Hôm nay,  

Chờ "Nàng Irma"

20/09/201700:00:00(Xem: 9130)
Tác giả: Y Châu

Bài số 5222-19-31065-vb4092017
 

Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người,  và nhận Giải Đặc Biệt  Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
 

cho nang Irma
Hậu quả bão Irma ở Pont Vedra Beach, Florida.
 

***
 

Cái tên là do con người đặt ra, để thuận tiện khi gọi nhau. Tên bão cũng không ra ngoài thông lệ. Những trận bão lớn, với sức tàn phá dữ dội đa số có tên nữ: như Wilma, Katrina,... Có những trận bão tên nam như: Andrew, Harvey, cũng đâu thua kém gì. Một định kiến, khó thay đổi, mỗi khi bão lớn sắp tiến vào, người ta chuẩn bị chờ đợi, nếu là trận bão có tên nữ thì người ta lo lắng nhiều hơn?

Cuối tháng 8 vừa rồi, chàng Harvey, không bắt người ta phải chờ lâu. Được hình thành từ vùng vịnh Mexico rồi, bất ngờ tiến thẳng vào đất liền; như chàng Thủy Tinh làm nước dâng cao, gây lụt lội, chết chóc, gây thiệt hại nặng nề, ước tính chừng 180 tỷ Mỹ kim.

Đầu tháng 9, mọi người chưa hết bàng hoàng cứu giúp do chàng Harvey gây ra, thì nàng Irma được hình thành từ Đại Tây Dương. Người ta theo dõi chờ đợi những bước chân nàng.

Nàng tiến về hướng Tây, gió tối đa của một cơn bão, cấp 4,5 (category 4,5), tàn phá dữ dội những quần đảo mà nàng đi qua. Theo tin tức, nàng Irma sẽ qua đảo quốc Cuba, dự đoán vào nội địa Hoa Kỳ, qua nhiều ngả:

- Dọc theo bờ biển phía Đông (Miami, Fort Lauderdale, Jacksonville,...)

- Qua vùng vịnh Mexico, cặp theo phía Tây của bán đảo Florida (Naples, Fort Meyers, Tampa,...) lên hướng Bắc.

Thống đốc tiểu bang Florida, Rick Scott, thông báo tình trạng khẩn cấp: "Các bạn hãy di tản tránh bão, nếu ở lại, là một quyết định nguy hiểm,..."

Mọi người đua nhau mua nước uống: hết nước.

Mọi người xếp hàng mua xăng: cạn xăng.

Nhà cửa: làm rào chắn, bảo vệ,...

Người dân có hai con đường phải chọn: ở lại "tử thủ", hay là "di tản chiến thuật"?

Trong khi chờ đợi nàng Irma đến, tôi hỏi ý kiến:

 - Đứa con: Ba mẹ phải có quyết định tức thì, mua vé máy bay một chiều là $600.00; con sẽ lo hết, bay qua ở với con tránh bão.

 - Một chiến hữu: Ông ơi! Ở lại tử thủ với tui, chuyện nhỏ thôi. Bộ chưa từng đi lính sao? Chưa từng uống nước mưa, nước phèn à! Chưa từng ăn cơm xấy, nhai gạo sống. Chỉ cần tấm vải mũ, "poncho" qua đêm. Chưa từng qua mưa đạn, pháo rền!...

Tôi chọn ở lại "tử thủ": Sự chờ đợi, càng lúc càng mỏi mệt, nặng nề.

Tất cả các đài truyền hình, internet,... dồn dập đưa tin về "n. Irma": từ hướng đi, với kinh độ, vĩ độ, vận tốc gió... với con mắt trủng sâu, đường kính bao phủ cả một vùng trời, rực lửa.

Thứ bảy 9/9: từ sáng sớm, gió bão tăng dần, đến 12:15 khuya thì mất điện, bão đến.

Chủ nhật 10/9: gió giật tăng cao, tiếng vi vu như ma rên, quỷ khóc; cây cành gãy đổ, đủ loại đồ vật quay cuồng theo cơn mưa bão.

Nước từ con kinh Sneak Water, phía sau nhà, dâng cao sắp tràn bờ,...

Sau hơn 18 giờ phẫn nộ, 6:00 chiều chủ nhật mưa gió giãm dần.

Con đường thứ hai: "di tản chiến thuật":

Một sư huynh đã di tản từ mấy ngày trước. Lái xe vạn dặm, lên tiểu bang North Carolina, luôn dịp thăm con cháu. Gọi về hỏi thăm tình hình Miami thế nào? Sư huynh cho biết một tin không vui: chiếc xe của huynh bị chảy dầu hộp số, đi sửa lại tốn cả ngàn bạc!

Đại gia đình Kersie di tản: Gồm bà mẹ già, đứa con gái, đứa cháu 1 tuổi; vợ chồng đứa con trai, đứa cháu 6 tháng tuổi và một bầy chó lớn nhỏ 6 con. Họ đi trên ba chiếc xe hướng về phía Tây, theo xa lộ I-75 North. Nhưng nàng Irma luôn ở phía sau lưng rượt đuổi, đến tiểu bang Alabama mất 18 giờ. Hết bão, ba ngày sau họ về lại Miami.

Một sư huynh khác: là một  cựu cư dân Miami, một nhân chứng về chàng Andrew viếng Homestead, 25 năm trước, 1992. Thuở đó hai anh chị và hai đứa con nhỏ vừa mới đến định cư. Hai đứa con đi học về, cho biết là sẽ có bão đến, trường học, chợ búa đều đóng cửa,... chuẩn bị di tản! Anh chị nghĩ rằng chuyện nhỏ thôi. Khi bão đến thì tìm chỗ ẩn núp, lo gì? Ở Việt Nam, mình đã từng trải qua rồi, mỗi năm đều có bão lụt mà.

Đến hẹn lại lên, đúng như dự đoán con mắt chàng Andrew đi ngay khu vực nhà anh. Anh chị và hai con đang núp trong phòng để máy giặt, nơi an toàn nhứt trong nhà, vẫn nghe rõ tiếng gầm rú. Anh hé cửa ra ngoài lấy chút thức ăn nước uống, thì tiếng bùng nổ lớn, mấy cánh cửa kính nát vụn. Một lúc sau chị lại mở hé cửa, thì một tiếng đùng! Anh chị không dám ra ngoài nữa; trong phòng giặt nhỏ hẹp họ ôm nhau tử thủ...

Khi cơn bão dịu bớt, người ta đi tìm cứu người, gia súc.

Cổng rào trước nhà anh đã bị giật sập. Anh nghe rõ có nhiều tiếng chân người, tiếng gõ cửa, có người lớn tiếng:

 - Nhà nầy có con nhỏ, chắc là họ ở trong đống gạch đá. Đừng chần chờ, hãy phá cửa xông vào, cứu họ.

 - Ầm ầm! Tiếng phá cửa nhà...

Anh chị và hai con được dìu ra, trông thật thảm thương, như người tị nạn!

Họ hỏi anh chị:

 - Are you OK?

 - I don't know!

Chị trả lời, vì chị như người mới vừa sống lại, không biết mình thế nào nữa.

Nhìn lên nóc nhà, chỉ thấy trời xanh mây trắng, từng cuộn bay bay,... Chàng Andrew đã xé nó thành những mảnh vụn, vương vãi khắp đó đây!

Cảnh tàn phá đó còn hằn trong tâm trí anh, anh quyết di tản chiến thuật trước khi nàng Irma đến.

Nàng Irma vào nội địa Hoa Kỳ, tàn phá dữ dội,... nhất là vùng Keys và vùng bờ biển Đông Tây của Florida. Theo tin tức ban đầu vùng Keys bị thiệt hại nặng nhất: Có đến 90%, trong đó 25% nhà cửa bị san bằng.

Nhờ chánh quyền ra lệnh báo động, chuẩn bị,... di tản nên thiệt hại do bão cũng giảm đánh kể. Sau bão, tin mới là nhà dưỡng lão ở thành phố Hollywood, Fort Lauderdale do mất điện làm cho 8 người già chết, số còn lại phải chở đi cấp cứu.

May mắn, là vài ngày sau nhà tôi có điện, nhưng điện thoại, internet hiện chữ: "no line", "no connection". Nếu bà con, thân hữu thương tình hỏi thăm, mà không gọi được hay đang nói chuyện vài câu rồi tự nhiên ngắt ngang; xin thông cảm dùm, lý do ngoài ý muốn. Ông nhà đèn, ông điện thoại thời mưa bão là vậy!

Bên kia đường nhà tôi, đến ngày thứ 7, sau bão vẫn còn tối thui. Ngày, đêm vẫn còn nghe tiếng vang rền của "generater" (máy phát điện riêng). Bên dải nhà đó có nhà ông thầy giáo già, gần tuổi trăm, không còn tự chăm sóc mình được! Sau khi nàng Irma đến, tôi thấy có nhiều nhân viên mặt đồng phục của bệnh viện đến. Một buổi chiều, tôi đi làm về thì đứa con ông đang đứng trước cửa nhà, huơ huơ tay dồn dã chào tôi một cách khác thường.

 - Không lẽ ông đã qui tiên, về cõi vĩnh hằng, thoát khỏi vòng "sanh, lão, bệnh, tử". Khỏi cần chờ đợi nhận quà sinh nhật 100 tuổi của ngài Tổng Thống.

Thêm nàng Maria, từ Đại Tây Dương đang tiến vào vùng Ca-ri-bê? Trong khi mọi người lo giúp đở... sau bão Irma.

Y Châu

Ý kiến bạn đọc
06/11/201714:48:03
Khách
How can I find a translation of the article CHO NANG 'IRMA"
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,128,195
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà là "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc". Sau đây là bài viết thứ hai của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây, bài viết thứ ba là chuyện về mùa xuân và hoa đào.
Tác giả là một nhà giáo, tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Huế năm 1972, đã dạy văn tại Huế 18 năm. Đến Mỹ 1990, đi học và trở lại nghề nhà giáo. Hiện dạy tại 2 trường California State University, Sacramento - Cosumnes River College, và Sacramento, California. Bà cũng từng là hôi trưởng, điều hành Trung Tâm Việt Ngữ Lạc Hồng, Sacramento, từ 1995-1997. Tác giả đã nhận Giải Danh Dự Viết về nước Mỹ 2009, với bài viết Levina, chuyện một thiếu nữ có mẹ Việt và bố là chiến binh Mỹ gốc Phi Châu bị giết tại Tân Sơn Nhất cuối tháng Tư 1975.
Tác Giả lần đầu tham dự VVNM từ tháng 7/2018. Tại Saigon trước 1975, Huỳnh Mai Hoa học Đại Học Văn Khoa, có làm thơ và viết truyện ngắn đăng trên vài nhật báo ở Saigon. Qua Mỹ năm 1993 theo diện HO của chồng, làm nghề tóc.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Tác giả nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến