Hôm nay,  

Đường Xe Điện Kỳ Thú ở Thụy Sĩ

10/11/201700:00:00(Xem: 10517)
Tác giả: Minh Tâm

Bài số 5265-19-31109-vb6111017

 
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả là một du ký kể về chuyến du lịch Thụy Sĩ  trên tuyến xe điện kỳ thú có tên Bernina Express.

 
image001

Người viết và tuyến xe điện Bernina Express, Thụy sĩ.

image002

Hồ Palu, nơi khách có thể xuống xe hít thở không khí trong lành vùng núi Alps – Thụy sĩ.

image003image004

Thôn xóm yên bình.

image005image006

Xe điện vào đoạn cong 360 độ Brusio nổi tiếng. Tôi ngồi ở cuối xe chụp hình đầu xe.


***

Đến Thụy Sĩ, ngoài việc thăm viếng những thành phố nổi tiếng như Geneve, Zurich, Lucern… bạn nhớ đừng  bỏ qua tuyến đường xe điện nổi danh thế giới có tên Bernina Express. Chắc chắn bạn sẽ có những thời điểm ngắm cảnh tuyệt vời khi dạo chơi trên tuyến đường nầy. Những hình ảnh chụp được cũng như bài viết nầy không thể nào diễn tả hết sự kỳ thú của chuyến đi nhưng hy vọng cũng giới thiệu vài nét sơ lược về một tuyến đường đặc biệt nổi tiếng thế giới, từng được UNESCO công nhận là di sản thế giới từ năm 2008.

 
*

Từ thành phố St. Moritz thơ mộng của Thụy Sĩ, đoàn chúng tôi tiếp tục lên đường xuôi nam để qua nước Ý. Điều đặc biệt sáng nay là chúng tôi không đi xe buýt mà sẽ du hành trên một chuyến xe đặc biệt, có tên là Bernina Express.

Tên là xe điện express (tốc hành) mà thật ra đây là xe điện ngắm cảnh. Toàn tuyến dài 122 km, bắt đầu từ thành phố Chur của Thụy Sĩ về Tirano của Ý xuyên qua vùng núi Swiss Engadine Alps. Nó có hai tuyến: Từ Chur đi St Moritz gọi là Albula Line và từ St Moritz xuống Tirano gọi là Bernina Line.  Xe sẽ chạy qua 196 cầu, 55 hầm vượt qua đèo Bernina cao 2,253 mét. Độ dốc cao nhứt là 7%. Đây là đường sắt khổ hẹp 1 mét và chạy bằng điện.

Chúng tôi chỉ tham gia một phần tuyến chạy từ St Moritz (cao độ 1,775 mét) xuống Tirano (cao độ 430 mét). Đường dài khoảng 70 km, xuyên qua vùng núi Apls và sẽ di chuyển trong thời gian 2:30 phút với giá khoảng 70 USD.

Chuyến xe điện có chừng 10 toa. Xe sơn hai màu đỏ và trắng. Kiếng cửa sổ rất lớn, cao lên tới trần để du khách có thể nhìn phong cảnh bao quát hơn so với kiếng cửa sổ xe điện thông thường. Bề ngang toa không rộng lắm, chỉ đủ để đặt bốn ghế ngồi và một lối đi hẹp ở giữa. Trước mặt hành khách có một bàn nhỏ để mình có thể để máy chụp hình, áo khoác… Một cuốn sách nhỏ giới thiệu về tuyến đường được đặt ở đây nhờ đó mọi người biết mình đi tới đâu, có cảnh gì đẹp… Ngoài ra còn có loa phóng thanh giới thiệu thêm nữa.

Hôm nay ít khách, đoàn chúng tôi có 24 người chiếm nguyên một toa. Mọi người ngồi rải rác, tự do chụp hình, đi lại và trò chuyện rất thoải mái.

Tham gia chuyến xe điện Bernino Express nổi tiếng của Thụy sĩ là một kỷ niệm nhớ hoài...

Xe rời nhà ga St Moritz lúc 9:30. Sáng nay hết mưa tuyết, trời nắng đẹp, nhiệt độ khoảng13 độ C. Xe chạy không nhanh lắm chừng 20-30 km/h mà thôi nên ngồi trên xe có cảm giác rất êm ái, không dằn xóc gì cả, ngoài ra, do cách âm tốt nên tuy xe chạy vào nhiều đoạn cong, nhưng tiếng ồn không vào trong toa, không có cảm giác khó chịu…

Ra khỏi nhà ga khoảng vài km thì phong cảnh bắt đầu đẹp. Bên trái là những đồi cỏ xanh tươi với những cây thông xanh cao ngất. Đó đây là những căn nhà một, hai tầng xây bằng gỗ. Trên bệ cửa số thường gắn những chậu hoa màu đỏ, trắng… Vài con bò đang thảnh thơi gặm cỏ nhưng tôi không thấy bất cứ người nông dân nào. Xa xa là những ngọn núi cao, đỉnh núi tuyết phủ trắng xóa. Cảnh trí thật thanh bình tỉnh lặng.

Xe chạy theo những đường cong và dốc và lên cao dần. Một lát sau, bên tay phải là một băng hà lớn, màu trắng xóa, chói mắt. Mấy ngọn núi phía sau băng hà thật là cao, có thể trên 4,000 mét. Đường càng ngày lên dốc và càng cong. Có những đoạn rất cong, chúng tôi ở đuôi xe có thể thấy đầu xe đang chạy phía trước.

Bây giờ, bên sườn núi đã bắt đầu thấy có nhiều tuyết, cây cối cũng không còn, chỉ thấy đá và tuyết. Chừng nửa tiếng sau, bên tay phải là một hồ lớn có tên là Lago Bianco (Hồ Trắng). Hồ nầy là một hồ tự nhiên nhưng người ta đắp thêm đập để chứa thêm nhiều nước dùng cho thủy điện.  Xe chạy sát bờ hồ trong một thời gian khá dài nên chúng tôi có dịp thấy một hồ nước có màu xanh lục bảo rất đẹp. Hôm nay tuy trên núi và xung quanh hồ có tuyết nhưng trong hồ nước nầy chưa đông đá. Tới mùa đông, mặt hồ sẽ đóng băng và người ta có thể trượt băng trên mặt hồ. Đây là nơi có cao độ khoảng 2,234 mét, cao nhứt tuyến đường (gần đó là đèo Bernina – cao độ 2,253 mét, tên của tuyến xe điện nầy).

Qua khỏi hồ Bianco, xe bắt đầu xuống dốc. Hai bên đường đã bớt tuyết phủ. Tới nhà ga Alp Grum (cao độ 2,091 mét), xe sẽ ngừng 10 phút để chờ chuyến xe ngược lại chạy qua nên chúng tôi có thể ra khỏi xe để ngắm cảnh. Đây là một khoảnh khắc đăc biệt và thoải mái. Tại vị trí nầy du khách có thể chụp hình cũng rất đẹp vì ở đây cao, nhìn xuống phía dưới thì có hồ Palu, một hồ nhỏ nhưng nước hồ có màu xanh ngọc bích tuyệt đẹp. Xa xa là mấy ngọn núi không cao lắm. Sườn núi có nhiều thông xanh. Từ trên núi có vài dòng thác nhỏ đổ nước xuống. Cảnh trí rất nên thơ, chụp hình cũng đẹp lắm nhứt là lúc có ánh sáng đầy đủ như lúc nầy. Cảm giác thật sảng khoái vì chúng tôi được hít thở không khí trong lành của vùng núi Alps. (Hiện giờ người ta đã có sáng kiến bán không khí vùng núi Alps (nén trong bình) với giá 21 USD và sử dụng chỉ trong 10 phút. Hôm nay chúng tôi hít thở không khí trong lành ở đây khoảng 10 phút, coi như lời được 21 USD!).

Tiếp tục lên đường, xe chạy vòng vèo trên sườn núi và xuống dần. Phía bên đây, không còn tuyết phủ và cây cối nhiều hơn. Có một đoạn xe chạy men theo sườn núi, nhìn xuống dưới sâu là khu làng mạc trong một thung lũng. Xa xa là những ngọn núi cao sườn núi có nhiều cây xanh. Cảnh quang rộng rãi và đẹp lắm. Xe cũng chạy qua nhiều cầu đá và những đường hầm đục trong núi. Xây dựng đoạn đường nầy quả thật là một kỳ công và niềm tự hào của ngành công chánh Thụy Sĩ.

Sau đó xe chạy men theo một hồ nước lớn khác có tên là hồ Poschiavo. Hồ nầy có nước màu xanh như ngọc thạch rất đẹp. Qua khỏi hồ, xe chạy cừng 10 phút là tới Brusia. Ở đây lại có một kỳ quan của ngành đường sắt. Đó là cầu xoắn ốc Brusio. Chiếc cầu xe điện nầy có kết cấu là một hình xoắn ốc chạy vòng tròn 360 độ và hạ thấp dần. Xe chạy qua đây không nhanh không chậm. Ngồi phía đuôi xe, chúng tôi thấy rõ đầu xe đang từ từ xuống dốc trên một chiếc cầu vòm đá dài nhiều nhịp. Cảnh nầy thật lạ vì xe điện ít khi chạy vào những đường cong thật gắt như vậy. Những bạn đồng hành của tôi rất thích thú chụp hình lia lịa (nhưng thật ra, chụp hình từ bên trong xe rất khó có một tấm ảnh đẹp vì bị phản xạ trên mặt kiếng). Những tấm hình chụp đẹp là do người địa phương hay những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp biết chọn góc cạnh và phải có thời tiết và ánh sáng thích hợp…

Qua khỏi chiếc cầu kỳ quan Brusio nầy thì xe qua biên giới hai nước Thụy sĩ và Ý. Lúc nầy đường xe điện chạy chung với đường xe ô tô. Gần 12 giờ trưa, xe tới nhà ga Tirano, một thị trấn nhỏ miền núi của nước Ý. Đây là trạm chót của tuyến đường Bernina Express. Một số khách có thể tiếp tục đi xe buýt về thành phố Lugano. Chúng tôi xuống xe để vào thị trấn ăn trưa sau đó sẽ chuyển qua xe buýt để tiếp tục hành trình về hồ Como, một thắng cảnh tuyệt đẹp khác của chuyến đi.

Nhận xét của tôi về chuyến đi nầy là phong cảnh đẹp tuyệt vời với núi cao, hồ đẹp, đường đèo quanh co nhìn xuống những xóm làng thung lũng thật là kỳ thú. Đi xe nầy thì có cửa sổ rộng lớn nên góc nhìn rộng rãi nhưng cửa sổ không mở được nên chụp hình khó đẹp. Chúng ta có thể đi xe điện thường cũng cùng tuyến đường thì giá tiền xe sẽ rẻ hơn 50% mà thắng cảnh thì cũng giống nhau thôi. Thời gian di chuyển thì cũng như nhau. Dù đi tuyến xe nào thì đây thật là một chuyến đi lý thú.

Minh Tâm

Ý kiến bạn đọc
10/11/201718:07:10
Khách
Bài này lạc đề cho mục VVNM. Bài này đăng trong mục Du lịch đó đây thì thích hợp hơn
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,184,790
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm mợt bài viết mới cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Lần trước, là cửa hàng bi da. Bài mới, làm Shop May Công Nghiệp, thêm phần mở trung tâm giải trí.
Ngày Thứ Hai 5 tháng 12, 2018 là Ngày Quốc Tang của nước Mỹ để tưởng nhớ vị Tổng Thống thứ 41 George H W Bush. Bài sau đây được viết trong tinh thần tưởng nhớ. Người viết, Bà Nguyễn Kim Nên hiện là Hội Trưởng Hội Cựu Giáo Sư và Học Sinh Trường Trịnh Hoài Đức - Bình Dương, đang làm việc trong ngành thẩm mỹ tại Houston, Texas. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả, kể về người bạn đời của bà là Ông Nguyễn Duy Huynh, một tị nạn Việt, làm việc tại Houston Club và trở thành người đấm bóp tin cậy của Tổng Thống Bush và gia đình ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của Phan, viết cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên với nhiều bút hiệu: Capvanto, Philato... Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Bài mới ông góp không phải để dự giải mà chỉ để ghi lại một sinh hoạt đặc biệt của buổi họp mặt kỷ niệm 90 năm ngôi trường được mang danh Petrus Ký.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một chuyện tình đẹp.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My năm 2018. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển từ Rạch Giá đến Thái Lan trong tháng Giêng/1987. Đến Mỹ tháng 8/1987 và định cư tại Utah, làm việc cho First Security Bank, Accounting Depart-ment. Đã từng giữ chức vụ Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Utah trongnhiều nhiệm kỳ. Hiện đã về hưu. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến