Hôm nay,  

Quốc Ngữ, Chữ Nước Ta...

28/12/201700:00:00(Xem: 24067)
Tác giả: Chu Tất Tiến

Bài số 5279-19-31125-vb5122817

 
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon.  Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông  không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới.

 
***
 

Trong những ngày cuối năm 2017, dư luận trong ngoài nước xôn xao về một dự án của một ông Tiến Sĩ tên là Bùi Hiền, cho rằng chữ quốc ngữ rườm rà, lỗi thời cần phải cải tiến. Khi bị dư luận trong nước chỉ trích, một thành viên của nhóm là tên là Tiến Sĩ Khoa Học Ngữ Văn Đoàn Hương đáp lại rằng: “Không thể một nhóm quần chúng không hiểu biết ném đá!” và cương quyết bảo vệ dự án này. Sự kiện “ném đá” vào những kẻ chê bai chữ Quốc Ngữ này làm tôi nhớ lại một câu chuyện nhỏ liên quan đến tiếng Việt tại Mỹ.

Năm 2001, tôi được chỉ định đi dậy Anh Văn tại một trường trung học thuộc Học Khu Garden Grove. Điều hơi bất công cho ông Thầy mới đến là phải nhận một lớp gai góc gồm toàn học sinh thuộc loại “Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”, trong đó một số lớn đã bỏ học đi bụi đời, nay mới trở lại trường lớp. Thầy Hiệu Trưởng đã dồn các học sinh loại này vào một lớp đặc biệt và giao cho Thầy, Cô nào có lá gan to thì đến dậy.

Khi tôi vừa trình diện, ông Hiệu Trưởng đã nói ngay: “Thầy có dám nhận dậy ở lớp này không? Toàn học trò thứ dữ không à!” Tôi chưa hiểu rõ vấn đề, nhưng vì là dân mới, nên cứ gật đầu, nhận đại. Đúng như lời thầy Hiệu Trưởng nói, học sinh lớp 11 này toàn là thứ dữ, to lớn cồng kềnh. Có em nam sinh cao hơn tôi một cái đầu, em khác có bắp thịt tay gần bằng bắp chuối của tôi. Về phía nữ cũng thế, các em đã trưởng thành lồ lộ, tuy không sắc nước hương trời, nhưng đầy nữ tính quyến rũ. Vừa bước vào cửa lớp, một em nam sinh chận tôi lại, giơ tay ra. Tôi tưởng em muốn bắt tay tôi, nên cũng đưa tay ra, không ngờ, em luồn tay vào ngay túi áo vét tôi, và nói: “Ông Thầy! Có cái gì trong túi của ông thế?” Tôi nhẹ hất tay em ra, nhưng miệng vẫn mỉm cười, và nói đùa: “Hey! Em muốn làm trinh thám hả?” rồi bước vội vào trong. Đến sát bàn thầy giáo tôi mới quay lại, cười và tự giới thiệu mình. Sau đó, tôi bắt đầu làm quen với các em, hỏi tên từng học sinh, và cố nhớ những cái tên Mỹ không quen thuộc với người Việt mình một chút nào. Khi đến gần môt em nữ sinh có thân hình to lớn, em vẫy tay cho tôi lại gần và khoe với tôi hình một đứa bé chừng 2 tuổi. Thấy hình trẻ em, tôi buột miệng, nói ngay: “Bé là em út của em hả? Bé đẹp quá! Giống y hệt hình Thiên thần!” Cô bé mỉm cười, lắc đầu: “Không phải! Đó là con của em đó! Nó gần 2 tuổi rồi! em là người mẹ độc thân!” Tôi hơi giật mình, nhưng cố làm bộ chia vui với em, khen ngợi đứa bé vài câu xã giao rồi lảng qua chỗ khác.

Điều tôi muốn viết ở đây là có một câu hỏi của một em nam sinh làm tôi hơi buồn. Em  giơ tay hỏi: “Ông Thầy là người gì vậy?” Tôi trả lời: “Tôi là người Việt Nam!” Em hỏi tiếp: “Vậy chữ Việt của ông Thầy có giống hình con rắn không?”

Tôi ngạc nhiên, hỏi: “Tại sao em nói vậy?” Em nam sinh trả lời: “Vì em thấy mấy người Á châu khác viết chữ giống mấy con rắn, con rết, quẹo qua quẹo lại!” Tôi mỉm cười, giải thích: “Không phải như em nghĩ đâu! Chữ Việt Nam của chúng tôi cũng từ gốc La Tinh mà ra, giống như tiếng Anh của các em vậy, không có gì khác cả! Này nhé, tôi viết tên tôi cho các em xem.” Rồi tôi viết tên tôi lên bảng, và thêm câu: “Tôi yêu tiếng Việt của tôi như các em yêu tiếng Mỹ vậy!” và tôi chỉ cho các em từng chữ a, b, c… của tiếng Việt. Các em học sinh nghe tôi giảng thì tỏ vẻ thích thú lắm, có em tập đọc tiếng Việt nghe rất tức cười. Từ giây phút đó, các em thân thiện với tôi một cách đặc biệt, nghe tôi giảng bài mà không phá như với những thầy, cô khác. Điều này được chứng minh là sau 2 tiết học, Thầy Hiệu Trưởng hớt hả đi tới lớp tôi, vẫy tôi ra và hỏi, giọng lo lắng: “Sao? Học trò có phá thầy không?”Tôi cười, trả lời: “Không! Các em ngoan lắm!” Thầy hiệu trưởng không tin, đứng lại xem tôi giảng bài một lúc thấy “mặt trận miền Tây vẫn yên tĩnh” thì Thầy lẳng lặng bước đi, trên khuôn mặt hiện rõ vẻ ngạc nhiên.

Câu chuyện ngắn trên, sở dĩ được viết lại, để chứng minh rằng chữ Quốc Ngữ, mà bây giờ thường gọi là chữ Việt, không phải là chữ viết “rắn, rết” mà là một vốn quý của dân tộc. Tiếng Việt, với căn bản La Tinh, đã làm cho sự liên kết trong văn hóa quốc tế dễ dàng vì đã giúp cho người ngoại quốc, dù không hiểu tiếng Viêt cũng có thể lõm bõm đọc được và giúp cho những ai muốn học tiếng Việt cũng có thể lãnh hội được những tinh hoa của dân tộc Việt một cách dễ dàng. Trong khi ấy, việc học chữ của các quốc gia Á Châu khác có dạng chữ chằng chịt, khó đọc, như chữ Hán, chữ Cam Bốt, chữ Thái Lan, chữ Đại Hàn, nhất là chữ Trung Đông...thì rất tốn thời gian, có thể nói là cực kỳ khó khăn. Điều không ngờ là chữ Việt hay chữ Quốc Ngữ (chữ viết của Tổ Quốc) lại do những vị tu sĩ ngoại quốc hợp với một số giáo hữu đạo Công Giáo người Việt biên soạn mà lại hoàn toàn thích hợp với người Việt. Người đầu tiên làm công việc La Tinh hóa chữ Việt để thay thế chữ Nôm là Linh mục Di Pina, người Bồ Đào Nha. Ông sống ở Hội An từ năm 1617 đến 1625, trong thời gian này, ông kiên tâm học tiếng Việt và bắt đầu soạn sách học chữ quốc ngữ bằng tiếng La Tinh. Tuy nhiên, công trình của Linh Mục Pina chưa được hoàn thiện và chưa được phổ biến rộng. Đến năm 1624, Giám Mục Alexander De Rhodes mới đến Hội An và với trí thông minh lạ lùng, ông đã học nói tiếng Việt chỉ trong vài tuần lễ. Sau đó, dựa theo sự nghiên cứu của Linh Mục Di Pina, Giám Mục Alexander De Rhodes đã tiếp tục công việc La Tinh Hóa Tiếng Việt, và mãi đến năm 1651, ông mới cho ra đời cuốn “Phép Giảng 8 Ngày” và bộ “TựĐiển Việt – Bồ - La Tinh”. Từ đó, chữ quốc ngữ chính thức ra đời, và cũng từ đó, văn hóa Việt Nam được ghi chép lại và cho đến bây giờ, tiếng Việt đã trở thành một di sản Văn Hóa Quốc Tế, đã để lại cho thế giới những tác phẩm khổng lồ như bộ Chinh Phụ Ngâm của Bà Đoàn Thị Điểm và Cung Oán Ngâm Khúc của Nguyễn Gia Thiều (thế kỷ 18), hay Đoạn Trường Tân Thanh (thế kỷ 19) do Nguyễn Du viết. Rồi tuần tự, như một giòng suối mới khơi ngành về biển, văn hóa Việt Nam đã liên tục phát triển với rất nhiều nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ và những áng văn chương tuyệt thế: Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Trần Tế Xương, Tản Đà, Nguyễn Khuyến, Hồ Xuân Hương... nhiều không kể hết. Đến giữa thế kỷ 20 thì văn chương Việt Nam phát triển rực rỡ với hàng chục ngàn cuốn sách thơ, truyện, biên khảo, giáo dục, khoa học, nhất là bộ lịch sử đã được biên soạn lại để giảng dậy cho các học sinh hiểu rõ hơn về nước mình và yêu nước mình hơn.

Có hai điều đặc biệt về chữ Việt: Thứ nhất: qua các tác phẩm kể trên, tiếng Việt đã thể hiện được tính hồn nhiên, cởi mở của Dân tộc, tình tự quê hương thấm đậm, cũng như tính đạo đức vốn có từ ngàn năm xưa. Người đọc, dù là trẻ thơ hay các vị cao niên, đều thấy thấm đậm Hồn Dân Tộc trong tâm hồn mình. Chữ Việt lại rất dễ đánh vần, dễ đọc, dễ gây vận, tạo vần, thích hợp với sự phát âm của dân tộc Việt, cho nên việc giáo dục trẻ em cũng rất đơn giản, để từ đó, lớp trẻ lớn lên có tâm hồn phong phú về mọi phương diện và dễ phát triển tài năng cùng nhịp với thế giới. Thứ hai: không một dân tộc nào trên thế giới có thể so bì với nghệ thuật làm thơ, làm vè, viết câu hò, câu đối, ca dao, và tục ngữ của dân Việt. Hầu như tất cả những ai có đọc sách, đọc truyện đều có thể “xuất khẩu thành thơ”, hay làm vè có vần có điệu. Rồi hàng vạn câu ca dao, tục ngữ (không biết xuất xứ hay tác giả) được đọc lên để răn đời, giáo dục người, hoặc hướng dẫn phong tục, phương pháp làm nông, làm vườn, hay nghệ thuật làm quen trai gái…Hàng vạn câu tục ngữ chỉ ra cách sinh hoạt xã hội. Như thế, chữ Việt chính là Hồn Dân Tộc, là Lịch Sử, là Niềm Hãnh Diện của người Việt trên thế giới.


Một cách vắn tắt, chữ Việt hay chữ Quốc Ngữ có rất nhiều đặc điểm như sau: Vần, Vận, Phụ Âm, và văn chương Hán Việt.

 

1-Vần: gồm hai loại Vần: Vần Bằng và Vần Trắc. Vần Bằng gồm dấu Huyền và không dấu. Vần Trắc gồm Sắc, Hỏi, Ngã, Nặng. Hai loại Vần này là căn bản làm cho thơ Việt Nam phong phú một cách lạ lùng, điều mà không một ngôn ngữ nào có được. Thí dụ như trong thơ lục bát:

 

Hỡi anh đi đường cái quan

Dừng chân đứng lại,

em than đôi lời.

 

Trong hai câu này, các chữ “quan, than, lời” là Vần Bằng. Chữ “lại” là Vần Trắc. Nếu đổi Vần của các chữ trên thì thơ sẽ bị triệt tiêu, thí dụ như:

Hỡi anh đi trên đường cái

Dừng chân đứng mãi, em vái ông ấy?

 

Với thơ Song Thất Lục Bát:

 

Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt

Xếp bút nghiên theo nghiệp đao cung

Thành liền mong tiến bệ rồng

Thước gươm đã quyết chẳng dong giặc trời.

(Chinh Phụ Ngâm)

 

Với những câu thơ trên, nếu đổi ngược Vận Bằng thành Trắc, hoặc ngược lại thì không còn thơ. Cũng thế, với thể thơ Tám Câu, Bẩy Chữ (Thất Ngôn Bát Cú):

 

Bước tới đèo Ngang, bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà

Nhớ nước, đau lòng con cuốc cuốc

Thương nhà, mỏi miệng cái gia gia

Dừng chân đứng lại, trời non nước

Một mảnh tình riêng, ta với ta.

(Thơ Bà Huyện Thanh Quan)

 

Bài thơ này đã làm theo đúng Vần như sau: (T = Trắc, B = Bằng)

Như thế, thơ Việt lệ thuộc rất nhiều vào Vần.

2- Vận: Qua một vài dẫn chứng kể trên, chúng ta đã thấy những câu thơ trên đều theo một quy luật nhất định vào Vận. Các câu ca dao dân giã miền Nam cũng phải theo quy luật trên:

Trồng trầu thì phải khai mương

Làm trai hai vợ, phải thương cho đồng.

Chữ “Mương” và chữ “Thương” cùng một Vận làm cho câu ca dao này linh động và gây nhiều cảm xúc cho người nghe. Bên cạnh thơ Lục Bát, hay ca dao, các thể thơ Song Thất Lục Bát hay Thất Ngôn Bát Cú cũng thế, nếu không có Vận thì không phải Thơ. Các câu vè dân gian, tuy tác giả là những tâm hồn đơn giản, nhưng vẫn theo luật của Vận:

 

Tập tầm vông

Chị có chồng

Em ở vá

Chị ăn cá,

Em mút xương…

Chị ăn kẹo,

Em ăn cốm

Chị ở Lò Gốm,

Em ở Bến Thành.

Chị trồng hành,

Em trồng hẹ.

Chị nuôi mẹ

Em nuôi cha…

 

3-Phụ Âm: Đây là phần quan trọng nhất trong chữ Việt, đặc biệt là Phụ Âm Kép: ng, tr, gi, nh, kh…

Những phụ âm kép đã làm cho chữ Việt khác hẳn ngôn ngữ quốc tế, vì đôi khi, có thế phát ra những âm tương tự, nhưng nghĩa lại hoàn toàn khác hẳn:

Da người -gia đình, chương trình - trương phình, trai tân - chai lọ, tranh vẽ - chanh -quả, dòng sông - giòng dõi, dáng điệu - giáng trần, chú trọng - trú đóng, trọc phú - chọc - ghẹo, trở lại - chở xe, chí khí - trí tuệ, vợ chồng - trồng cây, bên trong - chong đèn, ghì xiết - gì vậy, sương xuống – xương xống… Lại có những chữ cùng âm mà đi với nhau nhưng hoàn toàn khác nhau: “chàng trai chai mặt”, hoặc cùng một chữ mà lại khác nghĩa nhau: trăn trở - con trăn…

 

4- Chữ quốc ngữ và chữ Hán nôm: Từ những thế kỷ trước, chữ quốc ngữ vẫn được sử dụng để phiên âm chữ Hán sang chữ Việt một cách toàn vẹn. Việc chuyển tiếng Hán sang âm Việt cũng dễ dàng, không một chút khó khăn. Thí dụ như bài Hoàng Hạc Lâu:

 



Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản

Bạch vân thiên tải không du du

Tình Xuân lịch lịch Hán dương thụ

Phương thảo thê thê anh vũ châu…

 

Những chữ “du du, lịch lịch, thê thê” giữ nguyên âm Hán Việt gợi cho người đọc những tình cảm xúc động lạ lùng. Như vậy, Chữ Việt hay chữ Quốc Ngữ, phải nói là phong phú và tuyệt diệu. Nhưng, rất tiếc, trong năm 2017, lại có nhóm “nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi” là Bùi Hiền, Đoàn Hương, Lê Đức Luận, Nghiêm Thúy Hằng lại hăng hái cổ võ cho “chữ Việt mới” do nhóm này biên soạn. Thay vì chỉnh đốn lại cách dùng chữ ẩu tả từ Bộ Giáo Dục, Bộ Văn Hóa xuống đến dân chúng thì họ lại đi soạn ra kiểu chữ mới kỳ quặc.

Hiện nay, những cách dùng chữ bậy bạ rất nhiều. Thí dụ: Đi Phản Phúc (Đi Phản Ảnh và Phúc Trình), đi tham quan chợ, động thái (hành động và thái độ), giải phóng mặt bằng, sự cố kỹ thuật, ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương, phát biểu ấn tượng, đăng ký nghĩa vụ quân sự, siêu sao, tờ rơi, hàm lượng trí thức, hình ảnh chất lượng, thủ trưởng, văn nghệ chủ đạo, hát đôi, hát tốp, bức xúc, xưởng đẻ, phòng kinh nguyệt (phòng vệ sinh phụ nữ)…và hàng ngàn chữ “không thể hiểu nổi” làm cho văn hóa Việt dần dần mang một sắc thái ngớ ngẩn và thô lậu.

Nhóm người, này đã huyênh hoang là từng nghiên “kíu” cả thập niên cho việc viết chữ Việt mới. “Sáng kiến” của họ như sau:

-Thêm: F,W, Z.

-Bỏ: Đ, Th, Ph, Kh, Ngh, Gh, Gi, Qu, Ch, Tr…

-Thay thế: thay Ch bằng C, thay Đ bằng D, thay Ph bằng F, thay C bằng K, thay Ng bằng Q, thay Ngh bằng R, thay S, X bằng S, thay Th bằng W, thay D bằng Z, thay Nh bằng N, thay Tr bằng C….

Thí dụ: Những câu châm ngôn vẫn được treo trên tường của các lớp học, sẽ được viết như sau:

“Dản Kộn Sản vĩ dại nà cim cỉ nam suên suốt”, “Wủ tướn Quễn Sân Fuck”, “Tổn bí tư Quễn Fú Cọn”…

Riêng câu bùa chú từ nhiều năm nay: “Hồ Chủ Tịch vĩ đại sống mãi trong quần chúng” mà được những em bé người dân tộc tập đọc sẽ là “Hồ củ tịc vì dái són mãi con qần cún…a aa ta…”

Thông báo cấm tiểu bậy sẽ được viết như sau: “cấm dái”. Nhiều biểu ngữ viết trên tường: “nười nười thi dua. Nà nà thi dua”. Bản tên trường Trương Công Định: “Cường dươn côn dịn”…

Đến lúc ấy, học trò lớp Một sẽ tập đánh vần như sau:

“Cờ u cu hỏi Chủ. Tờ i tơ cờ Tịch. Hờ ô hô huyền Hồ. Cờ i ki sắc Chí. Mờ i mi nờ Minh…”

Với cách đánh vần như trên, nhất định 90 phần trăm học sinh lớp Một sẽ bị điên nặng, vừa đi vừa bốc phân gà cho vào miệng, 10 phần trăm còn lại thì sẽ nuốt cả bút chì. Các Thầy, Cô giáo cũng “tẩu hỏa nhập ma”, có thể vừa giảng bài vừa tiểu ra quần…

Kết quả kinh hoàng nhất là nếu “tối kiến” này được áp dụng, thì đến đời con cháu chúng ta, sau khi chúng ta ra đi, sẽ đọc sách giáo khoa mới với loại chữ điên khùng mới, và như vậy, chúng hoàn toàn mù tịt về lịch sử ngàn năm chống Tầu! Chúng sẽ coi tất cả các áng văn chương từ xưa tới nay, các cuốn tiểu thuyết, thơ, biên khảo…là giấy đun bếp. Điều mà chính những cái đầu “vĩ dái” đó cũng sẽ bị thiệt hại vì cái bằng Tiến sĩ “mua, xin” ngày hôm nay của chúng sẽ không còn sử dụng và chúng sẽ thành kẻ vô học. Có thể, lúc đó, Đảng sẽ tội nghiệp chúng mà tặng cho cái bằng được viết như sau: “Tiên si nữ văn Niêm thúi hằn” thay vì “Tiến sĩ ngữ văn Nghiêm Thúy Hằng” mà chúng đã có. Lúc đó, các đại cố vấn Tầu sẽ khuyến cáo người dân nên học tiếng Tầu cho dễ nhớ. Và như vậy, không cần một tiếng súng, nước Việt Nam hùng vĩ từ ngàn năm sẽ biến thành quận huyện của Tầu! Thật là một âm mưu vô cùng thâm độc của những kẻ bán nước cầu vinh, không có “đầu óc” mà chỉ có 3 cái “đầu gối” này.

Vậy, để có thể bảo vệ được chữ Việt, chúng ta cần đoàn kết từ hải ngoại về đến trong nước, từ thế hệ già chuyển tiếp thế hệ trẻ, đồng loạt lên tiếng chống đối việc soạn ra loại chữ “phản quốc” này. Có như thế mới bảo vệ được giòng giống Việt có hơn 4000 năm văn hiến.

Chu Tất Tiến

Ý kiến bạn đọc
16/12/201922:54:28
Khách
Xin cam on tac gia ve bai viet rat hay, noi len nỗi uu tu về sự mất còn của tiếng Việt.
Vi muon duy tri tieng Việt, nen toi tuyet doi noi tieng Việt voi cac con toi o nha, voi Ước mong neu cac chau khong viet duoc tieng Việt, thi it ra cung noi duoc va hieu duoc tieng nuoc minh.

Chuc tac gia luon duoc nhieu suc khoe. Mong ong tiep tuc viet, ong nhe!

Kinh,
Leslie Nguyen Occhipinti
22/05/201912:28:06
Khách
Xin phép quý vị cho tôi đăng lại bài này ở: https://nuocnha.blogspot.com
Xin cám ơn
02/01/201821:48:45
Khách
Cái Ộng Thanh này nói cái gì bí hiểm quá. Sao không nói rõ ra.Xin chào thua.
01/01/201821:07:20
Khách
Năm 1980 tôi đi vượt biên bị bắt ở Bà Rịa. Sau đó bị nhốt ở Bảu Lâm, Xuyên Mộc. Có một lần anh của tôi tới thăm nuôi. Anh ta xé cho tôi một xấp giấy trong quyển sách của ông Nhan Thành. Sách của ông Nhan Thành dầy hơn 1 ngàn trang , giấy rất tốt. Xấp giấy đó khoảng 200 tờ. Anh của tôi nghĩ bằng đó đủ cho tôi dùng đủ 1 năm. Nhưng bị trưởng trại tịch thu. Trưởng trại gọi tôi lên điều tra về xấp giấy đó. Ông ta hỏi tôi nhà gửi xấp giấy đó cho tôi để làm gì? Sách gì mà viết vớ vẩn. Tôi trả lời là gia đình tôi nghĩ tôi cần giấy này để giải quyết khi đi vệ sinh. Trưởng trại giữ luôn . Sau 40 năm tôi còn nhớ rõ. Ông Nhan Thành gọi mọi người là " đứa ". Có một đoạn ông ta viết:" đứa khôn ngoan khi đi cầu không bao giờ nói vọng ra ". Tôi đọc tới giờ này vẫn cảm thấy buồn cười. Không lẽ xấp bí kíp đó đã lọt vô tay của ông Bùi Hiền?
01/01/201818:25:24
Khách
Đâu có phải thời buổi này mới có ông Bùi Hiền đòi thay đổi tiếng Việt. Trước năm 1975 ở Sài Gòn có ông Nhan Thành cũng đòi thay đổi tiếng Việt. Ông Nhan Thành được ông Dương văn Minh đỡ đầu. Sau ngày 30 tháng 4 sách của ông Nhan Thành chỉ bán cho mấy bà bán hàng, để gói " Đổ ". Hay là ông Bùi Hiền là đệ tử ruột của ông Nhan Thành?
30/12/201704:01:47
Khách
Cám ơn các bạn đã góp ý. Trân trọng. Riêng với bạn Nguyên Thanh, tôi chưa được hiểu bạn muốn nói gì? "Đường ai, nấy đi" là sao? tất cả chúng ta đều là người Việt Nam, đều dùng chữ Việt để trao đổi! tại sao lại tách bạch? Mong bạn chỉ giáo thêm..
29/12/201718:23:43
Khách
Cám ơn một bài viết tâm huyết về nỗi quan tâm sự mất còn của tiếng Việt trước họa xâm lăng của giặc Tàu.
Một nhà giáo đáng quí!
29/12/201704:39:28
Khách
Năm 1951 tức 66 năm trước khi gã điên khùng Bùi Hiền- được đào tạo bởi nền giáo dục của Cộng sản Hà nội- đòi thay đổi chữ quốc ngữ, thì đã có tên cẩu nô cho Đại Hán tên gọi là Trường Chinh, trong chức vụ tổng thư ký Đảng Lao Động Việt Nam ( tức đảng Cộng sản), kêu gọi "...Tại sao lại nhận vào trong nước Việt Nam yêu mến của chúng ta, là một nước biết bao lâu làm chư hầu cho Trung quốc, cái thứ chữ kỳ quặc của bọn da trắng Tư Bản đem vào! Tại sao ta lại truyền bá trong dân chúng từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, cách viết chữ dị kỳ của tên thực dân Alexandre de Rhodes đã đem qua xứ mình như thế? Không, đồng bào của ta nên loại hẳn cách viết theo lối Âu Tây ấy – một cách viết rõ ràng có mau thật đấy – và ta hãy trở về với thứ chữ của ông bà ta ngày trước, là thứ chữ nho của Trung Quốc...".

