Hôm nay,  

30 Tháng Tư

25/04/201800:00:00(Xem: 13204)
Tác giả: Nguyễn Tài Ngọc

Bài số 5370-19-31211-vb4042518

 
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và  tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây là bài mới ghi chép sơ lược ngày 30 tháng Tư năm xưa.
ao so mi cucan cuoc VNCHtin bao My

Hình ảnh một thời rất quí mà tác giả còn giữ: Căn cước VNCH, áo sơ mi mặc ngày ra đi, mảnh tin báo Mỹ tháng Năm 1975.

***

30-4 là một ngày không một người Việt nào có thể quên. Phe thắng, chính quyền Bắc Việt, chọn 30-4 là ngày lễ ăn mừng. Phe thua, Việt Nam Cộng Hòa, với một số đông người Việt chạy tỵ nạn Cộng Sản sang định cư ở khắp các nước tự do trên thế giới, ghi thêm trên giấy những kỷ niệm hãi hùng của ngày 30-4.

Tôi rời SàiGòn trong khi đang học lớp 11. Tôi vẫn còn giữ chiếc áo mặc ngày ra đi, (hình trên, bên trái)

 Tôi cũng vẫn còn giữ nhiều giấy tờ, hình ảnh, tiền bạc mà tôi đã mang theo.

Bây giờ đọc lại thẻ căn cước làm ngày 20-2-1973, tôi mới biết lúc 15 tuổi tôi cao 1.57 mét (5.1 inch), nặng 34 kg (75 lbs). Nhờ cái thẻ căn cước đó tôi mới biết bây giờ tôi quá phì lũ. 182 lbs (83 kg)! Tôi mập hơn xưa gấp hai lần rưỡi. Trời đất quỷ thần thiên địa ơi!

Cùng với chiếc áo, tôi giữ lại những bản tin về Việt Nam sau tháng 4 1975. Thời đó, tôi cắt những bản tin này trong báo rồi dán vào một tập vở, giữ cho đến bây giờ. Tôi dịch lại vài bản tin đó để nhớ lại một quãng thời gian không thể nào quên:

 *

Tựa đề bản tin 12-05-1975:

NAM VIỆT NAM LÊN ÁN HOA KỲ VỀ VIỆC DI TẢN

12-May-1975:

 
Chính phủ (Lâm thời) Nam Việt Nam lên án chính quyền Ford đã bắt buộc dân chúng Việt Nam di tản và bắt cóc trẻ con đem ra nước ngoài. Ủy ban Điều tra Tội phạm Chiến tranh Đế quốc Mỹ ngụy Gây ra mới tuyên bố lên án chính quyền Ford đã phạm tội với dân chúng Nam Việt Nam:

 "Việc bắt cóc con nít và bắt buộc người lớn di tản từ nhà của họ vừa được giải phóng  là vô nhân loại, bất hợp pháp, và phạm tội ác."

"Hành động quá táo bạo này vi phạm luật pháp quốc tế căn cứ theo Hiệp Định Geneva năm 1949 là phải bảo vệ dân sự trong thời chiến, cấm đoán việc bắt buộc di tản, ....."

"Chính quyền Hoa Kỳ đã phạm tội với dân chúng Nam Việt Nam, xâm phạm quy định của Tòa Án Quốc Tế tại Nuremberg, nhúng tay vào tội ác diệt chủng Hiệp Định Geneva ngày 9-12-1948 cấm cản".

- Ghi chú: "Bắt buộc dân chúng Việt Nam di tản?" "Bắt cóc trẻ con?" "Mỹ Ngụy phạm tội ác?".... Đọc những lời lẽ này làm tôi nhớ lại ngày xưa sống ở Việt Nam tối ngày cứ nghe những lời nói quá láo khoét của người Cộng Sản.

 *

Tựa đề bản tin:

ĐỜI SỐNG DỄ THỞ Ở SÀIGÒN ĐÃ CHẤM DỨT

Hãng thông tấn AP,

25-May-1975:

 
... Hôm qua, thanh niên nam nữ xuống đường ở đường Tự Do lên án nhạc và văn hóa đồi trụy miền Nam, ảnh hưởng của Đế quốc Mỹ. Cuộc sống dễ thở của 3.5 triệu người SàiGòn trong thời Mỹ viện trợ chấm dứt nhanh chóng khi Cộng Sản bắt đầu xiết gông cùm kiểm soát.

... Một việc xẩy ra ngoài đường hôm Thứ Ba phản ảnh chính trị vẫn âm ỷ cháy: Tại quảng trường trước Quốc Hội cũ với bức tượng lính của VNCH xây cất đã bị giật sập đổ, một người vất vào đống rác ở đó một lá cờ Bắc Việt, một lá cờ  Mặt Trận Giải Phóng miền Nam, rồi châm lửa tự thiêu.

Bộ đội Cộng Sản đến tịch thu một xấp lá thư người tự thiêu để lại, không cho đám đông biết nội dung là gì.

...  Phim ảnh Tây Phương bị cấm chiếu. Nhà cửa người tỵ nạn bỏ chạy để lại bị tịch thu cùng với tất cả vật dụng. Lính bộ đội vào chiếm đóng khách sạn cùng nhà cửa của dân lành.

 *

Tựa đề bản tin UPI:

VIỆT NAM CẤM, RA LỆNH ĐỐT SÁCH

Hãng Thông Tấn UPI, 1975:

 
Cả trăm sinh viên xuống đường ủng hộ chiến dịch hủy diệt sách báo và băng thu thanh của chính quyền mới SàiGòn.

Các nhật báo tiếng Việt và tiếng Hoa in chữ in lớn "Cấm bán và tàng trữ sách báo, băng thu thanh để thực hành việc hủy diệt vết tích của Đế quốc Mỹ và tay sai ngụy để lại."

Những nhật báo này nói rằng các sinh viên sẽ thi hành chiến dịch hủy diệt tất cả sách báo của chế độ cũ để bắt đầu một nền tảng mới của cách mạng văn hóa.

Tất cả tiệm bán sách báo đã được lệnh đóng cửa, cấm bán sách báo chính quyền ngụy. Cả trăm nghìn người ở SàiGòn đốt sách ở nhà để khỏi bị bắt về tội gìn giữ sách ngụy.

Phim ảnh Tây Phương bị cấm triệt để. Rạp ciné ở SàiGòn chỉ chiếu phim Bắc Việt, hầu hết về chiến tranh.

Truyền đơn sinh viên phân phát in: "Chúng ta phải hăng say tham gia tiêu diệt văn hóa phản cách mạnh, nô lệ, và tồi bại của Mỹ Ngụy. Phim ảnh, sách báo đồi trụy, nhạc ủy mị của chế độ cũ là thuốc độc giết hại thế hệ thanh thiếu niên."

 Ghi chú: Nhạc "đồi trụy" của quân Ngụy cần phải hủy diệt năm 1975 bây giờ được dân chúng ưa chuộng số 1 từ Móng Cái đến Cà Mau, được ca sĩ gốc Bắc lẫn gốc Nam trình diễn khắp nơi từ Hà Nội đến SàiGòn.

 *

 Tựa đề bản tin UPI:

1546 NGƯỜI TRỞ VỀ VIỆT NAM

Hãng Thông Tấn UPI,  28-Oct-1975:

Hồng Thập Tự của Quân đội Giải Phóng loan báo một con tầu chở 1546 người Việt tỵ nạn khởi hành từ Guam đã cặp bến ở Nam Việt Nam vào ngày 27-Oct, mặc dù chưa được phép hồi hương của Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời.

Con tày này tên là Việt Nam Thương Tín, rời Guam vào ngày 16-Oct. Hồng Thập Tự của Quân đội Giải Phóng đã gửi bác sĩ đến bến để chăm sóc cho những người cần y tế.

Một hành khách chết trên đường đi đã được thủy táng.

Hồng Thập Tự của Quân đội Giải Phóng lên án chính quyền Tổng Thống Ford ngoan cố không nghe lời cảnh cáo của  Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời nên đã có những hành động vô trách nhiệm với những người bệnh tật, già yếu, thai nghén trên tầu Việt Nam Thương Tín.

Phát ngôn viên Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời tuyên bố chấp nhận thuyền trở về Việt Nam vì lý do nhân đạo. Còn những người tỵ nạn khác được Mỹ di tản nhưng muốn trở về Việt Nam thì phải nộp đơn xin phép. Mỗi trường hợp sẽ được xét xử riêng biệt.

Hồng Thập Tự của Quân đội Giải Phóng nói rằng hai phần ba người trên tầu trở về quê hương là "binh lính tay sai và công chức của chính quyền Ngụy."

Ghi chú: Tháng Sáu 1975 gia đình tôi ở trại tỵ nạn ở Guam. Một ngày tôi có dịp chứng kiến một đám đông sau hàng kẽm gai la hét ầm ĩ, đốt lửa vài vật dụng. Lính Mỹ đến khống chế họ. Tôi hỏi thì mới biết những người này di tản đến Mỹ nhưng bây giờ muốn đòi trở về Việt Nam. Có một chiếc tầu to -Việt Nam Thương Tín- có thể dùng để họ lái  về nước nhưng người Mỹ phải sửa soạn lương thực và xem xét tầu an toàn ra biển. Sự sửa soạn này làm  việc đi về bị trì hoãn nên họ biểu tình phản đối Mỹ đình trệ.

Ai cũng biết hậu quả xấu số của những người ngu dại này khi trở về Việt Nam. (Tất cả đều bị lột truồng, kiểm soát tịch thu mọi vật dụng, sau đó tống vào trại tù cải tạo). Đã đến thiên đường Mỹ mà còn không biết!

 *

Tựa đề bản tin:

SAIGON SỤP ĐỔ NHANH CHÓNG LÀM CỘNG SẢN NGẠC NHIÊN

New York Times, 1976

Tầng lớp lãnh đạo Cộng Sản không dự định là cuộc tấn công tối hậu vào VNCH năm ngoái sẽ đoạt lấy chiến thắng vĩnh viễn, rất ngạc nhiên là SaiGon sụp đổ quá nhanh chóng, căn cứ theo Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Cộng Sản.

Tướng Văn Tiến Dũng nói khi nghe tin cả chục nghìn binh lính VNCH và dân sự bỏ chạy trong hoảng sợ từ miền Trung Pleiku, bắt đầu một cuộc rút lui vô trật tự, ông ta không tin là chuyện ấy lại có thể xẩy ra: "Tại sao lại bỏ chạy?" "Ai đã ra lệnh tháo quân?"

Văn Tiến Dũng tiết lộ thêm những điểm sau đây:

- Sau khi bàn thảo chiến thuật từ 18-Dec-1974 đến 8-Jan-1975, Hà nội quyết định đánh Ban Mê Thuột trước.

- Lý do Ban Mê Thuột và các tỉnh vùng cao nguyên được chọn là khởi điểm bị tấn công vì tình báo CS cho biết Nguyễn Văn Thiệu nghĩ là CS sẽ đánh vào Tây Ninh, do đó Thiệu tập trung quân ở Tây Ninh, chỉ để binh lính rời rạc giữ vùng cao nguyên.

 - CS biết Tướng VNCH Phạm Văn Phú đoán lầm là CS sẽ tấn công vào Kontum và Pleiku, nên Phú chỉ giữ một Trung đoàn ở Ban Mê Thuột.

- Văn Tiến Dũng đồng ý với lời phàn nàn của Nguyễn Văn Thiệu và người Mỹ ở VN là quyết định cắt giảm viện trợ làm VNCH không đủ sức đánh nhau. Dũng đoán sự cắt giảm này giảm súng ống đạn dược của VNCH đến 60%.

- Vào mùa thu 1974, trong khi bàn thảo quyết định tổng tấn công VNCH, các nhân vật lãnh đạo CS bàn cãi sôi nổi không biết Mỹ có nhẩy vào vòng chiến nếu VNCH bị tấn công. Cuối cùng, Hà Nội quyết định cứ đánh vì nghĩ rằng Mỹ sẽ không tham gia vì vụ Watergate và kinh tế Mỹ đang đi xuống.

 
Ghi chú : Theo Frank Snepp, làm cho CIA với chức vụ Giám Đốc phân tích chiến lược Cộng Sản Bắc Việt, trong quyển Decent Interval (Khoảng Cách Vừa Đủ)  thì khi Cộng Sản tấn công vào vùng Cao Nguyên, Thiệu quyết định bỏ miền Trung, rút quân vào SàiGòn. Lý do không những để bảo vệ Thiệu chống quân Cộng Sản, mà Thiệu nghi ngờ phe Nguyễn Cao Kỳ nhân cơ hội đảo chánh nên Thiệu cần quân đội thân cận bảo vệ mình.

 *

Tựa đề bản tin:

ĐIỂM THI CỦA HỌC SINH MỸ THUA HỌC SINH TỴ NẠN

Oceanside (San Diego), 1976:

 
Một giáo viên tiết lộ là chương trình giáo dục của Mỹ thất bại thảm hại sau khi khám phá điểm thi của học sinh tỵ nạn Việt Nam cao hơn học sinh Mỹ rất nhiều.

J. Paul Adkins, giáo viên dạy lớp Bốn ở Tiểu học San Luis Rey School nói: "Theo ý tôi, chương trình giáo dục của chúng ta (Hoa Kỳ) đang xuống dốc. Chúng ta có trách nhiệm nặng nề đã không đào tạo một nền giáo dục xuất sắc cho con em chúng ta."

Adkins nói là ông tổ chức một kỳ thi cho 33 học sinh tỵ nạn Việt Nam và 100 học sinh Mỹ. Về môn Toán, nhóm học sinh Việt Nam làm 93% đúng, trong khi nhóm học sinh Mỹ làm đúng chỉ có 29%.

....Adkins nói là sau khi nói chuyện với tất cả các giáo viên trong trường, ông ta mới biết là học sinh tỵ nạn Việt Nam dẫn đầu học sinh Mỹ trong tất cả các môn, ngoại trừ mỗi một môn về tiếng Anh.

Ghi chú: Tôi sang Mỹ học lớp 12 ở Trung Học Hoover High, San Diego. Ở cấp Trung học, lối dạy của Mỹ khác với Việt Nam và các quốc gia Á Châu. Ở Việt Nam học sinh không có quyền chọn lựa môn học. Chương trình đã định sẵn, tất cả phải theo. Trong khi ở Mỹ học sinh có quyền chọn lựa. Bộ Giáo Dục ấn định số lượng "units" phải học xong nếu muốn tốt nghiệp Trung học.

Tôi nói thí dụ: Thí dụ Trung học ở VN khi học hết lớp 12 thì mọi học sinh đều phải học xong 30 units Hình Học, 30 units Lý Hóa... chẳng hạn. Nhưng ở Mỹ thì chỉ cần học xong tối thiểu 10 units Hình Học,  8 units Lý Hóa... Thành ra học sinh nào không thích môn Toán, Lý Hóa thì chỉ cần học units tối thiểu thôi (học sinh giỏi vẫn tiếp tục học hơn units đòi hỏi, 20, 30 units...).

Chính vì sự không bắt buộc này mà tôi nghĩ trình độ Toán, Lý Hóa, ngoại ngữ... của một học sinh lớp 12 của Mỹ có lẽ chỉ bằng trình độ của một học sinh lớp 10  của Việt Nam. Đây là lý do khi học sinh Việt tỵ nạn vào học Tiểu học, Trung học ở Mỹ thời bấy giờ, báo chí Mỹ thường đăng tải là học sinh tỵ nạn quá giỏi! Ngoại trừ lớp sinh ngữ  tiếng Anh, dĩ nhiên!

 *

Những ngày tháng đầu tiên định cư ở Mỹ là thời gian "rầu thúi ruột", nhớ bạn học, nhớ láng giềng, nhớ trường lớp, nhớ xóm Bàn Cờ, nhớ bồ, và nhớ nhà. Để kết luận, tôi copy lại bài thơ "Nhớ Nhà" tôi làm ở những năm đầu tiên trên nước Mỹ (thơ trước tuổi đôi mươi):


NHỚ NHÀ
 

ta ngồi đây bên ánh đèn mờ ảo,

trong đêm không, trong bóng tối chập chùng.

bao năm qua xa dấu chốn quê hương,

lòng lặng chết như màn đêm áo não.
 

ngày ra đi tấm lòng vang rộn rã,

rời quê hương, nơi bốc ngút chiến tranh,

nơi đau thương tràn ngập khắp thị thành,

nơi cửa nát nhà tan đầy khắp lối.
 

nơi con thơ khóc gào niềm mất bố,

nơi vợ hiền cay đắng ngắm xác chồng,

nơi mẹ già điên dại bên xác con,

nơi cháu nhỏ thững thờ bên xác cố.
 

để đến đây bên phương trời Mỹ quốc,

nơi tự do tràn ngập khắp mọi người,

nơi an lành ngự trị khắp muôn nơi,

nơi tương lai rực ngời như ánh đuốc.
 

tuy sung sướng tinh thần lẫn vật chất,

thế nhưng ta đã mất thật nhiều điều:

mất ngôi trường cũ rích nhưng đáng yêu,

mất những con đường cây dài, bóng mát.
 

mất tiếng rao bán hàng tang tảng sáng,

mất giọng cười trong trẻo chị  bánh cam.

mất tiếng xe nổ giòn bác xe lam,

mất giọng nô đùa trẻ con trai gái.
 

ôi quê hương, biết bao giờ trở lại?

ta ra đi không hẹn một ngày về.

sống ở đây như ngủ trong giấc mê,

khi tỉnh giấc, nhớ nhà, lòng tê tái.
 

   Nguyễn Tài Ngọc

April 2018. Sài Gòn Ocean – Home

Ý kiến bạn đọc
27/04/201821:47:50
Khách
Về ý của bài thơ thì không bàn đến nhưng vần điệu thì phải nói là rất lủng củng vì "tiên sinh" đã bất chấp luật bằng trắc, không kể chúng có hòa nhịp hay không. Xét cả bài thơ thì chỉ có bốn câu đầu là có âm điệu tương đối nhịp nhàng còn lại thì từ ngữ cứ như là đang "tréo cẳng" lẫn nhau khiến đọc lên có cảm giác như đang leo dốc đá. Thơ cũng như nhạc, chúng cần phải hài hòa âm điệu bổng trầm thì khi đọc hay ngâm lên nghe mới du dương, mới thấm thía, mới rót vào lòng người một nỗi nhung nhớ bâng khuâng hay một niềm tái tê hoài cảm. Vì vậy khi làm thơ ta phải để nó tự nhiên như hơi thở, có lúc nhẹ nhàng như giòng suối con róc rách, thoang thoảng như gió hát thông ngàn, lất phất như sương tỏa mưa sa, hay réo rắc véo von như cung tơ tiếng địch, lại có lúc gầm lên như giông tố, như bão quật sông trào, như mây giăng sấm giật, như sóng cuộn triều dương. Nhưng tất cả đều phải tuân thủ theo một quy ước của tự nhiên là hòa nhịp. Nếu ai đã từng trải qua tuổi thơ ở miền quê thì hẳn biết có lẽ ngoài tiếng ru ầu ơ của mẹ của bà thì không có một sự êm ái nào hơn tiếng nhạc trời, đó là những buổi giao hưởng tuyệt vời của thiên nhiên trong những đêm giông tố, lúc ấy dưới nếp nhà tranh, trên chiếc phản gỗ hay chiếc chỏng tre sát bên vách đất, chăn kéo đến cằm, nằm đó mà "ru hồn đi hoang" trong tiếng mưa rạc rào, lộp bộp trên mái lá, trên khóm trúc bên hiên, trên bụi chuối sau hè. Âm thanh hỗn độn kia sao mà êm ái thế, lúc nhặt lúc khoang, lúc cường lúc dịu, lúc như bùng vỡ cả không gian lúc lại cực kỳ tĩnh lặng, như có một giàn nhạc thiên cung đang được điều khiển bởi một nhạc trưởng vô hình. Có lúc đang rào rào tuôn đổ cơn mưa đột nhiên ngưng hẳn, thằng bé trong chăn cố gióng tai lên cũng chẳng nghe được gì ngoài một sự yên tĩnh kỳ bí, thỉnh thoảng một cơn gió nhẹ xào xạc đi qua như cố thổi phăng giọt mưa cuối cùng còn đọng trên mái nhà khiến nó rơi xuống bằng một âm thanh thánh thót, tiếng động của một giọt mưa rơi giữa một sự tĩnh lặng vô biên như có sức vang xa đến tận cùng vũ trụ. Rồi bỗng nhiên một trận cuồng phong ào ạc nổi lên, một cơn mưa nhẹ lướt qua, tiếp đến một ánh chớp sáng lòe như xé tan màn đêm đen nghịt liền theo đó là một tiếng nổ như long trời lở đất, rồi mưa tuôn xối xả như hằng triệu thùng nước đồng loạt được các "nhạc công" đổ ra tự tít trên thiên cao....Cứ thế, cứ thế, hết nhặt lại khoang, hết khoang rồi nhặt, buổi hòa nhạc của đất trời đầy những thứ khí cụ thần kỳ dường như kéo dài vô tận đê mê ru ta vào giấc điệp nhiệm mầu. Tiếng động ấy, âm thanh ấy nhất định phải nhiều lần lớn hơn tiếng nhạc của mấy anh bạn láng giềng đến từ phường nam trong những buổi "pá đi" cuối tuần, nhưng sao ta không thể nào chịu nổi tiếng nhạc đó, trong khi tiếng mưa gầm thét kia có thể "ru ta vào mộng" thì tiếng nhạc này thật là kinh khủng, nó khiến ta bức rức, nhức nhối không an, không thể nào chợp mắt nổi. Vì sao như thế? Là bởi tiếng nhạc này không hòa nhịp với không gian xung quanh khiến nó trở thành hỗn tạp với ngay chính nó vì vậy nó khiến những thính giả bất đắc dĩ thay vì được thưởng thức một cảm giác êm ái ngất ngây thì như bị tra khảo bởi một thứ nhục hình. Âm nhạc hay thi ca là vậy, thuốc đắng lắm khi...không đã tật, cho nên lời thật chắc cũng chẳng...mất gì. Ngồi buồn bất chợt đọc, bất chợt nghe và bất chợt gõ phím cho vui, chẳng có chi để gọi luận bàn, nhà thơ chắc cũng chẳng bận tâm, có điều an ủi là "thi phẩm" này được sáng tác lúc "thi nhân" hãy còn tuổi "teen" chứ ở cái sáu bó mà "làm ăn" như vậy thì mệt với cái đám thi chúng đang dẫy đầy "under the sun" lắm đấy. Thôi "zô."
26/04/201808:38:50
Khách
Thật vậy hả ông Phan? Nhưng dù sao, đọc bài này hay quá, rất cảm ơn tác giả đã gợi lại những ngày tháng đó. Tôi thất vọng não nề cho đất nước tôi kể từ ngày ấy. Giờ thì Mafia chính thống lên ngôi hút máu và bán đất nước!
26/04/201803:50:13
Khách
" Ông về bên nhà hà rầm..." -Phan.

Mò vể đất giặc thường xuyên, bây giờ ngồi viết bài về ngày 30 tháng Tư ?!
25/04/201822:38:38
Khách
Anh Phan ,
Anh ddoc doan van cuoi' anh TaiNgoc viet
"Những ngày tháng đầu tiên định cư ở Mỹ là thời gian "rầu thúi ruột", nhớ bạn học, nhớ láng giềng, nhớ trường lớp, nhớ xóm Bàn Cờ, nhớ bồ, và nhớ nhà. Để kết luận, tôi copy lại bài thơ "Nhớ Nhà" tôi làm ở những năm đầu tiên trên nước Mỹ (thơ trước tuổi đôi mươi)::
Theo thoi` gian , moi su co' the? thay ddoi? .......
Kinh' anh
Kim Ho
25/04/201818:59:00
Khách
Ong ve ben nha ha ram ma nho nha gi cha noi ,mieng luc nao cung cuoi toe toet co thay buon dau ma than , dung la bo lao bo leu , 75 da dot roi , neu ket lai chac chu may gio dang lao dong kiem com chu ko lam tho con coc dau ....
25/04/201816:57:52
Khách
“nơi vợ hiền cay đắng ngắm xác chồng”
Động từ ngắm nghe không chỉnh anh Ngọc ơi.
Ngắm có vẻ như thưởng thức khi nhìn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,250,504
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Từng là một chiến binh VNCH biết nhà tù cộng sản, rồi thành Hát Ô Một, tới Mỹ năm 1990,
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2007 và đã nhận giải thưởng đặc biệt. Trước 75, cô là một viên chức trong Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà, vượt biển năm 1989 và định cư tại San Francisco.
Gió Đồng Nội là bút hiệu của một tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Bà là một chuyên gia từng làm việc tại Trung Tâm Không Gian Kennedy
Tác giả là cư dân Miami, từng nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Bài viết, của ông tuy ngắn, nhưng luôn cho thấy tấm lòng của ông với đất đai, quê hương, con người.
Tác giả hiện là cư dân vùng Little Sài Gòn, làm việc tại Bureau of Barbering & Cosmetology (Nha Khảo Thí ngành Thẩm Mỹ) tại Los Angeles. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, nhận Giải Chung Kết 2001,
Tác giả tên thật là Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn trong một gia đình công chức người Bắc di cư. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh).
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm trước, khi ông còn ở Việt Nam. Ông đã định cư tại Mỹ, nhưng thỉnh thoảng cũng về Việt Nam đi xây nhà cho người nghèo quê cũ.
Tác giả là cư dân Greenville, South Carolina, có ba cuốn sách Việt ngữ và Anh ngữ đã xuất bản. Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, Sao Nam Trần Ngọc Bình đã nhận Giải Đặc Biệt. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2016. Các ông già Noel đang xuất hành khắp nơi. Đã tới lúc nghĩ trước tới món bánh giống cây củi mùa đông.
Tác giả tên thật là Trần Năng Khiếu, đến Mỹ năm 1994, theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012, hiện là cư dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8, 2015.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến