Tác giả: Phạm Thị Kim Dung
Bài số 5331-19-31176-vb3030618
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
***
Vào đầu năm mới này, các con cháu của bà Chín hiện đang ở Việt Nam đã có hẹn appointment đến Toà Lãnh Sự Mỹ interview để đi Mỹ đoàn tụ với bà tại thung lũng hoa vàng San Jose California; Vậy mà cậu con trai thứ hai của bà đã ra đi, không đợi chờ được đến ngày phỏng vấn.
Con cái đi làm, chỉ còn một mình bà trong căn nhà lớn rộng khang trang. Đang buồn khổ mà gặp có người điện thoại thăm hỏi, bà Chín mừng lắm “buồn ngủ gặp chiếu manh” bà cứ thao thao bất tuyệt kể lể cho tôi nghe đủ điều khổ đau đang dày xéo trong tâm hồn bà.
Ông bà Chín được cậu con trai (vượt biển lâu rồi) bảo lãnh qua Mỹ năm 2000. Ở Mỹ được 5 năm, đến năm 2005 cả hai ông bà đã nộp đơn thi đậu quốc tịch Mỹ để được hưởng đầy đủ quyền lợi của người già, và để bảo lãnh cho những người con đã lập gia đình còn lại ở Việt Nam.
Ngay sau khi cả hai ông bà thi đậu Quốc Tịch Mỹ, ông Chín đã đứng đơn bảo lãnh tất cả năm gia đình các con (có cháu) của ông làm năm hồ sơ riêng biệt và gởi đi cho cơ quan di trú U.S. Citizenship and Immigration Services (USCIS), và đã được chấp thuận vào tháng hai, 2006. Rồi kể từ đó chỉ biết chờ đợi cho đến lượt những hồ sơ bảo lãnh của mình được cứu xét. Thời gian bảo lãnh vẫn cứ đợi ngóng mòn mỏi đã gần mười năm trôi qua, chưa có tin tức gì cả.
Trong thời gian đang chờ đợi tin vui, bà Chín thấy xuống cân quá. Khi khám bệnh thử nghiệm thì được biết là bà bị ung thư ruột già (colon cancer), khi đang điều trị chemo một thời gian, bà lại cảm thấy thật mệt mỏi và húng hắng ho, Bác Sĩ khám phá ra là bà bị ung thư phổi (lung cancer). Ra vào nhà thương chữa bệnh được gần một năm, thấy bệnh không hề thuyên giảm, mà có phần nặng hơn. Ông thấy bà đau ốm xuống sắc như vậy thì thương cảm vô cùng.
Để cho thoả ước nguyện cuối cùng của bà là được về Việt Nam gặp lại các con các cháu lần cuối trước khi bà ra đi. Ông muốn dẫn bà về thăm lại Quê Hương Việt Nam dấu yêu. Thế là cả hai ông bà và người con trai đã trở về Sàigòn để ăn Tết Nguyên Đán Ất Mùi 2015. Mới xa Quê Hương có 15 năm, vậy mà khi máy bay bắt đầu về đến không phận của Việt Nam là lòng bà cảm thấy bồi hồi xúc động, nhạt nhoà nước mắt.
Tất cả những người thân yêu của ông bà đang đứng chờ ở trong phi trường Tân Sơn Nhất chào đón ông bà Chín về nhà với đầy ắp tình yêu thương, cùng cỗ bàn cao lương mỹ vị. Nào là bánh kẹo bên Mỹ ông bà đem về làm quà cho mọi người, nào bánh chưng bánh bánh tét, dưa hấu đỏ, trái cây bánh mứt đủ loại của các con cháu mua ăn mừng, hiệp cùng nhau chúc tuổi ông bà.
Mặc dầu vừa mới đi đường xa gần 20 giờ đồng hồ trên máy bay, người vẫn còn cảm thấy mệt và hơi lao đao, nhưng đầu năm gặp lại con cháu, lòng ông rộn ràng ấm vui. Ông cao hứng còn đòi đánh bài xì dách với các con cháu, ông nói huyên thuyên cười thật to ròn rã tươi như hoa mới nở đầu xuân, rồi bỗng chốc tự dưng tiếng cười nói của ông dần dần yếu hẳn đi, và rồi chỉ còn thấy nụ cười của ông còn vương lại trên đôi môi khi kiếp người của ông đã khép lại trong nỗi bàng hoàng xót xa. Mọi người thật xúc động ngỡ ngàng, cảnh vật như oà vỡ khi thấy ông ra đi quá đột ngột vội vã giữa những tiếng cười nói chứa chan niềm vui trong ngày họp mặt đoàn tụ với những người thân yêu đang hiện diện hôm ấy.
Bà Chín phàn nàn “Vì sao ổng lại ra đi trước tôi? Tôi biết, tôi bị bệnh nan y, sự sống của tôi chỉ đếm từng ngày một, sẽ không qua khỏi đâu. Ổng dẫn tôi về để cho tôi thăm gặp đầy đủ các con cháu và những người thân yêu lần cuối, như ước vọng cuối đời của tôi. Nhưng đâu ngờ rằng, nó lại là ngày cuối cùng của ổng gặp được các con cháu và những người thân thương”.
Ngày tiễn ông đi, tinh thần bà sa sút nhiều lắm, người bà rũ xuống bị ngất xỉu mấy lần. Lòng bà như đứt từng đoạn ruột khi trở về lại Mỹ, đôi chân bà bước đi khập khễnh như không vững. Lúc đi thì hai người, về lại nhà chỉ có một người đơn chiếc lẻ loi, làm sao bà cầm được nước mắt, bởi nhớ thương ông vô vàn. Nhớ lúc còn bên nhau, từ trước đến giờ, ông luôn là người chủ động và áp đặt mọi việc trong gia đình, ông thường hay nóng tánh, giận dỗi vô cớ mà bà thường hay phải làm lành với ông trước “Chồng giận thì vợ làm lành, cơm sôi bớt lửa chẳng rơi hạt nào”. Trời đã ban cho bà tánh tình đôn hậu dịu hiền, chả bao giờ bà để tâm buồn phiền ông, chỉ đi chùa khấn vái sao cho ông bớt nóng nảy gắt gỏng, để bà được an nhàn trong tâm hồn hơn. Tuy vậy, nhưng bây giờ muốn có ông bên cạnh để nghe tiếng cằn nhằn gắt gỏng nữa cũng chẳng tìm được.
Ôi! Định mệnh sao khắt khe nghiệt ngã.
Cũng may, cô Bông là con đầu lòng của ông bà, thấy bà bệnh hoạn, nên đã xin đi qua Mỹ du lịch 3 tháng, lấy lý do là chăm sóc Mẹ bệnh nặng để đỡ phần cho người em trai ở bên Mỹ, đợi ông bà về Việt Nam thăm gia đình xong thì cùng đi qua Mỹ luôn thể cho tiện và khỏi sợ bỡ ngỡ vì đi một mình. Bây giờ thì chỉ có hai Mẹ con dìu dắt nhau đi về Mỹ mà lòng buồn rười rượi.
Khi trở về Mỹ, gia đình bà Chín đã gọi nhờ vài văn phòng Luật Sư lo giúp dùm, để chuyển tất cả những hồ sơ mà người chồng quá cố đã bảo lãnh các con cháu sang tên của bà, Luật Sư cho biết trường hợp này rất khó. Tiền thù lao cho Luật Sư thì nhiều, nhưng hy vọng rất mỏng manh, chỉ được cỡ chừng 1% thôi. Bởi vì lương tâm nghề nghiệp nên họ đã từ chối không muốn nhận tiền của bà mà không làm được việc có kết quả tốt đẹp như bà mong đợi.
Luật Sư còn bảo ông bà đã đậu Quốc Tịch Mỹ cùng một ngày, lẽ ra cả hai ông bà đều làm hồ sơ bảo lãnh cho các con thì bây giờ được yên tâm rồi.
Mọi người trong gia đình thất vọng, chán nản muốn buông xuôi tất cả, vì sự việc khá phức tạp và khó khăn quá, phần thì hồi hộp lo lắng, sợ bà trở bệnh bất ưng, khó có thể hy vọng đoàn tụ tất cả các con cháu nơi đất Mỹ.
Cô Bông là bạn học của em gái tôi từ hồi Tiểu Học ở Việt Nam. Cô đã kể cho em tôi nghe mọi sự và muốn nhờ em tôi xem có cách nào giúp gia đình cô. Em Hồng tôi nghe bạn kể vậy thì thương quá đi thôi, em hứa sẽ cố gắng tìm cách giúp đỡ bạn trong khả năng của mình “Còn nước, còn tát”.
Đầu năm 2016, cô Hồng đã cùng đi với bà Chín và con trai của bà ra cơ quan di trú xin cái hẹn để trình bày mọi việc không may đã xảy ra cho gia đình bà, người ta nói không giúp gì được hết. Nhưng họ đã chỉ vẽ cho biết có diện nhân đạo, để bà xin chuyển đổi tất cả những hồ sơ mà người quá cố đã bảo lãnh qua diện nhân đạo Humanitarian Reinstatement.
Cô em Hồng của tôi đã không xin đổi những hồ sơ mà ông Chín đã bảo lãnh qua diện nhân đạo và viết thơ trình bày về sự việc, em sợ hồ sơ cũ sẽ bị lộn xộn. Khó hòng mà hy vọng...
Nhưng mà em Hồng đã lên mạng, và chịu khó điền đơn tất cả những hồ sơ mới lại từ đầu Competition mẫu đơn I-130, Petition for Alien Relative với tên của bà Chín đứng hồ sơ bảo lãnh, và gởi chi phiếu trả tiền cho riêng từng hồ sơ. Dĩ nhiên là mỗi copy trong hồ sơ mới phải ghi lại case number của những hồ sơ cũ mà ông Chín đã làm, có cái ngày đã nộp đơn, và cả cái ngày hồ sơ đã được chấp thuận.
Cô Hồng bảo mỗi người đứng đầu hồ sơ là phải nên tự tay viết một cái thơ bằng tiếng Việt thật ngắn gọn mạch lạc, nhưng bày tỏ đầy đủ chi tiết buồn đau diễn biến xẩy ra cho gia đình với tâm tình khẩn khoản van nài lòng thương xót của người cứu xét hồ sơ bảo lãnh, thì may ra cũng có chút hy vọng nhỏ nhoi.
Cô Hồng đã dịch những lá thơ viết bằng tiếng Việt ra Anh Ngữ rồi gởi đi cùng với những mẫu đơn mà bà Chín đứng tên xin bảo lãnh các con cháu. Cô em tôi cũng đã gởi một bản khai sanh và cái Form I-864 của người con trai đang ở Mỹ đã sponsor bảo lãnh về tài chánh (người con trai này có good business rất khá giả, nên một mình cậu ta có thể sponsor tài chánh cho tất cả).
Trước khi gởi những hồ sơ đi, em Hồng tôi đã in ra thêm một bản sao để giữ làm bằng cho chắc, kẻo lỡ hồ sơ đã lưu lại trong computer bị trục trặc thì phiền, em đã cẩn thận kiểm duyệt tất cả những giấy tờ cần thiết của từng hồ sơ bảo lãnh, nên đã không có bị trục trặc điều chi. Em cũng đã góp ý với cô Bông là nên gởi kèm cả tấm hình của đại gia đình đã chụp khi đoàn tụ ở Việt Nam và một tấm hình ảnh tang lễ của ông Chín nữa.
Có lẽ cũng vì lời cầu nguyện Trời Phật của mọi người trong gia đình bà Chín mà đã được ơn, nhất là những lá thơ viết tay cảm ơn lòng nhân đạo của nước Mỹ, và khẩn cầu thiết tha xin mà làm người cứu xét đơn cảm động thương tình đã nhân đạo chuyển diện cho tên bà thay vào, và vẫn giữ nguyên cái ngày mà ông đã làm hồ sơ để không mất thời gian tính, như vậy phải bắt đầu chờ lại từ đầu nhiều năm, mà chứng bệnh nan y của bà chỉ tính bằng ngày giờ thôi.
Bà Chín gởi đơn đi và được thơ hồi báo của cơ quan di trú chấp thuận hồi tháng 3, 2016.
Tất cả con cháu của bà đã được đi khám bệnh, thử lao, chích ngừa và đã có cái hẹn đi phỏng vấn vào đầu năm Mậu Tuất 2018.
*
Hôm nay đã là ngày mồng mười Tết Nguyên Đán năm Mậu Tuất, tôi đã gọi điện thoại để chúc tuổi bà Chín và chúc mừng gia đình bà có nhiều tin vui. Bà cũng kể cho tôi biết là, bà đã bảo các con của bà hãy dẫn chị dâu cùng đi theo để năn nỉ người phỏng vấn nhân đạo cho cô con dâu của bà đi; Tuy là con trai bà đã mãn phần, nhưng nếu con dâu của bà đi được, thì cô ấy mới bảo lãnh cho hai đứa cháu nội của bà đã lập gia đình mà bị kẹt lại, thì chúng mới hy vọng được đi Mỹ trong tương lai.
Gia đình cô Bông đã được chấp thuận đi đoàn tụ với Mẹ gồm có: Vợ chồng cô và một người con trai (một người con gái đã lập gia đình không được đi theo với cha mẹ) và gia đình cậu con trai đã có vợ cùng hai đứa con cũng được chấp thuận nhập cảnh Mỹ.
Còn lại gia đình của một cậu con trai và gia đình của cô con gái út thì đang chờ đến ngày đi phỏng vấn. Về phần cô con dâu, tuy họ rất thương và nói cái diện này rất tội nghiệp, nhưng đã bị họ từ chối; Dầu cho người chồng chỉ vừa mới qua đời mới có hơn hai mươi mấy ngày thôi (cô này có hai đứa con đã lập gia đình rồi, nên chúng không đi theo với cha mẹ được).
Cầu xin ơn trên phù hộ cho gia đình bà Chín, ban cho bà được may mắn vạn an, bệnh tình thuyên giảm, không bị biến chứng để bà còn được đón các con cháu qua Mỹ đoàn tụ với bà. Khi các con cháu của bà gặp phái đoàn Mỹ phỏng vấn, được họ nhân đạo thương tình tội nghiệp chấp thuận cho phần các con cháu còn lại của bà được nhập cảnh Mỹ đoàn tụ khi bà còn sinh thời; Ví như bà đã nhận được món quà vô cùng quý giá vào những ngày mong manh còn lại trong cuối cuộc đời của bà.
Phạm Thị Kim Dung
Bài số 5331-19-31176-vb3030618
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
***
Vào đầu năm mới này, các con cháu của bà Chín hiện đang ở Việt Nam đã có hẹn appointment đến Toà Lãnh Sự Mỹ interview để đi Mỹ đoàn tụ với bà tại thung lũng hoa vàng San Jose California; Vậy mà cậu con trai thứ hai của bà đã ra đi, không đợi chờ được đến ngày phỏng vấn.
Con cái đi làm, chỉ còn một mình bà trong căn nhà lớn rộng khang trang. Đang buồn khổ mà gặp có người điện thoại thăm hỏi, bà Chín mừng lắm “buồn ngủ gặp chiếu manh” bà cứ thao thao bất tuyệt kể lể cho tôi nghe đủ điều khổ đau đang dày xéo trong tâm hồn bà.
Ông bà Chín được cậu con trai (vượt biển lâu rồi) bảo lãnh qua Mỹ năm 2000. Ở Mỹ được 5 năm, đến năm 2005 cả hai ông bà đã nộp đơn thi đậu quốc tịch Mỹ để được hưởng đầy đủ quyền lợi của người già, và để bảo lãnh cho những người con đã lập gia đình còn lại ở Việt Nam.
Ngay sau khi cả hai ông bà thi đậu Quốc Tịch Mỹ, ông Chín đã đứng đơn bảo lãnh tất cả năm gia đình các con (có cháu) của ông làm năm hồ sơ riêng biệt và gởi đi cho cơ quan di trú U.S. Citizenship and Immigration Services (USCIS), và đã được chấp thuận vào tháng hai, 2006. Rồi kể từ đó chỉ biết chờ đợi cho đến lượt những hồ sơ bảo lãnh của mình được cứu xét. Thời gian bảo lãnh vẫn cứ đợi ngóng mòn mỏi đã gần mười năm trôi qua, chưa có tin tức gì cả.
Trong thời gian đang chờ đợi tin vui, bà Chín thấy xuống cân quá. Khi khám bệnh thử nghiệm thì được biết là bà bị ung thư ruột già (colon cancer), khi đang điều trị chemo một thời gian, bà lại cảm thấy thật mệt mỏi và húng hắng ho, Bác Sĩ khám phá ra là bà bị ung thư phổi (lung cancer). Ra vào nhà thương chữa bệnh được gần một năm, thấy bệnh không hề thuyên giảm, mà có phần nặng hơn. Ông thấy bà đau ốm xuống sắc như vậy thì thương cảm vô cùng.
