Hôm nay,  

Coi Bói - Xin Xăm

03/05/201800:00:00(Xem: 16904)
Tác giả: Minh Nguyệt Graves

Bài số 5378-19-31219-vb5050318

 
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đy là bài viết mới của bà.

 
***
 

Khi chuẩn bị đi Mỹ, tôi rất lo lắng chuyện tiền bạc, công ăn việc làm, sức khoẻ, con cái nhưng dường như tôi không hề nghĩ tới những vấn đề về đời sống tinh thần mình sẽ gặp phải, cứ như thể ở Mỹ thì không có những ưu tư lo lắng như bên quê nhà! (Đúng là mụ nhà quê!) Rằng mình sẽ làm gì nếu gặp phải những vấn đề nan giải, cần dựa vào đâu để tìm sự bình an về tinh thần?

Đến khi qua Mỹ rồi, thì mới nhận ra một sự thật là, ở Mỹ cũng như bên Việt Nam thôi, cuộc sống không phải lúc nào cũng êm ả, bình yên, con người không phải lúc nào cũng gặp toàn chuyện may mắn. Bệnh tật có thể phát ra, vào chính lúc mình ít ngờ đến nhất! Tai nạn xe cộ, bị kiện thưa, công việc có lúc trì trệ, bế tắc, sẽ phải lo lắng đến mất ăn mất ngủ, loay hoay để tìm ra câu trả lời cho bài toán của đời mình: “Bỏ đi tìm công việc mới, hay tiếp tục công việc hiện tại?”

Sẽ có những lúc phải quyết định việc quan trọng, phải chọn lựa "Yes or No.” Và tôi, một người mẹ với 2 đứa con dại, không có người bạn đời để được an ủi, góp ý, bàn bạc thì khi phải đối diện với những câu hỏi đó, cảm thấy áp lực dường như nặng nề nhiều hơn những người đàn bà khác thì phải.

Nếu bạn là tôi, bạn sẽ làm gì?

Tôi hay đùa: bây giờ cái gì không biết thì người ta Google để coi thiên hạ làm răng mà bắt chước! Còn tôi, bắt chước Mạ tôi ngày xưa, hễ cần là đi xin Xăm hoặc đi coi bói.

Nhớ mỗi lần Tết đến, ngày đầu năm, việc đầu tiên Mạ tôi làm là đi chùa, thường là chùa Diệu Đế hoặc chùa Ông ở đường Bạch Đằng. Bà nói: “Hướng mô mà đi tới Chùa cũng là hướng tốt hết!”.

Ý bà là người ta thường nói đến việc xuất hành ngày đầu năm, thì nên chọn hướng nào (Đông Tây Nam Bắc…) cho hợp với tuổi của gia chủ, và hợp với năm đó, nhưng theo bà, cứ đi tới chùa lễ Phật là tốt nhất. Tiếp theo đó, bà sẽ xin một quẻ Xăm đầu năm.

Thế bạn đã bao giờ xin Xăm chưa?

Theo tôi biết thì cách xin Xăm và Xăm của ai thì tuỳ vào mỗi Chùa.

Tôi lấy ví dụ cho dễ hiểu: Chùa thờ Ngài Thánh Trần, thì gọi là Xăm của Đức Thánh Trần, hay Xăm xin ở chùa thờ Phật Quan Âm thì gọi là Xăm Quan Âm...Và mỗi nơi cũng có chút ít khác biệt.

Việc đầu tiên là bạn thắp hương trong Chùa, rồi đến khu vực có bàn thờ dành riêng cho việc xin Xăm. Bạn thắp ba nén hương, và khấn lạy trước tượng của Ngài, thành khẩn cầu xin. Chỉ nên xin một điều thôi, đừng xin nhiều điều, rất khó đoán được câu trả lời.

Tiếp đó, có hai miếng gỗ hình trăng lưỡi liềm, để bạn xin quẻ. Mặt sấp mặt ngửa là coi như được, (Cả hai cùng sấp hay cùng ngửa là không coi được!) Tiếp đó, bạn dùng 2 tay cầm cái hộp ống đựng các que Xăm (Có 100 que thì phải?) và lắc cho đến khi nào văng ra một que. Mỗi que có ghi một con số, và mỗi con số sẽ tương ứng với một bài thơ, được in trong những tờ giấy nhỏ đặt trên một cái kệ sách gần đó.

Bài thơ 4 câu bằng chữ Hán, có dịch ra Việt Ngữ, kèm theo lời giải, lời bàn. Sau đó thì tuỳ theo suy đoán của bạn, mà vấn đề sẽ được giải quyết.

Bắt chước Mạ tôi, đầu năm mới hay những khi có chuyện nan giải, không biết hỏi ai, cảm thấy bế tắc, thì tôi lại tới Chùa xin Xăm. Cách người ta xin Xăm như đã nói ở trên, chứ còn tôi, không có kiên nhẫn để lắc hộp Xăm mô! Hoặc là tôi lắc mạnh quá, nó rớt ra cả nạm, hoặc tôi lắc chậm quá, lắc cả tiếng đồng hồ cũng chẳng có que nào rơi ra! Tôi đã thử 3 lần rồi! Có coi được đâu!

Nhưng chẳng lẽ tôi chịu thua sao? Tôi có cách riêng của tôi, tôi chỉ nhắm mắt và bốc đại một cây Xăm, vừa nhanh vừa khoẻ, người tới sau mình không phải đợi lâu! Ai cũng có lợi cả!

Hồi còn ở bên Việt Nam tôi thường đi xin Xăm ở chùa Phước Thành, đường chi thì tôi quên mất tên, mà chỉ nhớ qua cầu Đông Ba. Từ trong Thành nội đi ra hướng cửa Đông Ba, vượt qua dãy bán Nem Chả Tré hấp dẫn đường Đào Duy Từ, thì bạn sẽ thấy cây cầu ở phía tay phải, nó lót bằng ván, có rất nhiều lỗ hổng thiệt đáng sợ, (mà chẳng có ai sợ rớt xuống cầu cả, người ta anh hùng thiệt!)

Sau khi qua khỏi cầu thì sẽ thấy chùa Phước Thành.

Thời đó có cái sướng là xin Xăm xong, Ông Thầy ở trong Chùa sẽ giảng cho mình hiểu lời bài Xăm, rồi tuỳ khả năng tài chính của mình,(hay mức độ đoán trúng của thầy) mà mình cúng dường cho Chùa.

Ngày Tết Nguyên Đán ở Austin nơi tôi đang sống, không phải là ngày lễ của cộng đồng, nên mọi người vẫn đi làm bình thường, nhưng tôi lấy ngày nghỉ, rồi tôi cũng diện áo dài đẹp vô, đi lên chùa Linh sơn trên đường Duval, hay chùa Tàu trên đường Lamar, để thắp hương lạy Phật đầu năm, xin lộc và xin Xăm.

Ngoài ra, có lần tôi phân vân không biết nên dọn về thành phố khác ở, hay lần tôi muốn mở tiệm làm ăn riêng… thì cũng lên chùa xin Xăm để mình thêm can đảm mà quyết định, (giờ mà có ai hỏi tôi là điều đó đúng hay sai thì tôi cũng chịu thua!!!)

Ngoài việc tin vào Xăm, thỉnh thoảng tôi cũng đi coi bói, nhưng tôi không mê lắm, vì tôi vốn dĩ “cứng đầu” Thầy coi không có được!

Bạn đã bao giờ đi coi bói chưa? Bạn có tin vào những điều người ta nói cho bạn biết về cả tương lai và quá khứ của mình không?

Khoảng 17 năm trước, lúc đó tôi 38 tuổi, một buổi chiều rảnh rỗi, tôi ra nhà người bạn gái ở ngoài cầu An Hoà chơi.

Ở Huế thời đó, người ta ăn mặc giản dị lắm, không cầu kỳ như bây giờ. Hầu như đi đâu người ta cũng mặc “bộ đồ bộ”, nó không phải là Pyjama như bộ đồ ngủ mà đơn giản nó là một bộ, “set”, áo và quần cùng màu, để mặc ở nhà suốt ngày, đi chợ, đi quanh quẩn trong xóm, hay chở con đi quanh phố phường cũng không sao!

Hôm đó, tôi không đi làm, nên mặc bộ độ “pô- bờ- lin" màu xanh trời, do chính tay tôi tự may, áo kiểu bà ba, cổ viền trái tim, tay dài và có 2 túi lớn, có xẻ hai bên hông. Quần dài đơn giản và mang đôi dép nhựa "Tiền phong" màu trắng, thời đó khá phổ biến.


Hai đứa tôi nói chuyện tầm phào một lát thì bạn nói:“Đi coi bói Nguyệt hè, trên xóm ngoại có bà ni mới nổi lên coi bói hay lắm, ai cũng khen, người tới coi đông ghê, nghe mô muốn coi phải đợi cả ngày.”

“Tính tau mi biết rồi, có tin chi mấy chuyện bói toán mô, mà mi rủ?” Tôi nói.

"Kệ, chừ rảnh không làm chi, đi coi cho vui.” Bạn tôi năn nỉ.

Vì bạn tôi mới đi có công chuyện về, nên ăn mặc chỉnh tề, quần “Tây’ và áo “kiểu”, còn tôi thì trong bộ bà ba, nên tôi hỏi: “Nhưng mà tau mặc ri, mi mặc rứa, ngó có kỳ không?”

"Có chi mà kỳ, trên xóm thôi.”

Nể bạn, tôi chở hắn đi.

Qua khỏi đường rầy xe lửa, rẽ vào cái ngõ hẻm bên tay trái, đi vòng vèo thêm hai ba con hẻm nhỏ nữa thì tới. Căn nhà chia làm 2 phần chính và cái sân ở giữa. Ngôi nhà nhỏ bên tay trái là nơi “Thầy” sẽ coi bói, cửa đóng hờ, người ra vào rón rén và vẻ mặt trông rất thành khẩn.

Một người đàn bà đi ra, hỏi bạn tôi để ghi tên ai muốn gặp Thầy. Ít phút sau, bà trở ra, nói :“Thầy mắc qua bên Cam- bốt chữa bệnh rồi, chưa biết khi mô về.” Rồi bà quày trở vào trong.

Tôi nói với nhỏ bạn: “Từ Cam- bốt mà về đây, đi xe chắc cũng 2 ngày, ai mà đợi cho nổi, thôi mình về đi.”

Bạn tôi la: “Nói bậy bạ, Thầy đằng vân cỡi gió, chơ có phải người trần mắt thịt như tụi mình mô mà đi xe. Đợi thêm chút nữa coi răng.”

Lê la đi quanh quẩn nhìn mấy cái Am thờ ở ngoài sân, tôi tò mò nhìn vào khe cửa sổ của căn nhà bên trái, vì căn nhà chính thì ngó đơn sơ, nghèo nàn, trống trải lắm.

Có hai người phụ nữ đang ngồi ở góc nhà, vẻ mặt buồn bã, áo não vô cùng.

Rồi người đàn bà ghi tên tụi tôi lúc nãy lại bước ra, thì thào gì đó vào tai họ, và thấy vẻ mặt họ tươi lên. Lát sau nữa thì có một người đàn ông đi ra bàn bạc với họ việc mua sắm lễ vật để cúng, mới nghe sơ sơ cũng đã bạc triệu, (Tôi đúng là tò mò thiệt! Việc của ai mà cũng săm soi!)

Và một lần nữa người đàn bà đó lại mở cửa, tiến đến chỗ hai đứa tôi: “Thầy về rồi, hai chị vô đi.”

A ha! Bạn tôi nói đúng thiệt, thầy đi máy bay hoả tiễn!!!

Sau khi thắp hương ở mấy cái bàn thờ, chúng tôi đến ngồi trước mặt một người phụ nữ đang ngồi xếp bằng dưới đất, chứ không có cái bàn nào cả. Căn phòng tối mờ, không có đèn, chỉ có ánh sáng từ các ngọn đèn trái ớt trên các bàn thờ, nhưng tôi cũng có thể nhìn thấy mặt của bà ấy. Tóc vấn khăn nhiều màu, bà mặc áo dài cũng nhiều màu, nhiều lớp, và đánh phấn sáp trắng lốp rất dày.

Bà nhìn vào mặt tôi chăm chú, rồi hỏi: “Chị sinh năm mô?”

”1962” Tôi đáp gọn lỏn.

“Con Cọp đây. Tướng số chị sang lắm, nhà chị trước mặt có cây lá 2 màu, gần ngã ba đường. Từ năm 40 tuổi trở đi, người ta có chi thì chị có nấy. Đừng lo nghĩ buồn phiền chi cho cực xác. Hậu vận chị sướng lắm, thanh nhàn, an lạc.”

Bà nói một mạch không dứt, rồi khoát tay ra dấu:”Xong rồi.”

Đến phiên bạn tôi thì Bà lại nói nhiều, nói lâu, tôi nhớ đại ý là số bạn tôi vất vả, cực khổ hơn tôi nhiều..

Những gì bà Thầy bói đã nói về mình cứ làm tôi phân vân. Chở bạn về lại nhà, tôi còn đùa: “Bà thầy bói nói rứa có trúng không mi? Chơ tau chừ chồng không có, công việc thì cực quá, đàn bà con gái mà cứ phải lang thang chạy tắc xi ngoài đường, trời mưa bão mịt mùng cũng phải đi làm, con còn dại, giao cho bác giữ trẻ mà cứ lo ngay ngáy. Lương tiền thì đủ sống qua ngày, chơ lấy mô ra mà giàu với an nhàn mi hè? Giả thử như nói mình ưa đi Mỹ chừ có được không nà? Mà bà nói là người ta có chi thì tau có nấy mi hí?”

Ấy vậy mà, bạn có tin không, mấy tháng sau, giấy tờ bảo lãnh cho gia đình tôi sau mười mấy năm thì được tới phiên gọi đi bổ sung, và chỉ một năm sau, đúng là tôi đi Mỹ thiệt! Nói như lời ông anh (Người làm giấy tờ bảo lãnh) cho chúng tôi, lúc đó đang về Việt nam chơi, “Niềm vui không ngờ mà tới,” khi anh mở cái phong bì to tổ bố.

Và một năm sau khi tới Mỹ, tôi kết hôn lại.

Hai vợ chồng tôi lo làm, tiết kiệm từng đồng, nên nhờ trời không có nợ nần, nhà cửa ổn định. Cuộc sống không có gì để phàn nàn, ngoại trừ việc chúng tôi không có con trai! Ha ha ha. Chồng tôi cười: “Thì mình có con rể, hay cháu trai cũng được mà!”

Bà thầy bói nói đúng quá đi chứ!

Cám ơn bà Thầy!

Như đã nói ở trên, tôi không mê coi bói nên hiếm khi đi coi. Đến năm 2010 thì xém chút nữa tôi lại được đi coi bói!

Chuyện là từ sau khi Mạ tôi mất (tháng 4 năm 2009,) ba tôi dọn về Cali ở. Thỉnh thoảng điện thoại hỏi thăm, ông hỏi: “Con ở Austin, nghe có thầy bói mô hay, coi cho ba một quẻ, coi Mạ có siêu thoát chưa?”

Tôi cười: “Rồi, Mạ siêu thoát rồi, coi bói chi cho mất công, tốn tiền vô ích!”

Ba tôi la: “Răng con biết?”

Tôi đáp: “Cái chi mà con không biết! (Ha ha ha), người tốt như Mạ khi chết sẽ siêu thoát, chắc chắn luôn!”

Đùa vậy thôi, nhưng khi nghe chị bạn làm cùng chỗ, bảo có ông thầy coi bói ở Houston, coi trúng như thần, thì tôi mới gọi chị ấy để hỏi cho kỹ. Tôi dặn chị, khi lấy hẹn cho tôi, thì lấy tên Mỹ của tôi, và chuyện muốn hỏi là về người Mẹ đã mất.

Hôm sau, chị gọi lại trả lời: “Đã lấy được hẹn, và Thầy có dặn là, Thầy nhập vai người nào thì sẽ nói ngôn ngữ của người đó. Thầy sẽ nói chuyện với em bằng tiếng Mỹ đó nghe.”

Nghe xong, tôi phát hoảng! Mạ tôi tuy ở Mỹ 18 năm, nhưng không biết tiếng Anh. Bà chỉ biết lõm bõm vài ba câu thông thường như “How are you. Thank you," rồi thôi. Nếu ông Thầy ni nói tiếng Anh, thì chắc chắn người mà ổng nhập vai, không phải là Mạ của tôi rồi!

Vì lý do đó, mà tôi không đi coi bói giùm cho ba tôi nữa!

Thật tình tôi tin vào việc xin quẻ Xăm hơn là coi bói, có thể vì những sự trùng lặp ngẫu nhiên trong đời. Mỗi lần tôi xin, và quyết định nghe theo lời giải của bài Xăm thì kết quả như ý, khiến tôi càng tin hơn.

Thế nhưng có một điều tôi cứ thắc mắc mãi, là Phật không dạy người ta tin vào những điều mê tín dị đoan, như coi bói, đốt vàng mã, vậy thì sao lại có chỗ để xin Xăm ở trên Chùa nhỉ?

Thế bạn có biết không?

Minh Nguyệt Graves

Ý kiến bạn đọc
10/11/202118:32:16
Khách
cialis 20 mg https://cialiswithdapoxetine.com/
10/07/202112:19:14
Khách
chloroquinr https://chloroquineorigin.com/# hydrocholorquine
08/08/202007:53:04
Khách
Zithromax 600 Mg Pfizer cadeEduddy https://ascialis.com/ - generic cialis cost drella Acheter Du Cialis A Marseille Spople <a href=https://ascialis.com/#>Cialis</a> lapleNig Get Free Cialis Samples
14/07/202022:15:11
Khách
Buy Accutane For Acne deaveldibe https://bbuycialisss.com/# - Cialis Envige Ciproxyl Purchase lienue <a href=https://bbuycialisss.com/#>Cialis</a> Mitiollisp Finasteride Vs Propecia Hair Loss Treatment
05/05/201817:48:10
Khách
Buồn cho dân trí VN. Không phục vụ, không lo cho môi trường, con người ,sự an toàn tính mạng cứ làm chuyện mê tín phóng sinh chim, cá, văn khấn giải sao..mà xã hội toàn là đâm chém, tệ nạn, hủ tục.. cuối cùng là phải kiếm đường tốn tiền ra nước ngoài làm lao công.
05/05/201817:38:44
Khách
Người làm chứ Phật đâu có làm mà đổ thừa. Nên đọc những lời Phật dạy, triết lý đạo Phật, nên đọc sách.
03/05/201821:46:50
Khách
Phật tử có nhiều trình độ cao thấp. Thấp thì lễ lạy cúng chùa, bố thí cầu phước, hối lộ thần linh, coi xâm coi bói, dựa vô ông thày tu, lo cho cái Ngã nhỏ hẹp của minh được sung sướng, Trình độ cao, đọc kinh điển, hiểu giáo lý thì không cần tới chùa, chỉ lo tu tâm, dẹp tham sân si, phát tâm từ bi hỉ xả, giữ Tâm văng lặng, ngồi thiền...để giác ngộ thành Phật. Chùa mà có coi xâm coi bói thường là ở nhà quê,mục đích trước tiên là lôi cuốn những kẻ hạ căn mê tín tới chùa, giải đoán tương lai họ cho thỏa óc tò mò, nếu thấy khổ sở lận đận quá thì kèm theo câu an ủi "nhưng mà Đức năng thắng số, nếu biết tu nhân tích đức sẽ tai qua nạn khỏi...." rồi dần dần ân cần dẫn dắt họ tu hành lạy Phật, sám hối, phát tâm làm lành lánh dữ...gây duyên lành với Phật pháp đời này cho kiếp sau tốt đẹp hơn...sinh ra ở đâu cũng gặp lại Phật pháp,khỏi sa đọa vào cảnh ngạ quỹ súc sanh....Bói toán, coi tướng, chỉ tay, coi xâm, quẻ... cũng phải có học Kinh Dịch, tử vi, tướng pháp... mới nói đúng, mặc dù có đúng cũng khôgn nên hoàn toàn tin, chấp vào đó, mà tự mình phải cố gắng vuợt lên.
03/05/201820:16:41
Khách
All Bùi quyết định nói vậy có kết luận vội vả không? Tôi thấy những người xin xăm không thuần túy là những người đến chùa tu tập. Họ đến chùa nếu không có xăm thì họ sẽ hỏi tại sao chùa này không có xăm. Có những nguời không làm lễ chính mà chỉ muốn xin xõ, xem bói, đến nỗi phải hỏi trị trù bình xăm để ởi đâu. Dừng từ "quyến rũ" chẳng khác gì "dụ". Rất tiếc là những người đến chùa không hiểu Đạo Phật. Không trách chúng ta là phàm phu vô minh. Nếu không vô minh thì đâu có hỏi về "xăm bói". Phật Giáo là tự giác tự giác tha. Phật Giáo không gán, không dụ, không ban phước, không hù dọa, không ủy thác cho thần thánh/Thượng Đế. Phước báu là do mình trồng và gieo.
Nếu xin xăm bà để được hưởng thì nguời ta không cần đi ăn cướp, không cần đi làm không cần tu. Tại sao càng xin xăm càng nghèo? Lẽ nào ông Trời Phật cho ho nghèo vì xin xăm? Tại sao người Tây Phương khong xin xăm lại có những tỉ phú? Đây là do phước báu và nỗ lực của họ ở bao đời và kiếp hiện tại. Đây mới gọi là công bằng.

Buồn thay cho những chúng sanh này!!!!
03/05/201819:32:07
Khách
>Thế nhưng có một điều tôi cứ thắc mắc mãi, là Phật không dạy người ta tin vào những điều mê tín dị đoan, như coi bói, đốt vàng mã, vậy thì sao lại có chỗ để xin Xăm ở trên Chùa nhỉ?

Lord Buddha left the Earth a long time ago (during the 6th to 4th century B.C)

In the begining, Buddha ONLY taught the liberation, out of 3 realms, achieved Buddhahood, ... I remember in 1 sutra when Buddha mentioned
about the right method (cha'nh pha'p) 5000 of his so-called followers left his ashram (da.o tra`ng), and the Buddha was very happy to
see all the garbage out of his ashram, the remainers (about 1000+) stayed and achieved Buddhahood.
Take a look of one famous Buddish monk, Đường Mây Trên Đất Hoa Cuộc Đời Hòa Thượng Hư Vân Nguyên Phong dịich, he achieved something
but not much and he was suffer a lot, he got beat up by the Britists, China nationalists, then China communists, at the end of the book he organized 1
retreat but NO ONE had any wisdom out of it (he did complain about it), but well he did not have right method (cha'nh pha'p), so he
got nothing. Look at another case, Milarepa, he practiced black magic and killed 27 people of his uncles' families, so in theory
he should go to hell, but he got Lord Marpa (an enlightement Master) and still achieved Buddhahood (RECHUNG ĐỖ ĐÌNH ĐỒNG dịch. MILAREPA CON NGƯỜI SIÊU VIỆT. So, to achieve Buddhahood you must have right method, with right Master (Pha^.t Tie^'n Da^?n), for example, for
your Ph D thesis, you need a professor with Doctor degree to help you out.

These information which you can read in the followings : Holy Bible, the works of Khổng tử, Mạnh Tử, Trang Tử, Lão Tử, Thất-Chơn about
7 disciples of Lord Trùng-Dương, Bồ Đề Đạt Ma.Pháp Bảo Đàn Kinh do Lục Tổ Huệ Năng, Koran by Lord Muhammad,...and of course Buddish sutras.

In theory Buddhaland is formless, and 3 realms are form, so you must practice formless method to enter the formless realm.

But the books are very very difficult to understand if you do not any wisdom (that is the reason why Lord Jesus said
"seek your first the Kingdom of God then everything will be added unto you") such as
Ngài Bồ Tát Quán Tự Tại khi thực hành thâm sâu về trí tuệ Bát Nhã Ba la mật, thì soi thấy năm uẩn đều là không, do đó vượt qua mọi khổ đau ách nạn.
Không có vô minh,mà cũng không có hết vô minh. Không có già chết, mà cũng không có hết già chết.
Không có khổ, tập, diệt, đạo.
Không có trí cũng không có đắc, vì không có sở đắc.
Khi vị Bồ Tát nương tựa vào trí tuệ Bát Nhã nầy thì tâm không còn chướng ngại, vì tâm không chướng ngại nên không còn sợ hãi, xa lìa được cái điên đảo mộng tưởng, đạt
cứu cánh Niết Bàn.

The above only applied for those who practiced right method, had right Master who had complete understand of the universe, who TRULY
understand and practice LỤC ĐỘ BA LA MẬT (SÁU PHÁP BA LA MẬT), that is the reason why it has a saying Bồ-tát sợ nhân chúng sanh sợ quả,
that is why they must be vegan and actually do the LỤC ĐỘ BA LA MẬT . No wonder, Lord Buddha said after 43 years he said nothing (the letters killed but
the spirit gives life), or Tâm Bình Thường Là Đạo and who had Tâm Bình Thường, Lord Buddha had it, Lord Jesus had it, Khổng tử, Mạnh Tử, Trang Tử,
Lão Tử had it. That is the reason why it has the saying Thành Phật Mới Hiểu Được Phật.

The 3 realms, in theory, was under the control of Great Maya (the negative power of God), nobody can get out of it, only the ones that
achieved Buddhahood/Christhood/... Where the Birth and Death cycle -- 6 cõi luân hồi where you did good thing then you got good karma,
do bad thing then you got bad karma--“lưới trời lồng lộng, tuy rộng mà khó lọt.”, TỘI TỔ TÔNG or past bad karma, or look at the person
you can know right away his past, present, and future, ...
03/05/201813:53:11
Khách
Giáo pháp Phật bao la, tùy căn cơ cao thấp của chúng sanh mà dùng phương tiện độ (Kinh Pháp hoa), như trận mưa pháp rơi xuống khu rừng đủ loại cây cối lớn nhỏ,cây cổ thụ thì nhận nhiều nước, cỏ lau thấp bé thì nhận ít nước (Duợc thảo dụ). Cây lớn (người thượng căn sáng suốt, nghiệp nhẹ) thì nên tự lực tu hành, cây nhỏ (kẻ hạ căn, nghiệp nặng) thì phải cần tha lực, cần phuơng tiện giáo hóa (đi chùa lễ lạy cúng bái, coi xăm, bói toán, cần đạo sư dẫn dắt từ từ lên. Côt tủy đạo Phật là sống với chân tâm, tìm lại Phật tánh của mình, giác ngộ thành Phật. Muốn vậy, đừng chạy theo vọng tâm, đừng để giác quan(sắc, thanh, huơng, vị, xúc, pháp) sai khiến, đam mê dục lạc, dẹp bỏ tham sân si, không chấp Ngã, chẳng chấp Có chấp Không (Bất nhị), để không tạo Nghiệp nữa, vĩnh viễn thoát vòng sinh tử luân hồi.
Bói toán,lập bàn thờ Phật, quỳ lạy lễ bái... chỉ là phuơng tiện,như cái bè dùng qua sông, tới bến rồi thì bỏ, đừng nên chấp vào đó cho là giáo lý Phật. Hãy tự thắp đuốc lên mà đi!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,240,415
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến