Hôm nay,  

Hàng Hiếm Nơi Xứ Lạ

18/03/201800:00:00(Xem: 12797)
Tác giả: Y Châu

Bài số 5274-19-31119-vb8031818

 
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người,  và nhận Giải Đặc Biệt  Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
 

***
 

Mọi người đều biết hàng hiếm có dễ trở thành hàng quí. Tùy theo chủng loại: có những loại chỉ có ở nơi rừng sâu núi thẳm mà ít người bước chân đến, có loại chỉ có ở những hải đảo xa xôi, có những loại chỉ có dưới lòng đất, có những loại chỉ có khi đến mùa vụ ngắn ngủi, có những loại trăm năm, một ngàn năm mới có một lần,... Sau khi qua "truyền thanh, truyền miệng" thì giá trị của nó tăng lên, không còn đo đếm được; trong chúng ta không ít thì nhiều đã từng trải qua hay nghe thuật lại, những câu chuyện cười ra nước mắt.

Mấy chục năm trước, lúc đó chúng tôi cần phải dời nhà để thuận tiện gần chỗ làm, cũng như đưa đón con đi học. Người môi giới (broker), dẫn đến nhiều căn nhà để xem, nhưng chưa xong căn nào. Một hôm đứa con chạy về thông báo:

 - Con vừa thấy một căn nhà mới đăng bảng, bán bởi chủ nhà (sale by owner), con đã đi vòng quanh căn nhà đó rồi, chắc chắn ba mẹ sẽ vừa ý; nhưng phía sân sau nhà hơi "âm u"!

Rồi chúng tôi lấy hẹn đến xem nhà.

Một ngày cuối tuần, hơi sương còn lảng vảng hòa với ánh nắng ban mai, làm cho mọi người cảm thấy thoải mái, khởi đầu một ngày mới; cả nhà chúng tôi dồn lên chiếc xe "SUV" đi coi nhà.

Căn nhà nằm trên khu dân cư yên tịnh, tuổi nó gần bằng tuổi của tôi, nhưng còn trẻ hơn những căn nhà ở những khu vực lân cận. Căn nhà được sửa sang, sơn phết lại thấy xinh xinh. Mọi người còn ở trong nhà, riêng tôi đi ra sân sau.

Phía sau nhà có cái sân khá rộng, đầy cây cỏ um tùm, nó nằm trên bờ kinh nhỏ Sneak Water, rộng khoảng 10 thước dẫn nước ra biển Đại Tây Dương. Tôi vạch cỏ, chen chân ra bờ kinh. Bất ngờ nhìn thấy bên kia bờ kinh, có một người với cái cần câu kéo miếng mồi lên xuống nhấp nhử. Ở dưới nước là một con vật màu xám xịt, há miệng rộng... hỏng lẽ!

 - Hi! Anh ơi, anh đang câu gì vậy?

Anh ta không nhìn tôi, chăm chú nhìn vào sợi dây câu:

 - Đang câu con "alligator", mấy hôm nay trời mưa, nó lội vào đây.

Tôi nhìn kỹ dưới nước, đúng là con cá sấu, chừng bằng em bé khoảng vài chục ký. Ghê quá, tôi hỏi anh ta:

 - Sao anh không gọi thành phố cho người đến bắt nó? Anh ta trả lời:

 - Chuyện nhỏ thôi, để tôi bắt nó, rồi gọi thành phố...

Sau nầy tôi mới biết anh ta là một ngư phủ, có thuyền ra biển đánh bắt thủy sản.

Trên bờ kinh, dưới cỏ dại, trên cây cao tàng rộng che bóng mát, tôi đang đuổi một bầy muỗi đói tìm mồi... Bỗng nhiên có tiếng ùm ùm! Hỏng lẽ "ma nhát"? Thì ra là mấy chú kỳ đà (iguana) từ trên cây thấy có tiếng động, nhảy xuống kinh trốn. Người dân Nam Mỹ thích ăn thịt iguana, nhứt cái đuôi có gân, sụn (sợ loài bò sát nầy có nguy cơ bị tuyệt chủng, Florida có luật giới hạn săn bắt).

Khi dời về nhà nầy, tôi phải tốn mấy tháng trời để dọn dẹp và trồng lại những trái cây hiếm, quí của quê hương mình.

Vùng SW (Đông Nam) đất rộng người thưa, mỗi khi đi chợ Á Đông mới gặp người Việt Nam, là hàng hiếm nên quí lắm. Tôi làm quen được một sư huynh là Tôn Đ. qua định cư ở Mỹ tuổi cũng xê xích như tôi, nên dễ dàng thông cảm với nhau. Một hôm gặp nhau, anh hỏi tôi có từng thử qua một loại rau mà anh không nhớ tên, nó dòn dòn, bóp gỏi với tôm tép... ăn rất ngon; trị được bệnh nhức mỏi. Anh đem hột giống từ Việt Nam qua, khi coi kỹ thì mới biết đó là rau càng cua (vì rau nầy cái bông nó cong cong như cái càng cua), ở quê tôi mọc hoang rất nhiều ở sau vườn.

Anh chị dẫn tôi giới thiệu cái miếng vườn nhỏ sau nhà, trồng toàn là hàng hiếm, hàng quí:

 - Lá lốt: trị đau nhức khớp xương.

 - Me đất: khi đau cổ họng, hái một ít rửa sạch nhai với chút muối thì thuyên giảm.

 - Cây vạn linh: trị đẹn, lở miệng.

 - Lô hội: hượt trường, làm đẹp da.

 - Cây thuốc dấu: cầm máu.

Về hoa:

 - Mai tứ quí: nở bốn mùa

 - Mai vàng: bông có tám nhánh (8 đài hoa, thông thường 4 đài hoa).
 

Đi đâu ta cũng mang theo

Cần thơ, Châu đốc xóm nghèo quê hương

Rau xanh, cây thuốc sau vườn

Hoa mai nở rộ, vương vương trong lòng.
 

Mỗi năm khi bước qua tháng chạp, tôi hỏi thăm anh Minh Ch. ở Homestead xem có trái cây gì cho ngày Tết? Thường thì anh có bón phân cho nhãn ra trái nghịch mùa, đúng vào dịp tết ta, mọi người đều ưa thích, là hàng hiếm nên phải dặn trước. Anh cho biết: do bão Irma, nên nhà vườn Miami năm nay thất thu, vườn cây gãy đổ phải dọn dẹp và trồng lại,... tết nầy không có gì hết, ngoài mấy trái cóc chua lè!

Làm tôi nhớ lại lời khuyên của người Nhật, về cách ăn uống để sống khoẻ, sống thọ, do sư huynh Sao Nam gởi cho:
 

"Ăn ít, nhai nhiều

Thịt ít, rau nhiều

Đường ít, quả nhiều

Ngọt ít, chua nhiều..."
 

Nhưng với ngày tết, ngày trọng đại của người Việt Nam: "chua" thì không được tốt lắm. Mọi người cần ngọt ngào, "dừa đủ xoài", mọi điều may mắn tốt lành,... lấy hên đầu năm.
 

Mỗi năm theo thông lệ, trước tết khoảng một tuần tôi gởi một ít trái cây cho mấy đứa con, làm quà đầu năm. Lý do ngoài ý muốn, năm nay không có nhãn, tôi phải thay thế bằng: lồng mức, quít si-ma và trái cóc, vô thùng ra bưu điện gởi đi.

Thông thường thì thơ từ, bưu kiện gởi đi trong US khoảng hai, ba ngày là nhận được, nhưng một tuần sau (tới ngày tết) mà mấy đứa con cũng chưa nhận được thùng quà. Khi xem lại số "tracking"* thì mới biết, nó đang nằm ở nhà kho của bưu điện. Họ gọi đến nhận, vì thời gian quá lâu cả tuần, nên số trái cây đã hư hết, nhưng an ủi là món quà "lì xì" trong bao thư gói kỷ còn nguyên vẹn, hú hồn!

Mấy đứa con than phiền là USP** dạo nầy không tốt: thư từ, bưu kiện chậm trễ, có thể do ngân sách chánh phủ chưa được Hạ viện thông qua; nên đề nghị là lần sau ba mẹ nên gởi qua UPS***, một công ty tư nhân, tuy có đắt hơn, nhưng luôn đúng ngày!

Qua những trận "Hurrican" tàn phá, rồi đến những luồng khí lạnh không mời mà cũng đến, nắng xuân lan nhẹ trên cành cây, ngọn co, mang đến sư sống cho muôn loài.

Cây xoài nằm nghiêng ngả trên bờ kinh, do bão, nay vươn lên mạnh mẽ, trổ đầy bông, cây mít đầy nụ non, cây nhãn nào thua kém,... Tôi vội đi mua phân "potting soil" về tủ ấm gốc cây, đợi một mùa bội thu. Tôi kể chuyện nầy cho thân hữu nghe, trong đó có bà Năm, bà truyền cho tôi kinh nghiệm về cây mít.

Theo truyền thuyết, thì cây cỏ cũng có tình cảm: yêu thương giận ghét; nhiều cây oằn trái, nhiều cây lại không! Khi chúng ta yêu thương cây, vung phân tưới nước nó trả ơn ta bằng cách cho ra nhiều trái, nếu ta trồng cây mà bỏ bê nó giận ta không thèm ra bông kết trái!

Riêng cây mít là cây đặc biệt, có rất nhiều mủ, nhựa, chưa có cây nào lại có ba loại trái khác nhau: mít ướt, mít dừa, mít nghệ (mít khô) là loại lạ lùng: trồng gần nhà thì nhiều trái, trồng xa nhà thì ít trái, có người nói cây mít "sợ ma"!

Để đền cho hai đứa con, không nhận được thùng trái cây ngày tết, tôi "mót" được một ít trái cây còn xót lại gởi đi. Một thùng tôi gởi qua UPS và thùng khác tôi gởi qua USP. Ba ngày sau, hai đứa con đều báo là đã nhận được quà đầy đủ:

- Cám ơn ba mẹ đã gởi cho con: "hàng hiếm, hàng quí".

Y Châu
 

* Tracking: số mật mã của mỗi thùng hàng gởi đi, khi muốn xem nó đang ở đâu chỉ cần điền số tracking lên "internet".

** USP: viết gọn, bưu điện USA.

*** UPS: viết gọn, tên một công ty tư nhân chuyên nhận gởi hàng.

Ý kiến bạn đọc
18/03/201814:21:45
Khách
Anh Y châu mến
Cấy cối cũng cảm thấy được yêu thương khi chủ nhân săn sóc vì cấy cối nhận được luồng điện từ ngưòii săn sóc nên sẽ cho hoa trái xum xuê.Ngước lại nếu chủ nhân bê cây cối sẽ buồn mà cho tái èo uột.Chúc anh khỏe.Mến
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,292,032
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến