầng lớp dân chúng Việt thời đó một lòng quyết chiến chống xâm lược và đồng lòng quyết tâm hy sinh bảo vệ tổ quốc tạo thành sức mạnh chưa từng có. Nhờ đó mà đại quân Mông Cổ lúc ấy chinh phạt gần hết Âu Châu đã bị đánh bại khi đến Việt Nam. Nhờ sức mạnh đoàn kết dân tộc này mà Việt Nam trong gần hai thiên niên kỷ đã đánh bại kẻ thù truyền kiếp muôn đời từ phương bắc tràn xuống xâm lăng, quân Tàu.

Cho đến nay, thiên kỷ thứ ba, người Việt dù ở đâu, trong nước hay ngoài nước,  cũng vẫn một lòng trung trinh với tổ quốc, vẫn tự hào là con cháu Lạc Hồng, là dòng giống Tiên Rồng. Và bốn chữ “hội nghị Diên Hồng” vẫn là biểu tượng của đoàn kết dân tộc khi sơn hà nguy biến.

Nhưng nhục nhã thay! Những kẻ chóp bu cả nước, đảng Cộng sản Việt Nam, đã ký giấy bán nước, dâng tổ quốc cho Tàu. Người Việt khắp nơi đều biết. Người Việt trong nước căm phẫn đứng nhìn những khu phố Tàu ở Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương… với bảng hiệu Tàu, tiếng Tàu, tiền Tàu. Cả đất nước tràn ngập hàng hóa, thực phẩm Tàu pha trộn nhiều chất độc. Người Việt trong nước uất ức vì biết sẽ chết bởi những chất độc này mà không có chọn lựa nào khác. Bao nhiêu ngư dân Việt đã chết oan vì “tàu lạ” khi đánh cá kiếm sống dọc theo bờ biển quê hương. Bao nhiêu nhà tranh đấu cho chủ quyền dân tộc đã bị hành hạ trong tù. Từ  thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ mới thấy có thứ công an đánh những người dân lên tiếng bảo vệ tổ quốc. Còn khốn nạn hơn là chúng đánh đồng bào của chúng để bảo vệ kẻ thù truyền kiếp đang xâm lăng mảnh đất của cha ông chúng dưới những hình thức mới. Thật là đồ phản quốc! Vì thế mà  nhạc sĩ Việt Khang đã viết bài hát “Anh là ai?” và “Việt Nam tôi đâu?” Vì thế mà bị bỏ tù rất lâu.

Giọt nước tràn ly. Cuộc tổng biểu tình ngày 10-6 chống lại luật An ninh mạng và luật Đặc khu nhiều nơi trong nước. Giọt nước khác cũng tràn ly. Là những cuộc biểu tình hằng tuần của đồng bào nam Cali trên đường Bolsa gần tượng đức Trần Hưng Đạo, những chiều nhạc, những đêm nhạc đấu tranh, những chương trình radio hay TV  ở Little Saigon và nhiều nơi khác trên nước Mỹ với cùng một mục đích là chuyển lửa về quê  hương và đi khắp nơi, nơi nào có con người và có người Việt.

Tham dự đêm nhạc chuyển lửa mà tâm trí cứ xâu chuỗi những buổi xuống đường của đồng bào mình. Đâu đây lại có tiếng người lớn tuổi nói với nhau (chắc là các vị HO ngày xưa làm trong ban tham mưucủa quân đội Việt Nam Cộng Hòa):

- Hừm! Hơn 91 triệu người mà chịu chết sao! Chỉ cần mười triệudântừ nam ra bắc xuống đường thì hay lắm.

- Công an sáu triệu, quân đội hai triệu. Đủ loại súng ống hơi cay. Hay chỗ nào?

- Hay chớ! Tràn ra quốc lộ 1 là chặn đường tiếp quân.

- Bao vây các phi trường là hết đường tiếp vận.

- Còn cảng sông cảng biển thì sao?

- Chặt luôn!



 
Khổng Tử từng nói “ý dân là ý trời”. Bao cuộc cách mạng trên thế giới đã chứng minh điều này. Gần nhất là Cách Mạng Nhung 1989 ở Tiệp Khắc, Cách Mạng Hoa Hồng 2003 ở Georgia và Mùa Xuân Ả Rập 2010-2013. Giờ đây  “hội nghị Diên Hồng” là tiếng nói của mọi người dân trong nước, những người đã bị tước hết quyền làm người, là sức mạnh đoàn kết của dân tộc để đập tan chế độ Cộng sản mà cứu nước thoát họa Hán hóa một lần nữa.

- Có thoát được không?

- Được, Phải được!

- Thật không?

- Này! Có bạo chúa nào không có ngày tàn? Có gì trên thế gian này thoát được luật vô thường của vũ trụ hả? Từ 1945, không phải 1975 nha, người Việt đã quằn quại vì Cộng sản. Gần 70 năm rồi. Đau thương uất khí ngút trời rồi. Dân muốn là trời muốn đấy!

- Có lý lắm. “Cái nôi Cộng sản”, Liên xô đó, cũng sụp đổ trong khoảng gần 70 năm gây bao khổ đau chết chóc cho chính nó cùng các nước đông Âu.

Còn Tàu thì sao? C

Ý đồ bành trướng “Một con đường. Một vành đai” để thống trị toàn thế giới của bọn chúng giờ đây châu Á, châu Âu, châu Úc đều cảnh giác. Chắc chỉ mấy nước châu Phi nhược tiểu muốn vươn lên sánh vai đàn anh, còn nghe lời  Tàu dụ dỗ cho vay. Đến khi bị xiết nợ, phải trả bằng tài nguyên, lãnh thổ thì có sáng mắt ra chưa. Vài người chép miệng “Thiệt giống y cường hào ác bá ngày xưa cho tá điền  thuê ruộng rồi xiết nhà cửa, tan nát gia đình.” Hóa ra chỉ là lịch sử lập lại trên quy mô thế giới lớn rộng.

Ôi! Đời là khổ. Thế giới nhị nguyên là khổ. Khổ vì có cả thiện, cả ác, cả chánh, cả tà. Có Mỹ hào phóng đi giúp khắp nơi thì có Tàu cũng đi nhiều nước với ý đồ Hán hóa thế giới. Dù kinh tế có xếp hàng thứ hai trên cả Nhật cũng chỉ là đứng đầu khối ác mà thôi. Vì ác nên  chẳng ngần ngại làm ra những chất hóa học trái luật thiên nhiên như hóa chất giúp trái cây còn xanh qua đêm chín ngọt ngào, gạo bằng nhựa… Vì ác nên thứ gì chúng sản xuất cũng nhiễm độc, chẳng mấy ai giám mua trừ khi bất khả kháng. Vì ác nên ăn cắp đủ loại cộng nghệ cao của Mỹ và nhiều nước khác  để rút ngắn thời gian mà nhảy vọt hầu sớm thành trùm sò thế giới ta bà này. Chỉ rình rập ăn cắp và đem thương đau đến cho người như thế thì liệu có đủ phước lành để đứng đầu thế giới? Nếu có, hẳn chỉ tạm thời. Ác thế thì làm sao thắng được Thiện?

Khổ thay! Quê hương chúng ta lại nằm ở vị trí chiến lược quan trọng nhất trên biển Đông! Nên sao thoát khỏi tầm ngắm của kẻ thù truyền kiếp! Lại thêm lũ bán nước, giết hại đồng bào để bảo vệ tài sản và sinh mạng chúng. Làm sao bây giờ?

Tung bay cờ vàng sọc đỏ của tổ quốc thân yêu.

Hãy đoàn kết. Hãy thương yêu. Hãy đứng lên làm hết sức mình. Hãy tin vào truyền thống bất khuất của dân tộc. Hãy vững tin vào luật nhân quả trên đời. Và hãy chân thành cầu nguyện.

Nguyện xin Hồn Thiêng Sông Núi, nguyện xin Anh Linh các bậc Tiền Hiền dựng nước, nguyện xin Hương Linh các Chiến Sĩ Trận Vong đã bỏ mình  giữ nước gia hộ cho đất nước Việt Nam thoát cơn nguy biến, bảo vệ trọn vẹn lãnh thổ và lãnh hải của tổ tiên.

Xin hãy hát vang lên lời ca…

 
“Một đôi chân xuống đường. Vạn đôi chân xuống đường. Triệu con tim xuống đường thề quyết giữ đất cha ông.
Một người cất tiếng hô vang. Vạn người cất tiếng hô vang. Triệu người cất tiếng hô vang thành tiếng sóng Bạch Đằng Giang…”
(“Giữ Đất”, Kiên Thanh)

Mỹ Đức Phạm Nguyễn

Ý kiến bạn đọc
05/09/201806:03:52
Khách
Một bài viết với lời văn bốc lửa viết bởi một người với tấm lòng yêu nước hừng hực ! Đồng ý với mọi điều người viết nêu lên trong bài. Bọn ngụy quyền Hà nội ngu hèn tham ác không có tư cách gì để lãnh đạo nước Việt cả. Phải giải thể lũ cộng sản phản quốc cộng sản để dân tộc còn có cơ hội sinh tồn.

Mẹ Nấm tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - bị bọn ngụy quyền Hà nội tuyên án 10 năm tù giam- nói với thân mẫu:“Mỗi người chỉ có một cuộc đời, nhưng dù được làm lại con vẫn sẽ làm như vậy , và con tin mẹ và các con sẽ không bao giờ phải hối hận , mà sẽ tự hào vì con”.

Nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình nói với thân mẫu: “Vì non nước mình lắm chông gai, đời con chẳng ngại bước tương lai, mẹ ơi xin cho con một lòng vì nước non, khi quê hương mình điêu tàn, con không thể nhắm mắt xuôi tay, khi mang trên mình nước Việt, dòng máu này một lòng yêu nước. Khi quê hương mình điêu linh, mẹ hãy tiếp bước con lên đường. Mình là người Việt Nam , con không thể sống kiếp yếu hèn”.

Nhạc sĩ Anh Bình nói:“Đôi lúc có một số người cho rằng bản án 4 năm hoặc 6 năm là quá nhiều nhưng đối với chúng tôi mà nói, ngay cả bản thân tôi nói riêng cũng chẳng có gì là lớn nên cũng xin mọi người đừng gọi là buồn phiền, mình đã dấn thân vào cuộc chơi chung của dân tộc thì mình hãy dẹp bỏ những buồn phiền, dẹp bỏ những nỗi lo lắng cùng những nỗi riêng tư của bản thân mình thì mình sẽ thấy được mình " . Nhạc sĩ Anh Bình cho biết nỗi đau mấy năm tù đày mà anh gánh chịu chẳng đáng là gì so với nỗi đau chung của dân tộc ".

Nhạc sĩ Anh Bình bị bọn ngụy quyền Hà nội khởi tố với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”, vì đã sáng tác nhiều ca khúc mang đậm chất quê hương, lo âu cho vận mệnh của dân tộc. Ngày 30/10/2012, ông cùng với nhạc sĩ Việt Khang bị bọn ngụy quyền Hà nội kết án người thì 6 năm tù và người thì 4 năm tù.
04/09/201814:54:52
Khách
Bọn cộng tặc không những muốn bán nước mà chúng còn bán luôn cả ngôn ngữ tiếng Việt luôn chị ơi.
Tuần vừa rồi tôi coi tên Bùi Hiền giải thích ngôn ngữ viết theo ý của y mà muốn chửi thề. Nó nói cha, tra, và ca viết khác nhưng phát âm giống nhau nên khi viết đổi thành một chữ ca thôi để viết cho nhanh.
Nếu tên bạn là Trần Thang Tài, viết theo cách của y sẽ là Cần Qang Tài. Cười khúc khích sẽ viết thành cười xúc xích vì TR đổi thành C, TH thành Q, KH thành X...
Chưa bao giờ tôi thấy một tiến sĩ ngôn ngữ học ngu như y. Y du học từ Trung cộng. Tàu chệt cấp cho y bằng tiến sĩ để bán ngôn ngữ.
04/09/201810:27:21
Khách
Cảm ơn chị Mỹ Đức đã viết. Sáng sớm được đọc bài viết này như được chuyển lửa vào một sáng thu về gờn gợn...
Kính chúc chị và gia đình luôn bình an để nuôi dưỡng tinh thần dân tộc dù ta đang ở đâu trên địa cầu...
Trân trọng
Phan
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,244,839
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, là bài mới của tác giả nhân mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Tựa đề bài viết được đặt lại theo nội dung.
Đón Lễ Tạ Ơn, mời đọc chuyện về gia đình một thuyền nhân Việt từ Paradise, thị trấn vừa bị thiêu rụi vì nạn cháy rừng. Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Thứ Năm 22-11 sắp tới là Ngày Lễ Tạ Ơn, mời đọc bài viết của Chu Kim Longh. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch HổHuế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết mới nhất của ông viết về tình nghĩa gia tộc, họ hàng nam bắc thời hậu chiến sau 1975, và trong ngoài nước hiện nay.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến