Hôm nay,  

San Jose Lụt

01/03/201700:00:00(Xem: 12720)

Tác giả: Deborah Tường Vân
Bài số 5057-18-30757-vb4022917

Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Cô là nhân viên Sở Xã Hội San Jose từng được cử chăm sóc Bà Trùng Quang -vị niên trưởng của giải thưởng Việt Báo- liên tục hơn 6 năm cuối đời. Sau đây là bài mới nhất của cô.

* * *

blank
Hình trích từ trang tin báo Cali Today: Hơn 225 người đã được kịp thời cứu khỏi nạn lụt.

Định cư ở San Jose gần 18 năm, nhiều lần tôi đã nghe bên miền Đông có lụt. Kinh khủng nhất là cơn bão Katrina tháng Tám năm 2005 đã gây ra nạn lụt lớn, tàn phá vùng Nam Florida, Louisiana, đặc biệt là tại thành phố New Orleans làm gần hai ngàn người chết.

Sống tại Cali, dù luôn bị đe dọa động đất, mấy năm nay lại chịu cảnh khô hạn, mỗi lần nghe tin tức về những cơn bão lụt đây đó tôi vẫn thầm nghĩ khó mà có cảnh lụt lội tấn công San Jose.

Sau mấy năm khô hạn, từ giữa tháng Hai năm nay, cả Nam Bắc Cali bỗng mưa gió mù trời. Vậy mà vùng thung lũng Hoa Vàng, đường xá lưu thông vẫn ngon lành. Tối hôm cuối tuần, khi lái xe về nhà giữa cơn mưa, em trai tôi còn nói:

- Mưa lớn như vậy mà ở đây không sao chứ ở VN mưa chừng vài giờ là ngập mênh mông!

Thật vậy, đường xá cầu cống ở Mỹ đúng là tối tân nhất thế giới. Nhớ thời còn ở Việt Nam, nhà tôi gần phi trường Tân Sơn Nhất vẫn thường bị ngập ngụa. Chỉ cần cơn mưa kéo dài chừng 30 phút là đường về nhà nước đã ngập nửa bánh xe. Tình trạng phố phường ngập lụt bây giờ còn leo thang trầm trọng hơn, đến mức dân Sài Gòn ngày nay thường hát lời nhạc chế, "Saigon ngập lắm Saigon ơi... Saigon ơi...”

Thương con phố xưa ngập lụt xong, yên tâm đi ngủ. Nào dè trưa thứ hai, mở “phây búc” mới thấy hình ảnh của cô bạn học cũ đứng trong hiên căn nhà quen ở San Jose nhìn ra nước lụt ngang bậc thềm, kèm dòng chữ "bà cháu đang ra ngoài coi nước lụt." Thì ra nưiớc lụt đang ở ngay gần mình...

Coi tin tức địa phương, thấy đúng là thành phố San Jose đang bị ngập lụt, sau khi nước từ hồ chứa Anderson tràn và đổ xuống sông Coyote Creek chảy qua khu vực Thung lũng Santa Clara, hôm 21-2. Hơn 225 nạn nhân cơn bão lụt đã được cứu thoát.

Tại các vùng thấp trong thành phố, suốt đêm 21 và 22-2, nhà chức trách đã phải đi gõ cửa từng nhà, phổ biến lệnh sơ tán cho 36,000 cư dân, trong số này, có 14.000 người dân bắt buộc phải “di tản khẩn cấp”. Số người bắt buộc phải di tản này đã được chuyên chở bằng xe bus đến những điểm cư trú tạm thời.

Trong khi đó, hơn 225 người đã được lực lượng cứu hỏa trợ giúp cho thoát cảnh nước lụt. Thành phố San Jose cho biết đây là trận lũ lụt nghiêm trọng nhất kể từ năm 1997.

Trưa ngày Thứ Hai, con gái đón cháu ngoại đi học về cho biết nhiều trường học đã bị trưng dụng làm nơi tạm trú cho các gia đình phải “chạy lụt”. Tại những trạm tạm cư này, người lớn vẫn đi làm hoặc lo công việc, ban ngày chỉ có người già với trẻ con. Nghe con gái kể, tôi nói mình nên vào thăm trò chuyện cho họ đỡ buồn. Con gái cho biết tại các trại tạm này, thấy Red Cross cung cấp khá đầy đủ mọi loại vật dụng, má đi thăm để ý coi có thể phụ nữ thiếu băng vệ sinh, mình lo giúp bà con.

Tôi rủ một người em cùng đi thăm bà con chạy lụt. Nơi tạm trú chúng tôi tìm đến là cái phòng gym thật rộng của một Trường Trung học. Tại đây, thấy có khoảng 120 cái giường bố màu xanh mới toanh được kê ngay ngắn. Trên mỗi giường có sẵn sàng mền mới gối mới. Ngay cạnh bên khu giường ngủ là một phòng ăn rộng, với rất nhiều thức ăn uống sẵn sàng. Em tôi cười nói:


- Ở Mỹ có khác. Ngay cái trạm tiếp cư khẩn cấp này mà đồ ăn, đồ uống cũng ê hề. Kìa chị coi, có cả cà phê Starbucks nữa!

Nhìn theo tay cậu em, tôi thấy có cả hai bình cà phê lớn mang nhãn hiệy Starbucks nổi tiếng. Thăm hỏi hai vợ chồng người Việt đang tạm cư tại đây, chúng tôi được cho biết họ sinh sống tại khu Old Oakland là nơi vùng đất thấp nhất chung quanh có nhiều suối. Người chồng kể là hôm thứ ba họ nghỉ làm để đi bác sĩ, lúc trở về thì nước đã tràn vào khu moblie home ngập chân. Nhóm cứu cấp của Hồng thập tự cùng cảnh sát kêu gọi mọi người nhanh chóng rời nơi ở. Thế là mọi người chỉ kịp lái xe ra đậu lề đường rồi quơ vội thêm áo ấm, rồi lục tục leo lên xe đến đây.

blank
Bà con người Việt đang ra xe “di tản.”

Anh chị đồng hương kể chuyện cũng đều bày tỏ sự biết ơn trước việc được chính quyền giúp đỡ kịp thời. Tôi nhìn dãy quần áo đủ cỡ cho mọi lứa tuổi, chợt nhớ lời con gái nhắc, nên hỏi nhỏ ba bốn phụ nữ xem họ có đồ "phụ tùng vệ sinh chăng? Quả nhiên, họ cho biết là rất cần vì lúc được gọi đi gấp gáp như vậy nên ai nấy chỉ mỗi bộ đồ mặc sẵn vơ vội thêm áo khoác là chạy kẻo xe chờ. Hai ngày nay đang trong cảnh thiếu thốn đồ lót, "tắm xong lại giặt rồi hơ vào máy hong tay cho khô để mặc lại. " Một bà đồng hương lớn tuổi còn cười nói:

- Cảnh này thật giống y như hồi mới khi di cư từ Bắc vào Nam năm 1954. Bà con tiếp tế được cho ít đồ lót, băng vệ sinh thì còn gì quí bằng.

Trò chuyện thêm, bà con đồng hương còn nói đồ ăn kiểu Mỹ thì nhiều nhưng ngán quá, phải cố mà nuốt. Tôi cười nói chắc cả nhà nhớ cơm trắng với nước mắm. Mấy bà bảo chỉ cần có cơm trắng với tí xì dầu hoặc nước mắm là quí rồi... Người em tôi hẹn nếu Thứ Sáu bà con còn ở đây, chúng tôi sẽ đem cơm đến cùng ăn với gia đình cho vui.

Ngồi lâu trong nhà, tôi hỏi ba bà đồng hương ra đi bộ ngoài sân cho thoải mái. Khi vừa ra cửa, tôi thấy hai cô gái người Việt trong nhóm Red Cross nói gì với nhau, rồi vẫy tay về phía chúng tôi. Tới nơi, gặp nhau, cô gái lôi trong cái túi vải lớn những đĩa cơm trắng với trứng gà chiên ốp la, ốp lết bọc trong ziploc còn nóng hổi. Cô phát cho chúng tôi rồi nói biết bà con đồng hương Việt tại đây thèm cơm, cô vừa chạy vội về nhà tự làm rồi mang tới. Nhận phần cơm cô chia cho đồng hương, ai nấy đều cảm động trước tấm lòng của cô gái Việt. Khi ăn trứng, có người nói ước gì có được tí... muối tiêu.

Từ giã bà con chạy lụt tại nhà tạm trú, chị em tôi cùng hẹn sẽ quay lại. Ngay khi trở về nhà, tôi rang thêm một hũ muối tiêu, mua thêm lọ xì dầu, nấu một nồi cơm, kho một nồi cá trích tươi xanh bằng nồi slow cook để qua đêm cho mềm rục xương rồi lục lọi mấy cái thùng ghi chữ đồ để dành lôi ra một mớ quần lót màu trắng còn mới mua cho mẹ lúc về VN cách đây... 3 năm mà bà mặc không vừa tính để dành "lúc về già" chắc mặc được! Con gái cũng đưa thêm mấy hộp băng vệ sinh, gọi là chút ít đóng góp nhỏ nhoi tỏ lòng đồng cảm của đồng hương gặp nạn.

Hôm sau, mấy chị em trở lại trại tạm trú và đã có được thêm một bữa ăn vui vẻ với bà con. Tin vui cho biết mứ bão đang giảm, mực nước hồ chứa Anderson đã xuống mức an toàn, chỉ một hai bữa nữa là bà con đã có thể trở lại nhà cũ.

San Jose tháng 2 năm 2017

Deborah Tường Vân

Ý kiến bạn đọc
01/03/201722:43:09
Khách
Thấy cảnh nầy nhớ cảnh lụt lội miền trung. Có năm liên tiếp 13 cơn lụt, don dẹp mệt nghỉ. Nhìn cảnh chạy lụt của dân San Jose nhớ đến câu người ta thường nói "nhà giàu đứt tay.....!!!!"
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,647,042
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Tác giả tên thật Trần Thị Hậu. trước 1975 học ở Trưng Vương, Văn Khoa, từng tham gia viết bài cho các Đặc San của trường, các báo Thiếu Nhi, Tuổi Hoa, Tuổi Ngọc.
Tác giả 44 tuổi, cùng gia đình đoàn tụ tại Mỹ từ 1991, 25 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corporation;
Định cư tại Mỹ từ 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville,
Tác giả đã dạy Anh Văn ở Cao Đẳng Sư Phạm quê nhà. Từng giảng dạy Việt ngữ tại Học Viện Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng. Hiện đang giảng dạy Việt ngữ tại Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside).
Đây là một chuyện ma có thật trong khu mộ dành cho người gốc Việt, người Nhật, người Tầu tại một nghĩa trang ở Honolulu, Hawaii, nơi có bản sao kiến trúc đền Byodo-In nổi tiếng của Nhật Bản.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California,
Từ San Jose, tôi đón xe đò Hoàng xuôi Nam. Từ hôm cùng với mấy đứa con của Hà bí mật bàn tính chuyện tổ chức buổi lễ sinh nhật thứ 60 cho Hà ở San Diego, tôi rất nôn nóng chuẩn bị cho chuyến đi này.
Tác giả là một chuyên gia từng làm việc tại nhiều vùng tại Hoa Kỳ. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Hoa Phượng Florida,” và “Hoa Xoan Bên Thềm Cu.”
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC, Phi Luật Tân, gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Nhạc sĩ Cung Tiến