Hôm nay,  

Chuyện Tình Buồn Thời Chiến

04/05/201700:00:00(Xem: 14223)

Tác giả: Sao Nam Trần Ngọc Bình
Bài số 5110-18-30790-vb5050417

Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản.

* * *

Tôi đi H.O. 9 và định cư ở Cali sau đó “di cư” qua S.Carolina và định cư ở đây cho tới bây giờ. Khi tôi ổn định cuộc sống tôi đăng báo tìm X. thật may mắn X. hồi âm!

Đúng là phép lạ nếu nói theo đời thường còn nói theo đạo Phật còn duyên ắt còn gặp.

X. cho biết bị thương tật rất nặng. Tháng Tư năm 75 X. ra thương cảng bên Khánh Hội leo được lên tàu buôn và đi thoát.

*

Từ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 9 về nhà tôi anh tài xế phải lái xe chạy qua cái cầu sắt bắt ngang con sông chia đôi thành phố Sadec rồi chạy xuống dốc cầu một đoạn ngắn, qua một cái ngã tư,qua cái vòi nước máy công cộng một chút xíu là đến căn nhà tôi mua để ở tạm trong thời gian làm việc tại Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 9 BB.

Lần đó sau khi đón tôi là người cuối cùng trong toán 4 người trực chuyên môn tại Bộ Tư Lệnh anh binh nhì vừa cho chiếc xe lăn bánh một chút thì một cháu trai gánh nước máy thuê chạy tới ra hiệu cho xe dừng lại.

Cháu chạy sát đến gần tôi nói nhỏ:

“Đại Úy ơi! Hồi đầu hôm tụi cháu thức sớm để gánh nước thì thấy 5 thằng VC mang AK đi qua phía trước nhà Đại Úy đó.

Cẩn thận nghe Đại Úy. Có thể tụi nó lạ đường nên không biết nhà Đại Úy nên không đến thăm Đại Úy đó.”

Lúc đó là sau thời điểm Tết Mậu Thân sau khi giở chiêu hèn hạ đánh úp Quân Lực ta trong dịp hưu chiến Tết, mà cả hai bên đã chấp thuận như mọi năm, VC đã bị ta đánh trả tan tác không còn manh giáp nên không kịp hoàn hồn,có lẽ chúng đang trên đà tổ chức lại nên chưa có dịp ghé nhà tôi để “hỏi thăm” tôi và nhà các sĩ quan khác chăng?

Bọn nằm vùng địa phương làm gì chúng chẳng biết nhà của từng sĩ quan của ta để khi cần giết là chúng không nương tay như chúng đã làm trong dịp Tết Mậu Thân.

Câu “cẩn tắc vô ưu”các cụ ta vẫn nói thế nên sau khi tan ca trực cơm chiều xong tôi khăn gói ba lô trực chỉ Trung Tâm Hành Quân Sư Đoàn ngủ đỡ.

Lối một tuần sau Thiếu Úy X. thuộc toán trực khác đến gần hỏi tôi:

“Tại sao Đại Úy lại vào đây ngủ?”

Sau khi nghe tôi kể lý do, X. nói:

“Đại Úy ra Đình Sadec ngủ chung với tôi. Nơi đây tôi thuê được một cái buồng khá lớn của Đình làm nơi trú ngụ tạm nên không có gì trở ngại. Khi nào tôi cho Đại Úy hay tôi bị kẹt thì Đại Úy đừng đến.”

X. là một Thiếu Úy chất phác, thật thà, tốt bụng lộ ra từng lời nói.

Tôi thấy X. hợp với tôi nên tôi đến share phòng với X. trong những đêm tôi không phải trực để qua đêm cho yên tâm.

Lúc đó con trai đầu lòng của tôi mới 4 tuổi những lúc xuống ca tôi hay chở cháu ngồi trước xe gắn máy chạy vòng vòng quanh thành phố chơi. Cu cậu rất thích được bố chở đi chơi trên xe như thế.

Con nít mà!

Một hôm tiện đường tôi cùng cháu ghé thăm X.

Lúc vừa bước vào thì X. cũng vừa bước ra cùng với một cô gái.

Thấy hơi lạ sau khi cô gái đi khỏi tôi hỏi X.về chuyện này:

“Cô bé này là thế nào sao không giới thiệu?”

X. trả lời:

“Cô bé này là của mọi người.”

“Túi khôn” của tôi lúc đó có lẽ chỉ đựng vừa mấy cái hạt mít nhưng tôi vẫn góp ý:

“Sao không giao thiệp với con nhà tử tế lỡ có chuyện gì thì cưới luôn chứ làm sao biết được chuyện gì xẩy ra.”

X. trấn an tôi:

“Đại Úy đừng lo!”

Vẫn chưa an tâm trước sự lạc quan của X. tôi nói thẳng:

“Cứ chung chạ 3, hay 4 người như thế cô bé cứ đổ vạ nói là của ông, nhất là ông chưa có vợ, thì ông tính sao?”

“Được mà! Được mà! Đại Úy đừng quá quan tâm.”

Trong thời chiến sống vội, chết vội hình như không ai nghĩ tới ngày mai? X. theo tôi là một điển hình của lớp người này. Làm sao nói cho X. hiểu.

Cứ cách nhau 5 tuổi là cách nhau một thế hệ rồi hơn nữa X. lại thua tôi tới 6 tuổi lận.

Một khoảng cách quá lớn để có thể bắc cầu tâm sự nên làm sao nói cho X. hiểu đây?

X. như chai nước đầy muốn cho X. hiểu thì X.phải tự mình trút bỏ nếu không hết hẳn thì ít nhất cũng một phần nào nước trong chai chứ!

Tôi chỉ là người bạn cùng đơn vị lại không giây mơ rễ má bà con họ hàng gì với X. cả thì ý kiến đóng góp của tôi còn nhẹ hơn một lọn bông gòn chưa thấm nước!

Thời gian qua đi.

Một hôm X. ghé nhà tôi hỏi:

“Đại Úy mua được thuốc điều kinh không? Mua dùm tôi.”

“Sao?” tôi hỏi dồn làm như chuyện của X. với cô bé là chuyện của tôi.

X. đáp:

“Cô ta bị trễ kinh rồi không biết có đúng không?Nhưng Đại Úy cứ mua dùm tôi nghe!”

“Được! Chuyện đó thì dễ mà!Có gì đâu mà phải quá lo”

“Đi với tôi ra Nhà Thuốc Tây là xong ngay!” tôi đáp.

Ít ngày sau X. đến nhà tôi mặt méo xệu nói:

“Đưa cho nó.Nó đập thuốc rồi.Nó nói phải cưới nó.Bây giờ tạm thời nhờ Đại Úy hỏi dùm xem ông chủ nhà hàng xóm của Đại Úy có căn phòng nào cho mướn không?”

Phía sau căn nhà tôi mua là ông chủ đất với nhiều căn nhà bằng lá dừa nước do ông thuê người dựng lên để cho thuê khi SĐ 9 cùng các đơn vị cơ hữu về đóng căn cứ ở thành phố này nên nhu cầu nhà cho thuê tăng X. ứng trước hai tháng cho căn phòng.

Mọi việc xong xuôi X. ra về.

Hôm sau X. lại đến thăm tôi và nói cô ta đòi cưới hỏi đàng hoàng và nhờ tôi đứng ra tổ chức đám cưới.

Tôi nói với X. việc này không dễ đâu vì là việc quan trọng của một đời người.

Vả lại X. có chị gái cùng ông anh rể ở đây X. nên nhờ ông bà ấy là tốt nhất. Tôi làm dùm ông, bà già ông từ Pleiku xuống hạch tôi tôi làm sao trả lời cho suông sẻ đây? Quả thật việc này tôi không dám nhận dù muốn giúp ông.

Ít lâu sau X. cho biết cô ta đã hủy cái thai và đã đi lấy chồng.

Một hôm tôi chở con trai tôi chạy dọc theo bờ sông thì bất ngờ X. đứng trên cái cầu dẫn vào căn nhà sàn bên bờ sông vẫy tay và mời tôi ghé chơi.

X. nói:

“Thấy con của Đại Úy tôi lại nhớ đến con tôi.”

Chẳng làm gì hơn được tôi an ủi:

“Chuyện gì đã qua thì cho qua luôn là cách hay nhất để vơi đi nỗi buồn!”

Thời gian qua mau!

Tôi đổi về Saigon X. được điều ra đơn vị tác chiến để làm quen với trận mạc hầu chuẩn bị nắm quyền chỉ huy một tiểu đoàn. Anh em trong Bộ Tư Lệnh nói với tôi như thế.

Rồi tôi nghe tin X. bị thương. Mà bị thương rất nặng.

Tháng Tư ập tới. Việt Nam Cộng Hòa bị bó tay cho cộng sản xâm lăng chiếm trọn Miền Nam.

Tôi đi tù.

Anh em cùng đơn vị mỗi người tan tác mỗi ngả.

*

Tới được nước Mỹ sớm sủa, X. học xong cái Programmer về điện tử đi làm và đã hồi hưu.

Thấy X. buồn tôi chỉ cho X. một người quen chỉ tiếc là cô này không còn có khả năng cho X. một đứa con theo như ước muốn của X. nên việc không thành.

Cho tới bây giờ, X. vẫn còn độc thân. Mong bạn X. mùa xuân này bình an vui khỏe.

Xuân 2017

Sao Nam Trần Ngọc Bình

Ý kiến bạn đọc
11/05/201712:42:10
Khách
Cháo Ông P.Bùi
Xin cám ơn Ông về ý kiến đóng góp .Khi bài được dăng trên báo là người viết phải chấp nhận làm dâu trăm họ.Còn đúng sai thì đã có độc giả biết.Thăm Ông Khỏe.Trân trọng.




Chào Ông P.Bùi
11/05/201700:58:53
Khách
Tôi không hiểu tại sao có một "ông nội" tên" khách" nào đó cứ viết nhảm hoài , toàn là chê bai nầy nọ nhưng lại hay đọc và tiếp tục chê bai làm nản lòng nguời viết !!! không hiểu nổi ?
05/05/201720:49:38
Khách
Chào bạn Thái Sơn
Rất cảm động về ý kiến đóng góp của bạn.Nhờ đó tôi lên tinh thần và sẽ lại tiếp tục viết. Câu chuyện giản dị chỉ có thế. Tôi như cái máy hình chỉ chụp lại mà thôi.Dĩ nhiên tôi có thể thêm mắm thêm muối để kéo dài câu chuyện nhưng tôi nhớ có đọc ở đâu đó một câu là "Truyện ngắn là truyện viết khó nhất' Tôi không biết câu truyện này mà quý bạn đọc đang đọc có rơi vào trường hợp của câu nói đó hay không.Mong được như vậy.Xin cám ơn sự quan tâm.Chúc bạn Thái Sơn sức khỏe.Mến
05/05/201720:36:08
Khách
, Hay, câu chuyện rỏ ràng ,hồi hộp mà thoải mái, hay, thanks
05/05/201713:30:45
Khách
Tôi rất cảm ơn tòa soạn Việt Báo đã cho đăng tất cả những bài viết hay của Người Việt tha hương ở trang VVNM như đã làm từ trứơc đến giờ . Tôi rất mong tòa soạn Việt Báo tiếp tục việc làm ý nghĩa này , và không vì sự lập đi lập lại một yêu cầu không hợp lý mà thay đổi. Trân trọng cảm ơn tòa soạn .
05/05/201707:48:22
Khách
Truyen am a am o ma cung duoc chon de dang . Chang ran lam sao ca.
05/05/201701:20:28
Khách
Cám ơn Ông đã góp ý,nhưng theo thiển ý thì có một người bạn cùng sống trên đất Mỹ mà mình viết về người đó,thì chuyện này có liên quan đến nước Mỹ hay không. ?Vì tôi và anh bạn của tôi bây giờ cũng đề là Mỹ cả mà!
Chúc Ông sức khỏe.Mến
04/05/201721:23:53
Khách
Tuy có 1 vài câu có chữ nước Mỹ nhưng bài này thuộc lọai lạc đề cho mục VVNM.

Thể lệ tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ khởi đầu, năm 2000, có ghi rõ: "Mục tiêu của giải thưởng là cổ võ việc ghi lại những kinh nghiệm hội nhập của người Việt vào dòng sống nước Mỹ, càng nhiều chi tiết sống thực càng hay. Bài tham dự có thể là truyện ký, truyện ngắn, tạp bút... Người viết có thể gửi nhiều bài tham dự, hoàn toàn tự do chọn đề tài, miễn là liên quan tới nước Mỹ."

Đây là cái link: https://vvnm.vietbao.com/a239020/hop-mat-viet-ve-nuoc-my-16-thang-8-2015-20-tac-gia-se-nhan-giai-nam-thu-xvi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,229,771
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, là bài mới của tác giả nhân mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Tựa đề bài viết được đặt lại theo nội dung.
Đón Lễ Tạ Ơn, mời đọc chuyện về gia đình một thuyền nhân Việt từ Paradise, thị trấn vừa bị thiêu rụi vì nạn cháy rừng. Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Thứ Năm 22-11 sắp tới là Ngày Lễ Tạ Ơn, mời đọc bài viết của Chu Kim Longh. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch HổHuế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết mới nhất của ông viết về tình nghĩa gia tộc, họ hàng nam bắc thời hậu chiến sau 1975, và trong ngoài nước hiện nay.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến