Hôm nay,  

Bão Lụt Và Vu Lan: Mẫu Tử Tình Thâm

06/09/201700:00:00(Xem: 11676)

Tác giả: Triều Phong (TPN)

Bài số 5211-19-31054-vb4090617

Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới nhất của tác giả viết nhân Ngày Lễ Vu Lan năm nay.

image001
Cô Colette Sulcer và bé Jordyn Grace. (Hình từ internet)

***                  

Ngày 25 tháng 08 năm 2017, bão Harvey đã đổ vào Miền Nam nước Mỹ.  Đây là cơn bão lớn nhất trong hơn nửa thế kỷ qua ở Texas!  Nó đã hoành hành dữ dội, gây lụt lội lớn ở phía đông-nam tiểu bang này trong suốt bốn, năm ngày liền.   Ước tính tổn thất về thiệt hại tài sản lên đến hàng trăm tỷ và đã có ít nhất là sáu mươi người thiệt mạng, mười chín người hiện vẫn còn mất tích tính đến thời điểm này.

Ngạn ngữ Pháp có câu “Après la pluie, le beau temps (sau cơn mưa,  trời lại sáng!)” nên hôm nay khi giông bão đã qua đi và thời tiết trở nên tốt hơn thì mấy hôm nay, chính phủ Hoa Kỳ  cùng các hội đoàn đang kêu gọi dân chúng trợ giúp các nạn nhân bão lụt. Lời kêu gọi đóng góp phẩm vật, tài chính qua những cơ quan từ thiện được phát đi liên tục trên khắp các phương tiện truyền thông để sớm đưa tiểu bang Texas hồi phục trở lại sau thiên tai thảm khốc.  Nhiều tổ chức và tình nguyện viên ở khắp nơi trên đất nước Hoa Kỳ đã hăng hái xắn tay áo kéo nhau về đó để trợ giúp.

Riêng tôi với kinh nghiệm hiến máu sau vụ khủng bố 9/11 năm 2001,  lần này tôi quyết gửi tiền qua American Red Cross cho nhanh và gọn.  Ngày xưa vì muốn chia xẻ nỗi khổ đau và thể hiện tinh thần tương trợ, đền đáp ân tình của người dân và đất nước đã cưu mang mình nên mặc dầu mới tới Mỹ chỉ hơn một năm và còn rất nghèo nhưng tôi cũng đã mau mắn đến văn phòng của cơ quan Red Cross gần nơi tôi ở tại thành phố Charleston, South Carolina, để cho máu.

Hôm ấy, tôi đến đó rất sớm nhưng đã thấy một hàng dài ngoằn cả cây số người đứng xếp hàng chờ đợi.  Nhìn những gương mặt buồn bã xen lẫn phẫn uất tôi thấy sự đoàn kết nước Mỹ và người Mỹ làm một bắt đầu từ đây.  

“Tinh thần dân tộc” của nước Mỹ đã hình thành sau sư kiện lịch sử đau thương này bất kể màu da và chủng tộc vì khủng bố không phân biệt bất cứ ai.   Đứng lẫn trong hàng người to cao mập bự này ra chỉ có tôi là thấp bé nhất và lại là người Châu Á nữa.  Khi ánh mắt tôi chạm phải một người trung niên Mỹ trắng thì anh ta giơ tay ra dấu ‘’number one” với tôi.

Lúc tới phiên tôi thì cô nhân viên thiện nguyện ngồi ở bàn đưa một cái “form” và chỉ tôi qua chiếc bàn trống kế bên để điền mà trong đó ngoài những thông tin cần thiết như tên tuổi nơi cư trú, chiều cao, cân nặng ra còn có phần kê khai bịnh hoạn nữa.  Khi tôi điền xong trở lại đưa cho cô thì tôi qua được phần cân đo vì tôi nặng 112/110 pounds nhưng rồi cô ta cám ơn và lắc đầu từ chối khi thấy tôi có bịnh suyễn.  Nhìn tôi đứng xớ rớ, buồn bã thất vọng, cô ta bỗng đề nghị tôi vào trong đóng góp tài chánh nếu muốn.  Đó là lý do mà tôi biết mình không bao giờ hiến máu được là vậy!

                                                                         *

Cơn bão Harvey qua đi, để lại nhiều câu chuyện và hình ảnh đau thương nhưng đầy xúc động mà trong đó câu chuyện về cô Colette Sulcer; người mẹ 41 tuổi đã hy sinh mạng sống của mình để cứu đứa con gái, Jordyn Grace, là một trong các câu chuyện mủi lòng, làm rơi lệ nhiều người nhất trong thiên tai vừa qua!

Vào lúc 3 giờ 37 phút chiều ngày 29 tháng 08 năm 2017, Cô Sulcer; một y tá  nghành phẫu thuật ở Trung Tâm Y Tế của Miền Nam Texas, hiện đang làm việc cho Memorial Hemann, đã lái xe ra khỏi nhà, đi băng qua thành phố Beaumont cách Houston một trăm bốn mươi cây số về phiá đông nhưng không may xe của cô bị kẹt giữa Xa Lộ 10 vì gặp đường ngập mưa.  Sau cùng cô phải ráng tấp vô lề và khi xe bị chết máy cô ẳm đứa con gái ba tuổi, bé Jordyn, ra khỏi xe rồi cõng trên lưng mình cố gắng tìm đường để thoát khỏi dòng nước lũ.  Nhưng không may, mưa lớn và gió giật đã kéo hai mẹ con cô xuống con kênh gần đó.  Nhờ cái ba lô màu hồng cô Sulcer đã đeo vào lưng con mà bé Jordyn Grace mới có thể nổi và bám vào lưng mẹ trôi suốt nhiều tiếng đồng hồ trên con kênh oan nghiệt ấy trước khi được hai cảnh sát địa phương và hai thợ lặn cứu vớt.

Cô Sulcer đã bất tỉnh khi được cấp cứu và tắt thở lúc được chuyển tới xe cứu thương, còn Jordyn thì thân nhiệt xuống thấp nhưng may mắn là cháu đã ổn định sức khỏe, qua cơn nguy kịch sau khi được đưa vào bện viện để chăm sóc.

Đây là một chứng minh mới mẻ và hùng hồn nhất về tấm lòng của người mẹ sẳn sàng hy sinh tính mạng để cho con được sống vừa xảy ra trong thời đại chúng ta đang sống mà tôi muốn nêu ra đây nhằm nói lên cái tình mẫu tử thiêng liêng nhân dịp lễ Vu Lan năm nay.

Lễ Vu Lan hằng năm là một đại lễ nhằm nhắc nhở chúng ta, nhất là người con Phật, hiểu biết về công ơn nuôi nấng, dưỡng dục của hai đấng sinh thành to lớn như trời, bao la như biển.  Bởi vậy mà ca dao tục ngữ Việt Nam mới có câu:

“Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

Hay “chim trời ai dễ đếm lông, nuôi con ai dễ kể công tháng ngày”

Và trong cái công lao to tát ấy thì cái ân sinh đẻ của người mẹ, vừa là cái thiên chức cao cả của người phụ nữ vừa là nỗi cực khổ vô vàn vì mang nặng đẻ đau sau chín tháng cưu mang, thật là thâm sâu không bút mực nào tả xiết!

Bây giờ hầu như ai cũng biết câu chuyện Ngài Mục Kiền Liên cứu được mẹ đang bị đọa đày dưới địa ngục là nhờ vào lòng hiếu thảo của Ngài và sự tích này được xem như câu chuyện chính được nhắc đi nhắc lại vào mỗi dịp lễ Vu Lan để nói lên lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ mà ngay trong Truyện Kiều, Thi Hào Nguyễn Du cũng đã viết:

“Nhớ ơn chín chữ cao sâu, Một ngày một ngả bóng dâu tà tà”

Và trong chín chữ “sinh, cúc, phủ, súc, trưởng, dục, cổ, phục, phúc” ví von tới công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ to lớn như cù lao ấy, phận làm con chúng ta đừng quên phụng dưỡng báo hiếu lúc cha mẹ về già vì:

“Công cha nặng lắm ai ơi, Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang”

Hoặc “chữ rằng cửu tự cù lao, phận con phải ở làm sao cho đành”

Bởi khi đó “mẹ già như chuối chín cây, Gió đưa mẹ rụng con rày mồ côi”

Và hôm nay trong khi nhiều chùa chiền khắp nơi trên thế giới tổ chức Đại Lễ Vu Lan để ca ngợi xưng tụng về tình mẹ thiêng liêng ấy thì tôi xin được viết lên đây đôi điều về Mẹ mà tôi biết có tốn bao nhiêu giấy mực vẫn không đủ.

Chao ôi, mẹ ơi! bao la quá lòng mẹ thương con mà giờ đây dù đã hơn nửa đời người nhưng con vẫn cảm thấy bé bỏng như thuở nào khi ở gần bên mẹ.

Hãy tạ ơn Trời Phật, những người con còn mẹ.  Vì không có gì to lớn và hạnh phúc cho bằng còn mẹ bên đời.

Và mỗi ngày hãy dành một phút để nhớ về mẹ, các người con không còn mẹ để ở phương xa mẹ hiểu rằng mẹ vẫn luôn ở trong lòng những người con hiếu thảo.

Kính chúc mọi người Mùa Vu Lan Hiếu Hạnh năm nay được vô lượng an lạc.

Ohio, tháng 09 năm 2017

Vu Lan Phật Lịch 2561

Triều Phong (TPN)

Ý kiến bạn đọc
12/09/201712:41:59
Khách
Chào anh Từ Huy,
Tôi cũng ngạc nhiên về câu hỏi của anh. Vì để cho bài vỡ đóng góp được hoàn hão hơn, họ (BBT) có chỉnh sửa chứ anh bởi nếu anh có xem qua phần "thể lệ và điều kiện của Giải Thưởng Việt Báo VVNM" dưới đây thì sẽ rõ.
"Việt Báo dành mọi quyền biên tập, sửa chữa, phổ biến mọi bài tham dự trên báo chí, phát thanh, phim ảnh, hoặc in thành sách."
Cám ơn anh, chúc anh khỏe.
Triều Phong (TPN)
10/09/201720:30:07
Khách
Anh Triều Phong, đọc phần ý kiến của anh làm tôi ngạc nhiên!... Ban biên tập có chỉnh sửa thật sao?! Lâu nay tôi đọc VVNM trên đây, đôi khi thấy có bài viết sai lỗi chính tả, nhất là ở mục ý kiến của bạn đọc. Tôi cứ nghĩ ban biên tập bận rộn quá nên không có giờ chỉnh sửa những bài trên đây. Chỉ thấy tiếc cho những bài viết thơ mộng, lãng mạn, đầy những gió mây, cỏ cây hương hoa tình tự...! Ví dụ như của bác sĩ quân y Vĩnh Chánh mà tôi đã đọc cách đây hai hôm. Đôi hàng chia sẻ. Mong được đọc Viết Về Nước Mỹ... mãi mãi! (Tôi... nhất dương ngón-cái-bàn-tay-phải chỉ, trên điện thoại cầm tay, chẳng biết cách bấm xuống hàng làm sao.) Kính.
07/09/201712:10:48
Khách
Kính chào Ban Biên Tập VB,

Cám ơn BBT đã đăng và chỉnh sửa bài viết. Tuy nhiên tôi xin được góp một ý kiến nhỏ như sau:
Trong đoạn văn tôi viết: "Ngạn ngữ Pháp có câu “Après la pluie, le beau temps (sau cơn mưa, bầu trời lại sáng!)” nên hôm nay khi giông bão đã qua đi và thời tiết trở nên tốt hơn thì hiện chính phủ Hoa Kỳ cùng các hội đoàn đang kêu gọi dân chúng quyên góp phẩm vật, ủng hộ tài chính qua..."

Đã được sửa lại là: "Ngạn ngữ Pháp có câu “Après la pluie, le beau temps (sau cơn mưa, trời lại sáng!)” nên hôm nay khi giông bão đã qua đi và thời tiết trở nên tốt hơn thì mấy hôm nay, chính phủ Hoa Kỳ cùng các hội đoàn đang kêu gọi dân chúng trợ giúp các nạn nhân bão lụt.

Tôi thiết nghĩ trong đoản văn ngắn này chúng ta không nên dùng hai lần từ "hôm nay." Vì dùng điệp ngữ nhiều lần sẽ làm câu văn mất hay và lủng củng!

Chân thành cám ơn.
Triều Phong
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,261,700
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến