Hôm nay,  

Tiếng Kêu Của Bầy Bìm Bịp

16/07/201800:00:00(Xem: 11601)
Tác giả: Trà Khan

Bài số 5441-19-31279-vb2071618

 
Tác giả tên thật Nguyễn Thụy, 49 tuổi, theo ba mẹ đi H.O.8., tốt nghiệp Computer Enginee-ring. Sau 6 năm làm thuê, đã thành lập và điều hành công ty Newteck - PCB Inc tại City Tustin. Bài viết đầu tiên của ông mang tên “35 Năm, Một Ước Mong” kêu gọi thủ đô tị nạn của người Việt hải ngoại cần có một đền thờ 5 vị tướng anh hùng tử tiết của miền Nam Tháng Tư 1975. Sau đây là bài viết mới nhất.

 
****

 
Ngày Quốc Hận lại đến, bầu trời viễn xứ hầu như ảm đạm, những cơn mưa chiều không ngừng nghỉ, như mang theo cái quá khứ của một đời người trở về buồn thảm. Những giọt mưa gõ nhịp thánh thót trên mái, như một hình ảnh từng chặng đời thương khó, của những tháng ngày đã qua nơi tha hương. Song lòng người đi chưa bao giờ toan tính chấp nhận kiếp sống kiều cư, để rồi phải đành theo ngã rẽ không vừa ý. Đó là nỗi buồn miên viễn, của kẻ đã mất quê hương. Hay nói khác hơn, người đi mang cả quê hương, tôi đi mang cả Tháng Tư Đoạn Trường.

Đặt bút viết lên những dòng tâm tư nầy, tôi cảm nghĩ như những khúc “đoạn trường” ca, buồn héo hắt, của một nhạc sĩ nào đó tôi không còn nhớ tên, được phổ biến từ Cục Chính Huấn trước 1975 mà tôi đã thuộc nằm lòng “Còn Quê Hương Là Còn Cơm Ngon, Còn Quê Hương Là Còn Danh Thơm, Và Còn Những Gì Ta Thiết Tha…” Và, Trong cùng một tiết tấu ấy, ẩn chìm mang nặng chuỗi ngày thương đau nhất đời mình “Chiều nay có một người đôi mắt buồn, gọi anh em còn ai hay mất ai…” đã làm tim tôi hụt một nhịp đập.

Bốn mươi ba năm trôi qua như một khoảng cách tôi cảm nghĩ, là bốn mươi ba năm dụm lại “Một Tháng Tư Đen” dài thật dài, mà một đời người chưa bao giờ gặp phải những bất hạnh tang thương kim cổ ấy. Dẫu biết rằng, “gầm thét, khóc la và rên siết, là hèn nhát” (Gémir, Pleurer et Crier Sont Également Lâche) câu nói của Poète Alfred De Vigny người Pháp.

Tháng Tư về, tôi ghi vội với những dòng tâm tình nầy. Trước hết là để tỏ bày lòng cảm ơn chân thành đến quý cơ quan báo chí, truyền thông, truyền hình, của người Việt Quốc Gia chân chính, đã hỗ trợ nhiệt tình cho 30 Tháng Tư Đen, bằng những hình ảnh, qua những khúc phim mà quí vị ra đi mang theo, còn được lưu giữ đến ngày hôm nay.

Thêm vào là những hình ảnh đêm ngày đang xảy rạ trên quê mẹ, Dân Oan, Dân Kêu Gào... Tiếp đến là cá tháng tư chết đầy bãi biển Miền Trung, và Đặc Khu Bán Nước của Tập Đoàn Bù Nhìn Thái Thú CSVN. Và đây cũng không phải là “Cá Tháng Tư ” thường nghe người Mỹ nói, chuyện không có thật, chỉ “nói láo mà chơi, nói láo nghe chơi” Nhưng! Hôm nay, cá tháng tư chết tại quê nhà, và luật đặc khu 99 năm là một sự thật phũ phàng, tai nghe mắt thấy.

Hình ảnh và âm thanh thương khó ấy, là một bài học không thể thiếu, để cho con cháu chúng tôi, hiểu biết thêm thế nào là sự bạo tàn độc ác của chế độ cọng sản Việt Nam hôm nay.

Chúng tôi cũng không quên cảm ơn đến một số ít trung tâm băng nhạc, và một số anh chị em nhạc sĩ khắp bốn bể năm châu, cùng em cháu nơi quê nhà đã sáng tác những nhạc bản đấu tranh đầy ý nghĩa, đã làm tan nát nỗi lòng của kẻ ở người đi. Xin được tôn vinh, và kính phục.

Nhạc đấu tranh của các anh chị, là khí cụ sắc bén hơn gươm súng, hỗ trợ người dân trong nước đang đòi quyền sống mà bạo quyền CSVN rất lo sợ.

30 tháng Tư, và nhịp nhàng với ngày 9, 10 và 11 tháng 6 năm 2018. Là một vết thương đau buốt đến tận trời cao, thâm xuyên qua lòng đất, như một ngày buồn tận thế đến cho dân tộc.

Mỗi người trong chúng ta, nhất là những người đã phải lìa bỏ quê hương ra đi, trong thương đau và tủi nhục. Xin hãy tự mở lại trang sử của lòng mình, xem lại vết thương đau ấy, vết thương của Tháng Tư Đen, vết thương của một Việt Nam bất hạnh, là khúc phim quay chậm, xoáy sâu trong tâm khảm nơi chính mình.

Tội ác đối với người cọng sản muôn năm nói vẫn còn thấy thiếu. Chúng ta không thể nào lặng yên để lấp kín quá khứ. Quá khứ của thương đau. Miền Nam bị tước đoạt bởi kẻ mệnh danh là “Giải Phóng Dân Tộc” Cảm nghĩ ấy, cũng có thể dư thừa đối với những ai đã quá mỏi mệt, muốn buông xuôi, quay lưng cúi mặt, chấp nhận theo qui xử “Đạo Cúi, Đạo Quỳ”

Là những người cùng hội cùng thuyền đến giờ phút chót, người lính chúng tôi vẫn còn quấn quít bên nhau. Bên cạnh ấy, có những người chiến sĩ hào hùng của QLVNCH đạp lên lệnh đầu hàng. Hàng loạt chiến sĩ tự sát, không buông súng dơ tay.Thà chết không hàng giặc. Tiêu biểu là 5 vị tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Phạm Văn Phú, Trần văn Hai. Các Ngài đã giữ tròn khí tiết, Các Ngài chọn cái chết bằng sự tự sát để trọn trung và tận hiếu, đã gây trong lòng người Miền Nam một xót xa vô cùng tận. Toàn quân dân cán chính Miền Nam, xin nghiêng mình kính phục. Xin tôn vinh các Ngài bằng vạn lời ca, bằng vạn tiếng nói. Đời đời hậu thế sẽ không bao giờ quên, tấm gương trung liệt của các Ngài.

Chúng tôi, muốn nói đến các thế hệ kế thừa hiểu rằng, không có cái chết vô ích, nhất là kẻ đã chết cho non sông dân tộc, mà chỉ có cái sống vô ích, khi bị người đời nguyền rủa, đó là bọn người buôn dân bán nước cầu vinh.

Sự bại trận của QLVNCH, là sự tính thua hơn thiệt, của Đồng Minh Mỹ cốt lõi, cái gọi là “chung thủy, chung lòng, chung sức” không bao giờ bỏ Miền Nam VN cho giặc cọng sản.

Qua năm đời Tổng Thống, từ Eisenhower, John F. Kennedy, Lyndon Johnson, Richard M. Nixon và Geral R. Ford với hai nền Đệ nhất và Đệ nhị VNCH, họ đã nói những gì và cam kết những gì? Ví như đôi tình nhân khi yêu nhau “gừng cay muối mặn” và đã đến thời điểm “muối đã lạt gừng đã chua.” Đồng minh Mỹ hát bài “đường trường xa” cao chạy xa bay, anh đành bỏ lại Miền Nam VN, không một chút đắn đo thương tiếc.


Các ông xem Miền Nam VN như một món hàng để trao đổi mua bán, qua bàn tay Tàu Cọng và Liên Xô.

Thời gian 43 trôi qua, chúng ta là người lính khá nhiều bất hạnh qua cuộc chiến 20 năm kéo dài từ 1954 – 1975. Nay được hiểu thêm, khi có cuộc hợp thượng đỉnh, do những người Mỹ phục vụ nơi các bộ, các ngành quan trọng, qua năm đời Tổng Thống Mỹ nói trên, như bộ trưởng ngoại giao, cố vấn, an ninh, quốc phòng v.v..thêm vào đó là những kẻ phản chiến MỸ đều có mặt đến tham dự, tại tiểu bang Texas, mục đích là bạch hóa và tìm hiểu về những nguyên nhân nào QLVNCH phải thua trận! Sự kiện ấy đã làm cho chúng ta thêm đau lòng, như vết chém của mũi dao còn sót lại, như vết thương còn những mảnh đạn, chưa được gắp ra khỏi thịt da.

Nổi bật nhất là đời TT Nixon, và Kissinger bộ trưởng Ngoại Giao kiêm cố vấn an ninh và James Schlesinger bộ trưởng Quốc Phòng. Và cùng lúc có mặt “bộ trưởng ngoại giao mặt dài” đang tại chức với đời TT Obama, những nhân vật “phản chiến lừng danh” một trong 7000 tên tượng trưng là Jane Fonda.

Thủ phạm, Kissinger là kẻ giết người, bán đứng NMVN cho giặc, bọn chúng phản bội lại với 68 ngàn chiến binh Hoa Kỳ tử trận, thế mà hắn cùng Lê Đức Thọ, hai kẻ ác cùng nhân một giải Nobel hòa bình chia nhau. Thật là mỉa mai thay!

Kết quả cuộc họp đã đưa đến kết luận, nhìn nhận chính phủ HK, đã bỏ rơi MNVN là một điều sai lầm, và đáng xấu hổ.

Chưa hết, hôm ấy người VN ở các tiểu bang khác cũng về tham dự khá đông, trong đó có cả phóng viên báo chí nữa, rất tiếc là không thấy có vị nào đưa lên câu hỏi cho người điều hợp chương trình hôm ấy, để xin xác nhận lại câu nói Tổng Thống Nixon “Nó không ký thì lấy đầu Nó” (qua lời của đài BBC cách đây gần bốn năm khi còn phát sóng 30 phút mỗi ngày, Tòa Bạch Ốc giải mật hơn 30 ngàn trang sau cuộc chiến tranh VN, chắc có nhiều người đã được nghe.) Nếu sự thật có vậy, thì biết bao sự đau lòng và tủi nhục nào kể xiết !!!

Nước mất nhà tan, Nước mắt của dân tộc Việt, hòa lẫn trong máu đổ xương rơi của cả hai miền Nam Bắc. Nay đã đông thành lầu cao lóng lánh, cho lũ người CS đang thống trị đất nước.

Sự kiện 43 năm nhìn lại, chúng tôi xin mạo muội tóm kết nghĩ sao ghi vậy! Nhà Trắng thời điểm ấy và CS hôm nay, tuy hai nhưng là một, có những điểm gần như tương phùng, “Cũng thần mày trắng, cũng phường lầu xanh”. Hứa rất nhiều nhưng không làm, “qua cầu gió bay” không còn nhớ.

Tôi nhớ câu nói để đời, của TGM Nguyễn văn Bình lúc ngài 80 tuổi, trước khi qua đời: “Cọng sản nó giết người hôm trước, hôm sau nó đem vòng hoa đến phúng điếu.”

Thì nay, 70 năm sau ngày kết thúc thế chiến thứ hai, nhân dịp các bộ trưởng khối G7 nhóm hợp ở Nhật, John Kerry bộ trưởng ngoại giao ‘mặt dài” Mỹ cũng đem vòng hoa tưởng niệm đến đặt nơi người Nhật chết, do hai trái bom nguyên tử Mỹ, thả xuống Hiroshima và Nagasaki.

Kế tiếp, trong nhiều năm ấy, khi Miền Nam chưa bị cướp. Chúng ta đã nghe những gì Lê Duẫn TBTCSVN tuyên bố cam kết rằng: “Miền Nam cần có chính sách riêng của Miền Nam” Sau đó Phạm Văn Đồng tuyên bố với báo chí nước ngoài: “Chẳng ai lại có ý nghĩ ngu xuẩn và tội lỗi là thôn tính Miền Nam”.

Với đồng minh Mỹ của VNCH họ đã nói và hứa ra sao qua năm đời Tổng Thống nói trên, nổi bật là đời TT Eisenhower và John F Kennedy “Niềm Nam là tiền đồn chống cọng, Nước Mỹ phải có nhiệm vụ bảo vê họ”, và tiếp đến Nixon cam kết ra sao, Kissinger nói gì, Mc Namara làm gì..v.v. Có phải, đây là loại “nước vỏ lựu, máu mào gà” mập mờ đánh tráo con đen không ? Nếu đem lời hứa của Cộng Sản và qua 5 đời TT Mỹ thời bấy giờ bỏ vào bàn cân, chúng ta sẽ thấy “mười phân vẹn mười.”

Tôi cũng không thể không ngậm ngùi khi nhắc lời TT Nguyễn Văn Thiệu, câu nói nghìn thu để đời “Đừng nghe những gì cong sản nói, mà hãy nhìn những gì cọng sản làm” Vậy, chúng tôi cũng có thể dành câu nói nầy cho đồng minh ta được không!?

Buồn nghe “chuyện nước- non- nhà” qua đài truyền hình, tình cờ tôi bắt gặp lời phát biểu của một thầy tu, nơi có cơ sở thờ cúng kỳ vỹ, nhất nhì trong quân hạt Orange County. chắc rằng còn có nhiều người cùng nghe với tôi khi ấy. Thầy nói “Tháng tư năm này, có nhiều chuyện đau buồn tại quê nhà, thế mà nơi đây, sao có nhiều show, nhiều gánh, nhiều bầu v.v.. tổ chức ca kịch múa hát, quảng cáo bao thứ vui chơi không ngừng nghỉ, hết ngày nầy qua tuần lễ khác, sao mà nhiều niềm vui lắm thế” (dù không nguyên văn, nhưng nôi dung gần như thế.) Tôi thầm nghĩ, hay là gần ngày Lễ Me, Lễ Cha các

anh chị, các bầu show, đã quên những mất mát thương đau trên quê mẹ không biết chừng vậy. Hay là đã “hết rên rồi quên thầy”!

Qua nhận xét của vị thầy, để đáp lời tôi xin ghi lại hai câu thơ của Thế Lữ “Trong lúc non sông mờ cát bụi, phải đâu là hội kết uyên ương.” Kính tặng thầy và những ai đó có cùng chung một nghĩa.

Máu đã chảy, nhưng ruột chưa mềm, cũng hân hạnh cho những ai đã quên được, và cảm phục cho những con người không còn nhớ 30 tháng 4 là ngày gì! Họ đã quên nó, như người bị bệnh Alzheimer không còn cảm thấy khổ đau, Nhưng, chắc rằng, người thân yêu của họ sẽ cảm thấy đau khổ, khi trong gia đình có một người con em bị mất trí nhớ!

Chắc rằng “bứt dây sẽ động rừng” là điều không thể tránh khỏi! Nhưng đây là lời tâm tình với tất cả tấm lòng “thấy sao nói vậy người ơi!” Nếu tình cờ đọc giả nào có ghé mắt xem qua, những trang tâm tình nầy, cảm thấy có phần hồn mình trong đó. Kính mong! Hãy đem lòng bao dung đầy vị tha mà bỏ qua cho!

Bài viết nầy, dù sự thật có phải phũ phàng, chứ không phải đi đào sâu hang hố chứa để khơi dậy lòng hận thù, và cũng không ngoài mục đích “Nghĩ thân mà lại ngậm ngùi cho thân” sau tiếng vọng của Một Bầy Chim Bìm Bịp.

Trà Khan

Ý kiến bạn đọc
26/07/201815:30:29
Khách
Thật xúc động khi đọc bài này!
Cám ơn tác giả!
Cùng tâm trạng với anh!
18/07/201801:36:19
Khách
Người bạn đồng minh bịp bịp !

Ngày 31 tháng 12, 1971, Nixon viết thư trấn an Nguyễn Văn Thiệu : Ngài có thể chắc chắn tuyệt đối rằng tôi sẽ không đi tới một thỏa thuận nào ở Bắc Kinh nếu nó phương hại tới các quốc gia khác, hoặc về những vấn đề có liên hệ tới các nước khác. Ngài có thể tiếp tục tin cậy vào sự yểm trợ của Hoa Kỳ trong những nỗ lực của Ngài hầu đem lại hòa bình cho Việt Nam và xây dựng nền thịnh vượng mới cho nhân dân Việt Nam.

Nhưng thật ra ngay từ ngày 9 tháng bảy, 1971, Kissinger đã họp mật và nói với thủ tướng Trung cộng Chu Ân Lai:”Dù có thương thuyết hay không thương thuyết với Bắc Việt đi nữa, rồi chúng tôi cũng rút quân ra một cách đơn phương”. Nixon cũng nói với Chu ân Lai tương tự: « Nếu như bất cứ người lãnh đạo nào của Bắc Việt chấp nhận cuộc ngưng bắn và trả lại tù binh cho chúng tôi, chúng tôi sẽ rút quân khỏi Việt Nam trong vòng 6 tháng kể từ ngày đó ».

Ký giả Elaine Sciolino trong bài Records Dispute Kissinger on His‘71 Visit to China, viết rằng :Chính phủ Nixon đã nhất quyết rút quân ra khỏi Việt Nam, ngay cả đơn phương , dù cho điều nầy đưa đến chính phủ miền Nam bị lật đổ.

Chi tiết của các cuộc họp mật này đều được Chu ân Lai thông báo cho Hà nội biết đầy đủ trong chuyến đi sang Hà nội.

Khi Nixon ra tái cử năm 1972, Nixon-Kissinger ráo riết làm áp lực để Nguyễn văn Thiệu ký vào hiệp định Ba Lê -trong đó có điều khoản Mỹ đồng ý cho toàn thể lực lượng Cộng sản Bắc Việt ở lại miền Nam. Đã có tổng cộng 27 mật thơ Nixon gửi cho Nguyễn Văn Thiệu từ 1972 đến 1973, một mặt hứa sẽ ủng hộ ông Thiệu và Việt Nam Cộng Hòa, một mặt đe dọa đảo chánh, sau đó là đe dọa ám sát Nguyễn Văn Thiệu.

Và thế rồi, năm 1975, khi Hà nội phát động cuộc Tổng tấn công với đầy đủ vũ khí, đạn dược trong tay thì miền Nam bị phe Dân Chủ đa số trong quốc hội Mỹ biểu quyết cắt viện trợ và nhìn quanh thì chẳng thấy bóng đáng Đồng Minh chi sất - như đã từng được hứa hẹn , rốt cuộc chúng ta, lớp thì trốn chạy , lớp ở lại thì bị tù đày, đày đọa.

Khi Đà Nẵng bị thất thủ ngày 30/03/1975, trong khi hàng ngàn người dân Việt Nam Cộng Hòa chết trên đường trốn chạy cộng sản, thì Kisssinger tuyên bố: Sao những người nầy không chết hết đi cho rồi. Điều tệ hại nhất là chúng cứ sống dai dẳng hoài. «Why don’t these people die fast.The worst thing that couls happen would be for them to linger on» (Ron Nessen- " It Sure Looks Different from the Inside " )

Những uất hận trong trận chiến Mất Nước !
17/07/201823:43:48
Khách
Hãy tiếp tay khéo léo nhất ,kể cả các cầu thủ bóng đá trong nước, để nhanh chóng lật đổ chế độ Mafia csvn bán nước từ tên Hồ tặc cùng đồng đảng,tái lập trật tự và tái thiết quê hương sau bao năm điêu tàn dưới bàn tay của thiên tai và đỉnh ca..ó Pắcbó-Bađình Hàlội BV. Nhanh lên các bạn Trẻ !!! Lần này mới thật sự "Giải phóng quê hương "đấy các bạn !!!
17/07/201820:54:42
Khách
Đồng ý là nước Mỹ luôn đặt quyền lợi của họ lên trên hết.
Nhưng không thể so sánh CS với Mỹ được.
“Cộng sản nó giết người hôm trước, hôm sau nó đem vòng hoa đến phúng điếu.”
Cái tráo trở, lưu manh, tàn ác của CS được nhấn mạnh ở HÔM TRƯỚC và HÔM SAU. Nghĩa là chúng trước mặt lừa bịp, sau lưng tàn sát (đã có quá nhiều bằng chứng trong lịch sử )
Còn việc Hoa Kỳ đem vòng hoa tưởng niệm nạn nhân WW 2 là điều đúng. Dù Nhật đã tấn công Hoa Kỳ trước, bây giờ Hoa Kỳ vẫn tỏ thiện ý, tỏ lòng hối tiếc những điều xảy ra trong thời chiến.
Hoa Kỳ dù có vấn đề này, khác nhưng không bao giờ có thể so sánh HK với CS, nhất là CS VN.
Không có chế độ nào xấu xa như CSVN.
Ngay cả CS Bắc Hàn bị cả thế giới lên án là bỏ đói dân để làm vũ khí nguyên tử, họ cũng không BÁN NƯỚC, đẩy cả dân tộc vào vòng Hán nô như CS VN.
17/07/201806:49:49
Khách
Xin cám ơn tác giả Trà Khan,
Một bài viết thật thông thái tinh tường và sâu sắc. Ý tưởng lời văn mạnh mẽ, mạch lạc dễ hiểu. Mong được đọc thêm những bài viết của tác giả.
17/07/201800:20:59
Khách
Tra Khan.Co le toi cung tuoi voi ong,vi toi la linh khoa cuoi cung cua truong Long Thanh...Rat mong ong lien lac voi toi vitoi cung cung y nghi voi ong.Hung
16/07/201823:23:06
Khách
Ngày tôi mới định cư tại Mỹ sau khi đổi mạng sống trên biển, tôi thấy nước Mỹ quả là một vùng đất hứa vì tại nơi đây tôi có quyền được trông đợi và đối xử công bằng, được cảm thấy an toàn vì có pháp luật bảo vệ. Tôi đã không còn phải cúi đầu nuốt uất hận trước những lời đe dọa buộc tội của bọn VC cầm quyền. Tôi có thể nói những điều đúng với lương tâm, đúng với nhân bản.
Than ôi! Sau hơn 30 năm, cảm giác an toàn đã gần như biến mất. Có nhiều khi tôi thấy như bọn VC đã rượt theo người tỵ nạn sang tới bên đây. Ai cũng thấy bọn chúng đang dùng tiền mua thẻ xanh, nhà cửa, mở business... Nếu chúng ta không cẩn thận, bọn tư bản đỏ sang Mỹ bằng tiền hút máu thuờng dân VN sẽ có ngày khống chế cả cộng đồng người VN tỵ nạn CS.

"Bài viết nầy, dù sự thật có phải phũ phàng, chứ không phải đi đào sâu hang hố chứa để khơi dậy lòng hận thù." Khi tác giả cần phải nói như thế này, có lẽ vì lo sợ bị vu khống "khơi lòng hận thù", đó là một dấu hiệu đáng ngại.
Chúng ta không hận thù người dân, chúng ta chào đón những người biết lẽ phải, biết yêu nước, thương đồng bào. Nhưng chắc chắn chúng ta căm ghét chính quyền CSVN bán nước, những người dựa hơi chính quyền đó để trục lợi, và những người sang Mỹ "đáp cánh an toàn" nhưng tiếp tục gieo rắc tư tưởng đồng thuận, bao che cho chính quyền CSVN. Đó là lòng căm ghét cần có của người nào còn có lương tâm, còn chút tình cho quê hương.
Mong những người đang chọn nhắm mắt qua cầu, chọn chui đầu vào cát để tìm bình ye^n hiểu rằng bình yên cũng như tự do, tất cả đều không tự nhiên mà có.
16/07/201818:29:58
Khách
Hoàn toàn đồng ý với những suy nghĩ của anh Trà Khan nêu lên trong bài.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,186,430
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến