Hôm nay,  

Kiếp Sau Tôi Phải Làm Ca Sĩ

15/07/201700:00:00(Xem: 12799)

Tác giả: Nguyễn Tài Ngọc
Bài số 5167-19-31011-vb7071517

Tựa đề là dòng cuối của bài viết kể chuyện “Celine Dion hát ở Paris.” Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số vừa thành sách "Xin Em Tấm Hình".

* * *

blank
Báo Gala và Paris Match ngày 7-7-2017 đăng hình một phụ nữ Việt từ trên ban-công được danh ca Celine Dion và cận vệ đỡ leo xuống đường để chụp hình với thân tượng.

Bốn năm về trước khi ở SàiGòn, có một hôm tôi phải ra phi trường Tân Sơn Nhất đón một người bạn cũng về SàiGòn cùng lúc. Khi đến nơi tôi thấy có một đám đông tụ họp chung quanh một cô gái thấp người, da trắng, gương mặt trông hơi lai. Đám đông gây một cảnh tượng náo nhiệt vì ai cũng giành giật muốn đến gần với cô ta. Tôi tò mò hỏi một người đứng kế bên có chuyện gì mà người ta xúm chung quanh cô nhỏ người ấy thì anh đó nói với tôi: "Dạ, cô đó là ca sĩ Phi Nhung".

Ca sĩ Việt Nam đối với tôi như nội các Kim Jong-un của Triều Tiên hay Xi Jingping của Trung Quốc: tôi chẳng biết ai là ai. Thế nhưng tôi không ngạc nhiên khi thấy thiên hạ hâm mộ ca sĩ quá đỗi như thế. Chẳng phải chỉ ở Việt Nam mà thôi, khắp thế giới, nhất là ở Mỹ, dân chúng mê mệt ca sĩ, minh tinh tài tử, người nổi tiếng trong giới thể thao, TV...

Những người có công đóng góp giúp ích xã hội, phát minh máy móc, phương tiện làm đời sống chúng ta thoải mái hơn như phi hành gia đáp xuống mặt trăng, người phát minh máy thọc cầu tiêu ống nghẹt cống nghẹt, người chế xe hốt phân chó trên đường phố Paris, người sáng chế máy cạo lông nách..., họ đi bộ ra ngoài đường chẳng ai nhận diện, chẳng ai thèm để ý, thế nhưng nếu là ca sĩ, minh tinh tài tử thì chỉ cần hú một tiếng là dân chúng bu đến xem như ong vỡ tổ.

Những người nổi tiếng này còn được một lợi nữa là nếu họ có ngủ với ai ngoài hôn nhân, thiên hạ chẳng ai để ý. Theo báo National Enquirer, tay đánh golf vô địch da đen Tiger Woods trong thời gian đang lập gia đình, gian dối vợ ngủ với 121 phụ nữ khác - mỗi năm anh ta ngủ với hơn 20 người đàn bà. Thế mà bây giờ ngoài việc bị vợ ly dị, anh ta vẫn tranh giải đánh golf như thường, vẫn nổi tiếng.

Ngược lại, thiên hạ lại bắt những chính trị gia ở Mỹ giữ tiêu chuẩn đạo đức rất cao: Tổng Thống Bill Clinton tằng tịu với cô Monica Lewinsky bị nhà báo khui ra, và vì nói láo trước Tòa, suýt tí nữa Clinton đã bị Quốc Hội truất phế (Hạ Viện biểu quyết YES, Thượng Viện biểu quyết NO).

Tôi phải công nhận là gặp tận mặt những người nổi tiếng mình cũng cảm thấy hứng thú, và tôi cũng có hân hạnh đã gặp vài người trong đời. Khi học Trung học Hùng Vương vào năm lớp 7 hay 8, một hôm có một giờ giữa Thầy giáo vắng mặt nên chúng tôi sang Đại Học Y Khoa bên kia đường chơi. Tình cờ lúc đó họ đóng phim "Xin Đừng Bỏ Em" với Ngọc Đức và Thẩm Thúy Hằng trong khuôn viên Đại học. Tôi chưa bao giờ gặp một người đẹp như tiên nga, quá xinh như Thẩm Thúy Hằng. Về nhà tôi mê mẩn đến hai năm, tám tháng, hai mươi mốt ngày, mười hai giờ, năm mươi hai phút mà tâm hồn vẫn chưa hết dao động.

blank
Đó là Nga, bà bạn của vợ tôi.

Một lần tôi không nhớ vào năm nào, lớp 7, hay 8, 9, ở sân vận động Hoa Lư, hàng năm tất cả trường Trung học ở SàiGòn tụ họp với nhau tranh tài thể thao. Trước ngày khai mạc thì mỗi trường đều cử một số học sinh dựng trại ngủ qua đêm để tất cả sinh hoạt ca nhạc với nhau. Buổi chiều trước hôm lửa trại có Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu đến thăm. Dĩ nhiên là ông ta chỉ đi phớt qua với một lô cận vệ bao bọc chung quanh nên tôi chỉ thấy cái đầu sói của Tổng Thống. Ông ta không thể nào thấy hai tay tôi vẫy chào loạn xạ, nhưng hôm sau về nhà tôi có cảm tưởng tôi là Đại Tướng Nguyễn Tài Ngọc vừa điều trần với Tổng Thống bằng Morse Code, cứu nguy dân tộc.


Vài năm sau khi lấy vợ bên Mỹ, tình cờ một hôm tôi đọc báo thấy họ quảng cáo Alain Delon xuất hiện ở Glendale shopping mall để bán nước hoa nhãn hiệu mang tên ông ta. Nhà tôi cách đấy chỉ nửa tiếng lái xe, vợ tôi ngày xưa học trường Tây Regina Pacis, vừa mới từ Paris sang Mỹ định cư nên tôi lái xe đến đó cho nàng gặp người tình trong mộng. Thú thật nếu gặp Brigitte Bardot với bikini thì hứng chí hơn, nhưng tôi cũng rất vui mừng gặp Alain Delon bằng xương bằng thịt. Ông ta ký tặng vợ tôi ảnh của ông ấy, viết "To LOAN" và ký tên Alain Delon sau đây:

Nãy giờ tôi vòng vo Tam Quốc thao thao bất tuyệt mở đầu lung khởi để bây giờ mới đề cập đến chuyện chính yếu là tuần vừa rồi Celine Dion sang Paris hát tour. Những năm trước đến Paris và lần này, Celine Dion ở khách sạn 5-sao Le Royal Monceau- Raffles tọa lạc trên đường Avenue Hoche gần l'Arc de Triumphe.

Celine Dion (dân Quebec Canada, hát tiếng tây) là ca sĩ nổi tiếng thế giới nên dĩ nhiên số khán giả hâm mộ mỗi ngày kéo đến khách sạn mong gặp được cô ta rất đông đảo. Vì thế, Hotel Le Royal Monceau phải làm hàng rào chắn con đường trước phạm vi khách sạn ngăn cản không cho người ngoài vào. Mỗi lần Celine xuất hiện ở trước cửa khách sạn là đám đông lẫn thợ phó nhòm hét khan cả cổ mong cô ta đến nơi mình đứng để chụp hình.

Báo Gala và Paris Match ngày 7-7-2017 chụp hình một phụ nữ Á Đông hâm mộ Celine Dion ở ban-công ngay sát bên Le Royal Monceau được Celine Dion và một người cận vệ đỡ leo xuống để chụp hình chung với người ca sĩ. Với tựa đề “Khán giả hâm mộ Celine Dion được gặp thần tượng của mình - Fans de Céline Dion, ils lont rencontrée", báo Paris Match nói “Cuối cùng giấc mơ gặp thần tượng của gia đình này đã thành sự thật”.

Tuy rằng tiếng Pháp tôi chỉ biết lõm bõm, đọc bài này tôi có cảm tưởng người viết có gốc Bắc Kỳ như tôi, hay khuếch đại tô mầu Technicolor.

Câu chuyện này hi hữu vì “người khán giả hâm mộ thần tượng Celion Dion” đó không ai xa lạ mà là Nga, bạn học Regina Pacis của vợ tôi. Mỗi lần sang Paris, chúng tôi đều ghé đến thăm Nga ở nơi làm việc này. Đây là ảnh tôi chụp đầu tháng 5 năm nay (hotel Le Royal Monceau với những đèn treo đỏ ở phía sau):

Nga biết là Celine Dion ở Hotel Le Royal Monceau sát bên nên trang trí cửa sổ với đầy hình ảnh của Celine.

Vì thế Celine mới ghé đến ban-công để Nga có dịp chụp hình chung và xin chữ ký.

Đây là đoạn video đó:
https://www.youtube.com/watch?v=RWl7sE8Kwt8

Celine Dion in front of hotel Royal Monceau 4-July-2017

blank
Nga, Loan, Mai và Trâm Anh. (ảnh Nguyễn Tài Ngọc)

Tôi vào Internet nghiên cứu thử xem ai có nhiều khán giả hâm mộ theo dõi nhất trong social media trên thế giới thì cả bốn người hàng đầu đều là ca sĩ (tôi ở Mỹ mà cũng chẳng biết hai cô ca sĩ đứng nhất nhì là ai):

1. Selena Gomez: 117 triệu

2. Ariana Grande: 103 triệu

3. Taylor Swift: 100 triệu

4. Beyonce: 99.7 triệu

Một trăm triệu người hâm mộ! Thật là một điều hoàn toàn ngoài sức tưởng tượng.

Trong khi những cô ca sĩ này có đến trăm triệu khán giả ái mộ, tôi, Văn/Thi sĩ Nguyễn Tài Ngọc, có….zê-rô người hâm mộ! Sự thật quá đau lòng, quá xấu hổ cho tôi.

Kiếp sau tôi phải làm ca sĩ.

July 2017

Nguyễn Tài Ngọc

http://saigonocean.com/index.php/en/

Ý kiến bạn đọc
25/07/201721:04:09
Khách
Tiếp theo.
Sẵn đây Ngụy tui nói chuyện xưa chơi. Chuyện xưa được Hoàng Hải Thủy tức Công Tử Hà Dê kể rằng vào lúc mà các Ngụy Quân, Ngụy Quyền vô hộp và các Ngụy Dân bị cướp nhà tống đi kinh tế mới thì tại Sàigon VC mở khóa “bồi dưởng chính trị”. Công Tử Hà Dê là người đã chứng kiến cảnh giới nghệ sĩ đóng tuồng trước mấy quan cách miệng. Công Tử Hà Dê kể về đào Bạch Tuyết lên ngâm thơ của thi sĩ chế lèn èng mà thi sĩ nầy đang ngồi chần dần uống bia hơi chủ tọa. Công Tử Hà Dê khen đào Bạch Tuyết nâng bi xuất sắc. Rồi ca sĩ kiêm tài tử Băng Châu lên nghẹn lời khóc sướt mướt. Tới phiên anh ca sĩ Nhật Trường anh nầy nâng bi huê dạng hơn bằng cách kể xấu đời sống, sự nghiệp ái tình của "giới nghệ sĩ" như bà nội nầy có xe Datsun thì bà má non kia phải có Mazda. Ganh nhau từ chút. Rồi "ca sĩ kiêm nhạc sĩ của lính" Rừng Lá Thấp khúm núm thật thà khai báo với quan cách miệng là coi mấy em ca sĩ ngon lành dzậy chứ muốn làm ca sĩ cho Ngụy thì phải leo lên giường ráo trọi. Tới phiên ca sĩ Thanh Tuyền mà Ông gọi là ca sĩ tuồn tuột. Không hiễu tại sao lại là tuồn tuột. Chữ nầy ấn tượng dữ dội nghe. Em tuồn tuột bèn thật thà khai báo " Trước đây em sợ VC lắm nhưng khi đi hát thì thấy những người cách mạng xem trình diễn thiệt là nghiêm túc, biết cổ võ đúng lúc. Nên Thanh Tuyền sướng rên mé đìu hiu". Rồi ca sĩ tuồn tuột kết luận: "Đây mới là chỗ đứng của người nghệ sĩ...". Nhưng ca sĩ tuồn tuột chưa chịu chấm hết dù không bị tra khảo nàng cứ khai tuồn tuột tất. Nàng kể chuyện nàng bị tông tông Thiệu đóng đinh trong một dạ vũ. Công Tử Hà Dê cũng kể chuyện kép Hùng Cường mặc bà ba đen, lưng đeo ba lô cắm cờ VC đi tửng tửng ở Saigon rồi nhỏng đít hát vài bài ca cách miệng.
Ngụy tui tin chuyện nầy có thật vì ngoại trừ kép Hùng Cường đi ngủ với giun với dế thì giới nghệ sĩ mà Công Tử Hà Dê kể còn sống nhăn răng tất cả mà không thấy ai lên tiếng như Đại văn hào Ngựa dớt ngay chim Nguyễn mộng dế Bảo Nổi thì đã rất là nghiêm túc cám ơn đảng đã cho chả sáng mắt sáng lòng. Tại sao đại văn hào nầy không lợi dụng thời cơ chơi cha Công tử Hà Dê tơi bời hoa lá rụng. Rồi thêm anh ba râu Đại úy Quân Cảnh Hoàng phải gió trong tay có tờ báo bự tổ chảng có cả một tổ hợp ngầu ra phết thêm quan hai lính thủy đánh bộ chuyên viên đưa đón cộng sản . Thành phần hùng hậu thế mà chả ai dám bợp tai đá đít anh Công tử Hà Dê. Tất cả đều im như thóc thì tiết lộ của Công tử Hà Dê là có thiệt không phải đồ dỏm thành ra cái giới nghệ sĩ mà thằng xướng ca đem ra làm thí dụ cũng chỉ là một đám vô loài không hơn không kém. Sớm đầu tối đánh. Phản Trụ đầu Chu
Bây giờ Ngụy tui đâm chán thèm nhấm nháp chút bia cho lạnh đời tỵ nạn. Nhưng trước khi đi lấy bia để uống thì Ngụy tui có thắc mắc nầy gửi đến nhà dzăng con bò tót về chữ đồng bào. Thằng xướng ca về VN chỉ để hát cho đồng bào nó nghe cũng được đi , nhưng nó hát nhạc gì? Lỡ đồng bào của nó muốn nó hát bài Cờ Bay thì nó có dám hát hay không?. Rồi mấy thằng như đỗ mười , võ văn kiệt hay thằng lê đức anh ở nhà buồn sanh tật dzô rạp hát để nghe thằng xướng ca hát hò thì thằng xướng ca có hát cho mấy thằng đó nghe không? Thằng xướng ca có công nhận mấy thằng đó là đồng bào của xướng ca hay không? Hay là sau khi hát xong, thằng xướng ca bèn tuyên bố đây là niềm mong ước và hạnh phúc được hân hạnh đem lời ca tiếng hát ra phục vụ mấy ngài đồng bào lãnh đạo.
"Thương nữ bất tri vong quốc hận
Cách giang do xướng Hậu đình Hoa "
Ngày xưa chỉ cách một con sông thôi mà mấy em thương nữ bị mang tiếng tới giờ nầy là mất nước không biết nhục. Thời nay cách cả một đại dương mà có cả một giới nghệ sĩ của thằng xướng ca bò về lạy lục xin phép để được liếm bô cho kẻ thù để kiếm tí tiền còm , rồi có một bà hồn nhiên tự nhận là nhà dzăng con bò tót nhảy ra vỗ tay cổ võ thì... thì nhục đến bao giờ.
NgụySàiGòn (2004)
25/07/201721:00:52
Khách
Ngưng trích chỗ nầy để Ngụy tui luận chút xíu cho bà "nhà dzăng" nghe chơi không mất tiền. Hát cho đồng bào tôi nghe của thằng xướng ca nó sẽ hoàn toàn khác biệt với Hát Cho Đồng Bào Tôi Nghe của Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang "Cho đồng bào tôi thở nốt những hơi tàn..." Đâu bà nhà dzăng thử kêu thằng xướng ca hát bài Lửa Máu Hận Thù của nhạc sĩ Thục Vũ cho đồng bào của nó nghe chơi coi nó dám hát không. Thôi đừng kêu nó hát nhạc xưa. Kêu nó hát bài "Chút quà cho quê hương " của Việt Dzũng hay "Em nhớ màu cờ" của Nguyệt Ánh. Hay là nó ca tặng cho đồng bào của nó bài Xin Hãy Làm Ánh Đuốc "Trong yên vui chớ quên thù vong quốc. Giữa bình yên lòng vẫn nhớ núi sông điêu tàn...(Nhạc Nguyệt Ánh ) Nếu nó mà dám ca thì lúc đó Ngụy tui mới tin là nó hát cho đồng bào nó nghe. Mà cái nầy ngộ nha. Nó tuyên bố là sẽ hát nhạc của Tôn thất Lập của Vũ Hoàng.... của đám âm binh bưng bô mà không nghe nó sẽ trình diễn nhạc của bố Phạm chim của nó. Sao kỳ dzậy cà. Không lẻ nhạc bố Phạm chim của nó được làm trong cầu xí thì chính nó đã bỏ vào cầu tiêu rồi nhấn nút cho nó ra khơi để "biết mặt trùng dương biết đời mênh mông biết bao hãi hùng..."
Xướng ca thuộc "dạng" trình diễn có nghĩa là chỉ ca chỉ hát những gì mà người ta viết sẵn cho nó. Người ta cho nó vui thì nó mới được hát vui. Người ta cho nó buồn thì nó phải hát buồn. Còn chuyện nó nói nó là tác giả bài Kiếp Đam Mê thì Ngụy tui nghi lắm. Mẹ! Nhạc sĩ cái mẹ gì mà gần chết chỉ có trần xì một vài bản nhạc. Xạo! Như thế thì bà "nhà dzăng " đã thấy rõ yếu tố "hát cho đồng bào của thằng xướng ca nghe không đứng vững. Nó không được quyền thích hát bài nào là nó hát bài đó. Mà nó phải hát phải nói những gì mà mấy thằng VC muốn. Thế thôi. Những cái như đồng bào tui, những cảm xúc chân thành ... đều là những thứ bố lếu bố láo.
Mời bà nhà dzăng nghe nó nói tiếp nè: "Việc tôi được hát tại VN là một việc được người Việt sinh sống ở nước ngoài quan tâm và phấn khởi dùm, đặc biệt là giới nghệ sĩ. Điều này chứng tỏ đất nước mình đã đổi thay thật sự..." . Trời đất ơi. Thời nầy mà nó nói năng như thế nầy thì nó coi bà "nhà dzăng" là thứ ngu muội nhất trên đời. Nó chỉ lừa được bà "nhà dzăng" nó coi bà "nhà dzăng" là một con bò tót không hơn không kém. Ai là người Việt sinh sống ở ngoài nước quan tâm và phấn khởi. Quan tâm thì có. Tại sao quan tâm? Bởi vì cần phải biết để nhớ những thằng phản bội để đừng mua băng nhạc của nó hay đừng bao giờ đi xem bất cứ chương trình nào mà có mấy thằng bưng bô hát. Còn phấn khởi thì chắc chỉ có bà "nhà dzăng" con bò tót. Còn đặc biệt là giới nghệ sĩ. Giới nghệ sĩ là thằng nào con nào? là thằng em rể Tuấn ngố hay là mấy thị Thái dúi: Thái hành, Thái thịt, Thái mẹt. hay là toàn ban ban nhạc Phạm chim... hay là nguyên cái đám nghệ xí mà Ngụy tui đã nêu tên ở trên? Rồi thằng xướng ca hồn nhiên kết luận: "chuyện về hát tại VN chứng tỏ là đất nước mình đã thay đổi" . Mẹ ơi. Cái thằng xướng ca nầy thiệt là bác học như bố Phạm chim của nó. Đất nước ta đã thay đổi từ lâu đâu cần gì phải đợi đến khi thằng xướng ca về hát mới thay đổi. Đất nước ta đã bỏ đế quốc đỏ Lên Xô đi liếm bô cho thằng đế quốc Mỹ từ lâu. Thay đổi từ “núi liền núi sông liền sông tình hữu nghị anh em đời đời bền vững” sang làm chư hầu tay sai cho nó. Thay đổi từ lãnh đạo khố rách áo ôm sang lãnh đạo tiền đô bạc tỉ. Tới cái khúc nầy thì thằng xướng ca ló đuôi bưng bô cho đảng phỉ. Đảng phỉ cần những thằng bưng bô như thế để trình cho quan thầy Mỹ thấy là đảng ta đã thay đổi bằng chứng là từ Phó lon tonNguyễn cao cầu đến những tay xướng ca vô loài đều được trở về để nối vòng tay lớn với đảng phỉ. Đọc cái kết luận của thằng xướng ca mới đã nè: "Riêng cá nhân tôi, được hát trên quê hương là điều mong ước và hạnh phúc nhất!" Quá đã !!!. Thằng xướng ca bây giờ hạnh phúc nhất. Đây là một "thông điệp rõ ràng" mà thằng bưng bô xướng ca muốn gửi đến cho bà "nhà dzăng" con bò tót. Tại sao bà "nhà dzăng" con bò tót còn đợi gì không chịu dzìa nước để viết bài, để nói cho đồng bào của bả nghe, cho đồng bào bả đọc để bả được làm người hạnh phúc nhất?
23/07/201722:03:17
Khách
Tác giả không nói rõ cía ước muốn làm ca sĩ gì ? ca sĩ VC , ca sĩ VNCH sau nầy về quỳ giối xin xỏ kiếm ăn hay làm ca sĩ Mỹ như Michael Jackson ...
Bài viết "Xướng Ca Vô Loại" viết năm 2004 để diễu những "ca sĩ Việt Kiều"

Với tựa đề là "Ngày Trở Về của Duy Quang" tức Michael Phạm , đăng trên báo VC Tuổi Trẻ . Ngụy tui nghĩ là trong bài viết nầy sẽ có cảnh anh thương bình chống nạng trở dzìa nhà sau mùa chinh chiến. Người mẹ nay đã già lần mò ra trước ao nắm áo người xưa mà cứ ngỡ như giấc mơ. Rồi đâm tiếc là mắt bị cườm mờ mờ ảo ảo như người đi đêm vì chờ đợi quá lâu. Cả làng, cả xóm, cả con trâu, cả vườn rau bị úa nắng vàng cũng chờ đón người chiến sĩ trở về . Thiệt là vinh quang . Thiệt là cảm động, Ngụy tui chuẩn bị sẵn sàng khăn tay để chậm nước mắt. Mẹ! Tưởng như thế là tưởng trật lất.
Theo sự tiết lộ của báo Tuổi Trẻ VC là chàng xướng ca đã trở về từ 10 năm dzìa trước. Mẹ ơi! Thằng nầy chắc thuộc loại "Xa quê hương nhớ Mẹ hiền. Gần Mẹ hiền ăn cắp tiền trốn đi xa". Làm một cú trở về để kiếm ít tiền trở qua Mỹ. Rồi ở Mỹ thì lại nhớ Mẹ hiền nên lén lén dzọt dzìa kiếm tí tiến trốn đi xa. Không biết có thiệt dzậy hay là chàng xướng ca trở dzìa với một ý đồ mánh mung gì đây. Rồi không biết từ 1994 đến năm 2003 thì chàng dzìa bao nhiêu lần. Những lần ấy chàng dzìa thăm quê hương, thăm tổ quốc XHCN mến yêu của chàng hay thăm cái gì? Thăm cái gì thì hãy nghe chàng nói: "Chàng không còn cảm hứng làm việc cùng nguồn vui sống tại đất Mỹ " . Thì nói mẹ là ở Mỹ chàng mất hứng rồi bất lực. Xướng ca mà cũng bày đặt nói chuyện văn hoa, đầy "ấn tượng" như ngôn ngữ của đảng. Trời đất , như vậy Mỹ đâu phải thiên đàng hạ giới. Ở riết đâm mất hứng xướng ca. Rồi bị "sự cố" bất lực nên vợ ôm sò sang đò khác. Chàng phơi củ cải nên chàng quyết chí trả thù, nên chàng bèn trở dzìa quê hương. Hay,. công nhận chàng xướng ca đã nói lên được cái kinh nghiệm xương máu của bản thân mình cho mọi người được rõ. Có điều hơi buồn là chàng không nói rõ hơn "động cơ" nào làm cho chàng mất hứng rồi bất lực.
Khi được hỏi: "cảm giác của anh khi được ca hát ở VN... " Cái thằng đặt câu hỏi thiệt là "hoành tráng" thiệt là "rực rỡ " nha. Cảm giác là cái củ cải gì? Không lẽ thằng phóng viên ngố nầy nó muốn biết xúc giác của xướng ca ra sao khi hát ở VN có giống như đang sờ soạng đang ôm ấp ghệ? hay vị giác ra sao có giống như đang đớp một chén chè sâm bổ lượng hay uống ly chanh đường xem môi em có ngọt?. Hay là thị giác ra sao có giống như chàng đi coi vũ cởi truồng. Dzậy mà xướng ca cũng hiểu. "Rất vui và cảm động vì tôi sắp đươc hát cho đồng bào của mình tại quê nhà những người luôn thích ca nhạc thật sự." Câu trả lời rất "ấn tượng, hoành tráng, rực rỡ". Chính cái câu nầy mà có một bà "nhà dzăng", có cái tên rất "rực rở tên vàng". Đó là nhà văn Bút Dzàng , Đổ Thị Thuấn, không phải là đồng bào của xướng ca. Cũng là người không thích ca nhạc thật sự, đã hồ hở hân hoan phấn khởi, đã quá , mém vãi đái bèn tuyên bố là OKOKOKDO. Dù là bà "nhà dzăng" có OK hay không thì xướng ca cũng điếu có ke. Thằng nào về VN hát mà không hót như thế từ Elvis phuck đến Hương lôn rồi Giao hoan rồi một tỉ thằng một triệu con như Tuấn ngốc, như Bảo háng, như người em xi nhộng Cờ duyên…như thằng Đức cống người tình năm trăm, như thằng Trịnh nam són đầu trọc lóc ôm kèn thổi tò tí te vô cửa sau (hậu môn) của mấy thằng VC văn hóa nghệ thuật .. Có con lại còn rinh dzìa Mỹ một thằng ca sĩ Bắc Vịt cộng nữa mới là đã đời đã điếu. Qua câu nói trên "ta đã thấy gì trong đêm nay. Cờ sao muôn vạn cờ sao. Tay xách AK đi dạo Sài gon..." (ta đã thấy gì trong đêm nay tcs) Có nghĩa là chỉ có người ở quê nhà mới là đồng bào của thằng xướng ca. Còn cái đám ở hải ngoại, những người đã nuôi nó và gia đình nó mập ú thì chả phải đồng bào của nó, làm cho nó mất hứng rồi bất lực. Sẵn trớn nó còn miệt thị cái đám hải ngoại kể luôn bà "nhà dzăng" là lỗ tai cây chả biết thưởng thức tí gì về âm nhạc. (Còn tiếp)
17/07/201713:22:16
Khách
Anh Tài Ngọc
Đọc anh thấy vui vui.. cảm được tài so sánh khéo léo của anh .
cả 2, đều cho người đời món ăn tinh thần. Tài văn/ thi sĩ của anh cần có thì giờ / kiến thức để suy ngẫm, để hiểu, để học hỏi. ... văn chương nhất là thơ thì cần rất nhiều để thưởng thức ( thơ hay được người biết nhiều nhờ phổ nhạc) còn ca sĩ, lời ca tiếng hát là món ăn liền, thắm ngay vào tim.
ở đâu đó có câu có ý như sau:" hãy biết những gì mình đang có, đừng so sánh, có như vậy mới thấy hạnh phúc"
Kính chúc anh khoẻ và cảm ơn anh những bài viết hay.

Quí mến
17/07/201701:50:30
Khách
Bài viết vui dí dỏm minh hoạt thực tế việc thần tượng, hâm mộ giới ca sĩ. Con gái tôi ở Úc Châu rất hâm mộ Hanson Band (an American pop rock band) từ khi còn nhỏ. Bây giờ cháu ba chục tuổi vẫn ‘cuồng’. Lớn lên đi làm có tiền, nên gần như mỗi năm cháu lấy phép qua Mỹ xem tour của Hanson. Tháng rồi Hason qua Úc và Tân Tây Lan trình diễn, cháu nghỉ hai tuần liền đi theo thần tượng.
Nếu thích và nếu có kiếp sau ông Tài Ngọc cứ thử làm ca sĩ xem sao, chứ văn sĩ, thi sĩ cũng có dòng người hâm mộ đặc biệt theo thể văn hay thơ. Theo tôi, thường nghề, nghiệp gì có ghép với từ ‘sĩ’ thì được danh, hoặc có tiếng hay kiếm lắm tiền, và được hâm mộ. Như là nhạc sĩ, bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ, tiến sĩ, học sĩ, tu sĩ, nghĩa sĩ, binh sĩ, dũng sĩ kể cả tử sĩ. Ái chà nhưng mà ‘lòi sĩ’ thì hơi bị tốn tiền.
Mong các bài viết sau của ông.
15/07/201722:23:44
Khách
Not just any singer but a reincarnation such as Maria Callas whose singing style, Rococo, could not and cannot be matched as of this writing.
15/07/201721:24:51
Khách
Tác giả nêu lên một thực tế phũ phàng của cuộc đời.
Các tài tử, ca sĩ, cầu thủ có tất cả: danh, tiền, tình (cộng thêm được sự tha thứ rất dễ dàng nếu lăng nhăng tình dục ngoài hôn nhân).
Các khoa học gia, văn thi sĩ, vân vân cho dù được giải Nobel thì cũng chỉ được vài phần trăm so với những cá nhân ở phần trên. Người đời chỉ đọc hay nghe tên qua truyền thông rồi quên đi.
Về kiếp sau thì mỗi tôn giáo dạy khác nhau! Tuy nhiên tôi chúc tác giả Nguyễn Tài Ngọc kiếp sau là ca sĩ (nam hay nữ tác giả không viết rõ) như ước muốn.
15/07/201715:30:27
Khách
Một ca sĩ trẻ nổi tiếng hơn cả Cha Già Dâm Tặc Hồ chí Minh: Tháng hai năm 2006, một trong những tạp chí lớn ở Pháp Match du Monde chạy bài viết nữ ca sĩ trẻ Mỹ Tâm của thế hệ mới ở Việt Nam nổi tiếng hơn cả Hồ chí Minh.

Hửi đ...ca sĩ Đại Hàn chớ không thèm hửi đ...cộng sản Nguyễn phú Trọng " hèn với Tàu, ác với dân" : Tháng ba năm 2012, ca sĩ Đại Hàn Bi Rain đến trình diễn ở Nhà Hát Lớn. Khán giả Việt nam đã nhào đến hôn hít và ngửi cái ghế ca sĩ này ngồi .
15/07/201715:14:53
Khách
Tác giả đã có một người hâm mộ bao nhiêu năm mà quên, không để ý đó thôi. Nếu không hâm mộ thì đã không chịu lấy và sống với tác giả bao nhiêu năm qua. Đôi khi chúng ta chỉ cần một người hâm mộ thôi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,009,966
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến