Hôm nay,  

Chuyện Nước Mỹ: Người Mễ, Người Xì

21/04/201700:00:00(Xem: 42311)

Tác giả: Phạm Thành Châu
Bài số 5099-18-30799-vb6042117

Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn. Nhà văn Võ Phiến nhận xét về các nhân vật truyện của Phạm Thành Châu đã phải kêu là “Tuyệt vời. Sao mà họ chung tình đến thế.” Bài mới không phải truyện tình mà là chuyện nước Mỹ. Tác giả vốn ngưỡng mộ văn hóa và vẻ đẹp từ mọi chủng tộc, đặc biệt là các bà các cô Nam Mỹ. Bàn chuyện người Mễ, người Xì bằng giọng bà con thường đấu láo, chỉ để góp vui, tuyệt đối không hàm ý kỳ thị. Mong ông tiếp tục chuyện nước Mỹ.

* * *

Vừa rồi, tổng thống tân cử Trump ký sắc lịnh cấm người dân bảy nước Châu Phi vào nước Mỹ, tống xuất những người nhập cư bất hợp pháp về nguyên quán, đa số là người Nam Mỹ. Thế nên cảnh sát Mỹ bố ráp người Mễ lậu (sống bất hợp pháp) rất nhiều, có ngày bắt cả nghìn người, chưa kể những người vượt biên bị bắt tại trận và trả ngay về Mễ. Nhân dịp nầy, tôi kể về chuyện người Mễ ở Mỹ cho bạn nghe.

Người Việt mình ở xứ Mỹ thường gọi người Nam Mỹ là người Mễ vì đa số họ từ xứ Mễ Tây Cơ (Mexico) qua, có người gọi họ là người Xì vì họ nói tiếng Xì-Ba-Nich (Spanish). Thực ra họ đến Mỹ từ nhiều nước khác ở phía nam nước Mỹ như Cu Ba, Chi Lê, Bra sin... Tóm lại người Mễ hay người Xì cũng rứa, khó phân biệt họ là người nước nào?

Hiện nay người Mễ sống trên đất Mỹ khoảng mười hai triệu. Đoán mò vậy thôi vì đa số họ là dân lậu. Trong người họ không có miếng giấy vấn thuốc, nói gì đến giấy tờ tùy thân, hỏi họ cũng vô ích, họ không biết tiếng Mỹ, bắt họ thì chỗ đâu mà nhốt? Phí tổn để tết-ke (take care) một tù nhân ở Mỹ tốn trên ba chục nghìn đô mỗi năm. Ở tù sướng quá, cơm bưng nước rót, ăn xong nằm phè ra xem TV. còn hơn là ở xứ họ, không có việc gì làm nên chẳng có gì bỏ mồm! Chở trả họ về xứ thì họ lại vượt biên. Như bắt cóc bỏ dĩa. Đi lần sau dễ hơn lần trước vì họ biết đường đi nước bước, nhiều kinh nghiệm hơn.

Riêng người Cu-ba có một trò chơi rất hấp dẫn mà chính phủ Mỹ đặt ra là hễ anh chị Cu-ba nào dùng thuyền vượt biên, nếu bị chận bắt trên mặt nước biển thì bị trả về Cu-ba tức khắc. Trường hợp đã lội vào bờ, đặt chân lên bãi cát là được coi là người tị nạn, được hưởng qui chế tị nạn, nghĩa là được lãnh trợ cấp, được chữa bịnh miễn phí trong một thời gian, mấy năm sau sẽ vào quốc tịch Mỹ. Có một lần, lãnh tụ độc tài Fidel Castro của Cu Ba chơi cho nước Mỹ một cú chới với. Ông ta lùa tất cả bọn tội phạm, đầu trộm đuôi cướp qua Mỹ “tị nạn chính trị”.

Tôi đọc đâu đó, rằng thế kỷ mười lăm, mười sáu, người Tây Ban Nha, người Bồ Đào Nha chinh phục Nam Mỹ. Họ giết tất cả đàn ông, con trai bản xứ (người Da Đỏ), chỉ để lại người nữ để phối giống với bọn thực dân, sinh ra những đứa con hai giòng máu, nói tiếng Xì, tiếng Bồ. Người Mễ rất dễ nhận biết. Đa số không cao, cỡ thước sáu là tối đa, xương to, cổ ngắn, ngực gồ (người mình nói là ngực gà).

Họ sống thành những cộng đồng nhỏ trong các chung cư. Họ ở nhà mướn, thường là các căn appartment. Một người có giấy tờ hợp pháp đứng ra ký hợp đồng thuê nhà, những người khác kéo đến ở chung. Có lần chính quyền tiểu bang Virginia đưa ra dự luật qui định số người trong một căn nhà, giới hạn bởi số phòng trong căn nhà đó, nghĩa là không được ở nhiều người mà ít phòng. Mấy ông dân cử bác liền "Thế thì người Mễ, tối về, nằm ngủ ở đâu? Dẹp!". Vậy là dự luật xếp xó! Buổi tối họ đi làm về nằm ngủ la liệt trong phòng khách. Đa số là thanh niên, sau một ngày lao động cực nhọc, nhậu với nhau mấy chai bia, họ nằm xuống là ngủ khò. Sáng dậy, họ tản mác đi làm việc. Người có giấy tờ hợp pháp thì làm ở các cơ sở, công ty, tiệm buôn, người không có giấy tờ thì tụ tập rải rác từng nhóm nhỏ ở các chỗ thường lệ, trước các thương xá, tiệm ăn, Mc Donald, Seven Eleven… ai cần thì đánh xe đến đón về. Giá hiện nay trên dưới hai mươì dollars một giờ tùy công việc.

Người Mễ lao động chân tay. Họ rất chịu khó và siêng năng. Mùa hè hay mùa đông họ có thể chịu đựng được để làm việc ngoài trời. Miền đông bắc Hoa Kỳ, nơi tôi ở, mùa đông có khi dưới không độ F, mùa hè lại trên trăm độ F. Chỉ có người Mễ và người gốc Châu Phi làm nỗi. Nghề của họ là đốn cây, đào đường, cắt cỏ, hốt lá mùa thu, đào đất, làm thợ phụ xây cất... là những việc người bản xứ và người Á Châu không làm vì quá cực nhọc.

Đàn bà Mễ làm những việc vệ sinh, quét dọn các tư gia, các công sở, buildings... nhưng đa số ở nhà lo nấu nướng và đẻ con. Họ đẻ rất nhiều con, đứa nào đứa nấy tròn vo. Mỗi khi họ đi chợ thì con bồng, con mang, con dắt tay... tiếng trẻ khóc, tiếng la mắng của mẹ chúng, ồn ào, ỏm tỏi! Trước đây, người Mễ ít hơn người Mỹ đen, nay thì họ đông hơn vì nhập cư lậu và đẻ như máy!

Khoảng năm 2001, Tổng thống Bush chuẩn bị dự luật cho những người Mễ cư ngụ bất hợp pháp vào quốc tịch Mỹ thì có vụ 9/11 (khủng bố cho máy bay đâm vào các cao ốc ở Newyork và bộ quốc phòng Mỹ) nên dự luật phải xếp lại. Thế là người Mễ làm reo, đình công và đi biểu tình đòi phải cho họ thành công dân Mỹ. Nhưng họ lại phất cờ Mễ nên dân Mỹ không ưa.


Tháng 7 - 2006, Thượng Viện Mỹ đã bác dự luật cho người nhập cư bất hợp pháp (đã ở trên đất Mỹ hơn hai năm) được nhập quốc tịch Mỹ. Vùng biên giới Mỹ - Mễ Tây Cơ được tăng cường kiểm soát gắt gao hơn. Chính phủ sợ khủng bố, bọn tội phạm xâm nhập lẫn lộn cùng người Mễ. Bọn chúng đã đào những đường hầm xuyên qua biên giới Mễ - Mỹ, nhập người và hàng chục tấn bạch phiến, cả mấy năm mới bị khám phá.

Người Mễ vào xứ Mỹ giống như người đi hợp tác lao động. Họ không chịu học tiếng Mỹ mà chỉ cần nhớ những tiếng thông dụng giao tiếp thường ngày. Thường thì ra dấu, kẹt lắm, họ xổ một tràng tiếng Xì, đối phương phải cố mà hiểu! Thực ra, họ không muốn thành công dân Mỹ (các tay hoạt đầu chính trị xúi họ biểu tình chứ họ cũng chẳng ham), vì bị ràng buộc đủ thứ. Dân lậu, làm lãnh tiền mặt, khỏi đóng thuế, làm điều phạm pháp thì lặn mất tiêu, cảnh sát không cách nào tìm ra.

Họ cố gắng làm lụng, dành dụm được nhiêu, gửi hết về cho gia đình bên xứ họ, để mua nhà cửa, ruộng vườn hoặc kinh doanh, khi nào chán xứ Mỹ, họ về lại quê hương sống sung sướng. Trẻ con Mễ sinh ra trên đất Mỹ học không giỏi lắm, ít đứa vào đại học. Hết trung học là chúng nghỉ học để kiếm việc làm chứ không nghỉ học để quậy phá, xì ke ma túy, cướp của, giết người, hiếp dâm và rình bắn cảnh sát như một sắc dân "của nợ" khác.

Người Mễ dù có quốc tịch (đủ điều kiện), nhưng họ không mua nhà, sắm xe mới. Ra đường mà thấy xe móp méo, trầy vi tróc vảy là biết xe của người Mễ. Họ chuyên mua những xe gặp tai nạn, đụng chạm nhau. Người ta bán vì không muốn sửa chữa phiền phức, tuy máy còn rất tốt. Khi đã mua xe, phải sang tên, họ đến Sở Lộ Vận (DMV) làm giấy tờ. Trong tờ khai có mục bảo hiểm xe, họ cũng làm bảo hiểm nhưng chỉ mấy tháng đầu thôi (để khỏi bị phạt), sau đó họ phe lờ, không bảo hiểm nữa. Thế nên khi họ đụng xe ai, người bị đụng có giả vờ rên rỉ, đau đớn, bất tỉnh...(để hi vọng bảo hiểm đối phương đền nhiều tiền) cũng vô ích. Trên răng dưới dép. Họ làm gì có nhà cửa, trương mục ngân hàng...mà hòng kiện tụng, sai áp kiếm chút cháo! Họ cũng để cho bạn bè, bà con sử dụng xe của họ tùy thích. Trẻ con, người không có bằng cũng được lái thoải mái. Dám bỏ tù họ không? Tiền đâu nuôi (tù) họ!?

Những người Mễ sống hợp pháp thường cho đồng hương mượn thẻ xanh (như thẻ căn cước) đi xin việc làm vì trên thẻ xanh không có hình ảnh gì cả, chủ mướn cũng chỉ cần có thế để mướn được người siêng năng, trả tiền công rẻ mạt mà không sợ vi phạm luật pháp. Thế nên mới có trường hợp một người Mễ đã làm cả chục jobs (việc) ở hàng chục địa điểm cách nhau rất xa trong cùng một ngày?! Vì cho mượn lung tung, nhiều người làm nhiều nơi với cùng một tên trên thẻ xanh. Còn chuyện thuế má tính sao đây (với người có thẻ xanh)? Và hàng bao nhiêu rắc rối cho người có thẻ xanh. Hỏi đương sự, anh ta ngơ ngác rồi xổ một tràng tiếng Xì, gì cũng không biết! Chả lẽ bỏ tù?

Có một thời có lệnh cấm tuyệt thuê mướn người nhập cư bất hợp pháp. Vậy là các buildings, các văn phòng... không có người đến làm vệ sinh (hút bụi, đổ rác, chùi nhà vệ sinh...) Những việc nầy phải làm hàng ngày, từ chiều (khi tan sở) cho đến sáng hôm sau. Các nông trại, đồn điền, trại gia súc... cũng kẹt cứng! Không có người làm! Thời tổng thống Clinton (thì phải), có bà bộ trưởng lao động, vô ý mướn phải một người nhập lậu, phải từ chức.

Người Á Châu di cư sang Mỹ thì dân Mỹ không ưa vì dân Á Châu học rất giỏi, sẽ giành việc làm của họ, nhưng người Nam Mỹ nhập vào bao nhiêu họ cũng không lưu tâm.

Đầu tháng 8-2008, tổng thống Bush có đến biên giới Mỹ-Mễ để xem xét và sẽ quyết định chương trình "Công Nhân Khách" (nhập khẩu lao động), vì miền Nam rất cần lao động chân tay cho nông nghiệp. Và tuy kiểm soát gắt gao vùng biên giới Mỹ-Mễ, số người nhập cư trái phép vẫn không ngừng gia tăng. Điển hình như tiểu bang Arizona, mỗi ngày có hàng nghìn người vượt biên. Họ thường đi ban đêm vì có nơi phải băng qua sa mạc, như sa mạc Yuma, có năm chết khoảng trên 50 người. Nhưng họ đâu có ngán. Nhằm nhò gì ba mạng người lẻ tẻ, như tề thiên mới rụng cái lông.

Thế nên chuyện người Mễ nhập cư lậu vẫn còn là chuyện dài chưa có đoạn kết. Ông Trump muốn xây bức tường hàng nghìn cây số, cao ngất trời e cũng vô ích. Bạn còn nhớ, thời còn Cộng Sản Đông Âu. Bức Tường Bá Linh với bọn công an Đông Đức dày đặc, người dân Đông Đức vẫn tìm cách để qua Tây Đức tìm tự do dù phải đem mạng sống của mình phơi ra trước mũi súng của bọn ác ôn. Họ đào đường hầm chui dưới bức tường, dùng cần cẩu chuyển người trên bức tường, thậm chí dùng xe hạng nặng ủi sập bức tường để tràn qua vùng tự do. Thế nên người Mễ nhập lậu vào Mỹ chỉ như mạo hiểm một chuyến để tìm cảm giác mạnh, đâu chết chóc gì mà sợ. Vấn đề là có tiền chung cho bọn buôn người dẫn đi mà thôi.

Phạm Thành Châu

Đã phát hành 4 tập truyện:      

- Nhớ Huế, 248 trang,12 USD

- Bức Họa Khoả Thân, 48 trang, 12 USD

- Lý Lẽ Của Trái Tim, 266 trang, 2 USD

- Lời Tỏ Tình, 235 trang, 2 USD

Mua 4 tập, mỗi tập 10USD (tính luôn cước phí)

Liên lạc: Phạm Thành Châu 7004 Beverly Lane Springfield VA 22150 USA, (c) 571-480- 3276, (h) 703-569-0124

Ý kiến bạn đọc
09/07/202314:35:57
Khách
Thẻ xanh không có hình? Ủa alo?
26/11/202205:50:00
Khách
With respect to neoadjuvant 19, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64 and adjuvant 57, 65, 66, 67 chemotherapy, no definite survival benefits were proven in low grade PMP, high grade PMP, or high grade PMP with signet ring cells, which is quite controversial <a href=https://bestcialis20mg.com/>order cialis online</a>
21/09/202223:18:54
Khách
test test test test
11/06/202220:54:39
Khách
https://newfasttadalafil.com/ - Cialis Suyrth Amoxicillin 50mg Bmp 193 Dybjyd <a href=https://newfasttadalafil.com/>Cialis</a> Fortunately the problem is not that complicated. Generic Cialis E20 https://newfasttadalafil.com/ - Cialis Lister. Ovmgjm
21/05/201700:07:25
Khách
Pt chau Viet. Khong quay phas
25/04/201701:50:59
Khách
"... chứ không nghỉ học để quậy phá, xì ke ma túy, cướp của, giết người, hiếp dâm và rình bắn cảnh sát như một sắc dân "của nợ" khác."
Đoạn này mà dịch ra tiếng Anh rồi đăng báo Mỹ thì có kẻ ra hầu tòa vì kỳ thị, phỉ báng nguyên cả một sắc dân. Người viết quá thiếu hiểu biết. Đây là lần đầu tiên tôi đọc bài của tác giả PTC này. Đọc xong tôi nghĩ mình sẽ không để mắt tới các bài hay truyện khác của ông ta, dù ông ta được Võ Phiến khen và tôi rất kính phục Võ Phiến!
25/04/201701:28:03
Khách
Ông Kiệt Đỗ không hiểu tiếng Anh. Ông ta nói:
"Dân Chủ khởi đầu xây chứ không phải Cộng Hòa !!!!. Lúc đó chắc free quá."
Và ông ta trích:
https://en.wikipedia.org/wiki/Mexico%E2%80%93United_States_barrier
As of January 2009, U.S. Customs and Border Protection reported that it had more than 580 miles (930 km) of barriers in place.[3] The total length of the continental border is 1,989 miles (3,201 km)
Ông Kiệt Đỗ hiểu sai:
"as of January 2009..." dịch tiếng Việt là "tính cho đến ngày 20-1-2009...", có nghĩa là 580 miles đó được xây dựng trước ngày Obama nhậm chức nhiệm kỳ đầu. Chính quyền Bush con hay ai xây không rõ, nhưng không phải Obama.
22/04/201701:40:56
Khách
Bài viết phản ảnh cái nhìn kỳ thị , một chiều, núp sau cái mả chuyện phiếm, chuyện đùa.
22/04/201700:51:43
Khách
"Hôm 18/4/17, một tường trình từ phe Dân Chủ ở Thượng Viện cho hay phí tổn cho việc xây tường là gần 70 tỉ đô la và chi phí hàng năm cho việc bảo trì nó sẽ lên đến 150 triệu đô la"

Dân Chủ khởi đầu xây chứ không phải Cộng Hòa !!!!. Lúc đó chắc free quá.

https://en.wikipedia.org/wiki/Mexico%E2%80%93United_States_barrier
As of January 2009, U.S. Customs and Border Protection reported that it had more than 580 miles (930 km) of barriers in place.[3] The total length of the continental border is 1,989 miles (3,201 km)
21/04/201715:35:46
Khách
"Riêng người Cu-ba ... Trường hợp đã lội vào bờ, đặt chân lên bãi cát là được coi là người tị nạn, được hưởng qui chế tị nạn". Tác giả Phạm Thành Châu.

Chính sách trên nay đã chấm dứt, theo bản tin dưới đây :

Obama Khóa Sổ Đón Người Tỵ Nạn Cuba Để Xúc Tiến Bình Thường Bang Giao Mỹ-Cuba
12/01/2017- Việt Báo

WASHINGTON -- Một thời kỳ mới trong bang giao Mỹ và Cuba bắt đầu: Tổng Thống Barack Obama hôm Thứ Năm loan báo xóa sổ chương trình có từ 20 năm nay về đón nhận người tỵ nạn Cuba qua chính sách gọi là “chân ướt, chân khô”......Obama viết rằng việc khai tử chính sách đón nhận tỵ nạn Cuba qua quy định đó sẽ hiệu lực tức khắc: “Áp dụng ngay từ bây giờ, công dân Cuba nào tìm cách vào Hoa Kỳ bất hợp pháp và không đủ điều kiện để được quy chế nhân đạo sẽ phải bị trục xuất. Khi thưc hiện bước mới này, chúng ta đang đôi xử với người di dân Cuba tương tự như với di dân từ nước khác.”
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,263,648
Vân Hải Nguyễn Xuân Hùng là Cựu Sĩ Quan Tiểu Đoàn 20 Chiến Tranh Chính Trị (Khoá 16 Thủ Đức)
Tên thật: Trịnh Thị Đông. Sanh quán: Bình Dương, Việt Nam. Nghề nghiệp: Giáo viên cấp 2, môn Anh Văn. Hiện cư ngụ tại thành phố Fort Smith, tiểu bang Arkansas, Hoa Kỳ.
Trần Nguyên Đán là bút hiệu của Mục sư Lữ Thành Kiến, từng quản nhiệm Hội Thánh Maryland, miền Đông, rồi Fort Worth, Texas. Sau giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ năm 2007, ông nhận thêm giải Việt Bút 2009 và là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2010. Ngoài Việt Báo Online, nhiều thơ và truyện của ông hiện có trên tạp chí văn chương trên mạng internet, như da mầu, tiền vệ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 2007, cô nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.” Chỉ ít tuần sau đó, cô “chạy” đủ giấy tờ đón ba má từ Việt Nam dự lễ phát giải. Sau chuyến du lịch, hồ sơ bảo lãnh gia đình được hoàn tất và từ 2011, ba má, và vợ chồng người em trai đã chính thức định cư, đoàn tụ. Hiện nay, cô là một thành viên trong ban điều hành Mount Vernon, di sản của vị Đệ nhất Tổng Thống Hoa Kỳ George Washington, tại Alexandria, Virginia.
Tác giả là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Viết Về Nước Mỹ, ngày 18 -12-2012 phổ biến bài viết trực tiếp bằng tiếng Việt đầu tiên của ông, kể chuyện tình 40 năm trước giữa chàng thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ và một cô gái Việt. Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", Sáu Steve Brown đã nhận Giải Việt Bút mang tên Bà Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông bà nay có 7 người con, hiện ở Ohio. Sau đây, thêm một bài mới của ông Sáu.
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 12 trong năm.
Tác giả Tâm Chánh là người con gái của Trung Tá Từ Tôn Khán, Tỉnh Đoàn Trưởng Tỉnh Đoàn Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn, Huế, thời 1968. Ông bị Việt Cộng bắt và sát hại trong Tết Mậu Thân tại Huế. Hiện nay Tâm Chánh là Vice President of the Real Estate Entitlement Development Incorporation tại Southern California.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 2018 tại Hoa Kỳ. Mời đọc bài viết về thân phụ của một nhà giáo. Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt Bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến