Hôm nay,  

Du Học

12/08/201800:00:00(Xem: 11229)
Tác giả: Tố Nguyễn

Bài số 5463-20-31271-vb8081218

 
Cùng với số báo này, Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín  Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Chào mừng tác giả lần đầu  họp mặt với Viết Về Nước Mỹ, mời đọc thêm bài viết thứ tư của cô.

 
***
 

Một chiều cuối tuần, tôi đến dự lễ ở ngôi Chùa quen thuộc, chợt chú ý đến một người đàn bà dáng vẻ phúc hậu nhưng gương mặt  u buồn, ngồi một mình lặng lẽ trên ghế đá sau chùa.Sau buổi lễ, hầu hết mọi người đã lục tục ra xe, bãi đậu xe dần dần thưa vắng, bà vẫn còn ngồi đó, dường như vẫn chưa có ý định ra về... Mặt trời sắp tắt, gió chiều Santa Ana thổi từng cơn lạnh buốt, tôi ái ngại tiến đến bên bà, khẽ hỏi: "Dạ chào Dì, Dì ngồi đợi con cháu đến rước?"

Bà ngẩng lên nhìn tôi, gật đầu trả lời: "Con trai tôi mới gọi nói mới đi làm ra, lại kẹt xe trên đường freeway." rồi bà dịch sang một bên ghế như thầm mời tôi ngồi bên cạnh. Giọng bà ấm áp, ánh mắt hiền từ làm tôi thấy "tự nhiên" hơn một chút, ngồi xuống cạnh ba,   "Vậy con ngồi đợi với Dì nghen, khi nào con Dì tới thì con sẽ về luôn, bây giờ sắp tối rồi, hay Dì vào bên trong ngồi...”

Bà lắc đầu: "Không sao đâu cô, tôi ngồi đây cũng được, tôi có mang theo khăn choàng. Tôi ở Việt Nam qua đây du lịch, con tôi du học ở Los Angeles, tháng tám này chắc về hẳn Việt Nam luôn rồi, tôi buồn và lo quá cô ơi..."

Tôi không dám hỏi thêm gì, chỉ an ủi : " không sao đâu Dì, em học xong rồi về lại Việt Nam chắc sẽ tìm được việc làm..”Bà lắc đầu: “Không giấu gì cô, tôi và ông nhà tôi muốn cháu ở lại Mỹ, đời tôi và ổng cực khổ chỉ để cho nó được ở lại đây, tạo dựng cuộc đời mới, vậy mà nó nỡ lòng nào khăng khăng đòi về.."

Tôi ngạc nhiên: "Em đi du học, học xong thì phải về, đâu ở lại được hở Dì? “Bà cởi mở hơn: "Không đâu cô, tôi có bà bạn thân bên này đã nhắm nó cho cô cháu gái, nhưng nó nhất định đòi về vì có bạn gái ở Việt Nam rồi". Rồi bà tiếp: "Tôi và ba nó đã sống cả đời ở  Việt Nam, hiểu xã hội đó quá rồi, nên muốn cho đời con cháu tôi thay đổi, nhưng nó nhất định không nghe.”

Tôi không dám hỏi  gì thêm, chỉ cố gắng an ủi bà thêm vài câu, rồi tôi đổi đề tài hỏi thăm bà đi qua du lịch đi được những đâu rồi, giới thiệu cho bà thêm vài địa danh du lịch ở Los Angeles, mong bà khuây khoả nỗi buồn chuyện con cái...

Chợt có tiếng xe phía trước sân chùa, tôi và bà cùng hướng ra và bà đứng lên vẫy tay với cậu thanh niên cao cao trắng trẻo vừa bước xuống xe rồi quay sang nói với tôi "Con trai tôi đó, nó tên Phú!" Cậu trai trẻ rảo bước về phía bà và tôi, khẽ gật đầu chào.

Cậu càng tiến đến gần, tôi càng nghe một mùi quen thuộc phảng phất trong gió... đúng rồi, mùi tiệm phở! Cậu trai nhìn tôi cười hơi ngượng "Chào chị, em mới từ tiệm Phở về, làm từ lúc mở tiệm đến giờ nên mùi nặng lắm.." Tôi  lắc đầu: "Không sao, chị cũng từng chạy bàn tiệm phở suốt mấy năm..." Tôi bỗng nhiên có cảm tình với cậu em "đồng nghiệp", chia tay họ rồi, tôi vẫn thấy lòng áy náy nhìn theo bóng hai mẹ con khuất dần sau cội bồ đề to chỗ bãi đậu xe...

Tôi lái xe về, lòng bồi hồi nghĩ về hai mẹ con cậu trai du học, lại tưởng tượng ra nếu con trai mình có lựa chọn sai lầm, mình sẽ phải làm sao...

Chuông điện thoại vang, bên kia là cô bạn học cùng trường ở Sài Gòn, tên Ly, đang định cư ở tận miền đông xa xôi. Tôi bấm cái headphone, giọng Ly vang lên, đầy bực dọc: “Thiệt tình, bực bội bữa giờ mà không nói được ra. Ly đã nói với mẹ rồi, đừng cho con bé đó ở nhà mình, mà mẹ Ly cứ tội nghiệp nó, đem vào bây giờ mang hoạ. Con bé đó là tiểu thơ, đi học về là quăng cái ba lô giữa nhà lăn lóc, phòng tắm của nó không bao giờ dọn dẹp, tóc rơi đầy cả một “sink” đến nỗi bị nghẹt, nó không thèm dọn mà "move" qua “sink” bên kia chải tóc vô đó tiếp, chắc cũng sắp nghẹt luôn rồi. Nó ăn cái chén bỏ nguyên tại bàn, rồi đứng lên đi ngủ, mẹ Ly phải theo dọn rửa. Bực mình nói nó, thì nó giận dỗi  bỏ ăn, bên Việt Nam gọi qua trách móc nói có đứa cháu mà cũng không thương. Nó qua đây đi học gì mà về không thấy làm bài tập, chỉ online chat chit cả ngày, rồi mẹ nó thì cứ hỏi mẹ Ly, làm ơn tìm người cho nó kết hôn ở lại.."


Ly bạn tôi là vậy, luôn tìm tôi để "xả" cho đỡ tức, hình như đó là thói quen rồi, Ly cũng không cần tôi an ủi hay cho lời khuyên nhủ gì. Mà thật, chuyện này tôi cũng không biết phải khuyên làm sao. Đằng nào cũng phải bị mất lòng người ở Việt Nam, chứ không có cách nào để đối phó với những cậu ấm, cô chiêu đã quen được nuông chìu thái quá.

Gia đình tôi cũng từng lạ "nạn nhân" của đứa cháu họ sang du học. Cháu chỉ mới mười ba tuổi, ba mẹ có trang trai trồng rau quả hoa màu lớn ở Đà Lạt, sang đây học middle school. Mới đón cháu ngoài cổng  ra sân bay, cháu đã nhìn cái giỏ xách của tôi rồi nói: ' Mợ xách cái giỏ này đẹp thế, hiệu gì vậy mợ, chắc mắc lắm hen?" Tôi cười: "Cái này mợ được tặng, không phải mua nên không để ý mắc rẻ!" Rồi cháu định giá luôn cho tôi: ' Mợ, cái này không dưới $2000 đâu, mẹ con có cái đời mới hơn cái này, tới $5000 đó mợ!"

Ngày đó tôi còn ở chung cư, có lẽ cháu ngạc nhiên lắm khi thấy căn phòng nhỏ xíu với những đồ dùng cũ kỹ nơi tôi thuê trọ. Tôi  có thể đọc được điều đó trong ánh mắt cháu, chỉ là cháu kềm lại không thốt ra lời.Có lẽ ông bác tôi về Việt Nam "thêu hoa dệt mộng" về xứ Mỹ và về đời sống của gia đình tôi nhiều lắm, nên tôi đọc được bao nhiêu sự ngỡ ngàng khi cháu gặp gỡ chúng tôi.Tối đó, cháu đi ngủ mà cứ khư khư ôm cái túi xách có giấy tờ và tiền mặt theo bên mình..

Khi giúp cháu soạn quần áo từ vali lớn ra túi xách nhỏ để tiện chuyển tiếp chuyến bay, tôi mới thấy quần áo cháu toàn những thứ đắt tiền, hèn gì cháu nhìn gia đình tôi như người từ hành tinh khác chứ không phải từ nước Mỹ phồn hoa. Cháu ở lại nhà tôi chỉ hai đêm rồi đáp máy bay sang Chicago để nhận trường. Sau khi tiễn cháu đi rồi, tôi đã bị bên Việt Nam than phiền, là hai đêm đó cháu không ngủ được vì trời nóng và cái máy lạnh chung cư  kêu to nhưng không có đủ hơi lạnh. Nghe nói cháu sang ở trọ khắp ba nhà bà con, nhưng cuối cùng không ở được với nhà nào. Mẹ cháu phải sang Mỹ, tìm homestay ở một nhà có hai ông bà Mỹ về hưu cho cháu ở. Nhưng sau tất  cả, là hai gia đình ở Việt Nam và bên Mỹ giận dỗi, hiểu lầm nhau.

Ngày tôi còn đi học, cũng bao nhiều lần  chạnh lòng nhìn những cô cậu du học sinh sang trọng cùng lớp. Khi tôi tất bật chạy ra khỏi lớp để cho kịp giờ làm, thì họ vẫn đủng đỉnh ở trong sân trường, tụ tập hẹn hò nhau, bày nhau về những nơi vui chơi, giải trí...

Tuy nhiên, vẫn có những du học sinh rất chịu khó, dù con nhà giàu ở Việt Nam nhưng sang đây vẫn đi làm “chui” để kiếm thêm tiền, còn “khoe” với tôi nhờ qua Mỹ học mà giỏi hẳn ra, cái gì cũng biết làm... Tôi lại nhớ tới cậu trai tôi gặp ở chùa, lại thấy áy náy cho chuyện nhà của họ...

Sáng sớm thứ hai, tôi nhận được cuộc gọi từ cô Hạnh, tôi rất quý cô vì lúc nào cô cũng hết lòng lo cho chùa từ nhiều năm nay. Cô  Hạnh hỏi tôi: "Cô có người chị họ ở  Việt Nam, muốn hỏi thăm con việc làm giấy tờ sổ sách thuế vụ ID gì đó, con giúp được không?" Tưởng ai nhờ, chứ cô Hạnh thì tôi không bao giờ từ chối. Chiều hôm đó, giữ lời hứa với cô Hạnh, tiện đường tôi ghé qua nhà cô để gặp người chị họ của cô.

Thật bất ngờ, bà Dì mà tôi ngồi trò chuyện trên sân chùa hôm trước chính là chị họ của cô Hạnh, dì tên Hoa. Dì Hoa cũng hết sức bất ngờ khi gặp tôi, chúng tôi cùng thốt lên "Thật đúng là mình có duyên mà!” Hôm nay dì Hoa cởi mở hơn, kể tường tận sự việc.

Dì Hoa và chồng từng đi dạy học trước năm 75, sau năm 75 họ đi vượt biên mấy lần đều bị bắt lại, cạn hết vốn liếng nên không đi được nữa. Hai vợ chồng dì học được nghề làm nước tương từ người anh chồng, tự về nhà pha chế,  rồi dần dần mở rộng thành một hãng nước tương có tiếng. Sản phẩm của hãng dì Hoa xuất khẩu sang các tiểu bang miền đông của Mỹ.

Hai vợ chồng dì Hoa chỉ có một đứa con trai, mong cậu con du học để rồi phát triển sự nghiệp ở Mỹ. Nhưng người tính không bằng trời tính, dì Hoa buồn bã nói: "Con biết không, làm ở  Việt Nam đâu có sướng, vợ chồng Dì làm cực khổ mà phải "đóng hụi chết" hai ba đầu, phải đưa tiền "cà phê" cho công an khu vực, cho thuế vụ dù mình đóng thuế đàng hoàng đầy đủ. Muốn xin bất cứ giấy phép gì cũng phải tốn thêm tiền "cà phê cà pháo", còn không là sẽ không biết ngày nào mới xong. Càng ngày càng có nhiều hãng lớn, mình đâu cạnh tranh lại họ. Đời mình lỡ làng rồi, nên vợ chồng Dì muốn thằng Phú phải có một cuộc sống khác vợ chồng Dì. Dì muốn nó du học rồi tìm vợ bên này..."

(Còn tiếp một kỳ)

Tố Nguyễn

Ý kiến bạn đọc
14/08/201817:46:53
Khách
May qúa phần 2 tới luôn . Cảm ơn bác tài và nhà báo
14/08/201808:43:29
Khách
đọc xong thấy đây cũng là tâm tư, nguyện vọng của nhiều gia đình Việt hiện giờ khi cố gắng lo tiền để con được du học với ước mong ngoài việc con học và tốt nghiệp 1 trường ở nước ngoài còn có thêm cơ hội được ở lại để thay đổi cuộc đời
13/08/201816:53:54
Khách
Chào bác Lê Như Đức,

Tố Nguyễn xin hứa lần sau sẽ viết ngắn ngắn để khỏi bị cắt làm hai phần, cám ơn bác rất nhiều vì đã quan tâm theo dõi câu chuyện. Chúc bác và gia đình vui khoẻ.
12/08/201813:21:18
Khách
Sao Nam Trần Ngọc Bình
Chào Ông Lê Như Đức
Chuyện thật hấp dẫn còn hồi 2 mà Ông lo gì.Mới có hòi 1 đã thấy lôi cuốn rồi. Có lẽ chuyện này ngoài ý muốn của tác giả. Thăm Ông khỏe.Trân Trọng
12/08/201812:40:31
Khách
Đọc chuyện đang phê bỗng nhiên (Còn tiếp một kỳ) là làm sao? Chán mớ đời !
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,256,595
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.
Nhạc sĩ Cung Tiến