Hôm nay,  

Làm Việc Cho Ủy Ban Tổ Chức Thế Vận XXIII

26/03/201700:00:00(Xem: 9137)

Tác giả: Nam Chi Trần Văn Chang
Bài số 5080-18-30781-vb8032617

Thế Vận Hội năm 1984 tại Los Angeles, theo kết toán của Ban Tổ Chức, đạt số lời 250 triệu mỹ kim. Đây là chuyện hiếm có trong lịch sử thế vận. Xin mời đọc bài viết của một chuyên gia đã dự phần giải quyết những trục trặc cho tan tổ chức. Người viết sinh năm 1945, bút hiệu Nam Chi, Tốt nghiệp Chính Trị Kinh Doanh Đà Lạt năm 1968 và liên tục làm trong ngành Information Technology cho đến năm 2015 mới về hưu.

* * *

Năm 1983, sau khi vừa chấm dứt khoá huấn luyện Thảo Chương thứ nhì cho các người tỵ nạn, mỗi khóa kéo dài 50 ngày cuối tuần, phần vì trong tuần ai cũng phải lo kiếm cơm, phần vì công ty IBM chỉ cho mượn miễn phí phòng học và phòng máy ngày thứ bảy và ngày chúa nhựt, tôi được người giám đốc cho biết Uỷ Ban Tổ Chức Olympics XXIII đang có vấn đề với hệ thống điện toán System/38 loại máy mà tôi biết khá rành và đang dạy đồng bào và họ muốn IBM biệt phái tôi qua đó. Dĩ nhiên là tôi hoan hỉ nhận lời vì coi đó như một thử thách hiếm có, cơ hội làm việc cho Olympics nếu đã đi qua thì không biết bao giờ mới trở lại.

Ngày hôm sau tôi đến trình diện tại tại trụ sở của Los Angeles Olympics Organizing Committee (LAOOC). Mới đầu tưởng mình đi lạc, vì địa chỉ đó là của một bãi đậu xe bát ngát với một nhà kho bằng kim loại khổng lồ ở phiá saụ Thấy những người đậu xe gần tôi đều đeo thẻ vào cổ rồi tiến về phiá kho, tôi hỏi họ về LAOOC và họ nói là tôi cứ đi theo họ để biết cổng chính vào văn phòng.

Đang đứng lớ ngớ tại văn phòng An Ninh sau khi ghi tên để vô cửa, tôi bỗng nghe một tiếng cười sảng khoái và một giọng nói rất quen thuộc từ sau lưng: "Đừng cho người này vô."

Tôi chưa có phản ứng thì đã bị hai cánh tay vạm vỡ ôm chặt từ phía sau và nhấc bổng tôi lên. Bị bất ngờ nhưng rất mừng vì tôi đã nhận ra giọng của Ken Dennington, người mà tôi phải gọi là Ân Sư. Trong những ngày mới tị nạn tại Hoa Kỳ, chúng tôi đã làm việc chung tại văn phòng IBM ở East Los Angeles và Ken, một cựu sĩ quan của Không Lực Hoa Kỳ đã từng phục vụ tại Việt Nam, đã coi tôi như đệ tử, hết lòng chỉ dẫn cho tôi về những systems mới và nhất là những máy móc dùng trong tele-communication.

Lúc nào cũng là "Anh Hai", Ken dẫn tôi ngay vô phòng An Ninh để chụp hình, lăn tay làm thẻ rồi đưa tôi đi gặp các tiểu ban của LAOOC. Đến đâu tôi cũng được giới thiệu là chuyên viên, sẽ giải quyết những trục trặc đang xảy ra. Vài lần tôi định hỏi Ken là trục trặc gì thì hắn bấm vào lưng tôi cho tôi khỏi nói rồi kéo tôi đi qua văn phòng của nhóm khác.

Đi hết một vòng cái hangar khổng lồ thì đã tới giờ ăn trưa - Chúng tôi đi qua văn phòng An Ninh để lấy cái thẻ của tôi nhưng họ cho biết là thẻ chưa in xong dù đã xin từ sáng sớm. Ken ngó tôi rồi nói: "Bây giờ mày mới thấy một trong những lý do tại sao tao đòi IBM mang mày tới đây, không sao, tao bao mày ăn trưa bữa nay".

Chúng tôi qua cafeteria bên cạnh hangar chính. Bước chân vô cửa là đã thấy một cái bình bằng plastic cao cỡ 3 thước, đường kính khoảng 1 thước chứa đầy kẹo M&M, bình có một cái vòi giống như máy nước (robinet) ở nhà, quay nửa vòng thì vòi sẽ nhả ra khoảng một ly kẹo nhưng hầu nhưng chẳng thấy ai mua kẹo hết. Món ăn nóng thì có hamburger, sandwich hoặc spaghetti. Ai muốn ăn rau salad thì có quầy salad. Tôi đúng là Hai Lúa lên tỉnh, Ken làm cái gì, tôi làm theo như vậy cho đến khi lấy nước uống thì hắn chỉ cho tôi lấi cái ly không rồi hỏi tôi muốn uống Perrier hay CocaCola, dĩ nhiên là tôi xin uống perrier. Trước khi ra quầy tính tiền, Ken còn lấy thêm một gói bánh của Pepperridge Farm bỏ trên khay của hắn. Khi tính tiền, khay của Ken chỉ tốn có 32 Xu, trong khi khay của tôi, chỉ có một cái hamburger và một dĩa salad, không có nước, không bánh kẹo đã tốn khoảng US$ 4.00.

Trời mùa hè ấm áp, Ken kéo tôi ra một cái bàn ở ngoài trời, xa tầm tai mọi người rồi mới bắt đầu giảng giải cho tôi những chuyện căn bản:

- Đây là lần đầu, Thế Vận Hội không do quốc gia đảm nhiệm. Olympics XXIII tổ chức theo kiểu mẫu mới, họ xử dụng sự tài trợ của các đại công ty như CocaCola, Perrier, Pepperidge Farm và M&M, do đó các sản phẩm này được cung cấp miễn phí cho các nhân viên đang phục vụ cho Olympics.

(Khi kết toán, LAOOC đã lời 250 triệu mỹ kim vì không phải bỏ tiền xây cất vận động trường).

IBM cũng là công ty bảo trợ, khi LAOOC xin yểm trợ về điện toán, IBM không biết tính sao vì system/36 chỉ gắn được 7 terminals, mỗi terminal cho một người xàị. Loại Mainframe nhỏ, hồi đó là loại máy 4300, cũng đòi hỏi hệ thống điện lạnh, sàn nổi, yểm trợ software/release/programming... rất cầu kỳ, không phải là loại system quăng đâu cũng được và lúc đó máy vi tính (personal computer) còn trong thời kỳ phôi thai, chỉ còn lại System/38. Khổ một nỗi là loại máy này còn tương đối mới, thiết trí thì dễ, bảo trì dễ nhưng không kiếm ra programmer vì ai cũng biết là khi Thế Vận Hội chấm dứt thì công việc cũng không còn.

Ưu tiên một, theo lời của Ken, là làm sao để “nhập” (input) dữ kiện của hồ sơ sưu tra an ninh, đa số là của các nhân viên đang phục vụ cho các công ty truyền thông trên khắp thế giới

Vài nhân viên của LAOOC "tình nguyện" làm programmer, kết qủa là công việc ối đọng. Để có thẻ xuất nhập các vận động trường, khoảng 7,000 phóng viên, ký giả, nhiếp ảnh viên quốc tế... phải hoàn tất hồ sơ sưu tra an ninh dài cả chục trang. Dữ kiện phải được nhập vào máy của LAOOC rồi copy ra băng từ tính (magnetic tape) để chuyển giao cho cơ quan FBI vì máy system/38 lúc đó chưa liên lạc trực tiếp với các system khác. Chỉ còn khoảng 10 tháng là tới ngày khai mạc, các cơ quan truyền thông bắt đầu sốt ruột, FBI sốt ruột, LAOOC cũng sốt ruột và dĩ nhiên IBM càng sốt ruột hơn. Ken cho tôi biết khẩu lệnh của ban giám đốc IBM là: "làm gì thì làm, miễn là đừng đưa mặt lên TV”.

Ăn trưa xong, Ken dẫn tôi về khu vực của chúng tôi va trao cho tôi một cái máy pager (có người gọi máy đó là cái beeper). Thời đó, có cái pager để vào thắt lưng là oai lắm rồi nhưng vì được đeo ở thắt lưng, chuyện cái pager bị rớt vào cầu tiêu là chuyện rất thường xảy ra. Tòan thể nhóm nhân viên IBM 8 người chỉ có một điện thoại di động, lúc đó máy điện thoại di động to như cái hộp đựng giầy và nặng khoảng hai kilọs, mỗi lần muốn xử dụng máy này, chúng tôi phải ra khỏi cái hangar, tìm một chỗ nào cao để có sóng và phải nói lẹ lẹ vì máy hết điện rất nhanh


Lo xong vấn đề input dữ kiện cho sưu tra an ninh, máy đã chạy êm xuôi, chúng tôi đưa đề nghị là LAOOC phải mướn một công ty với nhiều programmer rành về system/38 để viết hoặc sửa program cho các công tác nhất là việc in vé, bán vé, thâu tiền… Lúc đó Vận Động Trường của đội banh Los Angeles Dodgers đã xử dụng app "Ticketing System" viết riêng cho system/38. App đó được sửa đổi để bán vé cho 32 vận động trường thay vì chỉ có một địa điểm. Có vận động trường lớn như Rose Bowl (103,000) chỗ để tranh đua túc cầu, có vận động trường nhỏ (2,000) chỗ cho môn kiếm thuật. Bản đồ chỗ ngồi của mỗi thao trường phải được đưa vào máy. Đến đây thì có chút xíu trở ngại kỹ thuật: Công ty truyền hình abc TV bỏ ra 225 triệu US$ để bao thầu độc quyền truyền hình và họ cố gắng thu hình tất cả các cuộc tranh tài bằng cách đặt nhiều máy camera. Mỗi cái máy camera chiếm khoảng 25-27 chỗ ngồi và khi họ chưa chọn xong vị trí, góc cạnh của máy camera thì LAOOC vẫn chưa bán vé được.

Hệ thống in vé đã là một tiến bộ kỹ thuật đáng kể vì ngoài việc in Ngày, giờ, địa điểm, chỗ ngồị..vé còn in tên của người mua được in ở góc trái. Vé dùng loại giấy và loại mực đặc biệt, không copy được. Mỗi ngày, chúng tôi chuyển dữ kiện về việc mua vé từ máy ở LAOOC ra tape. Tape đó được đưa tới nhà in với sự hộ tống của Cảnh Sát. Vé in xong lại được kiểm phẩm trước khi bỏ vào phong bì gửi bảo đảm cho người mua. Những vé bị rách, nhoè hay hư hỏng vì một lý do nào đó, phải được ký nhận để tránh việc thất thoát và giả mạo. Công việc đòi hỏi rất nhiều nhân lực vì không tự động hóa được.

Xong việc bán vé, phải lo tới việc đón tiếp và xếp đặt chỗ ở và lịch trình tập dượt cho các phái đòan. Năm 1982, United Kingdom (Anh Quoc) và Argentina vừa trải qua cuộc chiến tranh đẫm máu để dành chủ quyền của đảo Falkland thành ra không nên để họ ở chung một làng Thế Vận. Do Thái và các quốc gia Ả Rập cũng được cho ở những chỗ xa nhaụ Thành phố Los Angeles rất rộng, từ Đông sang Tây gần 130 cây số, từ Bắc xuống Nam khoảng 80 cây số do đó việc chia tách các quốc gia đối nghịch tương đối dễ. Quốc gia A không ưa quốc gia B, không có vấn đề vì A sẽ ở làng thế vận Santa Monica và B ở Pomona hoặc Long Beach.Nước C đang kình chống nước D, C sẽ đóng đô tại Northridge và D ở Fullerton. Kỳ đó Liên Sô và các quốc gia Đông Âu tảy chay Thế Vận Hội thành ra khán giả xem mất sướng nhưng Ban Tổ Chức lại nhẹ thở được một chút. Cuba, Liên Xô, Tây Đức và 14 quốc gia Đông Âu (ngoại trừ Roumania và Yougoslavia) đã không tham dự để trả đũa việc Hoa Kỳ đã tẩy chay thế Vận Hội 1980 tại Moscow vì Liên Xô đang xâm lăng Afghanistan.

Khi còn khoảng một tháng trước ngày khai mạc, có người dán ngay cửa hangar một tờ giấy với con số 30. Ngày hôm sau, số đó được thay bằng số 29 cho đến khi con số đó trở thành số 0. Tất cả mọi người đều háo hức, riêng toán nhân viên của IBM, lúc đầu chỉ có 8 người nhưng gần ngày khai mạc, con số đó đã tăng lên vài trăm vì những địa điểm đã có thiết trí máy móc, nhất là máy in đặt tại phi trường LAX, cần có người túc trực ngày đêm để thay giấy, thay mực vì các phái đoàn ngoại quốc có thể hạ cánh sớm hơn hay trễ hơn lịch trình. Máy in thời đó là loại "Dot Matrix", có nghĩa là máy phun mực vào từng cái chấm, nhiều chấm tạo thành chữ hoặc thành hình vẽ. Máy in xử dụng kỹ thuật LASER chưa ra đời.

Mỗi người phục vụ tại LAOOC đều được trao tặng một cái huy chương giả nhưng trông giống hệt như huy chương vàng và một cái tượng chú đại bàng Sam bằng đồng, cao khoảng 15 phân. Đại Bàng là con chim biểu tượng cho Hoa Kỳ và LAOOC đã chơi chữ khi đặt tên con phượng hoàng đó là Sam (Uncle Sam). Chú Sam tay phải cầm đuốc, tay trái cầm cờ Thế Vận. Họ làm không khéo nên chú đại bàng trông giống như con két. Mỗi chúng tôi cũng được cho một vé, dĩ nhiên là không có vé của ngày Khai Mạc, Bế Mạc. Tôi được phát cho một vé để đi coi trận bóng rổ vòng loại - Ngồi ghế xếp, ngay trên sân, trước mặt các đấu thủ. Phải ngồi tại chỗ mới thấy sự cao và to lớn và sự nhanh nhẹn của họ, tôi thì chỉ nơm nớp lo nhỡ họ chạy quá đà, ngã vào mình thì chắc mình sẽ vất vả. Xem chưa được nửa trận thì cái beeper đã kêu um xùm. Vì ngồi hàng ghế đầu, tôi phải chờ khi trận đấu tạm ngưng (Time-out ) mới đứng dậy đi ra tìm cái điện thoại công cộng để gọi về phòng máy- Không kiếm ra cái điện thoại nào hết, tôi đành la'i xe trở về.

Trong Thế Vận Hội XXIII, Lực sĩ của các Đại Học địa phương đã đoạt rất nhiều huy chương, riêng trường UCLA đã được 17 huy chương vàng, 14 bạc và 6 huy chương đồng. Sinh viên của Trường USC Cũng đã đọat một số huy chương tương đương nhưng rất tiếc trường USC không công bố thống kê riêng cho từng Thế Vận Hộị

Kẹt Xe: Los Angeles là một trong những thành phố kẹt xe nhất thế giới - Nhiều người đã tiên đoán Thế Vận Hội XXIII sẽ khó thành công vì sự bế tắc của vận chuyển. Không ngờ là Ban Điều Hành LAOOC đã được sự ủng hộ của Nghiệp Đoàn Vận Tải và sự hợp tác tối đa của Thị Trưởng. Mọi người đồng ý là sẽ xe vận tải chỉ vào thành phố sau giờ làm việc và các xe giao hàng cũng chỉ hoạt động ban đêm trong khi Thế Vân Hội đang diễn rạ Vì vậy thay vì bị kẹt xe, cư dân của Los Angeles đã được hưởng hai tuần lái xe thoải máị.

Năm 2024, Thế Vận Hội có thể sẽ lại được tổ chức ở Los Angeles. Quý vị nào muốn kiếm tiền bằng cách cho thuê nhà, làm tài xế kiêm hướng dẫn du lịch thì nên chuẩn bị sớm.

Một trong những việc đáng kể của Ban Tổ chức là vấn đề tổ thu xếp cho các Công ty địa phương thiết lập bàn giấy tạm thời để phỏng vấn và tuyển dụng các nhân viên của LAOOC. Rất nhiều người không ngờ là công việc tạm bợ và nhiều khi là tình nguyện, đã dẫn tới việc làm vững chắc tại các đại Công ty.

Ngày Bế mạc, chúng tôi bùi ngùi chia tay nhau và hẹn gặp nhau năm 1988 tại Seoul, Nam Hàn mặc dù ai cũng biết là sẽ không bao giờ có dịp làm việc chung với nhau nữa.

Trên nguyên tắc, LAOOC sẽ giải tán khi Thế Vận Hội XXIII bế mạc nhưng họ đã mướn lại khoảng 45 người để biên soạn cuốn Kỷ Yếu, công việc này kéo dài tới tháng giêng 1985 và sau đó họ cần thêm 4 tháng nữa để dịch cuốn kỷ yếu này qua tiếng Pháp, ngôn ngữ chính thức của Thê Vận.

Nam Chi Trần Văn Chang

Ý kiến bạn đọc
27/03/201719:38:18
Khách
Cuba, Liên Xô, Tây Đức và 14 quốc gia Đông Âu ????

= Đông Đức
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,643,071
Tác giả hiện đang giảng dạy Việt ngữ Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside). Bà thường xuyên tham gia sinh hoạt cộng đồng đặc biệt là góp phần duy trì văn hoá và ngôn ngữ Việt. Viết Về Nước Mỹ 2017, bà nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những tác giả góp phần phát triển chữ Việt, văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Ông đã đoạt giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 18. Bài mới nhất của ông được đăng 2 kỳ. Sau đây là phần kết.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới nhất của tác giả viết nhân Ngày Lễ Vu Lan năm nay.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu và hiện vẫn liên tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Là cựu giáo sư trung học ở Việt Nam trước năm 1975, vượt biên đến Mỹ năm 1984, ông đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, tác giả về hưu tại Riverside, Nam California.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Bài mới của ông viết về lễ cưới của hai con Cúc Phương và Quang Nhật. Lễ cưới được tổ chức tại Texas 19/8/2017, kế cận mùa bão lụt.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết về nước Mỹ của Ngọc Anh cho năm thứ 18 là chuyện Bắc Houston, nơi cô đang sống, Tháng 8, 2017
Sau lớp tập cuối cùng trong ngày Thứ Sáu, Châu ngỏ lời mời vợ chồng Phong ra ngoài dùng cơm tối. Phong muốn thoái thác nhưng Châu nói nhân dịp sinh nhật của hắn; hơn nữa, hắn cũng muốn mượn cơ hội này để thảo luận với chàng về lời đề nghị mai mối mấy tuần trước.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà,
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016)
Nhạc sĩ Cung Tiến