Trong cuốn sách “Mao chủ tịch của tôi”, tác giả Hà Cẩn (Viện văn học Trung quốc) đánh giá việc Việt Minh đã từng muốn dùng tiếng Trung Quốc thay cho chữ quốc ngữ Việt Nam " là một hành động cho thấy trước sau gì Việt Nam sẽ thuộc về chúng ta, ít nhất là về văn hóa”.
29/12/201703:07:14
Khách
Bài thơ Bà Huyện Thanh Quan câu
Lác đác bên sông, rợ mấy nhà
chứ không phải chợ.
29/12/201700:08:37
Khách
Tác giả Chu Tất Tiến có nhiều kiến thức trong một số lãnh vực khác nhau. Bài này về chữ Quốc Ngữ rất đúng lúc nên có nhiều lợi ích. Cám ơn tác giả.
Một bài viết ngắn về chữ Quốc Ngữ (Việt Ngữ) chỉ có thể diễn tả được vài phần nghìn. Quý vị nào muốn hiểu biết thêm xin tìm đọc ít nhất một trong ba quyển (1) Biểu Nhất Lãm Văn Học Cân Đại của Thanh Lãng giáo sư Văn Khoa SG trước năm 1975. (2) Lịch Sử Chữ Quóc Ngữ của Linh Mục Đỗ Quang Chính. (3) Chữ Viết của Người Việt Nam Qua Các Thời Đại của Nam Hoài Bão. Tuy nhiên quyển Tiếng Việt Đáng Yêu của Trần Đức Hân có viết về những điểm chính. (Xin hỏi nhà sách Tự Lực, Tú Quỳnh, văn Bút).
Tiện đây, tôi xin làm sáng tỏ vài khía cạnh. Lịch sử chữ Quốc Ngữ (1) Sự thành lập gồm có nhiều vị. Nổi bật là Cố Francesca Di Pina (1620), João Roix, Cristoforo Borri, Luis Gaspar, Antonio De Fontes, Francesco Buzomi, Gaspar D'amiral (quyển Annam Lasitamum), Antoine De Barbosa (quyển Lasitanum Annam), Alexandre De Rhodes (Đắc Lộ lấy hai quyển trên làm nền tảng, + thêm nhiều . . . . công lớn nhất), Ignasio Văn Tín, Bento Thiện, Pigneau De Behaine (Bá Đa Lộc), Jean Tabert, Philiphe Bỉnh, Phan Văn Minh, Petrus Trương Vĩnh Ký (18 tác phẩm, một số viết lại cáctruyên dân gian truyền miệng) Paulus Huỳnh Tịnh Của (Gia Định Báo và 12 Tác phẩm). Có khoảng 15 tớ báo từ Nam ra Bắc, nổ3i bật nhất là Nam Phong Tạp Chí và Đông Dương Tạp Chí.
Pháp chiếm Việt Nam và thành lập hai hệ thống trường học Việt và Pháp từ Nam ra Bắc. Hệ thống lớp tối cho người lớn với danh xưng Đông Kinh nghĩa Thục do cộng đầu của Lương Văn Can và Phan Chu Trinh. Thầy giáo Trần Quý Cáp dạy về muộn bị quan Phan Ngọc Quát bắt và xử tử chém ngang lưng ngay sau đó.
Những thơ văn mà ông Chu Tất Tiến kể (không theo tiến trình thời gian) từ Chinh Phụ Ngam đến Xuân Hương Hồ Phi Mai (trừ Tản Đà) đều viết bằng chữ Nôm. Sau này các học giả như Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh, vân vân đã viết sang Việt Ngữ (Quốc Ngữ.) Ca Dao . . . và cá truyện truyền miệng cũng vậy.
Trước thế kỷ 20, chỉ có người đạo Catholics dùng chữ này. Vua quan chống đối. Văn nhân thi sĩ không là Catholics làm ngơ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,206,650
Hội chợ Tết Sinh Viên tại San Jose năm Đinh Dậu tại San Jose tưng bừng khai trương vào dịp Rằm Tháng Giêng. Đặc biệt, năm nay một số tác giả trong nhóm bạn Việt Bút đã góp phần đưa sách Viết Về Nước Mỹ
Tác giả tham gia VVNM gần đây và được giải danh dự năm 2016. Ông là một nhà giáo, một sĩ quan QLVNCH, một chuyên viên về hưu, đang sinh sống tại Orange County.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với nhiều bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài viết và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet,
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005.
Hôm nay, 14 tháng Hai, Velentine 2017, mời đọc một chuyện tình thời chiến của tác giả từng nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013.
Ngày 14 tháng Hai sẽ là Velentine 2017. Mời đọc một truyện ngắn về người tình Việt kiều của Bồ Tùng Ma, trích từ báo xuân Việt Báo 2017. Tác giả tên thật là Nguyễn Tân.
Ngày 14 tháng Hai sẽ là Velentine 2017. Mời đọc bài viết mới và lời chúc “Happy Valentine” của Lệ Hoa Wilson. Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa,
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông cũng là tác giả Viết Về Về Nước Mỹ đầu tiên có bài đạt số lượng trên một triệu người đọc
Tác giả Khôi An, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2013, giải Việt Bút Trùng Quang 2015; Từ 2016, là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Đinh Dậu,
Tác giả từng nhận Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2016. Cô tên thật là Ngọc Diệp. Từng là diễn viên sân khẩu ở Saigon trước khi đi vượt biển năm 1985.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến