Hôm nay,  

“Về (Little) Sài Gòn”

10/08/201800:00:00(Xem: 14563)
Tác giả: Phương Hoa

Bài số 5461-20-31269-vb5080918

 
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả là tự sự vui về Little Sakigon.

viet ve nuoc My 01
Sân khấu CLB Tình Nghệ Sĩ, từ trên: Ban hợp ca thiếu nhi.

viet ve nuoc My 02
Và Tất cả cùng trân trọng tưởng nhớ nhạc sĩ Anh Bằng.


***
 

“Về Sài Thành, đường còn xa, xa tít mờ xa…” Tôi kéo vali khỏi khu nhận hành lý, vừa nhún nhẩy bước đi vừa hát thầm trong niềm hạnh phúc bài “Về Sài Thành” của nhạc sĩ Hoàng Khải trên đường ra cổng kiếm xe Uber.  Cuối cùng rồi tôi cũng lên được máy bay và hạ cánh an toàn trên vùng đất Nam Cali sau hơn hai tiếng đồng hồ bị giữ lại ở phi trường miền Bắc.

Chuyến về Sài Gòn (Nhỏ) này là chuyến đi tôi mong đợi từ mấy tháng nay.  Không biết tự khi nào, tôi luôn có ý nghĩ “về” khi đi Nam Cali nơi có khu phố Little Saigon, nơi mà dù bận cỡ nào tôi cũng luôn phải ghé qua mỗi lần có mặt ở đây.

Tháng Tám 2017 năm ngoái, vì sức khỏe nhà tôi bất ổn nên tôi không thể đi dự lễ phát giải VVNM hàng năm của Việt Báo.  Tôi ở nhà mà trong lòng chẳng yên chút nào. Tiếc ơi là tiếc. Nhớ những buổi tiền họp mặt sôi nổi, hát hò, quậy chọc cùng các bạn trong nhóm Việt Bút, tiếc không chứng kiến buổi lễ phát giải rộn ràng, buồn không được nhìn các mầm non Bé Viết Văn Việt lên sân khấu nhận giải thưởng, và cùng các bạn VB chia nhau bán sách để gây quỹ cho chương trình VVNM như mọi năm.

Cho nên năm nay nhân đại hội lần thứ 8 ngày thành lập Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ và ra mắt sách vinh danh nhạc sĩ Anh Bằng ở Nam Cali, mà tôi cũng có một bài viết ngắn về người nhạc sĩ tài ba luôn nặng tình với quê hương này, tôi quyết tâm phải đi cho bằng được.  Tuy vậy vẫn hồi hộp từng ngày vì không biết đến giờ chót cái “bệnh già” của ông xã tôi có gì trục trặc hay không nên đâu dám book sớm vé máy bay.

Chờ đến gần ngày đi, khi thấy sức khỏe “chàng” không đến nỗi tệ lắm tôi mới đưa ông ấy đến chơi với cháu nội và đặt mua vé máy bay cho dù bị… chém một phát khá đau.

Đã vậy lại còn bị xui. Buổi sáng trước khi ra phi trường, tôi cẩn thận in vé “check-in” từ máy vi tính ra, lấy bằng lái kẹp vào cho chắc ăn, rồi để lên bàn cạnh cái mũ chờ khi đi sẽ bỏ vào túi áo lạnh để tiện việc trình vé khi vô phi trường. Vừa thay đồ xong thì cũng đúng lúc trên điện thoại của tôi báo là xe Uber đã tới ngoài cửa.

Tôi vội vàng vơ cái mũ chụp lên đầu rồi kéo vali chạy một mạch ra xe, leo lên, và thở phào nhẹ nhõm vì xe tới đúng hẹn. Người tài xế Uber là một cậu da màu khá vui tính, chào hỏi xong là anh ta nói chuyện huyên thuyên suốt con đường đến phi trường.  Tôi cũng là người thích tìm hiểu, thích xã giao, nên thấy anh chàng dễ tính thì hỏi thăm đủ thứ chuyện trên đời. Người tài xế tỏ vẻ hãnh diện, miên man kể tôi nghe về gia cảnh anh ta, về vợ và hai con gái, và về cái job tài xế Uber rất thành công của anh. Sau khi mất cái “job thơm” kỹ sư vi tính, anh chuyển sang làm tài xế Uber, và sau năm năm làm việc toàn thời gian cho Uber, anh đã làm chủ một ngôi nhà ba phòng và vừa mua được chiếc xe mới toanh anh đang chạy.

A, thì ra lái xe cho Uber đâu có thua gì job kỹ sư. Tôi mải mê nghe chuyện, thỉnh thoảng chêm vào vài lời khen và chúc mừng sự thành công của anh ta. Anh chàng thích chí nên khi đến nơi lăng xăng giúp tôi đem hành lý xuống, lại còn đẩy vô tận cửa rồi mới ra xe chạy đi.

Vì đã check-in trước ở nhà nên không cần phải tới quầy để lấy vé, tôi đi thẳng vào cổng an ninh chờ khám xét. Trời thần ơi! Khi thò tay vào túi áo khoác để lấy bằng lái và cái vé đã in thì không thấy đâu cả! Muốn chết đứng luôn! Thì ra trong lúc vội vã vì xe tới tôi đã bỏ lại những giấy tờ cần thiết ấy trên bàn, và khi lên xe cậu tài xế mãi nói huyên thuyên làm tôi không có thời gian nhớ đến chúng. Bây giờ về nhà lấy rồi trở ra thì phi cơ sẽ bay mất tiêu, và nếu không đi thì tiền cũng mất, vì vé mua cận ngày khá đắt tôi chọn book kiểu giảm giá “WannaGetAway” không thể trả lại.

Tiến thoái lưỡng nan, tôi chạy đại trở lại chỗ quầy check-in của hãng bay, tả oán với họ tôi vừa đánh mất bằng lái xe và vé máy bay trên đường đến đây, giờ không biết làm sao.  Tôi cố gắng mở cái email hãng xác nhận đã check-in trong điện thoại cho họ coi, nhưng không biết sao lúc đó cái điện thoại chết tiệt lại chẳng chịu nghe lời, dùng đủ mọi cách nó vẫn ỳ ra không nhúc nhích cho tôi log in vô email. Có lẽ vì lính quýnh tôi cứ chọc đại lung tung nên nó nổi khùng đứng im một chỗ.

Cuối cùng thì người nhân viên của hãng bay sau khi hỏi tôi những thông tin cá nhân cần thiết, đã in ra cho tôi chiếc vé máy bay, khoanh vào mấy chữ to tướng “No ID” bằng bút lông màu đen, rồi chỉ tôi vào khu vực check an ninh để trình bày trường hợp của tôi và nhờ họ giúp.

Vậy là họ cũng còn “chừa cửa” cho những hành khách “ba chớp ba nhoáng” như tôi. Mừng quýnh, tôi xăng xái đi vô sắp hàng. Nhưng chuyện không đơn giản tí nào.  Sắp hàng chờ một hồi, đến lượt tôi thì họ gọi một nhân viên an ninh lại đưa tôi đi vòng vòng qua một cửa khác chờ tiếp.  Sau khi biết tôi chẳng có mảnh giấy gì liên quan đến nhân thân ngoài mấy cái thẻ tín dụng và thẻ nhà băng không có hình (Phải chi tôi bỏ theo thẻ Costco có hình chắc là đỡ rồi, vì họ nói cần chứng minh ít nhất là một cái thẻ tín dụng và một thẻ chi cũng được mà phải có hình), họ gọi đến sở an sinh hay DMV gì đó tôi không chắc lắm, chỉ thấy người bên kia đầu dây, thông qua người nhân viên trước mặt, dặn tôi “không được đụng đến cái cell phone” của tôi khi họ bắt đầu hỏi. Rồi họ hỏi tôi đủ thứ chuyện trên đời, từ địa chỉ, số điện thoại nhà, số an sinh xã hội, tên tuổi ngày tháng năm sinh ông xã, tên tuổi ngày tháng năm sinh, nơi ở của mấy đứa con. Ôi thôi, tôi phải làm việc hết mức với cái đầu để nhớ lại cho đầy đủ ngần ấy thông tin, sém chút nữa là… tẩu hỏa nhập ma luôn.

Vẫn chưa hết. Sau khi biết chắc chắn tôi là “công dân Mỹ thứ thiệt” chứ chẳng phải là khủng bố, thì họ đưa tôi vào một phòng đặc biệt để khám xét hành lý và khám… người. Một nàng Mỹ “da nâu” tướng to đùng bặm trợn, mặc đồng phục bảo vệ, đi thình thịch muốn xục xịch cả cái sàn sân bay, đeo đôi găng tay trắng  bước lại. Cô ta đưa hai tay lên, rồi thao thao bất tuyệt nói với tôi là cô sẽ dùng đôi tay này “sờ trực tiếp” vào người tôi.  Chẳng hề ngượng miệng tí nào, cô ta nói huỵch tẹt ra “tên tuổi” các nơi trên thân thể cái người mà cô chuẩn bị khám xét, điểm yếu điểm mạnh chi mô cô đều nêu ra tất tần tật, rất “tượng hình”, không tránh né hay nói mánh nói khóe một chữ nào như người Việt mình. Tôi mới nghe và nhìn vào đôi bàn tay “boxing” trước mặt mà đã cảm thấy… lạnh cả xương sống. Nhưng đã lỡ phóng lên lưng cọp, bây giờ mà có bỏ chạy chỉ tổ làm cho sự việc càng tồi tệ hơn. Tôi liền cắn răng mạnh dạng gật đầu, nói cô cứ tự nhiên “hành động”, tôi chẳng …ngán thằng Tây nào cả! Và tôi lầm thầm hứa với lòng, từ nay mỗi khi đi đâu phải luôn nhớ “quay đầu nhìn lại một lần” trước khi bước ra cửa như những nhân vật trong phim Hồng Kông thường làm...

 

*

Ra đến phía cổng dành cho xe đưa đón, trong lòng tràn ngập niềm vui tôi hí hởn bước lại chỗ bãi đậu của xe Uber và lấy điện thoại ra đặt cuộc gọi. Tưởng là đã thong dong khi qua khỏi cái “ải” hải quan ở phi trường, đến được Nam Cali là xong chuyện. Nhưng vẫn chưa hết.  Bận đi này quả thật là lận đận. Phải chi gặp được tác giả huynh trưởng VVNM “rành sáu câu” về kinh dịch Phạm Hoàng Chương tôi sẽ hỏi thăm anh thử xem cái ngày tôi xuất hành có bị phạm sao phạm trăng chi hay không mà tôi bị khốn khổ cho đến giờ chót.

Vì kỳ này đi chỉ có mình ên, tôi được mời đến “ở trọ” lại nhà của đôi uyên ương Phong Đào và Phùng Annie Kim, thay vì ở khách sạn như những lần đi với ông xã.  Vợ chồng Phùng Annie Kim người bạn thân trong nhóm Việt Bút, cũng đã ghi danh đi dự Đại Hội 8 kỳ này để ủng hộ cho CLB TNS và các cháu thiếu nhi Mầm Non Văn Nghệ, nên đã có nhã ý mời tôi đến đó rồi anh chị sẽ chở đi chung.

Khổ nỗi, nhà hai người lại ở trong một khu nhà mới kín cổng cao tường rất an ninh như chốn… cung đình, mỗi khi ra vào đều phải bấm số mật mã thì cổng mới mở cho xe chạy vào.

Tôi vô đặt hàng hết công ty Uber rồi đến công ty Lift, mà chỗ nào cũng bị trả lời “unavailable”, không sẵn sàng, chẳng có chỗ nào nhận chở tôi tới địa chỉ nhà của Annie, vì đến nơi đó phải bấm mật mã rắc rối. Tôi thử gọi Taxi, nhưng đã từng đi Uber và Lift với cái giá rất phải chăng, tôi làm sao mà chịu đưa đầu cho bọn Taxi họ chém lên gấp ba lần kia chứ.  Thế là tôi phải mò mẫm lục lại sổ địa chỉ, kiếm một địa chỉ người quen gần nhà Annie và gọi Uber chở đến.  Anh Phong Đào nghe tôi “báo cáo” liền chạy lại chở về nhà anh chị ấy. Cuối cùng cũng được thở phào.

Tội nghiệp “thiền sư” Phóng Dao, biệt hiệu thân thương bạn bè nhóm Việt Bút đặt cho phu quân cựu “hoa hậu” Phùng Annie Kim.  Buổi chiều trước khi đi dự đại hội, anh từ tốn và kiên nhẫn ngồi dưới phòng khách chờ đợi hai “mụ o già trầu” ở trên lầu rần rần xí xọn, kẻ sấy tóc ào ào, người thay áo đổi quần soèn soẹt, lớp phấn lớp son, rồi nữ trang bóp ví, giống như còn đang là tuổi thanh xuân, mặc dù ai cũng đã làm “mụ nội mụ ngoại” cả rồi.  Chả trách thiên hạ thường nói bà già và con nít rất giống nhau.

Khi thấy chúng tôi dò dẫm từng bước xuống cầu thang tay vén áo dài tay “tha” túi xách, dù túi xách chỉ để...làm điệu chứ thật ra bên trong chả có tiền bạc chi, chàng phu quân hoa hậu mặt mày tươi tắn thở nghe một cái phào, tưởng đâu thoát nạn. Chàng vội chộp xâu chìa khoá đứng lên te te đi trước ra xe.

Nhưng nào ông ấy đã yên thân! Ra đến ngoài sân, nhìn thấy trời quang mây vắng những chòm hoa lồng đèn, hoa phong lan rực rỡ trong ánh nắng ban trưa, thật đẹp, thật hữu tình, chúng tôi kêu giật ngược bắt chàng quay trở lại giúp làm phó nháy. Bác Phóng Dao chắc là trong bụng kêu khổ liên miên nhưng cũng ráng bấm bụng chụp liền tù tì đến mấy chục “pô” cho hai mụ “để đời” và đem khoe với nhóm bạn Việt Bút.

Chúng tôi đến nhà hàng Majesty hơi sớm một chút, nhưng nhiều người còn đến sớm hơn. Năm nay buổi lễ càng thấy rộn ràng, tổ chức trông quy mô hơn năm trước mà tôi cũng có dự. Trên khán đài, ngoài những hàng chữ Kỷ Niệm 8 Năm Thành Lập, CLB TÌnh Nghệ Sĩ còn trang trọng kiêm thêm “Ra Mắt Sách Tưởng Niệm & Vinh Danh Nhạc Sĩ Anh Bằng”, nhắc nhở quan khách về người nhạc sĩ tài ba, có tấm lòng yêu nước, bậc nhạc sĩ tiền bối cũng là người đồng sáng lập Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ.

Lúc này hầu hết các bàn đều có người ngồi. Thật là cảm động cho tấm lòng của cộng đồng Việt đối với Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ và chương trình Đào Tạo Tài Năng Trẻ ở Nam Cali. Đến năm trăm vé đã được bán ra, trước đây chị Lisa thông báo trên Diễn Đàn đóng sổ thật sớm không bán vé nữa vì nhà hàng đã hết chỗ. Có thể thấy uy tín, sự tin tưởng của bà con đồng hương Việt đối với việc làm của anh chị em trong toàn ban CLB TNS.

Tôi nhìn quanh tìm nhóm Việt Bút “phe mình”. Khổ nỗi, việc sắp xếp chỗ ngồi là do bốc thăm để cho công bình. Không biết ban tổ chức “bốc hốt” kiểu gì mà làm cho nhóm Việt Bút chúng tôi bị... tan đàn xẻ nghé, kẻ ngồi bên đông phải ngoẻo cố rướn đầu mới thấy được người bên tây.

Tôi và đứa cháu gái Hồng Ngọc tôi mời đi theo may mắn ngồi cùng chung bàn với một số các tác giả đàn anh VVNM như anh Nguyễn Hữu Thời, vợ chồng anh “Đường thi sĩ” Trần Quốc Sĩ nhưng sau đó anh chị dời sang chỗ vợ chồng tác giả Như Ý Võ, anh chị Nguyễn Viết Tân, sau thêm Annie và anh Phóng Dao, cùng vợ chồng hội trưởng Cao Minh Hưng-Ngọc Bích.

Tuy nhiên, chàng trai bận rộn Cao Minh Hưng và phu nhân Ngọc Bích tất tả ngược xuôi liên tục chào hỏi người này bắt tay người kia tiếp xúc báo chí..., suốt buổi không dừng lại để ăn một chút gì, ghế của họ đã bỏ trống từ đầu đến cuối. Dầu vậy, thỉnh thoảng hai người cũng ghé lại chỗ nhóm Việt Bút để trò chuyện làm cho chúng tôi thấy rất ấm lòng. Không phải riêng nhóm Việt Bút, mà hầu như tất cả mọi người, mọi đoàn thể có mặt hôm ấy đều được Minh Hưng và Ngọc Bích chào đón nhiệt tình.  Mỗi lần nhóm Việt Bút chúng tôi gặp nhau thế nào Cao Minh Hưng cũng bị mọi người chất vấn về chuyện anh có “ba đầu sáu tay”, chỗ nào cũng có mặt. Lớp lo cho CLB TNS rồi còn nhiều chương trình TV, rồi tập các em hát, nhưng anh chị vẫn luôn có mặt trong các buổi lễ phát giải VVNM của Việt Báo và luôn tham gia giúp đỡ các hoạt động của nhóm Việt Bút. Vừa qua buổi ra mắt sách của cô tác giả nhóm Việt Bút, Như Ý Võ  tại hội trường Việt Báo, Cao Minh Hưng đã giúp tổ chức rất thành công làm cho cả nhóm đều ngưỡng mộ. Vài chị em trong nhóm bàn với nhau chờ một ngày đẹp trời sẽ ráng ... xâm mình in sách vì sau lưng chúng tôi có rất nhiều lợi thế, nhờ Việt Báo cố vấn, thuê hội trường Việt Báo, nhờ CMH và ban văn nghệ CLB TNS tổ chức dùm, nhờ nhóm Việt Bút làm... khán giả! Ôi chao quả là “thiên đường in sách” đang rộng mơ...

Chương trình lễ kỷ niệm 8 năm thành lập Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ (CLBTNS) được bắt đầu bằng lễ chào cờ Việt Nam Cộng Hoà và cờ Hoa Kỳ thật long trọng như mọi khi.  Hội Trưởng Cao Minh Hưng, chị Như Hảo, Lisa Trần, cô Hồng Vân, và Hạnh Lê là những MC tuyệt vời đã làm cho khán giả chăm chú theo dõi chương trình từ đầu đến cuối.

Trong bài phát biểu của Cao Minh Hưng, anh bùi ngùi nhắc lại ước nguyện của cố Nhạc sĩ Anh Bằng, người đồng sáng lập CLB TNS, và cũng là mục đích chính của CLB TNS, bảo tồn và phát huy nền văn hoá Việt Nam.  Ai cũng biết, mục đích mà Cao Minh Hưng nói bao gồm một chương trình vô cùng hữu ích, đó là đào tạo Tài Năng Trẻ bằng cách mở những lớp đào tạo giọng ca và hát múa diễn kịch cho các em thiếu nhi vào cuối tuần không thu lệ phí.

Sau phần giới thiệu quan khách thì bản nhạc “Tình Nghệ Sĩ Hành Khúc” quen thuộc đã được toàn ban CLB TNS trình bày, làm rộn rã trái tim mọi người. Xen kẽ chương trình, quan khách lại được thưởng thức tài nghệ của Ban Văn Nghệ và Ban Thiếu Nhi CLB TNS do các em mầm non trình diễn.

Chỉ mới thành lập được hai năm thôi, mà các cháu đã tiến bộ vượt bực. Hôm ấy may mắn, chúng tôi được ngồi gần chỗ ký giả Mỹ Linh của Việt Nam America Ti Vi đang phỏng vấn các cháu Tài Năng Trẻ trong chương trình hàng tuần trình diễn trên TV.

Trong sự náo nhiệt của nhà hàng, tôi thích thú chăm chú theo dõi các câu trả lời bằng tiếng Việt thật dễ thương, thật tự nhiên và thông minh của các bé khi trả lời cô ký giả. Bé Thuận Thiên thì nói rất thích theo học tập với các thầy cô trong Ban Đào Tạo vì “thầy cô rất là giỏi” cháu cũng nhận biết là hiện giờ cháu đã hát giỏi hơn, hay hơn trước nhiều.  Thuận Nghi thì trả lời cháu rất thích vì làm được cả hai môn múa và hát luôn. Còn bé Minh Tuyết nhỏ xíu thì nói chỉ hơn một năm tập luyện mà giờ cháu múa hát tiếng Việt thật rành. Bé Mai Thy trả lời cũng dễ thương, là bé thích cả hai môn múa và hát nhưng nhấn mạnh nhờ học ở đây mà nay cháu thuộc nhiều bài hát tiếng Việt. Bé Lâm Mỹ An làm tôi xúc động vô cùng khi bé nói cả  gia đình, ba mẹ và ông nội thay phiên đưa cháu đến học với chương trình Tài Năng Trẻ. Nếu mọi phụ huynh người Việt của chúng ta ở hải ngoại đều sốt sắng như gia đình này, cùng nhau khuyến khích các cháu đi học tiếng Việt, tham gia gia các chương trình văn nghệ tiếng Việt, thì lo gì các thế hệ con cháu sau này quên tiếng Việt. Riêng cháu thiếu niên Anthony “đàn anh” của cả nhóm trả lời rất mạnh mẽ khẳng định là cháu thích vô cùng khi theo học chương trình này.

Đến phần giới thiệu và ra mắt quyển sách gồm 40 tác giả khắp nơi cùng viết để vinh danh cố nhạc sĩ Anh Bằng, tôi thật xúc động khi nghe anh Trần Thăng, cháu ruột của cố nhạc sĩ Anh Bằng, nói đọc cuốn sách này anh được biết thêm nhiều điều về người chú Anh Bằng, mặc dù trước đây anh là người rất gần gũi với chú. Và anh cũng cám ơn những tác giả đã đóng góp sáng tác văn thơ nhạc về nhạc sĩ Anh Bằng.

Anh Trần Thăng nói không sai. Làm sao mà anh biết hết những câu chuyện “bên lề lịch sử” về nhạc sĩ Anh Bằng, vì trong đời cố nhạc sĩ đã có không biết cơ man nào người yêu mến ngưỡng mộ.  Tôi ngày ấy chỉ là một cô bé thuộc “fan ngưỡng mộ” nhạc sĩ Anh Bằng, thuộc vào hàng vô danh tiểu tốt. Vậy mà tôi cũng đã có một kỷ niệm, một câu chuyện không thể quên, liên quan đến bản nhạc “Tình Lan và Điệp” của Anh Bằng mà tôi đã viết trong Tuyển Tập vinh danh cố nhạc sĩ Anh Bằng kỳ này, xin tóm lượt vào đây chia sẻ với các bạn đọc.

Ngày xưa, một lần ngoại tôi đi Sài Gòn lấy hàng có mua về cái máy hát dĩa.  Đó là cái máy dĩa đầu tiên trong làng tôi.  Nó trông giống chiếc khay trà có cái cần gắn cây kim quay vòng vòng trên chiếc dĩa lắc lư. Và dĩa hát thì bự chảng, to bằng cái đĩa đựng trái cây, chứ không gọn ghẽ nằm trong lòng bàn tay như đĩa DVD bây giờ.

Những đêm trăng sáng, mấy cậu tôi mở máy lên là bà con lối xóm kéo tới ngồi đầy sân để nghe máy hát.  Trên hiên nhà, ông tôi hãnh diện cười khà khà, bày bàn trà ra mời các cụ bạn già trong xóm. Ngoại tôi ngày xưa làm Hương chức, nên cái thú uống trà Tầu của ông cũng đầy “phong cách” quan quyền thời phong kiến.  Mỗi lần bà tôi đi Sài Gòn đều có mua về cho ông vài hộp trà Tầu. Tôi nhớ hình như là trà Ô Long. Cái cách uống trà của ông tôi với mấy người bạn già hồi đó ngộ lắm nên tôi thường mon men lại nhìn.

Ông tôi mang ra bộ đồ trà lỉnh kỉnh đủ thứ, nào khay nào ấm, bình, cốc, kẹp gắp… Chiếc ấm trà bằng sứ bé tẻo bé teo bằng cái nắm tay của tôi với bốn cái tách cũng chỉ to hơn ngón tay cái, nhưng lại chạm trỗ hoa văn rực rỡ có dát vàng sáng chói trông đẹp mắt vô cùng. Bàn tay các cụ xương xẩu, to gồ ghề, vậy mà khi thưởng thức “trà đạo” lại nâng niu cái tách trà tí hon với một vẻ vô cùng trang trọng.  Mọi người đều làm giống hệt như nhau. Từ từ nâng tách trà đưa lên ngang mũi, hít vào một hơi dài rồi mới hạ xuống hớp một chút, chép miệng gật gù rung đùi ra chiều thích thú lắm.

Trong khi các cụ bên hiên nhâm nhi món trà “cao cấp”, thì ngoài sân bà tôi cũng châm đầy trà vườn vô cái bình sứ lớn, ủ giữ ấm trong chiếc “bình ấp" làm bằng vỏ trái dừa khô, và mời trầu cau các chị các bà hàng xóm. Mẹ tôi đi rang bắp tưới mắm nêm ớt hiểm cay xè đem đãi mọi người. Bọn con nít chúng tôi vừa nghe máy hát vừa nhai bắp vừa hít hà, chảy cả nước mắt nước mũi, nhưng mà ngon chi lạ.

Khi bộ dĩa hát có bài “Chuyện Tình Lan Và Điệp” của Anh Bằng mới phát hành (Ghi tên tác giả là Mạc Phong Linh và Mai Thiết Lĩnh) cậu tôi mua về thì “khán giả rạp sân” thích mê thích mệt, có người nghe còn sụt sùi rơi lệ. Ai cũng yêu cầu quay đi quay lại, đến độ cây kim cày xới cái dĩa bị sờn chạy cà giựt cà giựt, nghe thật tức cười.  Mỗi lần như vậy cậu tôi phải giở cái cần lên rồi bỏ xuống nó mới chịu tiếp tục hát.

Đám nhóc chúng tôi cũng mê Chuyện Tình Lan Và Điệp nên cùng nhau hát theo, tôi thì đã thuộc lòng từ trước nhờ chép tay bản nhạc của ông cậu. Làng tôi rất gần quận hành chánh nên lúc bấy giờ còn an bình thịnh vượng, đêm miền quê gió mát trăng thanh.  Dù ở trong độ tuổi mới lớn, tôi cũng cảm nhận được sự yên ả và vẻ đẹp ngọc ngà của những đêm trăng sáng.  Ngồi ngoài sân ăn bắp rang, nhìn lên bầu trời trong veo không một gợn mây. Bên giếng nước ánh trăng bàng bạc xuyên qua từng kẽ lá. Bụi chuối hàng cau như cùng đùa vui vờn nhau trong gió, đẩy xô làm ánh trăng lung linh nhấp nhô. Và bên tai thì vang vang tiếng hát cùng điệu nhạc dạt dào của bản tình buồn Lan Và Điệp. Thật không còn gì thú vị bằng. Đáng tiếc là về sau giặc giã tràn lan, súng đạn xày xéo thôn làng, những người Cộng Sản từ trên núi xuống đã cướp mất sự bình an thuở ấy của quê tôi.

Ngoài những buổi tối nghe máy hát, đi học về rảnh rổi tôi thường lấy sổ bài ca ra ngân nga.  Tôi “hò hét” thường xuyên trong nhà, đến nỗi mẹ sợ tôi sẽ mê theo nghề ca hát. Một lần, bà đem đốt quyển sổ bài hát và cấm tôi không được mơ tưởng đến “nghiệp xướng ca”.  Không hề gì. Tôi đã “cất” chúng vào đầy bụng, nên lén mẹ mày mò chép lại trong quyển sổ và dấu vào cặp sách.

Buổi trưa khi nào thích hát tôi chạy qua nhà ngoại, rủ Bích Vân nhỏ em con ông cậu ra vườn sau trèo lên cây xoài rậm rạp rồi hai đứa thi nhau rướn cổ mà gào. Ngồi trên cây xoài hát thì chẳng có sao. Nhưng trong một lần ngồi hát trên cây chuối đã khiến cho tôi thấy tới… ngàn sao! Đó là lần “chơi dại” nhớ đời. Chúng tôi trèo lên cái thang ai dựng sẵn vào một bụi chuối rồi nhắm tít mắt cùng hò lên, “Tôi kể người nghe, chuyện Lan và Điệp một chuyện tình cay đắng…”  Bích Vân nhỏ tuổi hơn, lại nhát gan nên không dám trèo chỉ ngồi ở dưới bậc thấp nhất ngước cổ lên mà hát. Còn tôi, sau này bị mẹ la “già đầu mà dại”, cố làm oai trèo lên tới năm nấc thang, ngồi vắt vẻo tay vịn thang chân thòng xuống để “song ca”.

Vừa hát, ngon trớn chúng tôi vừa ngoẻo đầu lắc lư theo nhịp bài ca. Thân cây chuối láng trơn, lại bị hai con nhóc đứa ngồi trên đứa ngồi dưới đã không cân bằng mà còn lúc lắc, chiếc thang bỗng nhiên xục xịch, vẹo qua rồi vẹo lại.  Tôi hoảng hồn, nghĩ là chiếc thang đang ngã xuống nên nhắm mắt buông tay. Và từ năm nấc thang tôi rơi tự do xuống đất đánh phịch như một cục gạch, rồi nằm bất tỉnh.

Bích Vân hoảng hốt chạy vào nhà kêu la ỏm tỏi. Người lớn chạy ra đưa tôi vô cấp cứu, trong khi cái thang quỷ quái vẫn thản nhiên đứng tựa vào cây chuối như chọc quê tôi. Thì ra tôi bị thần hồn nát thần tính nên buông tay chứ cái thang đâu có ngã! Báo hại tôi bị bà ngoại cạy miệng đổ vào nước “đồng tiện” của thằng nhóc em Bích Vân, và bắt nằm yên trên giường hơ lửa đến ba ngày, dưới lưng lót dày một lớp lá cây “Ngũ Trảo” tẩm nước tiểu ướt nhèm nhẹp. Sau mới biết là “sản phẩm” của ông tôi, hèn chi khi ấy lửa nóng làm bốc hơi, mùi khai dội lên điếng cả mũi.

Đó là một kỷ niệm “đau thương” tôi có với ca khúc “Chuyện Tình Lan Và Điệp” của nhạc sĩ Anh Bằng.  Khi ông còn sanh tiền, tôi từng dự tính sẽ có một ngày trong dịp nào đó, tôi đi Nam Cali dự lễ Kỷ Niệm thường niên của CLB TNS để được diện kiến vị nhạc sĩ tài danh tôi hằng mến mộ, sẽ kể ông nghe câu chuyện tôi té thang vì “trình diễn trên cây chuối” bài hát Chuyện Tình Lan Và Điệp của ông khi tôi còn nhỏ, và …bắt đền ông cố vấn phải phổ dùm nhạc cho một trong những bài thơ của tôi. Nhưng tiếc là nhạc sĩ đã ra đi trước khi tôi gặp được ông…”

Cuối buổi lễ là phần văn nghệ ca nhạc và khiêu vũ. Nhạc trổi lên xập xình dồn dập làm cho những người có “đôi chân vàng” cũng phải… ngứa nghề nhịp chân lọan xạ.  Thấy nhiều người tràn ra sàn nhảy, bắt đầu với những bước chân điêu luyện, bà bạn Annie khèo chân tôi ra dấu cùng tham gia. Tôi lắc đầu nguầy nguậy, chỉ vào đôi giày cao gót và chiếc quần phủ gót cùng chiếc áo dài lướt thướt, ra dấu bộ muốn té lộn mèo cho gãy giò hay sao.  Cô nàng cười trừ đành ngồi lại thúc thủ nhịp chân ngắm thiên hạ nhảy.  Chúng tôi thích thú lẫn ngưỡng mộ ngắm nhìn một cặp “cụ trên cổ lai hy” mà luôn túc trực ngoài sàn nhảy từ đầu đến cuối không bỏ sót một bản nhạc nào.  Ngọc Bích và CM Hưng lúc này thường ghé lại chụp hình và cùng chúng tôi chuyện trò thật vui cho đến cuối buổi.

Tóm lại, thật không uổng công tôi vất vả, bị lục lọi , bị khám người, bị hoảng vì sợ lỡ chuyến bay để “về” Sài Gòn.  Một chuyến đi trước khổ nhưng sau kết thúc đầy thú vị. Dù tôi sống ở miền Bắc Cali, nhưng hình như duyên nợ tôi dính liền với miền Nam, nên ít nhất là mỗi năm một lần, tôi đều có lý do để …về Sài Gòn.

Và mỗi lần như thế, tôi lại được dịp để viết tản mạn.

Phương Hoa

Ý kiến bạn đọc
11/04/202402:48:14
Khách
herbal aloe <a href=""> https://forums.dieviete.lv/profils/127605/forum/ </a> glasses prescription sphere
12/12/202209:06:35
Khách
<a href="http://www.candipharm.com/
">http://www.candipharm.com/</a>
13/06/202103:26:17
Khách
tadalafil vs cialis reviews <a href="https://elitadalafill.com/">cialis tablets</a> tadalafil alcohol
27/03/202106:03:51
Khách
40 mg tadalafil https://elitadalafill.com/ buy tadalafil us
20/08/201800:18:11
Khách
Chào bạn đọc Từhuy
Iris,
Tố Nguyễn,
Anh Phạm Hoàng Chương,
Xin lỗi bữa giờ PHoa đi Nam Cali dự lễ VVNM về bị mệt rồi lu bu công chuyện nên đến nay mới vô đây đọc comments của quý vị.
Cám ơn Từhuy đã đọc bài và ghi nhưng lời comment rất là vui, thú vị. Phải “các em Cali đều má đỏ môi hồng” dễ thương lắm, không biết bạn ở tiểu bang náo, nếu chưa đến Cali thì hãy thử một lần nhé! Cali đến dễ khó về”, hihihi. Sẽ ráng nhớ thêm về kỷ niệm tuổi thơ để chia sẻ với bạn đọc. Chúc Từhuy và gia đình luôn vui khỏe hạnh phúc.
ID ơi! Bữa giờ ID cũng bận túi bụi đón đưa khách Nam Cali đúng không? Cám ơn ID đã đọc bài và đồng cảm với những ngày tuổi thơ. Tuổi thơ VN ngày ấy ai cũng có nhiều kỷ niệm đẹp dễ thương cả!
Chúc Iris và gđ luôn vui

A Tố ơi! Cô cháu mình đã gặp nhau tạnmặt. Thật vui nhiều khi được tiếp chuyện và chụp hình chung với cô tác giả trẻ xinh xắn. Đang chờ đọc bài mới của A Tói đó!
Chúc A Tói và gđ hạnh phúc

Anh Phạm Hoàng Chương ơi! Cám ơn anh đã cho biết về “mấy cái sao” đã... báo hại PHoa vất vả lần đi đó! Nhưng anh có biết cách nào để “tránh sao” hay không hihihi!
Cám ơn anh lẩn nữa và chúc anh cùng gđ luôn vui khỏe hạnh phúc

PHoa xin chúc quý vị cưới tuần vui vẻ...
PHoa
12/08/201800:16:01
Khách
“Em... Cali má đỏ môi hồng, ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông nên tóc em ướt và mắt em ướt, nên em mềm như... mây chiều trong...”
Chị cho em thấy hình ảnh một cô bé nhí nhảnh dễ thương trong suốt bài viết của chị. Em cứ tủm tỉm cười và có xíu gì đó... “ngỡ ngàng” 🤓 vì không dè văn phong theo lối trẻ trung, vui nhộn của chị hay và cuốn hút dữ vậy!
Nhớ... nữa nha chị! Thiệt... hổng dè🤓🎶🎶...!
10/08/201822:27:57
Khách
Hôm nay chuyến bay của ID bin Hoa no gần 2 tiếng đồng hồ ở SJ, nên có giờ đang ngồi đọc bài của chị đây. Bài đọc vui quá! Sao ngộ ghê, hồi nhỏ em cũng không được hát hay dám hát trong nhà. Dù có gan hát cũng không thấy hay ho gì. Tuy vậy, mỗi lần trèo cao tắp tít trên ngọn cây sung, cây bông gòn, hay những cáy ổi thật lớn trong vườn, thị lại thấy mình hát một cách sung sướng, và bài nào cũng thuộc. Cảm ơn bài viết đã gợi nhớ thật nhiều kỷ niệm tuổi thơ.
10/08/201820:56:14
Khách
Cháu chào cô Phương Hoa,
Cô kể chuyện thiệt là vui, hồi nhỏ cháu cũng từng trèo lên cây ngồi hát giống như cô, cháu cũng có cảm giác trèo càng cao hát càng...hay, may là "ca sĩ" chưa bị té khi đang hát lần nào..
Chúc cô và gia đình vui khoẻ, hẹn gặp cô ngày thứ bảy nhé.

Cháu A Tố
10/08/201820:48:03
Khách
Năm nay tủ vi chị chắc có sao Thiên Mã hay Lưu thiên mã bị Tuần hay Hóa kỵ nên đi xa gặp rắc rối đó.
10/08/201817:31:43
Khách
Cám ơn các bạn Anh Phan, Doc gia, và Nguời Hà Nội đã đọc bài viết và ghi comment. Chúc các bạn và gia đình luôn vui khỏe hạnh phúc.
PHoa
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,300,820
Tác giả sinh tại Saigon năm 1962, hiện cư trú tại Tulsa, Oklahoma. Nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí, làm cho hãng Boeing, OKC. Học vấn: cao học. Gia đình: vợ và ba con: hai gái, một trai. Góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, Lê Như Đức là một tác giả rất được quí trọng. Mừng ông tiếp tục viết.
Tiếp theo chuyện “Saigon 68” đây là một hồi ức Mậu Thân về khu Thành Nội Huế. Định cư tại vùng Bắc Cali từ 20 năm trước, Deborath Tường Vân là nhân viên Sở Xã Hội San Jose và từng chăm sóc Bà Trùng Quang -vị niên trưởng của giải thưởng Việt Báo- liên tục hơn 6 năm cuối đời. Cô đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Hồi ức Mậu Thân của Tường Vân là chuyện kể về khu Tây Lộc trong thành nội, nơi phải gánh chịu nhiều tang tóc nhất trong địa ngục Huế Tết Mậu Thân.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1944, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài viết mới của ông là một hồi ức về trận chiến năm Mậu Thân, khi Đại Đội TQLC do ông chỉ huy được biệt phái theo tướng Nguyễn Ngọc Loan trong trận chiến Mậu Thân tại Saigon 1968.
Tác giả là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ ba của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Nhân thời điểm 50 năm sau trận chiến Mậu Thân 1968 Viết Về Nước Mỹ 2018 sẽ có thêm giải thưởng đặc biệt về “Hồi Ức Mậu Thân”. Sau đây, xin mời đọc một bài viết cũ của tác giả Võ Trang, một kỹ sư điện làm việc cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ tại San Diego, kề từ hồi ức đau thương về người cha bị cộng sản chôn sống trong trận Tết Mậu Thân 1968 tại Gia Hội, Huế, khi tác giả còn là cậu bé 15 tuổi. Bài viết đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2009.
Tác giả sinh năm 1929 tại Quảng Trị, Cựu Trung Tá QLVNCH, cựu tù cải tạo. Định cư tại Sacramento, Cali. Năm 1991; Hội trưởng sáng lập Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại từ 1994; Sách đã xuất bản: Truyện ký "Người Trai Thời Chiến"; tập thơ "Chuyện Ngày Xưa"; Từng nhận “Certificate of Recogni-tion do The Sacramento International Poetry Hall of Fame tại Đại Hội Thi Ca Quốc Tế Sacramento 2006; Tác giả hiện là cư dân thành phố Garland, Texas và là Hội Trưởng Hội Người Việt Cao Niên Dallas nhiệm kỳ 2016-2017. Cho tới nay, với tuổi 89, ông cũng là vị tác giả cao niên nhất trong năm 2018 dự Viết Về Nước Mỹ. Kính chúc ông vui khỏe.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Nhạc sĩ Cung Tiến