Hôm nay,  

Chạy Bộ Cùng Các Con

07/04/201700:00:00(Xem: 10597)

Tác giả: Nguyễn Khánh Vũ
Bài số 5091-18-30791-vb6040717

Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Là con một gia đình H.O., đến Mỹ năm 1995, khi đã 27 tuổi, Nguyễn Khánh Vũ hiện là kỹ sư điện toán cho một công ty tại Arizona và đã góp nhiều bài viết xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

***

"Ba, Ba chạy bộ với con nha. Con cần tập chạy, trường con bắt phải chạy 1 dặm dưới 12 phút", Christine, cô con gái tôi đề nghị.

"Ừ", tôi mạnh miệng đồng ý với con bé ngay tức khắc, khi nhìn thấy nụ cười "cầu tài" của nó. Trong mắt con tôi, có lẽ tôi là "anh hùng" hay đại loại gì gì đó giống như vậy. Thế là tôi đành miễn cưỡng lục lại đôi giày thể thao đã lâu không còn dùng đến, được cất đâu đó trong nhà để xe.

Và rồi, vào một buổi sáng chủ nhật khi trời còn tờ mờ, sương giăng đầy, tôi đã nghe tiếng con bé vang lên từ ngoài sân "Ba, chạy bộ Ba".

"Ừ, chờ Ba một chút, làm gì mà réo dữ vậy?", vừa lúi húi xỏ đôi giày, tôi đáp lời con.

"Ba, mau lên Ba", thằng Tin, em nó, cũng góp lời phụ họa.

Vừa bước ra khỏi nhà tôi đã nhìn thấy con bé vừa cười vừa nhún nhảy ra chìêu rất đắc ý. Tôi cũng thấy thằng em nó, đã sẵn sàng trên chiếc xe đạp, với đầy đủ nón, găng tay, bình nước.

"Chạy từ từ thôi nha", tôi đề nghị với các con.

"Yes, sir", hai chị em nó cùng đồng ca như thể chọc quê tôi vậy.

Cảnh vật thật yên bình, khí trời se se lạnh vào buổi mai, những ngày cuối năm, chuẩn bị bước vào mùa lễ Giáng Sinh. Một vài gia đình trong khu phốđã bắt đầu trang hoàng nhà cửa dù chỉ mới đầu tháng 12. Tôi nhận ra nhà của Mike, người hàng xóm kế bên, năm nay có thêm hai chú chó nhỏ được đặt cạnh ông già Noel đứng tươi cười, như vẫy chào người qua, kẻ lại. Nhà cô giáo Hạnh cũng thay đổi loại đèn treo quanh nhà. Những bóng đèn có hình dáng như những giọt nước đóng băng màu xanh nhìn rất đẹp mắt vào ban đêm và đang được ưa chuộng. Nhà Jeff thì vẫn vậy, vẫn con nai bằng gỗ, nước sơn đã phần nào bong tróc, với cái mũi đỏ, đứng cạnh một chậu cây kiểng mà trên đó Jeff đãgắn lên một cái nơ cũng màu đỏ thật to. Thấm thoáng đãgần 17 năm gia đình tôi chuyển về sống nơi đây, bên cạnh những người hàng xóm hiền lành, hết sức cởi mở, chân tình.

“Chào anh. Anh chịu khó chạy bộ với các cháu”, cụVân, một bà cụViệt Nam sống ở căn nhà cạnh cái hồ bơi, vẫy vẫy khi cụ thấy tôi chạy ngang qua. Cụđã ngoài 90, còn rất minh mẫn, sáng sáng vẫn chống gậy đi bộ vòng vòng.

“Chào cụ. Cụ khỏe không? Tụi nhỏ bắt cháu chạy với tụi nóđó chứ”, tôi dừng lại hỏi chuyện cụ.

“Vâng, ráng tập anh ạ, cho nó khỏe. Có chúng nó chạy chung như vậy là vui rồi. Chứ như tôi thế này, dở lắm, thui thủi có một mình”, giọng cụ buồn buồn.

“Dạ”, đáp lời cụ mà lòng áy náy cho hoàn cảnh đơn chiếc của cụ. Cụ vốn sống với một người cháu họ bên chồng. Cô cháu gái chuyển về từ thành phố St Paul bên tiểu bang Minnesota để lo cho cụ sau ngày cụông qua đời. Khoảng hai năm trước không biết gian lận gìđó trong vấn đề mua bán địa ốc mà vướng vào vòng lao lý.

“Thôi anh chạy với các cháu. Tôi vào nhà đây, không khéo lại cảm lạnh thì khổ thân”, cụ chia tay tôi rồi lủi thủi quay đi.

Thiễn nghĩ, cuộc đời của mỗi chúng ta gần giống như một cuộc chạy bộ vậy. Sẽ mệt mỏi và khó khăn biết dường nào nếu chúng ta là người lữ hành cô độc trên đoạn đường dài đó. Một cái nhìn cảm thông, một cái vỗ vai khích lệ, một nụ cười thân thiện trên con đường ta đi qua cũng thật sự là những giọt nước mát. Hoặc chỉ cần chúng ta may mắn biết rằng, ởđâu đó trên cõi đời này, còn có người đang nghĩ đến ta, có thể cầu nguyện cho việc ta làm, thì có lẽ con đường trước mặt đỡ gian nan hơn. Vàcó lẽkhó khăn nhất là lúc chúng ta chạyhay bước đi những bước mệt mỏi cuối cùng dẫn vềđích đến, như bà cụ người Việt này.

"Ba", tiếng cô con gái kêu to, kéo tôi về lại với thực tại.

“Ba chạy chậm quá Ba, con đã chạy 2 vòng rồi Ba. Con chạy từ từ với Ba nha.”, và cứ thế con gái tôi bắt đầu huyên thuyên kể về chuyện bạn bè, trường lớp của nó.

Trò chuyện với các con luônđem lại cho tôi sự thích thú. Con càng lớn, tôi càng muốn dành nhiều thời giờ hơn với chúng. Đề tài của những câu chuyện cũng thay đổi và dần rộng hơn. Các con có thể chất vấn tôi về bất kỳđề tài gì, từ việc học hành, bạn bè, và ngay cả những đề tài thời sự, chính trị hay tôn giáo.

“Ba, ba nhớ Joanna không, hồi nhỏ cũng rửa tội nhưng bây giờ không còn tin vào Chúa nữa Ba.”, tôi đã giật mình khi nghe cô con gái chia xẻ.

“Tại sao vậy con? Nói cho Ba biết với.”, con tôi cảm nhận rất rõ sự quan tâm của tôi qua giọng nói.

“Ba Mẹ nó ly dị, Mẹ nó lại vừa mất việc làm đó Ba”, con bé nói tiếp.

“Ừ, thiệt là không vui cho bạn con. Nhưng con nhớ không, Chúa có nói Chúa đến không nhằm thay đổi thế gian này mà Ngài đến đểgiúp chúng ta tránh xa tội lỗi, đưa chúng ta trở về. Thế mà con người mỗi khi gặp phải khó khăn hay những điều không nhưýtrong cuộc sống lại có khuynh hướng đổ tội cho Ngài”, tôi bắt đầu cắt nghĩa cho các con.

Rồitôi đã giành thêm gần một tiếng đồng hồ để thảo luận một lần nữa với các con trong bữa ăn tối của gia đình.

“Ba yên tâm, bạn con không làm thay đổi niềm tin của con được đâu Ba”, con bé cười trấn an tôi.

Nhờ vào tốc độ phát triển vũ bão của điện toán với vô vàn các trang mạng, ngày nay thật dễ dàng để con trẻ tìm hiểu những gì chúng muốn. Và trong kho thông tin vĩ đại đó cũng có không ít rác rưởi lẫn cạm bẫy. Vì thế, qua lòng tin xây dựng với các con từ ngày chúng còn bé, tôi hy vọng tôi sẽ vẫn luôn là người đầu tiên chúng tìm đến khi chúng có những khúc mắc, chí ít là trong giai đoạn tuổi vị thành niên.

Trong vô vàn những đề tài tôi phải đối mặt, những câu hỏi về giới tính hay cách ứng xử với những bạn bè khác phái có lẽ luôn làm tôi đau đầu vì sự tế nhị của những đề tài này, khi tôi phải luôn cố ǵắng chọn lựa những ngôn từ sao cho phù hợp với lứa tuổi của các con.

"Ba, Ba nghĩ sao về những người đồng tính?", cậu con trai chất vấn.

Tôi hiểu va biết rất rõ những tư tưởng phóng khoáng, có phần thiên tả trong các đề tài như đồng tính, phá thai thậm chí tôn giáo đưọc dạy trong các trường học công lập. Va thực tế cho thấy những điều này ảnh hưởng rất mạnh đến giới trẻ. Do đó nếu không có sự phân tích, giải thích thêm từ gia đình, con trẻ có thể phát triển theo hướng lệch lạc hay thậm chí nguy hiểm.

“Timmy, bạn từ hồi lớp 3 của con, năm nay tự nhiên thay đổi lắm Ba. He seems to be gay Dad”, thằng bé nói thêm.

“Ba hoàn toàn không phân biệt đối xử với những người đồng tính nhưng Ba không ủng hộ các phong trào cổ xúy cho lối sống đồng tính. Rất nhiều người trẻ bịảnh hưởng bởi những phong trào này vàđãcó rất nhiều người tập sống theo lối sống đó.”, tôi giải thích cho con. Tôi luôn có những ưu tưvềthanh thiếu niên Việt Nam, trong đó có các con tôi, trước sựảnh hưởng nguy hiểm của lối sống này, một lối sốngmà giới điện ảnh Hollywood tả khuynh thường đề cao. Giới trẻvốn dĩrất dễ bắt chước hoặc bịảnh hưởng bởi những người mà chúng coi là thần tượng và mọi việc có thể trở nên muộn màng trước khi chúngđạt đến tuổi có thể suy nghĩ chín chắn.Cũng vì thế, giới trẻ luôn cần sự quan tâm, hướng dẫn từ gia đình.


Khi nghe thắc mắc của cậu con trai về những thay đổi trên cơ thểcủa tuổi dậy thì, tôi lại nhớ Má tôi. Hồi đó, lúc tôi bắt đầu bước vào giai đoạn tương tự như vậy của một thằng con trai mới lớn, Ba tôivẫn còn bị giam cầm trong chốn tùđày tận vùng Sơn La sau ngày mất nước. Má tôi, một cô giáo hiền lành, vốn chỉ quen với bảng đen phấn trắng, lo lắng chăm sóc gia đình, giờ phải một mình ngược xuôi lo toan mọi sự và còn chắt chiu dành dụm đe lo cho Ba tôi trong tù. Với các con, Má tôi phải đóng cả hai vai, vừa làm Cha vừa làm Mẹ.

“Con vô đây để Má dạy con cách tự chăm sóc khi con tắm”, giọng Má tôi nhỏ nhẹ.

Nghĩ lại tôi thương Má tôi nhiều lắm. Không biết Má tôi hồi đó có cảm thấy ngại ngùng không nhưng tôi biết Cha Mẹ Á Châu nói chung và Việt Nam nói riêng thường không thoải mái khi nói chuyện với con cái những vấn đề về giới tính, nhất là những kiến thức về tình dục, có lẽ các cụ vẫn quan niệm không nên “vẽ đường cho hươu chạy” thì phải.

Tôi bây giờ may mắn hơn Má tôi hồi đó vì nhà trường và ngay cả chương trình giáo lý của nhà thờ đã làm giúp tôi gần như mọi chuyện. Hơn nữa nhờsống ở My cũng đủ lâu nên khi ngại phải đề cập đến những từ ngữ “nhạy cảm”, tôi lại chuyển sang sử dụng Anh ngữ. Điều này cho tôi một cảm giác như tôi đã“biến hình” thành một người nào đó và tôi có the hướng dẫn hay thảo luận với các con thoải mái hơn.

“Để dạy dỗ tụi nhỏ, Ba nhắc tụi con ba chữ. Làm gương, làm gương và làm gương”, lời khuyên Ba dành cho anh chị em tôi.

“Có nhiều cha mẹ bắt buộc con cái làm điều này, nghe theo điều kia nhưng đôi khi chẳng áp dụng gì cho mình hết. Cấm các con xem ti-vi nhưng Mẹ thì cứ hết phim bộ này rồi đến phim bộ khác. Khuyên con cái tránh xa bia rượu nhưng Bố thì lại đi làm về là hết chai này rồi đến chai khác. Con trẻ khôn ngoan lắm, chúng nhìn và hiểu hết.”, Ba tôi dẫn chứng thêm.

Từ ngày có con, tôi giành gần như toàn bộ thời gian ngoài giờ làm việc cho chúng. Các con càng lớn, tôi càng dành nhiều thời giờ hơn. Những dự định cho bản thân đều phải dẹp qua một bên. Ghi danh cho con học Việt ngữ là tôi bắt đầu tham gia giúp nhà trường trong công tác giảng dạy. Khi các con đến tuổi tham gia hướng đạo, tôi lại nhanh chóng học hỏi, tìm hiểu và tham gia tích cực giúp phong trào của quận hạt trong vai trò khải đạo ở một số môn trong khả năng của mình. Và rồi trong vai trò huấn luyện viên bộ môn Aìkido, tôi cũng đãđem các con đến võ đường để tập cho con bắt đầu cách sống tốt đẹp của môn phái. Tôi chạy ở phía trước để kéo các con theo sau. Tôi ráng sống theo cách Ba tôi đã dạy. Tôi muốn trở thành gương sáng cho con tôi. Tôi có những giấc mơ hoang đường. Tôi ước ao phải chi quê hương tôi ngày xưa không rơi vào tay cộng sản để Ba tôi không bị đày tận miền Bắc và để tôi có thể sống những năm tháng của một thằng con trai tuổi mới lớn trong sự hướng dẫn của Ba tôi như tôi có mặt trong cuộc đời con trai tôi bây giờ.

“Ủa Ba, nãy giờ con kể chuyện Ba có nghe không Ba mà sao con không thấy Ba hỏi chuyện con?”, cô con gái một lần kéo tôi ra khỏi những suy tư.

Thằng bé Justin trên chiếc xe đạp BMX, chạy dọc theo các "vận động viên", như một thành viên chuyên nghiệp của một ban tổ chức một cuộc thi chạy nào đó, lại la lên "Water, people?", "Ba, nước không Ba?".

“Có, ba có nghe mà. Ba thích nghe tụi con kể chuyện lắm”, tôi trả lời các con.

Thật vậy, với sự khác biệt trong văn hóa, trong các phương pháp dạy dỗ giữa gia đình Việt Nam và nhà trường hay những đoàn thể nơi các con tham gia sinh hoạt, tôi luôn muốn gần gũi các con để hiểu chúng hơn, để có thể hướng dẫn chúng tốt hơn. Và tôi cũng học được từ các con rất nhiều điều mới mẻ, như cách phản ứng, cách suy nghĩ, rất khác với thế hệ sinh ra và lớn lên ở Việt Nam như thế hệ chúng tôi.

“Ba, Danny đổi ý không theo học ngành y nữa Ba. Nó sẽ theo học vềâm nhạc.”, Christine vừa kể vừa cố gắng duy trì hơi thở khi chạy.

“Âm nhạc? Theo ba, để theo đuổi ngành này cần phải có tài năng lắm. Nógần giống nhưđi vào một con đường rất hẹp mà người đi có nhiều khả năng sẽ mắc kẹt, rồi ở vào tình trạng tấn thoái lưỡng nan. Con thấy đó, rất ít ca sĩ hay nhạc sĩ gốc Á châu nói chung hay Việt Nam nói riêng thành công trong thị trường Hoa Kỳ. Theo Ba, Danny nên suy nghĩ lại”, tôi hào hứng cho con biết nhận xét của mình.

“Dạo này Danny có nhiều chuyện buồn trong gia đình. Ba Mẹ nó không có đểý đến nó gì hết. Nó phải tự lo hết mọi thứ. Âm nhạc giúp nó cân bằng hơn, bình yên hơn.”, con gái tôi tỏ rõ lòng cảm thông và sự bảo vệtrước quyết định của bạn nó.

“Mà Ba à, học ngành âm nhạc đâu phải chỉ có trở thành ca sĩ hay nhạc sĩ thôi đâu Ba. Kỹ sưâm thanh kiếm được nhiều tiền lắm đó Ba.”, con bé cười lớn tiếng rồi dần tăng tốc chạy.

Và cũng nhờ nói chuyện với các con mà tôi quên đi sựmệt mỏi, có thể chạy với con lâu như vậy. Nhưng cũng chỉ qua khỏi vòng thứ 6 thì chân cẳng tôi đã có dấu hiệu muốn đuối sức.

“Ba, ráng lên Ba. Ba hứa chạy 7 vòng với con đó. Thôi Ba chạy từ từ nha. Con phải chạy theo đồng hồ của con.”, nói xong cô con gái tôi phóng nhanh về phía trước, bỏtôi lại phía sau.

Trong cuộc đời chúng ta, có lẽ ai cũng có lúc cần được tiếp sức, nhất là vào những thời điểm khó khăn, chíít về mặt tinh thần, những lúc quá mệt mỏi, chỉ còn chực chờ bỏ cuộc. Tôi lại nhớ đến hai chữ "Làm Gương" của Ba tôi. Tôi không thể nào bỏ cuộc, dù tôi có phải lết về đích. "Nhanh lên Ba, nhanh lên Ba, Ba thua Christine rồi," thằng bé Tin vừa chạy xe đạp cạnh tôi, vừa "thông báo". Tôi nhìn thằng bé vừa nói, vừa khua tay, vừa lắc đầu ra vẻ ông cụ non thật buồn cười, nhưng chẳng còn sức để mà nhép miệng.

Khi đó, tôi chỉ còn biết nhìn theo cách bóng xanh xanh phía trước mặt mà cố gắng tiếp tục cuộc hành trình.

Ai đã từng chạy bộ chắc cũng dễ dàng nhận ra điều này. Những vòng cuối cùng của hành trình bao giờ cũng là đoạn đường khó khăn nhất, mệt mỏi nhất và khiến cho nhiều người chạy bỏ cuộc nhất. Khi mà thân xác không còn muốn tiếp tục, thì tinh thần luôn đóng vai trò quyết định. Người có tinh thần mạnh mẽ khác với người có tính buông xuôi cò lẽ là vào những lúc như thế này.

Các con tôi đón tôi với dấu hiệu chữ L (Loser) bằng tay giơ cao trước mặt, rồi chúng cùng phá lên cười. Có lẽ chúng thấy bộ mặt tôi đáng thương quá nên sau đó chúng lại "an ủi" tôi bằng những cái vỗ vai cùng lời khen tặng "good job, Dad!".

“Tụi con biết Ba luôn dành hết thời gian lo cho tụi con trong tất cả khả năng của Ba. Khi các con lớn, Ba sẽ rất buồn nếu như có đứa nào vì bận tâm đến Ba mà bỏ qua những cơ hội trong sự nghiệp. Cố gắng mà học, vàđem sự hiểu biết của mình phụng sự xã hội. Hãy bay cao, bay xa nhất có thể cho thỏa chí của người thanh niên sống trong xã hội tốt đẹp này. Tụi con nhớ không?”, nói với các con như vậy mà trong lòng thoáng nỗi buồn khi nghĩ đến ngày các con sẽ rời xa vòng tay tôi.

Và tôi tự nhủ sẽ cố gắng là người bạn đồng hành của các con, cho đến khi chúng không còn cần mình nữa.

Nguyễn Khánh Vũ

Ý kiến bạn đọc
07/04/201714:46:51
Khách
Cám ơn một bài viết hay và sâu sắc của ông. Chúc gia đình tác giả luôn được bình an và hạnh phúc.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,240,653
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Ngay năm thứ hai của Viết Về Nước Mỹ, Việt Báo Online ngày 5 tháng Một, 2001, có phổ biến bài “Trái Tim của Đại Dương” của tác giả Minh Nguyệt.
Christina sinh năm 1975, chỉ 2 tháng trước ngày Sài Gòn sụp đổ. Ba bị tù csvn 10 năm. Gia đình qua Mỹ theo diện HO năm 1991, khi Christina được 16 tuổi.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tựa đề là dòng cuối của bài viết kể chuyện “Celine Dion hát ở Paris.” Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010.
Tác giả lần đầu dự Viết Về nước Mỹ. Như Nguyện định cư tại Mỹ 24 năm. Đã tốt nghiệp Đại học Tổng hợp. Hiện đang là cộng tác viên của Đài truyền hình Tuổi trẻ hải ngoại BYN 57.3 tại Houston,
Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả là "Nhân Chứng Tai Nạn", phổ biến ngày 1 tháng Bẩy 2016, ngày bắt đầu năm thứ 18 của chương trình Việt Báo Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến