Hôm nay,  

Chuyện Ông Mỹ Có Vợ Việt

18/07/201700:00:00(Xem: 14840)

Tác giả: Minh Nguyệt
Bài số 5170-19-31014-vb3071817

Ngay năm thứ hai của Viết Về Nước Mỹ, Việt Báo Online ngày 5 tháng Một, 2001, có phổ biến bài “Trái Tim của Đại Dương” của tác giả Minh Nguyệt. Bài được gửi bằng Mail, không kèm theo tiểu sử, hiện vẫn có thể đọc lai tại: https://vvnm.vietbao.com/a161988/trai-tim-cua-dai-duong Mới đây, qua email một thân hữu, có thêm hai bài viết ký tên Minh Nguyệt được chuyển tới. Được biết, bà  là  Minh Nguyệt Graves, một chủ tiệm Nails ở Texas, có chồng người Mỹ làm công chức, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ,  không liên hệ với tác giả cùng tên năm 2001. Mong tác giả tiếp tục viết và vui lòng bổ túc  sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.

* * *

Ông là người Mỹ, hai lần kết hôn đều không có bà nào là dân nội địa, cả hai đều là người ngoại quốc. Một bà từ châu Âu, một bà từ châu Á. Nói chính xác hơn, một bà người Đức, một bà người Việt Nam.

Thế tôi mới hỏi, “Có gì khác biệt?”

“Khác nhiều lắm chứ. Nhất là về cách cư xử, ứng xử, và những ngừơi liên hệ với họ.”

Ông bảo rằng, bà người Đức, văn hoá họ khá gần người Mỹ. Riêng người Việt Nam thì đúng là cả một cú “shock" với ổng.

Hồi mới lấy nhau, còn ở cái nhà cũ. Buổi chiều trong tuần, điện thoại reo, (Hồi đó chưa có cell phone như bây giờ.)

"Ông à, tui dẫn chị bạn làm cùng chỗ về nhà chơi, cho chị coi cái patio mình mới làm.”

“Mấy giờ?” Ông hỏi.

“Chừ đây." (Tiệm cách nhà có 10 phút.) rồi bà tắt máy.

Trời ơi, nhà cửa vậy, mà bả đem khách về? Làm sao dọn dẹp cho kịp! Ông hét vang:

“Tyler, Clem, ra phụ dọn sơ nhà, Mẹ đưa bạn về chơi!”

Sau khi khách ra về, ông mới bảo bà:

“Lần sau, muốn đưa ai về nhà, phải thông báo trước để dọn dẹp.”

Bà cười;:

“Ông cứ quan trọng hóa vấn đề, họ tới chơi 5; 10 phút, có cần phải lo lắng vậy không?”

Ông nói:

“Nhà là nơi mình ở, sống thoải mái, không cần thiết lúc nào cũng tươm tất, và không phải lúc nào mình cũng muốn có người lạ trong nhà. Ngoại trừ những dịp đặc biệt ra, như sinh nhật, ăn mừng cái gì, thì không ai thích người lạ tới nhà cả!”

Rồi khi dọn lên nhà mới, gần khu vực có nhiều người Việt Nam quen với bà vợ, thì chuyện chuông cửa reng rồi có người bước vào nhà mà không hề báo trước là chuyện “thường ngày ở huyện!" Họ tới lúc họ muốn, không thấy đó là chuyện phiền hà cho gia chủ.

Một lần nọ, người quen của bà vợ ở xa đến ở nhà ông chơi mấy ngày. Ông lo dọn dẹp nhà cửa (như lệ thường) đón và đưa họ ở phi trường, chở cho họ đi quanh thành phố, rồi xuống San Antonio và Houston chơi.

Khi đi đón, ông ghé chợ Sams Club, mua bó hoa đẹp để đi đón khách. Ai dè, gặp khách “sang” quá, phán một câu xanh rờn “Hoa chi như hoa cúng!”

Ông bực mình mới bảo bà vợ:

“Sao bạn bà sang giàu vậy, mà bà không bảo tôi, để tôi mua hoa loại đắt tiền hơn, và tôi sẽ yêu cầu họ ra khách sạn ở, chứ không cho họ ở nhà mình đâu!"

Thông thường như người Mỹ, sau khi đi chơi, ở nhờ nhà ai về, họ sẽ goị điện thoại hay gởi thiệp cám ơn. Hoặc là trước khi chia tay, họ sẽ mời chủ nhà bữa ăn tối thịnh soạn để thay lời cám ơn. Đằng này, người quen của bà vợ, không những không làm vậy, mà ngược lại, đi nói với bạn bè là nhà ông dơ!

Ông nghe mà giận lắm! Người gì mà vô ơn! Nghe đâu còn chê ông ở nhà làm vườn mặc chi cái quần Jean cũ rích!

Lạy Mẹ! Có ai đi làm vườn mà mặc vest đâu nhỉ? Hay người Việt Nam họ làm vậy không biết chừng?

Càng nghĩ ông càng thấy người Việt Nam họ thật khác với người Mỹ của ông lắm!

Này nhé, như năm trước ông và nhóm bạn cùng trong quân ngũ, làm một cái hội ngộ, 40 năm ngay tại thành phố nơi ông ở.

Sau thời gian chuẩn bị, gởi check, phân công người, họ đã gặp nhau, ăn uống vui vẻ, xong ai về nhà nấy. “Hết xôi rồi việc.”

Phía bà vợ thì khác.

Ông nghe họ bàn bạc, cũng làm họp mặt này nọ, ở tận bên Việt Nam, cái thành phố Huế xa xôi. Bà vợ ông đợi coi họ có chuẩn bị gì không, đến khoảng 1 tháng trước ngày đó mà vẫn không thấy động tịnh, chi nên hai ông bà quyết định không đi, theo lời khuyên của một người quen trong nhóm.

Sự đời oái oăm, mãi đến gần 3 tuần trước cái ngày họ dự định thì họ mới “xôn xao” với lý do họ đưa ra là “Cần gì phải chuẩn bị cho sớm!” (Chả bù với đứa con gái của ông bà, dự định đi Việt Nam chơi với thằng bạn trai, cả hai đứa chuẩn bị trước hơn 13 tháng! Nói điều này với người Mỹ thì họ tin, chứ nói với mấy người Việt Nam thì cũng như không!

Họ chẳng hiểu gì đâu. Bà báo cho họ biết và chúc họ “Gặp nhau vui vẻ.” Họ “chưởi” bả một trận tơi bời sương gió, vì cái tội “Sao không chịu tham gia? Kiết, sợ tốn tiền thì nói mẹ nó cho rồi, vậy mà cũng bày đặt làm Việt Kiều, lấy chồng Mỹ?"

Kỳ thật, như người Mỹ của ông, sự việc như vậy, chả ai nói gì. Mà có gì để nói đâu? Việc nhà của người ta, mình làm sao biết được. Thử làm cái họp mặt ở thành phố này, ai cản được chân vợ ông? Còn họ, coi mấy người đi được nào?

Còn chuyện đang ngủ nửa đêm bị chuông điện thoại đánh thức nữa chứ. Lần đầu, ông hoảng hốt, bật dậy, lo lắng hỏi:


"Có ai chết hả? Gọi giờ này thì chỉ có chuyện khẩn cấp thôi. Ai bị gì à?"

Tỉnh bơ, bà vợ trả lời:

"Mấy người bên Việt Nam, họ không biết bên đó trước bên này 12 tiếng đồng hồ."

Ông khuyên:

"Vậy bà nên bày cho họ biết."

Cứ ngỡ "Cơn ác mộng" bị dựng đầu dậy lúc đêm khuya thanh vắng sẽ... triệt tiêu, ai dè, chuyện đâu vẫn hoàn đó. Nói chi xa xôi, mới cách đây mấy hôm, 2 giờ rưỡi sáng, cả 2 vợ chồng bị thức giấc vì một người bên đó gọi qua. Không ngủ lại được, hai vợ chồng gây lộn, mãi hơn 4 giờ sáng mới thiu thiu ngủ lại, thì 5 giờ rưỡi ông phải dậy chuẩn bị đi làm!

Tôi đùa:

"Thì đừng để phone gần giường ngủ, khỏi nghe chuông reng."

Ông nói:

"Không được. Có 2 đứa con gái ở xa, trong bụng lúc nào cũng lo lắng cho tụi nó, nên phải để phone ở đầu giường, lỡ tụi nó cần giúp đỡ."

Nếu mà viết cho hết sự khác biệt giữa người Việt nam và người Mỹ của ông, thì chắc là cần cả quyển sách chứ chẳng chơi đâu nhé!

Thôi thì “Yêu ai yêu cả đường đi, ghét ai ghét cả tông ti họ hàng.”

“Tôi thương vợ, chấp nhận mọi sự khác biệt chứ biết làm sao bây giờ? Phải không cô?"

Ông tắc lưỡi, lắc đầu và cười vui./.

Bài viết thứ hai:

Facebook Và Tui!

Sẽ có ngày khi nhìn lại cuộc đời mình, tui sẽ gọi những năm 2009 về sau là những năm “Facebook Và Tui.”

Một ngày nọ, nhàn cư vi bất thiện tui mới mạo muội viết thư gởi Facebook để bày tỏ tấm lòng của mình:

"Facebook thân mến,

Cám ơn bạn đã cho tui cơ hội để giữ lại những kỷ niệm của ngày tháng vui buồn, và cũng cám ơn bạn đã chịu khó cất dùm “tụi hắn”, tui không cần phải lo, bởi vì nhiều khi già cả lú lẫn, “cất chỗ mô kỹ quá” tới khi cần tìm không ra!

Cám ơn bạn đã giúp tui tìm ra bao nhiêu là người; cả người quen lẫn người không quen!!! Từ bạn bè cũ, hàng xóm láng giềng ở xa cả nữa vòng trái đất; cho đến những người từng đi ngang trước cửa nhà mình!!! Rất nhiều người tui đã không hề gặp lại từ 30; 40 năm trước!

Cám ơn bạn đã cho tui có thêm “Bạn;” những người đến từ nhiều nơi trên hành tinh này. Một số ít trong đó là “ảo” vì chỉ muốn đi lừa tình, lừa tiền mà người Mỹ quen gọi là “Catfish,” (Hẳn họ thất vọng nhiều lắm vì tui vừa xấu vừa nghèo!!!) một phần khác vì tò mò; nhưng may mắn cho tui; đã kết thêm được nhiều người bạn thực sự (Mặc dù chưa gặp mặt bao giờ!)

Cám ơn bạn đã giúp tui trở thành “kẻ đưa tin” bất đắc dĩ, vì chuyện "Năm châu bốn bể” chi chi tui cũng “Hơi bị rành!"

Cám ơn bạn đã cho tui được đọc báo không tốn tiền mỗi buổi sáng bên ly cà phê và tiếng nhạc réo rắt.

Cám ơn bạn đã giúp tui được nói chuyện bằng ngôn ngữ “mẹ đẻ” không tốn tiền và khỏi tốn công đi mua thẻ gọi quốc tế như hồi xưa.

Cám ơn bạn đã giúp tui giết thì giờ vào những ngày tiệm nails của tui ế ẩm (Mà chuyện ni thì xảy ra như cơm bữa!)

Cám ơn bạn đã cho tui cơ hội để “Khoe” những bức ảnh tui chụp. Tưởng tượng nếu mình chụp ảnh mà không ai coi thì chắc cũng rầu máu lắm.

Cám ơn bạn đã cho tui nhìn lại mình nhiều hơn qua “Selfy” để tự dối lòng rằng mình vẫn còn “trẻ và đẹp” chán!!! (Qua lời khen của friends?)

...

Nhớ thuở mới tập tành dùng Facebook; đó là năm 2009.

Thấy ông chồng thỉnh thoảng lại mở computer, đọc tới đọc lui cái chi đó rồi ngồi cười một mình. Tui mới hỏi:

“Ông bữa ni bị chi rứa?”

“Gặp bạn bè cũ, nói chuyện qua về thấy vui vui, tui mới lập một tài khoản Facebook.” Ông dôn trả lời.

Tò mò, tui biểu ổng cho coi, đọc "comments và replies;” qua lại của ổng và bạn bè; thấy ngồ ngộ!!!

Tui nói:

“Ông làm cho tui một cái Facebook giống rứa.”

Ổng nói:

“Thôi, hai vợ chồng dùng chung cũng được mà!”

Tui lầm bầm, “Cái tội làm biếng, chơ mắc chi mà phải dùng chung; áo quần có mặc chung được mô mà Facebook phải dùng chung? Được rồi, để tụi tự làm cho ổng biết tay!"

Nói là làm. Tui mày mò ở cái Computer, (Lúc đó, cả nhà chỉ có 1 cái Computer), nào là phải “Lock out” cái “Facebook account" của ổng, rồi mới "giả vờ" như mình chưa có Account, để mà "sign up” (Không phải "Sign in.”)

Mày mò một hồi, tui cũng mở được một Facebook account.

Tui phục tui quá!

Rồi tui tiếp tục “tự học hỏi" để Download hình. Cái này thì hơi khó, vì hồi nào tới giờ, chủ yếu dùng Email, mà cũng ít khi gởi hình ảnh, (mỗi lần gởi phải nhờ ông dôn giúp).

Ông bà mình nói “Vạn sự khởi đầu nan” là đúng thiệt.

Ban đầu, đưa được cái hình từ computer vô facebook, nó sao thì cứ để vậy; không biết cách sửa cho thẳng; coi cho được cái hình thì cái cổ cũng gần “troẹo”!

Tiếp nữa là tự học để chia xẻ mấy cái video nhạc.

Rồi sau đó theo lời gợi ý của chị bạn, tui viết chuyện ngắn đăng ở trang cá nhân dưới phần Notes. Bây giờ thì tui gộp lại thành một trang riêng “Cho Oai.”

Lanh chanh tui còn lập nhóm bạn bè này nọ, vui cũng có mà buồn cũng không thiếu.

Nói gì thì nói, Facebook đã dạy cho tui nhiều điều (Mà không lấy của tui đồng nào!)

Nếu một ngày nào đó, thiên hạ không còn mê Facebook nữa, mà thay vào đó là “Cái gì” khác, thì ít nhứt Facebook vẫn có một chỗ đứng trong “Cuốn sổ đời tui,” không thể chối cãi được.

Cám ơn Facebook nhé.”

Minh Nguyệt

Ý kiến bạn đọc
26/03/202111:46:19
Khách
why vardenafil dosage over 65 https://vegavardenafil.com/ generic levitra vardenafil 20mg
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,249,832
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông sanh năm 1962, sanh ra và lớn lên ở Sài Gòn. Sang Mỹ năm 2006, hiện cư ngụ tại Quận Cam Nam Cali. Đã làm nhiều nghề để sinh sống. Hiện nay là nhà báo tự do.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông được ghi lời đề tặng trang trọng:
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài mới của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vinh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Mong ông tiếp tục viết.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên ông là “Một Vòng 5,000 Miles” ký bút hiệu Thăng Nguyễn. Tiếp theo, 2014, là bài “Đưa Cha Mẹ Già Qua Mỹ”. Thêm một bài mới, Sau bốn năm ngừng viết, Họp Mặt Cựu HS Tân Hiệp. Kiên Giang Tại Georgia.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài đăng hai kỳ.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Bài viết mới của ông là chuyện cập nhật mùa bão, xin phổ biến kịp thời.
Nhạc sĩ Cung Tiến