Để cho thoả ước nguyện cuối cùng của bà là được về Việt Nam gặp lại các con các cháu lần cuối trước khi bà ra đi. Ông muốn dẫn bà về thăm lại Quê Hương Việt Nam dấu yêu. Thế là cả hai ông bà và người con trai đã trở về Sàigòn để ăn Tết Nguyên Đán Ất Mùi 2015. Mới xa Quê Hương có 15 năm, vậy mà khi máy bay bắt đầu về đến không phận của Việt Nam là lòng bà cảm thấy bồi hồi xúc động, nhạt nhoà nước mắt.
Tất cả những người thân yêu của ông bà đang đứng chờ ở trong phi trường Tân Sơn Nhất chào đón ông bà Chín về nhà với đầy ắp tình yêu thương, cùng cỗ bàn cao lương mỹ vị. Nào là bánh kẹo bên Mỹ ông bà đem về làm quà cho mọi người, nào bánh chưng bánh bánh tét, dưa hấu đỏ, trái cây bánh mứt đủ loại của các con cháu mua ăn mừng, hiệp cùng nhau chúc tuổi ông bà.
Mặc dầu vừa mới đi đường xa gần 20 giờ đồng hồ trên máy bay, người vẫn còn cảm thấy mệt và hơi lao đao, nhưng đầu năm gặp lại con cháu, lòng ông rộn ràng ấm vui. Ông cao hứng còn đòi đánh bài xì dách với các con cháu, ông nói huyên thuyên cười thật to ròn rã tươi như hoa mới nở đầu xuân, rồi bỗng chốc tự dưng tiếng cười nói của ông dần dần yếu hẳn đi, và rồi chỉ còn thấy nụ cười của ông còn vương lại trên đôi môi khi kiếp người của ông đã khép lại trong nỗi bàng hoàng xót xa. Mọi người thật xúc động ngỡ ngàng, cảnh vật như oà vỡ khi thấy ông ra đi quá đột ngột vội vã giữa những tiếng cười nói chứa chan niềm vui trong ngày họp mặt đoàn tụ với những người thân yêu đang hiện diện hôm ấy.
Bà Chín phàn nàn “Vì sao ổng lại ra đi trước tôi? Tôi biết, tôi bị bệnh nan y, sự sống của tôi chỉ đếm từng ngày một, sẽ không qua khỏi đâu. Ổng dẫn tôi về để cho tôi thăm gặp đầy đủ các con cháu và những người thân yêu lần cuối, như ước vọng cuối đời của tôi. Nhưng đâu ngờ rằng, nó lại là ngày cuối cùng của ổng gặp được các con cháu và những người thân thương”.
Ngày tiễn ông đi, tinh thần bà sa sút nhiều lắm, người bà rũ xuống bị ngất xỉu mấy lần. Lòng bà như đứt từng đoạn ruột khi trở về lại Mỹ, đôi chân bà bước đi khập khễnh như không vững. Lúc đi thì hai người, về lại nhà chỉ có một người đơn chiếc lẻ loi, làm sao bà cầm được nước mắt, bởi nhớ thương ông vô vàn. Nhớ lúc còn bên nhau, từ trước đến giờ, ông luôn là người chủ động và áp đặt mọi việc trong gia đình, ông thường hay nóng tánh, giận dỗi vô cớ mà bà thường hay phải làm lành với ông trước “Chồng giận thì vợ làm lành, cơm sôi bớt lửa chẳng rơi hạt nào”. Trời đã ban cho bà tánh tình đôn hậu dịu hiền, chả bao giờ bà để tâm buồn phiền ông, chỉ đi chùa khấn vái sao cho ông bớt nóng nảy gắt gỏng, để bà được an nhàn trong tâm hồn hơn. Tuy vậy, nhưng bây giờ muốn có ông bên cạnh để nghe tiếng cằn nhằn gắt gỏng nữa cũng chẳng tìm được.
Ôi! Định mệnh sao khắt khe nghiệt ngã.
Cũng may, cô Bông là con đầu lòng của ông bà, thấy bà bệnh hoạn, nên đã xin đi qua Mỹ du lịch 3 tháng, lấy lý do là chăm sóc Mẹ bệnh nặng để đỡ phần cho người em trai ở bên Mỹ, đợi ông bà về Việt Nam thăm gia đình xong thì cùng đi qua Mỹ luôn thể cho tiện và khỏi sợ bỡ ngỡ vì đi một mình. Bây giờ thì chỉ có hai Mẹ con dìu dắt nhau đi về Mỹ mà lòng buồn rười rượi.
Khi trở về Mỹ, gia đình bà Chín đã gọi nhờ vài văn phòng Luật Sư lo giúp dùm, để chuyển tất cả những hồ sơ mà người chồng quá cố đã bảo lãnh các con cháu sang tên của bà, Luật Sư cho biết trường hợp này rất khó. Tiền thù lao cho Luật Sư thì nhiều, nhưng hy vọng rất mỏng manh, chỉ được cỡ chừng 1% thôi. Bởi vì lương tâm nghề nghiệp nên họ đã từ chối không muốn nhận tiền của bà mà không làm được việc có kết quả tốt đẹp như bà mong đợi.
Luật Sư còn bảo ông bà đã đậu Quốc Tịch Mỹ cùng một ngày, lẽ ra cả hai ông bà đều làm hồ sơ bảo lãnh cho các con thì bây giờ được yên tâm rồi.
Mọi người trong gia đình thất vọng, chán nản muốn buông xuôi tất cả, vì sự việc khá phức tạp và khó khăn quá, phần thì hồi hộp lo lắng, sợ bà trở bệnh bất ưng, khó có thể hy vọng đoàn tụ tất cả các con cháu nơi đất Mỹ.
Cô Bông là bạn học của em gái tôi từ hồi Tiểu Học ở Việt Nam. Cô đã kể cho em tôi nghe mọi sự và muốn nhờ em tôi xem có cách nào giúp gia đình cô. Em Hồng tôi nghe bạn kể vậy thì thương quá đi thôi, em hứa sẽ cố gắng tìm cách giúp đỡ bạn trong khả năng của mình “Còn nước, còn tát”.
Đầu năm 2016, cô Hồng đã cùng đi với bà Chín và con trai của bà ra cơ quan di trú xin cái hẹn để trình bày mọi việc không may đã xảy ra cho gia đình bà, người ta nói không giúp gì được hết. Nhưng họ đã chỉ vẽ cho biết có diện nhân đạo, để bà xin chuyển đổi tất cả những hồ sơ mà người quá cố đã bảo lãnh qua diện nhân đạo Humanitarian Reinstatement.
Cô em Hồng của tôi đã không xin đổi những hồ sơ mà ông Chín đã bảo lãnh qua diện nhân đạo và viết thơ trình bày về sự việc, em sợ hồ sơ cũ sẽ bị lộn xộn. Khó hòng mà hy vọng...
Nhưng mà em Hồng đã lên mạng, và chịu khó điền đơn tất cả những hồ sơ mới lại từ đầu Competition mẫu đơn I-130, Petition for Alien Relative với tên của bà Chín đứng hồ sơ bảo lãnh, và gởi chi phiếu trả tiền cho riêng từng hồ sơ. Dĩ nhiên là mỗi copy trong hồ sơ mới phải ghi lại case number của những hồ sơ cũ mà ông Chín đã làm, có cái ngày đã nộp đơn, và cả cái ngày hồ sơ đã được chấp thuận.
Cô Hồng bảo mỗi người đứng đầu hồ sơ là phải nên tự tay viết một cái thơ bằng tiếng Việt thật ngắn gọn mạch lạc, nhưng bày tỏ đầy đủ chi tiết buồn đau diễn biến xẩy ra cho gia đình với tâm tình khẩn khoản van nài lòng thương xót của người cứu xét hồ sơ bảo lãnh, thì may ra cũng có chút hy vọng nhỏ nhoi.
Cô Hồng đã dịch những lá thơ viết bằng tiếng Việt ra Anh Ngữ rồi gởi đi cùng với những mẫu đơn mà bà Chín đứng tên xin bảo lãnh các con cháu. Cô em tôi cũng đã gởi một bản khai sanh và cái Form I-864 của người con trai đang ở Mỹ đã sponsor bảo lãnh về tài chánh (người con trai này có good business rất khá giả, nên một mình cậu ta có thể sponsor tài chánh cho tất cả).
Trước khi gởi những hồ sơ đi, em Hồng tôi đã in ra thêm một bản sao để giữ làm bằng cho chắc, kẻo lỡ hồ sơ đã lưu lại trong computer bị trục trặc thì phiền, em đã cẩn thận kiểm duyệt tất cả những giấy tờ cần thiết của từng hồ sơ bảo lãnh, nên đã không có bị trục trặc điều chi. Em cũng đã góp ý với cô Bông là nên gởi kèm cả tấm hình của đại gia đình đã chụp khi đoàn tụ ở Việt Nam và một tấm hình ảnh tang lễ của ông Chín nữa.
Có lẽ cũng vì lời cầu nguyện Trời Phật của mọi người trong gia đình bà Chín mà đã được ơn, nhất là những lá thơ viết tay cảm ơn lòng nhân đạo của nước Mỹ, và khẩn cầu thiết tha xin mà làm người cứu xét đơn cảm động thương tình đã nhân đạo chuyển diện cho tên bà thay vào, và vẫn giữ nguyên cái ngày mà ông đã làm hồ sơ để không mất thời gian tính, như vậy phải bắt đầu chờ lại từ đầu nhiều năm, mà chứng bệnh nan y của bà chỉ tính bằng ngày giờ thôi.
Bà Chín gởi đơn đi và được thơ hồi báo của cơ quan di trú chấp thuận hồi tháng 3, 2016.
Tất cả con cháu của bà đã được đi khám bệnh, thử lao, chích ngừa và đã có cái hẹn đi phỏng vấn vào đầu năm Mậu Tuất 2018.
*
Hôm nay đã là ngày mồng mười Tết Nguyên Đán năm Mậu Tuất, tôi đã gọi điện thoại để chúc tuổi bà Chín và chúc mừng gia đình bà có nhiều tin vui. Bà cũng kể cho tôi biết là, bà đã bảo các con của bà hãy dẫn chị dâu cùng đi theo để năn nỉ người phỏng vấn nhân đạo cho cô con dâu của bà đi; Tuy là con trai bà đã mãn phần, nhưng nếu con dâu của bà đi được, thì cô ấy mới bảo lãnh cho hai đứa cháu nội của bà đã lập gia đình mà bị kẹt lại, thì chúng mới hy vọng được đi Mỹ trong tương lai.
Gia đình cô Bông đã được chấp thuận đi đoàn tụ với Mẹ gồm có: Vợ chồng cô và một người con trai (một người con gái đã lập gia đình không được đi theo với cha mẹ) và gia đình cậu con trai đã có vợ cùng hai đứa con cũng được chấp thuận nhập cảnh Mỹ.
Còn lại gia đình của một cậu con trai và gia đình của cô con gái út thì đang chờ đến ngày đi phỏng vấn. Về phần cô con dâu, tuy họ rất thương và nói cái diện này rất tội nghiệp, nhưng đã bị họ từ chối; Dầu cho người chồng chỉ vừa mới qua đời mới có hơn hai mươi mấy ngày thôi (cô này có hai đứa con đã lập gia đình rồi, nên chúng không đi theo với cha mẹ được).
Cầu xin ơn trên phù hộ cho gia đình bà Chín, ban cho bà được may mắn vạn an, bệnh tình thuyên giảm, không bị biến chứng để bà còn được đón các con cháu qua Mỹ đoàn tụ với bà. Khi các con cháu của bà gặp phái đoàn Mỹ phỏng vấn, được họ nhân đạo thương tình tội nghiệp chấp thuận cho phần các con cháu còn lại của bà được nhập cảnh Mỹ đoàn tụ khi bà còn sinh thời; Ví như bà đã nhận được món quà vô cùng quý giá vào những ngày mong manh còn lại trong cuối cuộc đời của bà.
Phạm Thị Kim Dung
Cảm ơn HL đã đọc bài viết của chị lại còn chia sẻ và diễn tả tình bạn của mình cho mọi người chia vui với em cùng bạn thân. Thấy hai cô thân nhau từ lâu lắm rồi, làm chị cứ ngỡ là bạn từ hồi Tiểu Học. Bây giờ, khi đọc được những lời HL kể ra, chị mới rõ là hai cô là bạn thân thời Trung Học. Có một điều chị hơi tiếc là khi viết bài này chị không được phép dùng tên của bà Mười và tên của cô Qui hay Hoa, nên chị đã dùng tên bà Chín và dùng tên Bông cũng như Hoa thôi. Đó là lý do chính đáng, chị hoàn toàn đồng ý với niềm lo âu của gia đình bà Mười, để bảo toàn thông tin của đại gia đình cô Qui, bởi lúc đó chưa có gia đình của em nào được gặp phái đoàn Mỹ phỏng vấn cũng như chưa có hồ sơ nào được chấp thuận được định cư ở Mỹ để được đoàn tụ với bà Mười. Ngoài sự giúp kể lể những tình tiết riêng của gia đình mà bà Mười đã kể cho chị, HL là người cũng đã giúp chị nhiều những information, mỗi khi mà chị thắc mắc cần đến. Bởi vì, chính HL là người đã lo liệu tất cả giấy tờ cho gia đình cô Qui mà? Cảm ơn HL nhiều lắm, nhờ có em giúp mà chị mới hoàn thành được bài viết này để cống hiến cho quý độc giả thân thương của Việt Báo mục VVNM.
Thí sinh KD xin chân thành gởi lời cảm ơn Việt Báo đã chọn bài viết này của tôi, và cho tôi cơ hội được dự thi VVNM.
Trân trọng,
Ptkd
Chị xin gởi lời cám ơn má em đã kể cho chị biết nhiều chi tiết riêng của ba má em và về việc làm bảo lãnh gia đình các em, để chị có thể thuật viết lại bài này một cách trung thực để gởi đến quý độc giả thân mến của mục VVNM.
Ptkd
Cám ơn chị đã hy sinh thì giờ để viết lên bài báo này để cống hiến kinh nghiệm của em và gia đình bà Thập ( bà Mười) cho cộng đoàn Việt Nam để giúp đỡ những gia đình khác có hoàn cảnh tương tự như vậy.
Thêm vào em chân thành xin cám ơn nhà báo Việt Báo đã đăng bài báo này để phổ biến kinh nghiệm cho tất cả mọi người
Và ngày hôm nay cả đại gia đình của em ăn mừng ngày lễ tạ ơn và chúc mừng những người cha đã cho chúng ta hiện hữu ở cuộc đời này và cũng là ngày mà đại gia của Bà Thập ( bà Mười ) đãi tiệc tạ ơn những ân nhân đã giúp đỡ các con cháu của bà đã được qua tới Mỹ vào đoàn tụ với bà.
Hôm nay Qui ( cô bạn thời trung học của em và là cô con gái lớn nhất của bà Mười)
ôm mẹ của em mà nói:
_Con cám ơn bác và bác trai đã sinh ra Hồng Loan để giúp đỡ gia dinh chúng con mới có ngày đoàn tụ hôm nay.
Mẹ mình nghe lòng được ăn ủi.
Ba ơi ba bây giờ đang ở trên trời ba có nghe được bạn con cám ơn ba đã sinh ra chúng con không?
Ông Mười và Ba tuy không còn hiện diễn nơi cõi đời này nữa nhưng chúng con luôn nhớ và xin tạ ơn công đức sinh thành.
Hỡi những ai còn có mẹ có cha xin hãy sống và thương yêu bậc sinh thành của mình. Khi mất người rồi mình sẽ không tìm lại được nữa đâu!
Công Cha như núi ngất trời
Tình Cha như nước biển khơi dạt dào
Mẹ già như chuối chín cây
Gió lay mẹ rụng con rày mồ côi!
Em Hồng loan
Xin chân thành cảm ơn lời khích lệ thương mến của Thái Vân, đó cũng là hành trang cho người viết được vui hơn, mạnh mẽ hơn khi sáng tác những tác phẩm của mình hay hơn để cống hiến cho quý độc giả thân thương của Việt Báo mục VVNM.
Cảm ơn Thái Vân đã chúc cho Việt Báo được vững mạnh trường tồn.
Chúc TV và gia đình luôn khoẻ mạnh, hạnh phúc và được nhiều ơn lành.
ptkd
Tôi tim thấy tôi đôi khi đâu đó trong những bài viết của KD . Chúc KD vui nhiều viết khỏe hơn viết thay cho những độc giả chúng tôi những điều muốn nói .
Chúc Việt Báo vững mạnh , thành công trong việc bảo tồn và phát huy tiếng Việt .