Tác giả: Hải Âu
Bài số 5139-18-30819-vb6060917
Tác giả tên thật Trần Thị Hậu. trước 1975 học ở Trưng Vương, Văn Khoa, từng tham gia viết bài cho các Đặc San của trường, các báo Thiếu Nhi, Tuổi Hoa, Tuổi Ngọc. Sau 75 làm ở Trường Kinh Tế Kế Hoạch và Công ty Thủ Công Mỹ Nghệ. Qua Mỹ năm 1990. Hiện ngụ tại Myrtle Beach, South Carolina. Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ 2010. Sau nhiều năm ngưng viết, đây là bài viết mới của bà.
Chị phải lòng anh khi vừa mười bảy tuổi- cái tuổi "bẻ gãy sừng trâu" của cô nữ sinh một trường Trung học nổi tiếng ở Saigon, vừa thi trượt tú tài, được bố mẹ gởi gấm cho gia đình cậu mợ ở Đà Lạt để cô con gái cưng khuây khỏa nỗi buồn và ôn lại bài vở cho đợt thi tú tài lần hai..
Cậu chị dạy học ở trường Võ Bị Đà Lạt. Cuối tuần nhà ông bà thường là nơi dừng chân của những chàng sinh viên cô độc, muốn tim chút không khí gia đình. Nhất là từ khi nhà ông thầy có cô cháu gái xinh đẹp từ Saigon lên trọ học, không khí càng đông đúc nhộn nhịp hơn vào những ngày cuối tuần.
Anh - Chàng sinh viên Võ Bị Đà Lạt Bắc Kỳ cao lớn, đẹp trai. Ánh mắt đa tình, giọng nói ngọt ngào, êm ái đã dễ dàng lọt vào mắt xanh của chị trong lần gặp gỡ đầu tiên.
Đà Lạt - thành phố sương mù thơ mộng với những căn nhà nho nhỏ đầy hoa vàng nằm trên những sườn đồi thoai thoải. Với Hồ Xuân Hương, Thủy tạ, thác Cam Ly, hồ Than thở, đồi thông hai mộ - đã tạo nên mối tình lãng mạn của đôi trai tài, gái sắc. Để rồi khi anh ra trường cũng là lúc chị từ giã tuổi học trò hoa mộng, ngoan ngoãn "theo chồng bỏ cuộc chơi". Chấp nhận làm vợ lính, đời sống gian khổ nhiều rủi ro. Để anh yên tâm chiến đấu, làm tròn nghĩa vụ trai thời ly loạn.
Một bé trai rồi một bé gái ra đời- vẽ nên một bức tranh gia đình hạnh phúc hoàn hảo hơn.
Hạnh phúc những tưởng luôn mỉm cười với chị thì biến cố lịch sử 30-4-75 xảy ra. Nước mất, nhà tan. Chị ôm hai con và bào thai trong bụng về Saigon tá túc nhà ông bà ngoại chờ ngày sanh đẻ, đồng thời nghe ngóng tin tức của chồng.
Cùng chung số phận đau thương của đất nước, chị cũng như những người vợ lính khác:
Chồng, tù cải tạo mịt mùng.
Vợ, kinh tế mới thay chồng nuôi con.
Sinh con thứ ba xong, chưa kịp cứng cáp chị gởi con cho mẹ bương chải ra chợ trời để lo cho đàn con nhỏ dại. Nhà có gì đành đem ra bán hết. Cực khổ trăm bề. Nhiều lúc đầu đội nón lá, tay cầm những chiếc áo dài thêu của mẹ, của chị...chạy ngược chạy xuôi, cố nén nước mắt để chào mời những người khách lạ- không mời mà đến. Họ như những người đói khát từ lâu, vơ vét tất cả.
Vất vả một thời gian và cũng không còn gì để bán. Nhớ thời kỳ ở Đà Lạt, chị có tay nghề đan len bỏ chợ nên làm đơn xin vào tổ hợp đan len của phường. Gần một năm sau chị biết tin anh đang đi tù, học tập cải tạo ở Hàm Tân. Nhờ lao động tốt, chị được cấp giây phép đi thăm nuôi. Giờ đây gánh nặng đôi vai càng nặng trĩu hơn-một bên cho con, một bên cho chồng.
Thời gian này những người vợ trẻ trước viễn cảnh đen tối, có người liều mình dẫn dắt con thơ đi vượt biên, có người lo sợ không nơi nương tựa rẽ thuyền sang bến khác.
Riêng phần lớn và chị:
Còn trời, còn nước, còn non.
Trung trinh vợ vẫn lòng son đợi chờ.
Lòng son sắt của chị rồi cũng được đền bù. Gần mười năm sau anh được thả trở về đoàn tụ gia đình trong nước mắt. Ngày anh đi tù hai đứa con còn nhỏ, đứa út chưa biết mặt cha. Chị " thân cò lặn lội nuôi con ", dạn dày sương gió, héo úa xuân thì. Anh, sau những năm tháng tù đày, nhờ được cải tạo đã trở về với thân hình tiều tụy, gương mặt hốc hác, trầm tư, it nói với mặc cảm của người chiến binh bại trận, tuy đã thoát khỏi trại tù nhỏ nhưng vẫn còn lo sợ, hoang mang trượ́c nhà tù lớn.
Bằng mọi nỗ lực chị cố gắng tạo dựng lại gia đình nhỏ của mình. Chị kiếm những công việc cho anh như đi giao hàng cho tổ hợp để anh từ từ quen với nếp sống của xã hội mới. Hay đưa đón con đi học để tạo sự gần gũi, thân mật giữa cha con.
Nhưng mọi nỗ lực của chị đều thất bại. Anh như người thất chí - cả ngày lầm lì, không trò chuyện với ai. Ngay cả những đêm vợ chồng gần gũi, chị thường có cảm giác sợ hãi như người đang bị hành hạ. Sau những năm tháng tù đày, cải tạo, anh trở về như một người đã chết từ thể xác lẫn tâm hồn.
Thời may lúc này có tin chính phủ Mỹ như để chuộc ḷại lỗi lầm của mình đã bỏ rơi miền Nam ngày đó, họ thiết lập chương trình định cư ở Mỹ cho những người tù cải tạo và chương trình HO ra đời. Anh như người đang chết sống dậy. Chị cũng vui mừng hy vọng sự " đổi đời" này sẽ giúp gia đình chị trở lại như xưa. Thế là mỗi ngày chị đưa anh it tiền, sau khi đưa các con đi học anh liên lạc với các bạn tù hỏi thăm tin tức và lo thủ tục giấy tờ đi Mỹ.
Cuối cùng cái ngày hân hoan, vui mừng ấy cũng đã tới. Cả gia đình chị bận bịu, rộn ràng chuẩn bị cho chuyến đi với tương lai đầy hứa hẹn. Trước ngày đi một tuần anh thường vắng nhà, bảo phải về bên nhà để lo cho mẹ và các em trong những ngày còn lại.
Đến ngày đi chị vẫn không thấy mặt anh. Nhắn tin anh bảo sẽ gặp tại phi trường.Hôm đi cả nhà chị từ bố mẹ, chi em đều ra phi trường đưa tiễn.Ai cũng mừng cho chị va các cháu từ đây sẽ có cuộc đời sung sướng, hạnh phúc hơn.
Trong bối cảnh chia tay với gia đình, chị lo sợ, dáo dát đưa mắt tìm kiếm anh- anh là đầu tàu dẫn dắt và thay đổi số mệnh của mẹ con chị trong giờ phút quan trọng này. Đúng lúc gia đình chị được gọi vào phòng cách ly mới thấy anh len lỏi giữa đám đông, xuất hiện với chiếc ba lô đeo trên vai. Anh đưa mắt chào tự biệt gia đình chị rồi vội vàng dẫn vợ con vào bên trong.
Khi máy bay bắt đầu cất cánh chị thở phào nhẹ nhỏm, yên tâm. Nhìn sang anh chị thấy nét mặt anh ṃệt mỏi, ánh mắt đăm chiêu xa vắng. Chị khẽ nắm bàn tay chai sạm của anh, cảm giác bồng bềng, lâng lâng như những đám mây đang trôi ngoài cửa sổ. Chị thở nhẹ rồi chìm vào giấc ngủ.
Đi theo diện HO nhưng anh có cô em gái ở Cali nên gia đị̀nh anh chị được định cư tại California. Cô em xin cho anh vào phụ việc ở một siêu thị của người Việt. Chị thì phụ bếp cho nhà hàng Việt Nam. Được ba tháng cuộc sống chưa ̉ổn định thì anh bảo muốn trở về Việt Nam vì thấy cuộc sống ở đây không thích hợp. Biết anh lại mang mặc cảm tự ti chị nghẹn ngào khuyên nhủ:
- Anh không thương mẹ con em sao? Từ từ cuộc sống mình sẽ khá hơn anh à.
Anh cũng xúc động không kém:
- Lúc đầu anh không định đi nữa nhưng nghĩ đưa em và các con qua để cuộc sống có tương lai hơn rồi anh về. Anh vẫn cảm thấy mình là người vô dụng. Anh xin lỗi em.
Một lần nữa c̣hị̣ lại có cảm giác như anh đi tù, bỏ chị bơ vơ với đàn con nơi đất khách quê người.
Một người bạn học cũ ở Virginia, gần Washington DC thương cho hoàn cảnh của chị đã giúp đỡ đưa mấy mẹ con về đây. Đến Thủ Đô vào mùa đông băng giá, chị càng cảm thấy cô đơn hơn. Những hôm lội tuyết từ chỗ share nhà ra trạm xe bus đi làm, chị nghe cái lạnh như cắt vào da thịt. Tuyết rơi trên tóc, trên má và lần đầu tiên trong đời chị ngạc nhiên khám phá ra rằng: sao tuyết có vị mặn? Chị ngậm ngùi thương cảm cho thân phận lạc loài của mình.
Hơn hai năm chị vẫn lặng lẽ đợi chờ. Chị mong anh trở lại để các con chị có cha và một mái ấm gia đình hạnh phúc.. Nhất là tự thâm tâm và đáy lòng, chị biết mình vẫn còn yêu anh tha thiết- tình đầu cũng là tình cuối.
Một hôm chị nhận được thư anh từ Cali. Trong thư anh xin lỗi chị và mong muốn được làm giấy tờ ly hôn.
Thì ra trong những ngày chạy đôn, chạy đáo lo giấy tờ đi Mỹ, anh đã để lại giọt máu của mình nơi quán cà phê bên đường trước Sở Ngoại Vụ.
Chị lặng người đau đớn. Bạn bè khuyên nhủ chị nên khép lại quá khứ đau thương. Vì con, một lần nữa chị không cho phép mình gục ngã. Chị lao vào công việc như điên với nghi lực phi thường. Và với số phận nghiệt ngã giữa cuộc đời, chưa bao giờ chị thấy mình mạnh mẽ như lúc này.
Tuy sống giữa lòng Thủ Đô nước Mỹ, chị không tham gia vào bất cứ hội hè nào, nhất là hội của những người HO- hằ̀ng năm vẫn tổ chức những buổi tượng nịệ̣m, những buổi vinh danh người tù và những người vợ tù HO. Chị vẫn cho mình là một người vợ tù HO lạc loài, không xứng đá́ng xếp vào hàng ngũ ấy.
Thời gian chữa lành mọi vết thương. Các con khôn lớn, lập gia đình. Giờ đây ở tuổi xế chiều, niềm an ủi, hạnh phúc của chị là những đứa con ngoan ngoãn, thành tài rạng rỡ nơi xứ người và những đứa cháu xinh đẹp, kháu khỉnh. Chị có thể nở nụ cười mãn nguyện dù nhìn lại mình- "đời đã xanh rêu".
Suy cho cùng những anh hùng thời xưa cũng như thời nay, có bao giờ qua được "ải mỹ nhân". Và dẫu tin rằng người đàn bà ấy đã đến với anh chỉ vì "tấm vé đi Mỹ", chị vẫn không thể và không bao giờ tha thứ cho anh. Nhưng chị sẽ tha thứ cho chị. Vì dù người chồng lính năm xưa không trở lại, chị vẫn một mình thay chồng bôn ba nuôi dạy cho các con thành người.
Vẫn nguyên một tấc lòng son
Cái cò lặn lội nuôi con thay chồng.
Sau 42 năm lạc loài, bây giờ chị̉ có thể ngẩng cao đầu, tự hào là người vợ lính Việt Nam Cộng Hoà năm xưa. Từ đây mỗi năm đến ngày 30-4 chị có thể đứng dưới đài tưởng niệm với lá cờ Tổ Quốc thân yêu, để tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh, bỏ mình cho tự do, dân tộc.
Và cũng để tưởng niệm hình bóng anh ngày nào.
2017
Hải Âu
Bài số 5139-18-30819-vb6060917
Tác giả tên thật Trần Thị Hậu. trước 1975 học ở Trưng Vương, Văn Khoa, từng tham gia viết bài cho các Đặc San của trường, các báo Thiếu Nhi, Tuổi Hoa, Tuổi Ngọc. Sau 75 làm ở Trường Kinh Tế Kế Hoạch và Công ty Thủ Công Mỹ Nghệ. Qua Mỹ năm 1990. Hiện ngụ tại Myrtle Beach, South Carolina. Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ 2010. Sau nhiều năm ngưng viết, đây là bài viết mới của bà.
* * *
Chị phải lòng anh khi vừa mười bảy tuổi- cái tuổi "bẻ gãy sừng trâu" của cô nữ sinh một trường Trung học nổi tiếng ở Saigon, vừa thi trượt tú tài, được bố mẹ gởi gấm cho gia đình cậu mợ ở Đà Lạt để cô con gái cưng khuây khỏa nỗi buồn và ôn lại bài vở cho đợt thi tú tài lần hai..
Cậu chị dạy học ở trường Võ Bị Đà Lạt. Cuối tuần nhà ông bà thường là nơi dừng chân của những chàng sinh viên cô độc, muốn tim chút không khí gia đình. Nhất là từ khi nhà ông thầy có cô cháu gái xinh đẹp từ Saigon lên trọ học, không khí càng đông đúc nhộn nhịp hơn vào những ngày cuối tuần.
Anh - Chàng sinh viên Võ Bị Đà Lạt Bắc Kỳ cao lớn, đẹp trai. Ánh mắt đa tình, giọng nói ngọt ngào, êm ái đã dễ dàng lọt vào mắt xanh của chị trong lần gặp gỡ đầu tiên.
Đà Lạt - thành phố sương mù thơ mộng với những căn nhà nho nhỏ đầy hoa vàng nằm trên những sườn đồi thoai thoải. Với Hồ Xuân Hương, Thủy tạ, thác Cam Ly, hồ Than thở, đồi thông hai mộ - đã tạo nên mối tình lãng mạn của đôi trai tài, gái sắc. Để rồi khi anh ra trường cũng là lúc chị từ giã tuổi học trò hoa mộng, ngoan ngoãn "theo chồng bỏ cuộc chơi". Chấp nhận làm vợ lính, đời sống gian khổ nhiều rủi ro. Để anh yên tâm chiến đấu, làm tròn nghĩa vụ trai thời ly loạn.
Một bé trai rồi một bé gái ra đời- vẽ nên một bức tranh gia đình hạnh phúc hoàn hảo hơn.
Hạnh phúc những tưởng luôn mỉm cười với chị thì biến cố lịch sử 30-4-75 xảy ra. Nước mất, nhà tan. Chị ôm hai con và bào thai trong bụng về Saigon tá túc nhà ông bà ngoại chờ ngày sanh đẻ, đồng thời nghe ngóng tin tức của chồng.
Cùng chung số phận đau thương của đất nước, chị cũng như những người vợ lính khác:
Chồng, tù cải tạo mịt mùng.
Vợ, kinh tế mới thay chồng nuôi con.
Sinh con thứ ba xong, chưa kịp cứng cáp chị gởi con cho mẹ bương chải ra chợ trời để lo cho đàn con nhỏ dại. Nhà có gì đành đem ra bán hết. Cực khổ trăm bề. Nhiều lúc đầu đội nón lá, tay cầm những chiếc áo dài thêu của mẹ, của chị...chạy ngược chạy xuôi, cố nén nước mắt để chào mời những người khách lạ- không mời mà đến. Họ như những người đói khát từ lâu, vơ vét tất cả.
Vất vả một thời gian và cũng không còn gì để bán. Nhớ thời kỳ ở Đà Lạt, chị có tay nghề đan len bỏ chợ nên làm đơn xin vào tổ hợp đan len của phường. Gần một năm sau chị biết tin anh đang đi tù, học tập cải tạo ở Hàm Tân. Nhờ lao động tốt, chị được cấp giây phép đi thăm nuôi. Giờ đây gánh nặng đôi vai càng nặng trĩu hơn-một bên cho con, một bên cho chồng.
Thời gian này những người vợ trẻ trước viễn cảnh đen tối, có người liều mình dẫn dắt con thơ đi vượt biên, có người lo sợ không nơi nương tựa rẽ thuyền sang bến khác.
Riêng phần lớn và chị:
Còn trời, còn nước, còn non.
Trung trinh vợ vẫn lòng son đợi chờ.
Lòng son sắt của chị rồi cũng được đền bù. Gần mười năm sau anh được thả trở về đoàn tụ gia đình trong nước mắt. Ngày anh đi tù hai đứa con còn nhỏ, đứa út chưa biết mặt cha. Chị " thân cò lặn lội nuôi con ", dạn dày sương gió, héo úa xuân thì. Anh, sau những năm tháng tù đày, nhờ được cải tạo đã trở về với thân hình tiều tụy, gương mặt hốc hác, trầm tư, it nói với mặc cảm của người chiến binh bại trận, tuy đã thoát khỏi trại tù nhỏ nhưng vẫn còn lo sợ, hoang mang trượ́c nhà tù lớn.
Bằng mọi nỗ lực chị cố gắng tạo dựng lại gia đình nhỏ của mình. Chị kiếm những công việc cho anh như đi giao hàng cho tổ hợp để anh từ từ quen với nếp sống của xã hội mới. Hay đưa đón con đi học để tạo sự gần gũi, thân mật giữa cha con.
Nhưng mọi nỗ lực của chị đều thất bại. Anh như người thất chí - cả ngày lầm lì, không trò chuyện với ai. Ngay cả những đêm vợ chồng gần gũi, chị thường có cảm giác sợ hãi như người đang bị hành hạ. Sau những năm tháng tù đày, cải tạo, anh trở về như một người đã chết từ thể xác lẫn tâm hồn.
Thời may lúc này có tin chính phủ Mỹ như để chuộc ḷại lỗi lầm của mình đã bỏ rơi miền Nam ngày đó, họ thiết lập chương trình định cư ở Mỹ cho những người tù cải tạo và chương trình HO ra đời. Anh như người đang chết sống dậy. Chị cũng vui mừng hy vọng sự " đổi đời" này sẽ giúp gia đình chị trở lại như xưa. Thế là mỗi ngày chị đưa anh it tiền, sau khi đưa các con đi học anh liên lạc với các bạn tù hỏi thăm tin tức và lo thủ tục giấy tờ đi Mỹ.
Cuối cùng cái ngày hân hoan, vui mừng ấy cũng đã tới. Cả gia đình chị bận bịu, rộn ràng chuẩn bị cho chuyến đi với tương lai đầy hứa hẹn. Trước ngày đi một tuần anh thường vắng nhà, bảo phải về bên nhà để lo cho mẹ và các em trong những ngày còn lại.
Đến ngày đi chị vẫn không thấy mặt anh. Nhắn tin anh bảo sẽ gặp tại phi trường.Hôm đi cả nhà chị từ bố mẹ, chi em đều ra phi trường đưa tiễn.Ai cũng mừng cho chị va các cháu từ đây sẽ có cuộc đời sung sướng, hạnh phúc hơn.
Trong bối cảnh chia tay với gia đình, chị lo sợ, dáo dát đưa mắt tìm kiếm anh- anh là đầu tàu dẫn dắt và thay đổi số mệnh của mẹ con chị trong giờ phút quan trọng này. Đúng lúc gia đình chị được gọi vào phòng cách ly mới thấy anh len lỏi giữa đám đông, xuất hiện với chiếc ba lô đeo trên vai. Anh đưa mắt chào tự biệt gia đình chị rồi vội vàng dẫn vợ con vào bên trong.
Khi máy bay bắt đầu cất cánh chị thở phào nhẹ nhỏm, yên tâm. Nhìn sang anh chị thấy nét mặt anh ṃệt mỏi, ánh mắt đăm chiêu xa vắng. Chị khẽ nắm bàn tay chai sạm của anh, cảm giác bồng bềng, lâng lâng như những đám mây đang trôi ngoài cửa sổ. Chị thở nhẹ rồi chìm vào giấc ngủ.
Đi theo diện HO nhưng anh có cô em gái ở Cali nên gia đị̀nh anh chị được định cư tại California. Cô em xin cho anh vào phụ việc ở một siêu thị của người Việt. Chị thì phụ bếp cho nhà hàng Việt Nam. Được ba tháng cuộc sống chưa ̉ổn định thì anh bảo muốn trở về Việt Nam vì thấy cuộc sống ở đây không thích hợp. Biết anh lại mang mặc cảm tự ti chị nghẹn ngào khuyên nhủ:
- Anh không thương mẹ con em sao? Từ từ cuộc sống mình sẽ khá hơn anh à.
Anh cũng xúc động không kém:
- Lúc đầu anh không định đi nữa nhưng nghĩ đưa em và các con qua để cuộc sống có tương lai hơn rồi anh về. Anh vẫn cảm thấy mình là người vô dụng. Anh xin lỗi em.
Một lần nữa c̣hị̣ lại có cảm giác như anh đi tù, bỏ chị bơ vơ với đàn con nơi đất khách quê người.
Một người bạn học cũ ở Virginia, gần Washington DC thương cho hoàn cảnh của chị đã giúp đỡ đưa mấy mẹ con về đây. Đến Thủ Đô vào mùa đông băng giá, chị càng cảm thấy cô đơn hơn. Những hôm lội tuyết từ chỗ share nhà ra trạm xe bus đi làm, chị nghe cái lạnh như cắt vào da thịt. Tuyết rơi trên tóc, trên má và lần đầu tiên trong đời chị ngạc nhiên khám phá ra rằng: sao tuyết có vị mặn? Chị ngậm ngùi thương cảm cho thân phận lạc loài của mình.
Hơn hai năm chị vẫn lặng lẽ đợi chờ. Chị mong anh trở lại để các con chị có cha và một mái ấm gia đình hạnh phúc.. Nhất là tự thâm tâm và đáy lòng, chị biết mình vẫn còn yêu anh tha thiết- tình đầu cũng là tình cuối.
Một hôm chị nhận được thư anh từ Cali. Trong thư anh xin lỗi chị và mong muốn được làm giấy tờ ly hôn.
Thì ra trong những ngày chạy đôn, chạy đáo lo giấy tờ đi Mỹ, anh đã để lại giọt máu của mình nơi quán cà phê bên đường trước Sở Ngoại Vụ.
Chị lặng người đau đớn. Bạn bè khuyên nhủ chị nên khép lại quá khứ đau thương. Vì con, một lần nữa chị không cho phép mình gục ngã. Chị lao vào công việc như điên với nghi lực phi thường. Và với số phận nghiệt ngã giữa cuộc đời, chưa bao giờ chị thấy mình mạnh mẽ như lúc này.
Tuy sống giữa lòng Thủ Đô nước Mỹ, chị không tham gia vào bất cứ hội hè nào, nhất là hội của những người HO- hằ̀ng năm vẫn tổ chức những buổi tượng nịệ̣m, những buổi vinh danh người tù và những người vợ tù HO. Chị vẫn cho mình là một người vợ tù HO lạc loài, không xứng đá́ng xếp vào hàng ngũ ấy.
Thời gian chữa lành mọi vết thương. Các con khôn lớn, lập gia đình. Giờ đây ở tuổi xế chiều, niềm an ủi, hạnh phúc của chị là những đứa con ngoan ngoãn, thành tài rạng rỡ nơi xứ người và những đứa cháu xinh đẹp, kháu khỉnh. Chị có thể nở nụ cười mãn nguyện dù nhìn lại mình- "đời đã xanh rêu".
Suy cho cùng những anh hùng thời xưa cũng như thời nay, có bao giờ qua được "ải mỹ nhân". Và dẫu tin rằng người đàn bà ấy đã đến với anh chỉ vì "tấm vé đi Mỹ", chị vẫn không thể và không bao giờ tha thứ cho anh. Nhưng chị sẽ tha thứ cho chị. Vì dù người chồng lính năm xưa không trở lại, chị vẫn một mình thay chồng bôn ba nuôi dạy cho các con thành người.
Vẫn nguyên một tấc lòng son
Cái cò lặn lội nuôi con thay chồng.
Sau 42 năm lạc loài, bây giờ chị̉ có thể ngẩng cao đầu, tự hào là người vợ lính Việt Nam Cộng Hoà năm xưa. Từ đây mỗi năm đến ngày 30-4 chị có thể đứng dưới đài tưởng niệm với lá cờ Tổ Quốc thân yêu, để tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh, bỏ mình cho tự do, dân tộc.
Và cũng để tưởng niệm hình bóng anh ngày nào.
2017
Hải Âu
- Từ khóa :
- South Carolina
- ,
- Việt Nam
- ,
- California
- ,
- Đà Lạt
- ,
- Myrtle Beach
- ,
- Viết Về Nước Mỹ
Thoi Viet Nam Cong Hoa chung ta it nhin va it nghe tinh tu;buon chai vi cuoc song cua nguoi dan o mien Nam Viet Nam trong ca hai che do De Nhat Cong Hoa va De Nhi Cong Hoa deu sung tuc am no. Nguoi dan cua mien Nam Viet Nam khong phai buon chai de lo cho cuoc song co chut gi de bo vo mieng de song tam qua ngay nhu thoi cai tri cua bon khi Truong Son ve thanh pho Saigon cua chung ta.
Chi thay ghet nguoi dan mien nam Viet Nam sau may chuc nam duoi tay bon khi Truong Son lai dung nhung chu nhu ; hoanh trang, Cuc ky; khung
Chị khỏe không? Chị còn nhớ Trần Ngọc Kim Trưng Vương chứ? Kim lúc nào cũng nhớ đến chị. Chúc chị tất cả những gì tốt đẹp nhất. Chị có facebook hông? Nếu có, chi cho Kim xin nha. Chị em mình sẽ liên lạc nhau nha chị Hậu.
Thương và nhớ chị nhiều.
Trần Ngọc Kim
kim.tran@us.af.mil
Nhà Thanh ( Mãn Châu) chinh phục và cai trị Trung Hoa năm 1644-1912 văn hóa Mãn Châu tràn ngập khắp nước gần bốn trăm năm, họ bắt dân Trung-Hoa cạo đầu để bím tóc dài, xài chữ Mãn Châu. Chữ nghỉa do người dân dùng hoài thành thói quen lúc nào không hay vã lại chỉ có những ai thoát khỏi VN trước 75 thì còn xài chữ nghỉa theo miền Nam VNCH, kẻ kẹt lại nhiều năm “bị” hay xài chữ của kẻ thắng cuộc khi ra ngoại quốc đôi khi quen dùng là vô tình không cố ý. Cũng may bọn “thắng trận” không bắt dân miền Nam mang ‘giép râu’, trái lại sau 4 thập niên, chúng nó bắt chước văn hóa VNCH, về bộ môn âm nhạc thì bây giờ cũng giống như nhạc của miền Nam trước 75, ca hát khắp nước VN; còn gởi ca sĩ ra hải ngoại ẩn mặt ‘ nằm vùng’ v.v. . các quan mặt mày như Trư Bác Giới mặt âu phục như quan tham nhũng ( VNCS gọi là quan tham ) TT Phúc mới gặp TT Mỹ cho thấy.
Nguoi Dong Huong
Người đồng hương.
Say đắm hồn ai được mấy chiều...
Duyên đến... duyên đi...như gió thoảng,
Tâm bình an hưởng cảnh cô liêu.