Hôm nay,  

Con Tuấn Mã

14/03/201700:00:00(Xem: 9672)

Tác giả: Sao Nam Trần Ngọc Bình
Bài số 5069-18-30769-vb3031417

Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản.

* * *

Hôm rồi anh bạn hàng xóm khoe với tôi:

“Em mới mua cái xe cũ này để làm chân đi làm anh à! Xe cũ nhưng còn tốt.”

Giọng nói của anh rất chân thành nhưng không khỏi mang chút tự ti mặc cảm vì mua xe cũ. Anh mới từ VN được con gái lấy chồng người Mỹ gốc Việt bảo lãnh qua Mỹ nên không tránh khỏi cái mặc cảm là mình thua kém người khác đã đến Mỹ định cư trước mình. Vì ở Việt Nam anh cũng ngon như ai, anh là hướng dẫn viên du lịch cho khách ngoại quốc, đâu có thua con cọp nào, cũng anh hùng một cõi ra gì lắm chứ!

Cứ theo luật của Tiểu Bang South Carolina người mới nhập cư vào Mỹ mà sống ở Tiểu Bang này phải chờ tới 6 tháng sau mới được phép thi bằng lái xe. Quả thật là quá lâu đối với người mới định cư. Về điểm này quả thật điều luật này không thực tế chút nào.

Người mới tới nước Mỹ không lẽ cứ ngồi chờ và húp cháo rùa cho qua thời hạn trong luật rồi mới nạp đơn đi thi bằng lái xe mà trong khi đó ở tiểu bang hàng xóm Georgia ai muốn thi thì cứ việc thi không bị ràng buộc bởi bất cứ điều luật nào cả.

Còn ở South Carolina hay ở trên khắp nước Mỹ nếu lái xe mà gặp chuyện rắc rối thì cứ việc xuất trình cái bằng lái xe mình có do bất cứ tiểu bang nào cấp là hợp pháp.

Biết được điều luật không hạn chế trong việc thi bằng lái xe cho người mới nhập cư vào nước Mỹ ở Tiểu Bang láng giềng Georgia thật là một điều may mắn cho người Việt khi mới qua Mỹ mà lại định cư ở Tiểu Bang South Carolina ngay bên cạnh Tiểu Bang Georgia -nơi không có luật cấm 6 tháng sau mới được thi bằng lái xe- mà người mới định cư lại muốn có bằng lái xe liền để kiếm tiền trang trải trong cuộc sống ở Mỹ hay gởi về VN cho người thân.

Chỉ cần có người quen ở Tiểu Bang Georgia cho mượn địa chỉ là có thể nạp đơn xin thi bằng lái xe thoải mái, ung dung, không có gì trở ngại. Chẳng có anh chàng công an khu vực hay cảnh sát nào làm phiền cả.

Trở lại anh bạn hàng xóm của tôi với cái xe cũ, tôi an ủi:

“Ông đừng có bận tâm, vì ai mới tới Mỹ sinh sống mà chẳng xài xe cũ làm cái chân để đi làm. Tôi cũng đâu có khác gì ông. ”

Nói tới đây tôi chợt hồi tưởng lại cái ngày tôi bị ra khỏi nhà tù nhỏ vào tháng 10 năm 1985 để rồi lại tiếp tục bị ở tù trong nhà tù lớn là nước Việt ta trong chế độ CS thêm hơn 6 năm nữa tổng cộng là hơn 16 năm rồi mới đi định cư ở nước Mỹ theo chương trình HO.

Khi tới Mỹ năm 1991 thì con tôi cho tôi một cái xe van Toyota đời 1980 máy móc vẫn còn tốt để làm cái chân mà đi làm ngay mà nuôi cái miệng.

Cái xe Toyota mà con trai tôi mua cho tôi, tôi “cõng nó” qua South Carolina khi tôi dời nhà sang bên này để kiếm job vì lúc đó Cali đang “đói việc”mà lại cõng thêm tôi là thằng “rách nát” nên tôi trong 36 chước chỉ còn chọn cái chước “tẩu vi thượng sách!” để kiếm job cho yên thân!

Được một thời gian thì cái xe van này lại từ biệt tôi ra nghĩa địa xe nằm phơi cái body cho thiên hạ tới lột dần những cái gì còn tốt mang về xài lại.

Tôi lại đi mua xe cũ nữa!

Cái tập quán mua xe cũ cứ dính vào tôi không rời cho đến khi tôi chợt tỉnh mộng và ra quyết tâm nhại thơ của cụ Trần Tế Xương:

“Phen này ông quyết mua xe mới” khi cái xe cũ thứ 2 này bắt đầu dở chứng.

Khi cảm thấy muốn xài xe mới để biết cái cảm giác khoan khoái ra sao khi lái cái xe mới tôi chạy ra dealer xe liền.

Khi tôi đến nơi thì gặp một chàng salesman ra chiêu bắt nạt liền có lẽ vì thấy tôi đầu đen:

“Ông điền vào cái mẫu này số an sinh xã hội của ông,địa chỉ,tên họ v…v…”

Tôi nắn gân hắn liền:

“Ông giỡn hả? Tôi có xin việc làm đâu mà điền số này số kia. Ông không biết bán xe một tí nào. Chưa chỉ xe cho tôi coi, chưa giới thiệu tính năng của chiếc xe mà bảo điền đơn. Ông không biết chiều khách.Không biết bán xe. Không biết làm vui lòng khách đến cũng như làm vừa lòng khách đi! Bye ông nhé!” Nói một hơi xong là tôi dông liền khi tôi quay đầu ngó lại thì thấy anh chàng ngẩn ngơ nhìn theo có lẽ tiếc vì mất mối sộp chăng!

Khác với South Carolina ở Cali muốn trở thành salesperson thì phải học một khóa bán xe và phải có bằng bán xe còn tại South Carolina thì dễ hơn, người bán xe chẳng cần học khóa nào cả có lẽ vì thế mà cái anh chàng bán xe này coi bộ có thái độ quen quen như khi người dân Việt ở nước Việt đến cửa của các quan CS để xin giấy tờ!

Khi tôi qua Paris chơi năm 2000 tôi có dịp đi cùng chú em ra dealer bán xe của người Pháp xem để cho biết.

Trời ơi!

Chỉ có 4 chiếc xe thôi!

Trong khi ở bên Mỹ này cứ ra dealer mà coi xe mới xe cũ nằm phơi nắng như những con rùa đang ngủ say làm khách hoa cả mắt!

Hỏi ra mới biết 4 cái xe này chỉ là xe mẫu cho khách coi! Khi muốn mua xe thì cứ order và chờ lối 5, hay 6 tháng thì xe mới về!

Coi lại mới biết kinh tế của Pháp chỉ bằng kinh tế của Tiểu Bang Cali mà thôi!

Thảo nào!

Năm 2003 tôi quyết định mua con tuấn mã mới để đi làm. Sau khi khảo giá ở lối 4 dealer xe tôi quyết định mua xe chiếc Toyota ở một dealer cách nhà tôi 45 phút lái xe.

Sau khi lái thử tôi trở lại dealer và thỏa thuận mua với giá $ X đô.

Trước khi đặt bút ký tôi coi lại một lần cuối cùng cho chắc ăn vì mình đâu biết sự thành thật của nhân viên phụ trách làm giấy tờ ra sao đâu.

Quả nhiên điều tôi dự đoán đúng y chang!

Thấy giá tiền cao hơn giá thỏa thuận lối 3 ngàn đô tôi hỏi viên phụ trách làm giấy tờ:

“Cao hơn 3 ngàn đô là tiền gì vậy?”


Tỉnh bơ như người Ăng Lê trong câu “Phớt tỉnh Ăng Lê,” ông ta đáp, mà không mở lời xin lỗi, không chút mắc cỡ, ngượng ngùng:

“Tôi đã mua bảo hiểm cho chiếc xe của ông!”

Rất điềm tĩnh tôi trả lời:

“Ông vui lòng bỏ cái khoản mua bảo hiểm đi nhé!”

Nói tới đây tôi lại nhớ lời ông già tôi. Ông nói ông không thích buôn bán vì những người này luôn luôn nói dối. Mình không cẩn thận khi giao tiếp với họ thì chỉ từ bị thương tới chết mà thôi.

Từ ngày tôi mua nó cho đến nay con tuấn mã của tôi luôn luôn trung thành với tôi.

Lên xe lần đầu tiên là ngửi thấy mùi thơm dìu dịu của xe mới mà chỉ xe mới mới có hương cái hương thơm như trinh nữ này mà là trinh nữ xe cơ!.

Mở máy là nó hí lên thích thú và cõng tôi đi làm,đi chợ,đi du lịch,đi chùa mà chẳng bao giờ nó than mệt.

Đôi khi nó cũng bị bịnh thì tôi mang nó đi bác sĩ Firestone Complete Auto Care.

Đây là một trong nhiều ngàn trạm thay nhớt, sửa xe của hãng làm vỏ xe Firestone trên toàn nước Mỹ.Hãng này là công ty con của công ty làm vỏ xe Bridgestone.

Có anh bạn hỏi tôi tại sao lại chọn cái hãng này để thay nhớt, sửa xe v…v…

Tôi trả lời theo tôi thì đây là một hãng lớn họ làm ăn có uy tín nếu có gì xẩy ra cho cái xe của mình do sự sơ xót về kỹ thuật thì mình không lo.

Riêng cá nhân tôi, tôi đâu có biết gì về máy móc đâu mà sửa với chữa thôi thì cứ giao con tuấn mã cho cái trạm của hãng Firestone là yên tâm.

Người Mỹ cũng mang xe tới đây mà nên mình không ngại. Mình đâu “giao trứng cho ác” mà sợ.

Có lần lối 6 giờ sáng tôi lái xe trên freeway đi làm thì tự nhiên ngửi thấy mùi khét lẹt của cao su bị cháy.

Đậu xe bên lề đường dùng đèn bấm coi 4 cái “chân” của con tuấn mã mới phát hiện một “chân” bị què.

Gọi 911 thì được bảo cứ chờ. Lối 15 phút sau một chiếc truck của Bộ Giao Thông Tiểu Bang tới nơi vì đoạn đường này được Bộ này bảo trợ.

Một anh chàng Mỹ trắng cao lớn như tài tử ciné tiến tới gần hỏi tôi cần gì. Tôi chỉ cho anh ta cái chân què của con tuấn mã.

Anh ta dùng đèn bấm của ảnh chiếu vào chỗ chân gẫy để tôi thay cái chân mới cho nó.

Đây là lần đầu tiên tôi làm thợ sửa xe hơi xịn mà lại là thợ chỉ học lóm khi tôi thấy người ta thay cái vỏ xe tôi đã để ý nhìn xem sao.

Tôi phải hì hục tháo cái chân dự phòng của con tuấn mã dưới gầm xe ra và tự thay mình ên còn cái anh chàng Mỹ đẹp trai chỉ đứng đó chiếu đèn cho sáng giúp tôi mà thôi.

Có lẽ anh chàng này là thợ vịn chăng?

Xong việc anh ta chào từ biệt tôi và lái xe biến mất. Sau khi ráp xong cái vỏ dự phòng vào chỗ cái vỏ bể rồi tôi mới ráp cái vỏ bị bể vào chỗ trống của cái vỏ dự phòng để đưa cái vỏ này vào dưới gầm xe nơi vị trí của cái vỏ dự phòng thì cái dây cáp nâng cái vỏ này không chịu vào vị trí khi tôi xiết con ốc mà nó lại dừng lại ăn vạ.

Thúc thủ tôi gọi anh chàng rể ở thành phố cách xa tôi lối 45 phút lái xe tới giúp.

Khi chàng ta tới nơi, bố vợ thì kéo căng cái dây cáp còn chàng rể thì xiết con ốc lúc đó cái dây cáp mới chịu từ từ cuốn lại và nâng cái vỏ xe bể vào vị trí của cái vỏ dự phòng ở dưới gầm xe.

Khi tan sở tôi mang xe tới trạm thay nhớt yêu cầu thay cái vỏ mới.

Thay cái vỏ mới xong tôi được cho biết tôi không phải trả đồng nào cả vì tôi mua vỏ của hãng sản xuất vỏ xe Firestone nên tôi tự động có bảo hành 70,000 miles.

Ngoài ra mỗi khi chạy được 5,000 miles tôi mang xe đến thay nhớt tôi cũng không phải trả tiền phí $5 đô cho mỗi chiếc vỏ xe khi làm tire rotation!

Tôi còn mua bảo hiểm life time alignment cho chiếc xe của tôi để mỗi lần sau khi xe chạy được 5 ngàn miles phải thay nhớt thì tôi yêu cầu làm tire rotation và làm luôn alignment mà tôi không phải trả tiền.

Lúc tôi mua cái bảo hiểm này tôi chỉ trả có $90 đô thôi còn bây giờ thì giá đã hơn $100 đô rồi.

Nếu không mua life time alignment thì khi cần làm phải trả lối 45 đô!

Cứ theo như tôi hiểu thì chỉ khi nào tôi mua xe khác thì cái life time alignment mới không còn hiệu lực áp dụng nữa!

Con tuấn mã này đời 2004 nhưng tôi mua nó năm 2003 tính ra cho đến nay đã được 14 năm tròn.

Nếu tính theo lối tính của một ông giáo viên người Mỹ thì cứ chạy được 100,000 miles người Mỹ sẽ bán xe cũ để mua xe mới.

Ông thầy giáo người Mỹ này đã chạy cái xe của ổng được 1 triệu miles nên ông đã tiết kiệm được $150,000.00 đô nếu ông cứ theo thói quen nói ở phần trên bán xe cũ chạy được 100,000 miles để mua xe mới với cái giá tạm cho là $15,000.00 đô/cái.

Về con tuấn mã của tôi nó mới chạy được lối 150,000 mile nên cũng theo tính toán của ông giáo người Mỹ nói trên tôi mới chỉ save được hơn 1 chiếc xe tức lối $15,000.00 đô thôi.

Trong bài viết của ổng ông cho biết cứ bảo trì cho đúng theo chỉ dẫn thì việc chạy cái xe đạt tới 1 triệu miles cũng là chuyện bình thường.

Để xem tôi còn có đủ thời gian để cưỡi con tuấn mã của tôi cho tới 1 triệu mile hay không.

Cứ hy vọng như thế đi vì sống là hy vọng mà!

Khi có xe tôi luôn tìm chỗ có thợ người Mỹ để sửa xe, thay nhớt để tránh nạn ông thợ sửa xe trở thành ông họa sĩ.

Đã là con người thì ở đâu cũng có người xấu, người tốt mấy ông thợ Mỹ cũng không phải là ngoại lệ, nếu cái trạm thay nhớt đó lại do ông ta làm chủ.

Các ông ấy cũng tham sân si như ai nhưng có lẽ tỉ lệ đó ít hơn so với phe ta. Tôi nhớ có đọc một bài báo của Mỹ nói về tệ trạng này mà tờ báo đó gọi là “rip-off”mà người Việt ta gọi ông thợ sửa xe là ông thợ vẽ.

Ông vẽ đủ kiểu để móc họng người đồng hương thân mến!

Nhưng khi tôi biết trạm sửa xe Firestone thì tôi an tâm hơn vì nếu có muốn vẽ thì cũng không ông thợ nào muốn vì số tiền kiếm được thêm, nếu có, phải bỏ vào trương mục của công ty Firestone.

Vậy thì vẽ làm gì?

Sao Nam Trần Ngọc Bình

Ý kiến bạn đọc
19/03/201716:23:31
Khách
Gởi Ông, Cô Con mèo
Đa tạ Ông,Cô đã góp ý cho vui diễn đàn.Chúc Sức khỏe.Mến
18/03/201720:55:09
Khách
Chủ hãng.. rất thích nhân viên kiếm tiền thêm cho hãng, . chỗ nào cũng vậy thôi, lệ thuộc là chết.
15/03/201700:10:13
Khách
Dạ đúng 100% dầu ạ.Mến
14/03/201715:20:44
Khách
Bác Bình hôm nay cũng nói về " vẽ".Có lẽ bác cũng là dân rau muống.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,060,203
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.
Nhạc sĩ Cung Tiến