Hôm nay,  

Di Chúc Của Tôi

07/08/201800:00:00(Xem: 14339)
Tác giả: Nguyễn Tài Ngọc

Bài số 5459-20-31267-vb3080818

 
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và  tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, là phần chính trích từ một bài mới.

 
***
 

Hai tuần trước anh vợ tôi từ trần. Đây là đám tang thứ hai vợ chồng tôi dự trong vòng một tháng. Ở tuổi gần đất xa trời của tôi, chuẩn bị cho ngày buồn bã đó là việc nên làm vì thứ nhất, chuyện trọng đại đã sát gần đến đít, và thứ hai, nếu tôi không viết sẵn vài lời trăn trối thì vợ tôi sẽ ngỡ ngàng không biết quyết định ra sao, nên tái giá với chàng Mễ làm vườn hay ông Việt Nam độc giả của tôi có vợ lìa trần mười năm về trước nhưng lại thầm kín ái mộ nàng?

Tôi sinh ra đời không một người quen đánh điện tín hay viết một lá thư báo tin mừng nên vợ tôi cũng không nên báo cho ai biết tôi đã ra đi đột ngột. Ngày tôi chết  không thể nào huyên náo ầm ĩ như đám cưới mới đây của Hoàng tử Anh khỉ gió, nhưng phải yên lặng thầm kín như Hitler tự tử làm nhiều người trên thế giới vẫn không tin là Hitler chết, có thể  trốn sang Argentina sau khi quân đội đồng minh thắng Thế Chiến Thứ Hai (quý vị có biết là Hitler chết cũng vào ngày 30 Tháng 4?,  năm 1945).

Tôi mong là vợ tôi sẽ làm theo lời yêu cầu của tôi vì nếu không, tôi có thể bắt chước theo Hitler, cùng bắt vợ là Eva Braun tự sát theo mình. Sở dĩ tôi không muốn thế giới biết tin tôi chết vì tính nói thẳng của tôi tạo nên không biết bao nhiêu kẻ thù khi tôi còn sống. Tôi không muốn kẻ thù của tôi nhếch mép ca khúc khải hoàn khi biết tin tôi ngủm củ tỏi vì sự truyền thông nhanh hơn sao xẹt của các mạng lưới xã hội.

Vợ con và các cháu không cần để tang cho tôi. Từ lúc còn bé ở Việt Nam tôi đã ghét những áo tang trắng, những dải khăn trắng choàng đầu gia đình mặc khi có tang. Không những quần áo rộng thùng thình mà nó còn không có kiểu thời trang một tí nào, trông như người vẽ kiểu có liên hệ gia đình với con ma nhà họ Hứa. Nhìn người trong gia đình quây quần quanh quan tài chẳng khác gì xem một vở kịch chương trình lúc Không giờ, ghê rợn và thê lương.

Hỏi bất cứ một người Việt nào ai cũng bảo là ghét Tầu, thế nhưng hành động thì là một nẻo. Tôi mà đã ghét ai rồi thì nhất định không bao giờ làm theo những gì người đó làm. Bao nhiêu phong tục tập quán và thói xấu của người Tầu người mình nhắm mắt theo răm rắp, chẳng suy nghĩ có đúng hay không, chẳng phân tích sai quấy ra sao.

Mặc áo tang ghê rợn, bỏ gạo vào mồm người chết, trên quan tài có đôi đũa và quả trứng luộc, bùa đặt trên quan tài, đốt tiền giả, lễ chung thất (49 ngày), mãn tang sau ba năm (đại tường)..., tất cả đều là văn hóa Trung Quốc, mình bắt chước người Tầu ở bẩn hỉ mũi ngoài đường chưa đủ hay sao mà bất cứ việc gì trong đời cũng bắt chước theo họ?

Nếu muốn bắt chước, bắt chước cái hay cái đẹp của một xứ sở văn minh để họ kéo quốc gia của mình tân tiến lên theo. Tôi có dịp đến bốn quốc gia Á Đông bắt chước cái hay cái đẹp của quốc gia người để bây giờ tất cả trở thành cường quốc kinh tế:

-Taiwan: Nhật đô hộ từ năm 1895 đến 1945. Trung Quốc lẫn Taiwan bị Nhật đô hộ, thế nhưng tôi khám phá ra sau lần đi du lịch Taiwan vào Tháng 2 năm 2017 là người Taiwan ghét Tầu Cộng hơn là ghét người Nhật. Vì lý do này mà họ thu nhập văn hóa Nhật vào đời sống của họ: Nhà hàng sushi khắp nơi ở Taiwan (người Taiwan thích ăn sushi như người Nhật). Bất cứ đường phố nào ở Taipei đều có tiếng Nhật. Nhà cửa, hàng quán, khắp nơi sạch sẽ ngăn nắp. Sở thích của giới trẻ là theo mốt của Tokyo chứ không phải của Beijing. Chỉ với 23.57 triệu dân, Tổng số lượng sản xuất GDP) mỗi đầu người (PPP) của Taiwan bây giờ hơn của Japan (xem danh sách bên dưới).

-Hàn quốc: Năm 1990, lần đầu tiên về Việt Nam máy bay ngừng ở Seoul, tôi được đi tour một vòng thành phố trong khi chờ đợi chuyển tiếp. Tôi há hốc mồm kinh ngạc vì xe cộ, đường xá ở Seoul không khác gì ở Mỹ: chỉ có xe hơi, không có xe gắn máy, và xa lộ khắp nơi.

Sau chiến tranh Nam Bắc 1950-1953, Hoa Kỳ ở lại Hàn Quốc cho đến bây giờ để tái thiết và bảo vệ Hàn quốc chống Triều Tiên xâm lăng. Chẳng những Hàn Quốc học hỏi kỹ thuật từ người Mỹ, mà tôn giáo của họ cũng thay đổi theo Hoa Kỳ: đa số từ Phật giáo trở thành Tin Lành (Công giáo - 7.9%, Phật giáo - 15.5%, Tin Lành - 19.7%, Không theo đạo nào hết - 56.1%).

-Singapore: Đây là một quốc gia thần tiên khi nói về biến chuyển từ một nhược tiểu lên đến đại cường quốc về kinh tế, với chỉ 5.6 triệu dân. Tất cả nhờ công từ một người : Lý Quang Diệu, chẳng những tốt nghiệp ở trường London School of Economics, mà còn tốt nghiệp ở trường Luật nổi tiếng thứ bẩy trên thế giới, Đại học Cambridge của Anh Quốc. Lên chức Thủ Tướng Singapore năm 1959 và chỉ trong một thời gian ngắn ngủi 30 năm, Lý Quang Diệu biến Singapore thành một quốc gia tân tiến, cực kỳ sạch sẽ, một trung tâm quan trọng hàng đầu thế giới về tài chính.

-Nhật Bản: Cho đến thế kỷ 19, Nhật Bản tự trị với chính sách cô lập, không mở cửa bang giao với ngoại quốc.  Thế nhưng khi hạm đội bốn chiếc thuyền của Hoa Kỳ dưới quyền điều khiển của Commodore Matthew Perry vào Vịnh Tokyo vào ngày 8-Tháng 7-1853 đòi hỏi bắt buộc Nhật mở bến tầu, ký hiệp ước buôn bán giữa hai nước, Nhật bằng lòng. Lý do là vì Nhật lo ngại chưa thấy một chiến thuyền nào tân kỳ như chiến thuyền Mỹ, và sợ là số phận Nhật cũng như Trung Quốc: sẽ bị các nước Tây Phương mổ xẻ chiếm đoạt.

Minh Trị Thiên Hoàng (Hoàng Đế Meiji), lên ngôi năm 1868, thấy ngay hiểm họa này nên cổ võ dân chúng phải duy tân, hiện đại hóa theo Tây Phương. Một mặt Hoàng Đế Meiji gửi sinh viên sang châu Âu, châu Mỹ học hỏi, một mặt nhà vua mướn 3000 chuyên gia Tây Phương sang giúp Nhật Bản trong mọi lĩnh vực: học tiếng Anh, khoa học, kinh tế, kỹ sư, quân sự, giáo dục. Meiji đổi cả ngành giáo dục của Nhật bắt chước theo Pháp, Đức, và nhờ Pháp tân tiến hóa Hải Quân Nhật Bản.

Hậu quả của sự bắt chước cái hay nước người của bốn quốc gia này thể hiện qua danh sách Tổng số lượng sản xuất (GDP) của mỗi đầu người (PPP) trong một năm, theo International Monetary Fund, 2017, tôi liệt kê sau đây (Tôi kèm theo bốn nước phụ trội để so sánh). Con số đầu tiên là thứ hạng PPP trên bảng danh sách thế giới,  tính bằng mỹ kim:

-1 Qatar $124,927.00
-3 Singapore $90,531.00
-11 Hoa Kỳ $59,495.00
-19 Taiwan $49,827.00
-28 Japan $42,659.00
-30 S. Korea $39,387.00
-72 Thailand $17,786.00
-79 China $16,624.00
-125 Việt Nam $6,876.00

Ai muốn bắt chước phong tục Tầu thì tùy hỷ, nhưng không có tôi. Tôi nhất định không khăn tang quấn đầu, không áo tang trắng ghê rợn trong đám ma. Mình phải bỏ văn hóa Trung Quốc hủ lậu, theo văn minh Tây Phương: đám tang tôi vợ tôi nên mặc bikini hai mảnh của Victoria's Secret của Hoa Kỳ.

Tôi không muốn chôn, thiêu quách cho xong. Chôn vừa đắt tiền, vừa sau này chẳng ai đến thăm viếng. Chôn phải mua đất, mua quan tài, mướn người khiêng hòm, nếu người nhà không khiêng... Đám tang tôi cháu ngoại đều là con gái, làm sao chúng nó khiêng tôi nổi? Trung bình chôn ở miền Nam California Mỹ tốn $18,000 dollars, trong khi thiêu chỉ tốn $4,000 dollars. Chôn đắt tiền vô ích, tiền dư để vợ tôi đi shopping có lý hơn.

Thiêu xong thì vợ tôi không nên mang tro về nhà làm quái gì. Người ta giữ tro mục đích để nhớ người đã khuất. Nếu vợ tôi muốn nhớ tôi, cứ vào toilette nghĩ đến khi còn sống tôi lau toilette là nàng sẽ có kỷ niệm ngay, khỏi cần tro với triếc.

Đặc biệt là trong trường hợp nàng tái giá thì lại càng không nên đem tro về nhà. Tưởng tượng ông chồng mới, làm tình mà cứ thấy hũ tro của tôi trên bàn nhìn ông ta chằm chặp thì làm sao ông ta có thể nổi hứng ngựa phi đường xa? Bảo đảm một ngày đẹp trời lén trốn tránh vợ, ông ta bỏ tro tôi vào toilette, giật nước cho chúng phiêu lưu ra ống cống rồi thay thế với đất ngoài vườn. Thành thử chết là hết, vợ tôi không cần đem tro về nhà, chỉ khiến đời sống thêm phức tạp.

Về niềm tin tôn giáo, tôi đã có viết là tôi kính trọng Phật là một học giả nghĩ ra một triết lý của cuộc sống. Thế nhưng ông ta cũng là người như tôi, cũng đi tìm sự gì xẩy ra sau cái chết như tôi nên tôi không thờ phượng lạy lục Phật, và như thế nhất định vợ tôi không cần phải “thỉnh” thầy chùa tụng kinh làm gì, tôi đang cần sự yên lặng nghỉ ngơi. Cũng đứng xin nhà thờ giải tội. Tôi sẵn sàng gánh lấy hậu quả âm thầm đi vào ngõ hẹp ở địa ngục nếu tôi phạm tội khi còn sống.

Nhà quàn tính tiền phụ trội nếu kéo dài thêm ngày giữ xác nên chôn tôi càng sớm càng tốt. Đám tang nào họ cũng dành ra một, hai giờ trước khi di quan chôn cất để khách đến thăm viếng và nói vài lời từ giã, nhưng đám tang tôi thì nhất định không có mục này. Lý do là tôi biết chắc tôi không có bạn mà chỉ có thù nên sẽ chẳng một ai bỏ chút thì giờ đến viếng thăm tôi lần cuối. Nếu đặt riêng thì giờ để khách đến thăm viếng tôi mà không có ma nào tới thì cho dù nằm trong hòm, bảo đảm tôi sẽ thấy... que,â không ai thèm đến gặp mình khi đã trút hơi thở cuối cùng.

Sau khi mọi sự an táng xong xuôi, lúc bấy giờ vợ tôi mới nên đăng cáo phó. Phải thông báo càng rộng rãi càng tốt: báo Việt Nam, trang mạng ở Mỹ cũng như ở Việt Nam, Facebook, Instagram, để cho kẻ thù tôi bình tĩnh mà... run. Tôi tin vào triết lý sống của Do Thái giáo: khi còn sống, tôi cố gắng sống một cuộc đời hiền lành giúp đỡ người khác nếu tôi có dịp. Nhưng nếu người nào hãm hại tôi, phê bình xây dựng tôi, chửi tôi như những người đọc bài vở tôi trên Saigonocean.com, tôi nhất định muốn xin họ tí huyết, "mắt đền mắt, răng đền răng", chứ không phải "ai tát má phải ngươi thì đưa má trái cho họ tát nốt". Khi còn sống tôi không biết họ là ai nhưng lúc chết, chắc chắn tôi sẽ biết danh tánh của họ. Thành ra để họ biết tin tôi chết vì họ sẽ khủng hoảng tinh thần sợ tôi về nhát ma.

Hy vọng là tôi sẽ thành công, không như ảo thuật gia đại tài Houdini trước khi chết vào năm 1926, hứa với vợ Bess là sẽ gửi một câu tín hiệu chỉ có hai vợ chồng biết lúc còn sống để chứng tỏ là ông ta "sống lại" ở thế giới bên kia.

Bà Bess Houdini đợi mười năm trông chờ tín hiệu của chồng sau khi ông ta chết, nhưng sau cùng phải bỏ cuộc: Houdini chẳng bao giờ giữ lời hứa.

July 2018

Nguyễn Tài Ngọc

(Đầy đủ bài viết và hình ảnh  có trên mạng internet: http://saigonocean.com/index.php/en/ )

Ý kiến bạn đọc
12/08/201809:24:04
Khách
Phải công nhân bác nhìn xa thấy rộng.Kẻ thù của bác không biết đâu mà tìm ra dấu tích của bác.Coi phim Tàu thấy hay nói, " Đốt ra tro cũng nhìn ra", tính toán như bác thì hay quá.Ôi, tụi tàu nó bày ra tang chế lỉnh kỉnh để ăn nhậu thôi, cứ một cái lễ là bày ra ăn nhậu, mục đích là như vậy thôi.
12/08/201806:05:07
Khách
Crazy dude.......lol.....
08/08/201818:31:14
Khách
Hi:
That la hay. PTUS TRUMP dang dung ly thuyet nay.
08/08/201802:18:24
Khách
Dung la thang khung:"VO THAN..."
08/08/201800:52:45
Khách
Bai` viet hay voi' loi' van trao` phung'va` cham biem' dda~ lot ta? dduoc nhung~ phong tuc co? hu? khong ddang' giu~ trong viec ma chay
Tat nhien chuyen bguoi` vo mac hai manh? trong ddam tang chong` la` loi' viet dde? cuoi` cho vui va` cung~ ham` y' chung' ta co' the? ddoi? moi' va` ddon gian~ hoa' viec hau su cua? moi~ nguoi`
Kim Ho
07/08/201822:23:33
Khách
Hay quá. Bài viết làm tui nhớ hồi nhỏ. Khi bị thằng nào bự con ăn hiếp là tui lậy lục, năn nỉ chạy theo xin được nhập băng với nó liền. Ngu sao mà chống lại nó làm chi?
07/08/201820:20:23
Khách
Chào anh Ngọc, khi mất đi cứ tin vaò có người đến thăm mình vì chết là hết, đừng bao giờ nghĩ kẻ thù không thăm mình lần cuối. Có thể tới xem dung nhan cuả địch thủ mà mình chưa bao giờ thấy, để xác định địch thủ ra đi vĩnh viễn, để nhìn địch thủ ra đi vui vẽ cười với hàm rang trắng bóc hay gương mặt đau khổ, những biêủ hiện cuối cùng sẽ làm cho địch thủ nhiều ưu tư trong cuộc đời còn lại dù mình đã hết, đã tận.
07/08/201817:10:17
Khách
Di chuc cua toi.
07/08/201817:07:39
Khách
Bác LNĐ nói đúng quá, bác ạ! Cám ơn bác!
07/08/201816:52:21
Khách
Cai’ Gi trai voi Luan thuong dao ly’
Khong nen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,254,386
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2000, đã nhận các giải thưởng chính từ năm đầu tiên, hiện là một thành viên ban tuyển chọn chung kết.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, định cư tại NJ năm 1994 theo diện HO. Trước là nhà giáo tại Việt Nam. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng rất ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài mới của Song Lam.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông cũng là tác giả Viết Về Về Nước Mỹ đầu tiên có bài đạt số lượng trên một triệu người đọc và đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016.
Lễ Phục Sinh 2017 là ngày Thứ Năm, 24-11 chính thức là ngày 16 Tháng Tư, nhưng Mùa Mục Sinh đang bắt đầu. Mời đọc bài của tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2010:
Tác giả là cư dân Miami, từng nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Bài viết, của ông tuy ngắn, nhưng luôn cho thấy tấm lòng của ông với đất đai, quê hương, con người. Sau đây là 2 bài mới nhất.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O.
Định cư tại Mỹ từ 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville,
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến