Hôm nay,  

Người Mẹ Xứ Thần Nông Kênh 5

28/03/201700:00:00(Xem: 12739)

Tác giả: Thụy Nhã
Bài số 2504-16208581 vb711009

Tác giả dự viết về nước Mỹ ngay từ năm 2000, năm đầu tiên của giải thưởng. Sang năm 2012, cô nhận giải bán kết với bài “Check Point”. Sáu năm sau, cô nhận thêm giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2008 với bài “Chuyện Của Cây Vông”. Sinh năm 1980, định cư tại Mỹ khi 15 tuổi, năm 23 tuổi, xong bằng 4 năm về ngành tâm lý học tại đại học Utah, tiếp tục học ngành y tá. Hiện đang làm việc tại một bệnh viện ở Nam California và tiếp tục đi học. Bài mới nhất của Thụy Nhã được viết khi một huynh trưởng vừa có đại tang.

* * *

- Điểm ơi con ăn cà không?

- Dạ ăn!

Mẹ ngồi bên hiên nhà nơi con cháu đã bày nồi niêu xoong chảo cho bà để bà nấu ăn.

Bà tự tay muối cà xổi, rửa rau, làm cá, nấu cơm đãi đứa con dâu vừa từ Huế về, nó vừa mất mẹ.

Bà sanh năm 1915 tại Nam Định, miền Bắc Việt Nam. Hơn một thế kỷ trôi qua, bao nhiêu cuộc bể dâu, bao nhiêu vật đổi sao dời. Tám đứa con, bao nhiêu cháu, chắt, chút chít của bà trôi dạt từ Bắc ra Nam, từ Việt Nam ra đến Hoa Kỳ, Úc Châu, hay xa hơn nữa nhưng bà vẫn ngồi dưới mái hiên nhà ở Xứ Thần Nông Kênh 5, nơi bà đã an cư lạc nghiệp.

Bà ngồi đó hằng ngày, coi những đứa cháu con có đứa nào làm sai điều gì thì gọi tới mắng bảo. Thấy đứa nào thảnh thơi bà sai chúng nhổ cỏ, tưới cây. Con Thư bảo bà sai làm không bao giờ hết việc. Thằng Nhộng đi ra đi vô lầm bầm, càu nhàu cảu nhảu, nó bảo bà khó tánh. Bà cười móm mém, bà không dạy dỗ, không sai bảo làm sao sau này chúng nó có thể gánh vác, năng nổ được như bà.

Này nhá con bà thằng Toàn đã từng làm sỹ quan, từng được đi du học Mỹ. Bây giờ nó sống ở Kansas xứ Huê Kỳ, cuộc sống an nhàn, thảnh thơi. Thỉnh thoảng nó vác súng, nằm ngửa bắn vịt trời, và ngắm mây trời.

Thằng Tân chẳng được học hành nhiều như anh nhưng văn thơ đọc đâu nhớ đó. Nó còn có biệt tài là nói dối như cuội. Nó đi lính, tay trắng, mặt búng ra sữa vậy mà lại lấy được con Điểm Vịt Đẹt là tiểu thơ của xứ Thần Kinh. Thằng này vô cùng ba chìm bảy nổi nhưng gần đây nó cũng an nhàn và hay lên tàu chạy ra đảo xa bắt tôm hùm Pacifiic mang về cho vợ nấu bún riêu.

Thằng Chung thì làm chủ hai cái hồ bơi ở đây. Ở xứ bà bây giờ chẳng ai thèm bơi sông bơi hồ nữa vì sợ chất độc. Mọi người trong xóm rủ nhau đi bơi “lap” ở hồ bơi nhà Chung Mốc, vừa sạch sẽ vừa rất giống Tây. Thằng Nhộng cháu nội bà lại rất dại gái giống các bác. Đứa nào xinh xắn thắng Nhộng cho bơi miễn phí lại còn đãi nước mía.

Rồi còn: Con Đào, thằng Châu, con Lan, Cúc, Thủy, bà chẳng quên đứa nào. Con Thủy sống gần bà, ngày ngày thăm nom, bà thương nó lắm nhưng cũng chẳng dám nhờ nó nấu ăn vì bà sợ nó nấu bà ăn không được. Nấu ăn giặt đồ, không có gì làm khó bà được.

Cơm chiều nấu xong, cả nhà quay quần bên mâm cơm. Bà nhìn thằng Tân, con Điểm ăn, cười móm mém. Con bà, bà chẳng quên đứa nào nên mấy chục năm nay bà vẫn ngồi đây chờ cơm.

Sông nước Kiên Giang mênh mông, người Rạch Giá hữu tình. Bà ra võng nằm rồi ngân nga bài vè:

Nghe vẻ nghe ve,
Nghe vè thằng ở,
Khó ăn khó ở,
Nó bỏ nó về
- Về thì về, anh thuê thằng khác.
Anh thuê chẳng được nên đến dỗ dành:
- Em ở với anh, việc gì mà ngại
Nhà anh có một con trâu cái, đi cày mà thôi
Cơm nguội đầy nồi
Em ăn xì xụt....

Thằng ở nghe đến đây, tức quá phun ra một tràng:

- Cái liềm đã cụt
Chúa chẳng đánh cho
Trèo lên quả núi
Cắt được gánh cỏ
thì mòn cả vai,
Về thì chê bẻ chê bai,
Chày gạo cối thóc canh hai đi nằm,
Con gà mày gáy điêu tăm,
Tao chửa đi nằm mày đã gáy đốc thôi.
Chúa ăn rồi chúa lại ngồi,
Để thằng con ở thu nồi thu niêu,
Ngày trước chúa còn thương yêu
Ngày sau chửi mắng ra điều tổn cơm
Ngày trước chúa còn cho đơm
Ngày sau cất lấy "tao đơm cho mày"
Tôi đơm một vá thì đầy
Chúa đơm hai vá chưa đầy đã thanh
Ra đồng bắt được con cá mè ranh
Chúa ăn hết thịt để dành xương cho
Chúa Giai là chúa hay lo
Đêm nằm cắt việc ra cho mà làm
Chúa Gái là chúa ăn tham
Phần đưa cỗ biếu để giam trong buồng
Ăn rồi chết dịch chết chương
Chẳng xót thằng ở, chằng thương con đòi
Ở ba năm được cái khố sồi
Bề ngang chiếc đũa bề dài năm phân.
Ra đường chẳng dám cởi trần
Trông thấy chúng bạn tủi thân mà về

- Về thì giã bạn bạn ơi
Giã điếu ăn thuốc giã vôi ăn trầu
Về thì giã bạn chăn trâu
Trở về đồng nội hái dâu nuôi tằm
Một nong tằm là năm nong kén
Một nong kén là chín nén tơ
Một con chỉ rối biết cơ ngần nào?

Đây là bài vè “thằng ở” kể chuiyện chủ tớ từ thời xa xưa mà Bà thích nhất. Bà ngân nga, nhẩn nha đọc hết, cứ đọc đến đoạn chúa gái tham ăn, ăn rồi chết dịch chết trương là bá phá lên cười. Bà chúa ghét ai tham ăn, lười biếng.

Thằng Tân chưa chờ bà ngâm hết bài vè đã mon men lại gần, vừa thấy mặt nó bà đã cười khoe lợi rồi kêu lên “buồn lắm, buồn lắm”. Cái thằng khỉ gió này mỗi lần thấy bà lại đòi sờ ti làm bà nhột muồn chết.

Chia tay bà, thằng Tân con Điểm quay về Mỹ, tiếp tục cuộc sống tha hương. Bà ở lại, nhớ con bà lại quay qua la mấy đứa cháu cho đỡ nhớ.

Những tưởng còn lâu lắm bà mới gặp lại cái thằng nói dối như cuội và con Vịt Đẹt, ai ngờ, chưa đầy ba tuần sau thằng Tân đã gặp lại bà. Lần này bà nằm ở Chợ Rẫy, đầu mình, tay chân gắn đầy dây nhợ. Bà vừa trải qua hai cuộc giải phẫu khốc liệt, toàn than sưng múp và trầy trụa nhưng các bác sĩ trong phòng giải phẫu đều bảo bà có cặp vú lớn quá, phải có hai cô y tá khiêng hai bên bác sĩ mới giải phẫu được. Bà thấy thằng Tân mon men lại, bà nói Tân, rồi bà tính bảo “buồn lắm, buồn lắm” thì bà lại thiếp đi.

Bà đã chờ thằng Tân, thằng Chung, thằng Châu, Toàn, Đào, Lan, Cúc, Thủy rồi khi thằng Chung hỏi trong màn lệ “má có muốn về nhà không?”, bà gật đầu.

Hôm nay bà đã ra đi. Má của chú Tưng, của O Điểm đã ra đi. Người mẹ của xứ Thần Nông Kênh 5 đã ra đi…

“Chiều nào đọc lại câu ca, mưa rơi, mưa rơi trên má… aaaa ời”….

Hôm nay Cali trời không mưa nhưng mưa rơi trong lòng con, bà ơi. *

Thụy Nhã

*Lời ca Phạm Duy soạn theo ca dao “Thương Hoài Ngàn Năm”

Ý kiến bạn đọc
01/04/201715:08:12
Khách
Lâu lắm rồi, mới gặp lại Thụy Nhã.
31/03/201723:47:35
Khách
Thụy Nhã có giọng văn gần giống "thằng" Cuội rồi đó. HI hi! Bái phục!
30/03/201702:28:43
Khách
Bài viết có những chi tiết mộc mạc và bất ngờ. Tưởng như châm chích hoá ra xót xa, ngỡ cục mịch nhưng thâm thúy, mỉm cười trong nước mắt. Trong Thụy đã có Nhã.
Xin được chia buồn với tác giả và gia quyến.
28/03/201715:30:27
Khách
Xin chia buồn cùng anh Tân Và o Điểm!
Kính chúc Cụ Bà sớm về nước chúa!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,453,135
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất, tác giả viết cho mùa Vu Lan.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Bài mới là chuyện mừng đón cháu ngoại sinh đúng ngày bão lụt ở Houaton, Texas.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông là nhà hoạt động văn hóa cộng đồng, là thầy dạy võ, và không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Với sức viết mạnh mẽ, vừa có thêm tới 7 cuốn sách mới đang ra mắt khắp nơi. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, là bài mới viết cho mùa lễ Vu Lan.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư. Mong Lanh Nguyễn tiếp tục viết và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến