Hôm nay,  

Tôi Người Mỹ, Vợ Tôi Người Việt

31/07/201700:00:00(Xem: 15258)

Tác giả: Carl Graves
Bài số 5180-19-31024-vb2073117

Cùng với bài “Mười Lăm Năm ở Mỹ” đã phổ biến hôm qua, tác giả Minh Nguyệt Graves còn gửi thêm bài sau đây, cho biết bài được viết bởi ông chồng Carl Graves, một người Mỹ làm công chức tại Texas. Nguyên bản anh ngữ, được bà vợ Minh Nguyệt Graves dịch qua tiếng Việt theo giọng Huế.

* * *

Tôi là một người Mỹ, vợ tôi người Việt Nam. Tôi có đọc ở đâu đó, người ta nói rằng “Đôi khi hôn nhân là sự kết hợp của hai cá thể hoàn toàn trái ngược nhau,” câu này hoàn toàn đúng trong trường hợp của hai vợ chồng tôi. Chúng tôi khác nhau như mặt trời với mặt trăng.

Tôi theo đạo Thiên Chúa, còn vợ tôi theo Phật Giáo, nhưng tôi không bao giờ bắt vợ phải đổi đạo. (Nghe vợ tôi kể, ở bên Việt Nam, người ta thường làm vậy!) Tôi nghĩ niềm tin vào tôn giáo là quyền của mỗi người, và không nhất thiết đạo này tốt hơn đạo kia, mà đã giống nhau thì cần gì phải thay đổi cơ chứ!

Tôi không biết đọc, hay nói tiếng Việt. Tôi lại làm biếng nên không muốn học và cũng không đủ kiên nhẫn để học tiếng Việt. Thế nhưng không phải vì thế mà tôi không tò mò muốn biết vợ tôi làm gì hay trao đổi gì với bạn bè của bà ấy đâu nhé. Hẳn các ông chồng cũng sẽ đồng ý với tôi điều này thôi, phải không?

Nhiều lần tôi nghe bà vợ nói chuyện với anh em trong nhà, thì hay nghe cái âm “ông mập”, hoặc đôi khi cách họ nhìn, tôi đoán đang nói về tôi, thì tôi cũng nghe cái âm “ông mập.” Tôi thắc mắc và quyết định sẽ “điều tra điều trẻ” coi có phải họ nói xấu về mình chăng?

Tối hôm đó, bà vợ đi làm về, thấy cái mặt tôi hầm hầm, chưa kịp mở miệng nhờ tôi đem đồ vô, thì tôi đã quát “Bà vào đây cho tui hỏi!"

"Thì vô, sợ ai mà không vô. Có chuyện chi mà quan trọng rứa?” Bà vợ vừa mệt vừa bực sau một ngày dài làm việc, về nhà chưa kịp nghỉ còn bị la.

Trên màn hình computer trong phòng làm việc của tôi là hàng chữ: “Ông mập = Fat boy”! (Google translated.)

“Có phải bà và mọi người cười nhạo tui, kêu tui mập phải không? Hết nói bà luôn. Bà coi thường tui vậy?"

Vợ tôi biết tính chồng nên phải xuống giọng năn nỉ:

“Người Việt Nam khi mà gọi nhau một cách thân mật, thì mới gọi biệt danh như vậy, chứ như kiểu người dưng thiên hạ thì ai mà thèm để ý. Ví dụ như tên tôi lúc nhỏ là “Lẫy” vì chuyện gì không vừa ý thì tôi “lẫy”, không nói không rằng, chỉ lặng câm như Hến! Hay như có nhỏ bạn, hở chuyện chi cũng khóc nên mới có biệt danh “Nhè”. Như có bạn học, ăn gì cũng không chịu lớn, thì có biệt danh “Đẹt”; hoặc có bạn có làn da đen quá “bỏ trong thùng dầu hắc tìm không ra” thì có biệt danh là “ông Táo”...

Nghe một hồi có lý, tôi nguôi ngoai cơn giận.

Ngoài chuyện đa nghi, tôi còn thêm tật ưa hóng chuyện. Nói thiệt tình đó chơ!

Ví dụ như mỗi khi vợ tôi nói chuyện điện thoại với ai bằng tiếng Mỹ thì không sao, muốn nói cả buổi tôi cũng chẳng buồn hỏi han. Nhưng nếu bả nói chuyện bằng tiếng Việt, thì cỡ 5 phút sau, chắc như năm nhân năm thì bằng hai lăm rứa, tôi sẽ tới bên vợ, hôn một cái lên tóc của bả và hỏi “Nói chuyện với ai vậy?”

Vợ tôi sẽ nói “Với con bạn A; B; C hay với thằng bạn D; E; G…”

Thì tôi sẽ tiếp tục “Cho anh nói một câu được không?"

Bà vợ tôi không biết trả lời sao; thôi đành đưa phone, cho êm nhà êm cửa! Và tôi thả một tràng tiếng Anh, chẳng bận tâm người bên kia điện thoại có hiểu tôi đang nói chuyện gì!

Vợ tôi nhắc khéo, “Ông à, bạn tui không biết tiếng Mỹ, mà dù có biết chút ít đi nữa thì cũng không cách chi hiểu được ông, vì ông nói nhanh quá. Tui ngồi một bên đây, vừa nghe bằng tai, vừa nhìn cái mặt ông để đoán, mà nhiều khi cũng theo không kịp nữa là!”

Nghe vợ la thì tôi...giận, tôi chỉ muốn quan tâm tới bả thôi. Chẳng phải vì tôi ghen tương, tôi chỉ không thích cảm giác bị bỏ quên, đúng không?

Chúng tôi lấy nhau khi cả hai đã một lần đứt gánh, hay như kiểu người ta nói “Rổ rá cạp lại.” Vợ tôi ghét nhất mấy cái câu đó, nó chạm vào nỗi lòng của bà ấy, bởi theo bả thì nó làm hạ phẩm chất của người phụ nữ đã ly dị.

"Ly dị thì sao nào? có gì xấu đâu? Ở không được với nhau thì chia tay; còn hơn ở chung một nhà; rồi cứ đay nghiến nhau suốt ngày; nhăn nhăn nhó nhó, chỉ tội nghiệp cho con cái!” Hay “Người đẹp như tui mà đem ví von với cái rổ, cái rá, thì ai mà chịu?” Bả phân bua.

Ai cũng nói vợ tôi may mắn nên có được ông chồng tốt là tôi, (và ngay cả tôi cũng thường nhắc nhở cô ấy như vậy!) Mỗi lần nghe thế, bà ấy chẳng thèm nói gì lại cả, chỉ tủm tỉm cười, rồi buông thõng “Mèo khen mèo dài đuôi”, thế là tôi nổi tự ái dân tộc, nên biểu bà ấy ngồi nghe tôi phân tích thiệt hơn.


"Này nhé, buổi sáng tôi dậy sớm pha cà phê, bà dậy sau thì đã có cà phê sẵn sàng, thế không nhờ công tôi thì là công ai nào?"

“Ờ, nhưng mà ông quên nói rõ là ông chỉ bấm cái nút “On-Off” thôi, còn tui đã rửa bình, thay cái giấy lọc mới, bỏ 2 muỗng cà phê vô luôn, cho nên buổi sáng dậy, việc của ông chỉ là nhón ngón tay cho nó “On” là xong!”

Bà vợ chanh chua. “Vậy mà cũng kể công! Thua chưa?”

“Bà phải biết, để tiết kiệm cho ngân sách gia đình, tôi luôn đem đồ ăn trưa, không đi ăn ngoài, để dành biết bao nhiêu là tiền. Có mấy thằng chồng Mỹ làm như tôi nào?"

“Ừ, ông giỏi lắm, biết bới đồ ăn trưa cho đỡ tiền, nhưng mà để tôi hỏi ông, vậy ai sắp xếp đồ ăn vào cái hộp đựng cho ông mỗi buổi tối, để buối sáng dậy, ông chỉ việc xách đi là xong! Vừa ngon vừa đầy đủ chất dinh dưỡng, ông còn đòi gì nữa hả?”

Hai vợ chồng tôi ăn hai kiểu khác nhau. Vợ tôi không thích đồ ăn của Mỹ, và tôi cũng không thích đồ ăn Việt nam. Lâu lâu một lần ăn chung thì không sao, chứ ngày nào cũng phải ăn đồ Việt nam thì …thà chết còn sướng hơn! Và tôi, tuy không phải là người giỏi nấu ăn; nhưng thỉnh thoảng cũng làm siêng nấu cho cả nhà cùng ăn.

Ở đây, mỗi gói thịt, cá đều có dán cái nhãn ghi cách thức để nấu. Cái nhãn hướng dẫn thế nào thì tôi cứ theo thế mà làm. (Đương nhiên rồi, đúng không?)

Hôm nay tôi làm món Gà Nướng. “Để coi, bật lò nướng lên 375 độ, đợi 10 phút cho nóng lò, sau khi rửa thịt thì bỏ vô khay nướng. Để đồng hồ 90 phút. Xong. Dễ ẹt!”

Ăn với gà có thêm mấy thứ rau quả, tôi lấy ra 3 lon đồ hộp, gồm có bắp hột, đậu đũa, và đậu đỏ, nhưng giờ còn sớm, đợi khi bà vợ đi làm về, hâm nóng cũng được.

Tôi ra ngoài vườn, vừa hút thuốc vừa chiêm ngưỡng cái vườn mình bỏ công làm mỗi cuối tuần. Gọi cho bà vợ “Mấy giờ bà về vậy? Ờ, hỏi cho biết thôi, vì tôi nấu ăn buổi tối rồi, bà về khỏi làm gì cả; sẵn sàng để ăn.”

Bà vợ nghĩ, “Chiều ni khoẻ, khỏi phải nấu ăn; không thích gì lắm món của Mỹ, nhưng lâu lâu ăn đỡ một lần cũng không sao.”

Bà vợ hí hửng về nhà, chuẩn bị tinh thần... để ăn. Lấy cái khay thịt trong lò ra, “Răng mà thịt còn trắng ri hè? chắc là không bỏ thêm gia vị? Thôi kệ, ăn đỡ một bữa chẳng chết ai!”

“Rứa ăn với chi ri?” Bà hỏi vọng ra.

“Có mấy lon đồ hộp đó, bà hâm lại dùm tôi.”

Bà cằn nhằn, “Đã làm thì làm cho trót, rứa mà cũng trừa ra một thứ bắt mình phải làm! Chán cái ông ni!”

Bày mọi thứ ra bàn, sẵn sàng chiến đấu thì mới biết thịt chưa chín, còn đỏ hỏn à, “Ông coi Gà chín chưa? tui nghĩ còn sống.” Bà vợ nghi ngờ,

“Bà này nhiều chuyện, gà CHẾT từ trước khi đem tới chợ, thì làm sao còn SỐNG tới giờ này? Tôi làm theo sự hướng dẫn nơi cái nhãn ghi, từng bước một, không sai một bước nào. Vậy thì gà không chín là do lỗi của ai ? Chứ họ bỏ cái nhãn để làm gì?" Tôi gân cổ cãi lại.

“Ừ thì tui dùng sai chữ (Raw; không phải Alive) nhưng gà chưa chín, không ăn được.”

Bà vợ bắt đầu nổi cáu vì bụng đói; rồi bà lấy chảo ra chiên lại cho nhanh, chứ không để vào lò nướng, lâu lắm.

Tôi nghe bả lầm bầm: “Giúp mô không thấy, bày thêm việc cho làm. Lại còn cả đống chén bát. Chán. Tui vừa nấu ăn vừa rửa dọn, thành ra khi nấu xong là cái bếp cũng dọn sạch, có ai mô như ông, nấu có một thứ mà hai cái bồn rửa chén đầy ứ lên. Lần sau đừng đụng vô nữa nghe chưa.”

Chiều Chủ nhật hai vợ chồng đi chợ, nhà tôi phải đi 2 chợ, chợ của người Việt và chợ của người Mỹ thì mới có đủ thức ăn cho 2 vợ chồng; (Thì tôi đã nói mà, hai vợ chồng tôi cái gì cũng khác nhau.)

Hôm đó, ở chợ Mỹ, đến phiên chúng tôi được tính tiền. Trong khi bà vợ lục ví để lấy cái thẻ ra trả, tôi hỏi cô nhân viên “Cô có bao giờ gặp được thiên thần chưa?”

Hơi bất ngờ, nên cô bé hỏi lại “Thiên thần? ở đâu? Chưa, con chưa bao giờ được gặp thiên thần cả.”

Tỉnh bơ; tôi trả lời “Ngay đây này. Bà vợ tôi đấy. Bà ấy là thiên thần thật đấy.”

Tôi thích khen vợ; hôn lên tóc vợ; nắm tay vợ đi bộ tập thể dục… Nhưng vợ tôi không thích, (bà ấy nói là ở bên Việt Nam, người ta không có thói quen làm những điều đó!!!)

Thì như tôi đã nói với bạn ngay từ đầu đấy thôi, hai vợ chồng tôi cái gì cũng trái ngược nhau.

Nhưng có một điều tôi và vợ tôi giống nhau; chỉ một điều hết sức quan trọng thôi; "Cái gì mình có thì phải biết quý và trân trọng giữ gìn nghe ông.” Như lời vợ tôi thường nói.

Mong các bà vợ (và những người phụ nữ tôi yêu mến) có một ngày Phụ Nữ thật vui.

Carl Graves

Ý kiến bạn đọc
06/01/201816:45:57
Khách
Very funny Carl, keep it up good work and write again about your humor experiences with Vietnamese culture. The way you express love to your wife is totally different than most of Vietnamese men. My husband hold my hand while we walked in public is the most romantic gesture to him. As your wife said " to hold dear and value what we have now" since I saw the way older couples walk in pubic, the husband is few steps ahead and wife is few steps behind. I am happy with the way my husband hold my hand while walking now. Keep up with kissing and hold hands, Bravo Carl.
17/10/201723:05:44
Khách
A great humorous piece. Thumb up :-)

Google translates "Ông mập" as "Fat man" and translates "Fat boy" as "cậu bé mập" . The husband in this story is a bit too old to be considered as a boy. LOL.
04/08/201723:35:51
Khách
Đọc bài viết "Tôi người Mỹ, Vợ tôi người Việt" Tui chán cái ông chồng Mỹ nầy quá . Chỉ có 3 tiếng đồng hồ là ổng muốn cưới người đẹp xứ Huế ngay . Cưới vợ phải cưới liền tay cho nên mới có lắm chuyện . Người đẹp xứ Huế không có lựa chọn . Đồng ý lên xe bông về nhà chồng Mỹ mà không có chút xíu tình yêu, tình thân ái hay bất cứ một thứ tình gì cả .

1- Ông chồng Mỹ nầy là một người bất lịch sự khi vợ đang nói chuyên với bạn trên điện thoại . Ông ta không cần biết người đó là ai . Ông không cần biết người bạn đó có biết Tiếng Mỹ hay không . Ông ta không cần biết vợ ông đang nói chuyện chơi hay chuyện làm ăn ...Ông ta muốn nói một câu và người đẹp xứ Huế phải cho ông ta nói . Ông ta nói mà không hề bận tâm gì cả . Một người có học và đứng đắn không ai làm thế cả . Ông đã làm mất mặt bà vợ người Việt của ông . Nếu ông đang nói chuyện với bạn ông và người đẹp xứ Huế cũng hét vào phone một tràng tiếng Huệ và cũng không bận tâm gì cả thì ông chồng Mỹ nghĩ sao ?

2- Ông chồng Mỹ là một người làm biếng như lời tự thú . Không thèm học một chữ tiếng Việt nào nhưng ông ta là người đa nghi, luôn muốn biết vợ ông nói những gì với người chung quanh . Bà vợ của ông có cái tính tò mò như ông chồng Mỹ hay không? Tôi nghĩ là không . Vì làm biếng cho nên ông ta đã làm phiền, và làm mất mặt người vợ do bản tính đa nghi rất xấu của ông . Ông không tin vợ ông ta . Ông ta là một người đàn ông thiếu bản lỉnh

3-Trong nhà ông chồng Mỹ không có cái gì chung , ngoai trừ cái giường . Văn hóa khác , tôn giáo khác ,thực phẩm khác, ngôn ngữ khác , tính tình khác ...(một người độc đoán và một người phải chịu đựng ) nghe ông chồng ( chúa vợ tôi) nầy kể chuyện nấu nướng , ăn uống mà tui chán ông ta quá .

4- Làm sao ông lười biếng không chịu học tiếng Việt mà nghe người ta nói ông mập lại biết viết đúng chữ để nhờ Google dịch . Tui rất ngờ chuyện nầy quá . Ông ta viết thiếu cái ô dù là ông ta biến thành con ONG MẬP ngay .
Xưa nay nhiều người con gái (ít con trai) VN lấy chồng Mỹ (hay ngoại quốc) là ngườii ta nói ông chông Mỹ phải thuộc loại " ăn mắm hút dòi " nghĩa là ăn uống rất dễ dãi . tình tình qua loa sơ măng, hợp với tất cả mọi thứ và cũng không gặp bất đồng văn hóa thì mới có thể lấy vợ VN (Khi bạn lấy ai thì bạn " lấy " luôn cả gia đình người ta) Ông chồng Mỹ nầy không có những đức tính để có người vợ VN . Ba tiếng đồng hồ chưa đủ để có quyết định một đời . Hoan hô người đẹp xứ thần kinh , nhẫn nại , dịu dàng , siêng năng chịu thương chịu khó ... , chân dung đích thực của những bà mẹ VN ...

... Cô gái Việt Nam ơi!
Nếu chữ hy sinh có ở đời
Tôi muốn nạm vàng muôn cực khổ
Cho lòng cô gái Việt Nam tươi ( Hồ Dzếnh)

PS: Tựa bài viết : Chồng Mỹ- Vợ Việt là đủ rồi .Người đa nghi mà thích dài dòng văn tự
02/08/201704:21:15
Khách
Sao chị không đính kèm nguyên tác tiếng Anh ngay dưới bài tiếng Việt để các gia đình Mỹ-Việt khác có cơ hội cùng học hỏi!
31/07/201714:16:41
Khách
Thank you very much HN Melbourne. God bless you!
31/07/201714:10:03
Khách
Bài viết này có cơ được trúng giải làm à nha. Mà hổng biết hai vợ chồng sao Hỏa sao Thủy này sẽ chia nhau giải thưởng ra sao hè ? Ông chồng, theo lối lịch sự Âu Mỹ, sẽ muốn nhường hết cho người vợ. Còn người vợ, theo tình cảm của người phụ nữ Việt nam, sẽ muốn giải thưởng chia đôi- phần người viết và phần người dịch. :)
31/07/201712:36:05
Khách
I really like your storytelling Carl. Your story has made me laugh hard. You must write it with your heart and I could feel the love you have for your wife. You have humorously exposed differences in cultures, typical behaviors and habits, and culinary styles. Thank-you Carl for this good writing and also thanks to Minh Nguyet for your excellent translated version.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,037,011
Sau Lễ Mẹ, ngày Thứ Hai 29 sắp tới sẽ là Lễ Chiến Sĩ Trận Vong. Mời đọc thêm một bài viết mới của Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Tác giả bắt đầu tham dự VVNM năm 2015 và được giải danh dự. Bài viết mới nầy là một bút ký viết về đời sống các sinh viên Việt Nam du học ở Mỹ trong lúc Miền Nam bị sụp đổ năm 1975.
Tác giả đã nhận Giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ, 2003 với bài viết “Cái Chăn Mỹ và Con Gái Họ Đinh”, thể hiện nhiều thao thức của người phụ nữ Việt sống qua thời di cư, chiến tranh, di tản, làm vợ, làm mẹ trên đất Mỹ.
Tác giả sinh ra và lớn lên tại thành phố Hội An, Tỉnh Quảng Nam; Cựu nữ sinh Trung Học Trần Quý Cáp, Hội An, niên khóa 1964-1972. Chồng là một quân nhân trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa,
Tác giả là một cựu sĩ quan Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, đã nhận giải tác phẩm xuất sắc Viết Về Nước Mỹ 2006 với truyện kể về hai chàng sĩ quan Mỹ gốc Việt thuyền nhân:
Nước Mỹ đang là mùa ra trường, và ngày 18 tháng Sáu 2017 sẽ là Father's Day in 2017 is on Sunday. the 18th of June (18/6/2017). Xin mời đọc bài Viết về nước Mỹ đầu tiên của Tín Thất Tôn.
Tác giả 44 tuổi, cùng gia đình đoàn tụ tại Mỹ từ 1991, 25 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corpo-ration;
Tác giả tên thật Đặng Thống Nhất, giáo sư hồi hưu. Ông bà hiện là cư dân Brooklyn Park, Minnesota. Ông đã từng dạy ESL và Song Ngữ tại Hệ Thống Giáo Dục Công Lập Minneapolis và Ngôn Ngữ Việt Nam tại Đại Học Minnesota.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Nhạc sĩ Cung Tiến