Hôm nay,  

Tiếng Anh, Tiếng Việt

22/02/201700:00:00(Xem: 18708)

Tác giả: Hoàng Đình Minh Long
Bài số 5052-18-30752-vb4022217

Tác giả cùng gia đình đoàn tụ tại Mỹ từ 1991, 25 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corporation; Đã tham gia VVNM từ 2003 với 4 bài viết tươi tắn, tinh tế và tử tế. Mong Hoàng Đình Minh Long sẽ tiếp tục nhịp viết mới trở lại.

* * *

Ông bà ta có câu “Nhập gia tùy tục”. Thiết nghĩ khi sống tại Mỹ, người Việt Nam cần phải áp dụng cái câu này trong đời sống hàng ngày. Bài này chỉ xin được tập trung vào vấn đề ngôn ngữ. Nhu cầu nói và viết tiếng Anh tại đất Mỹ là điều dễ hiểu vì chúng ta đang sống trên đất người. Tuy nhiên, nhu cầu giữ cho tiếng Việt trong sáng khi dịch tiếng Anh sang tiếng Việt cũng cần thiết không kém.

Trước tiên xin phép được mạn bàn về cách phát âm các địa danh. Điều này rất cần thiết nhất là đối với những người làm truyền thông. Cách đây vài năm, tôi nghe một xướng ngôn viên đọc tin trên radio là “sự việc xảy ra tại thành phố ta-mê-cu-la”. Mới nghe qua tôi hoảng hồn vì không ngờ có cái thành phố mang một cái tên mà chắc các bà các cô thích sống ở đó lắm. Sau vài giây lấy lại bình tĩnh, tôi mới nhận ra rằng cái thành phố kia là Temecula. Phát âm đúng của địa danh này là “tề mắc kiu là”.

Một ví dụ khác là một con đường rất quen thuộc tại Little Sài Gòn. Một lần tôi hỏi đường để đến thăm một người quen trên điện thoại vào những năm 1990 khi chưa có hệ thống định vị toàn cầu GPS. Bên đầu khi điện thoại, người quen chỉ đường:

“Nhà của anh nằm trên đường heo “

“Bên Mỹ làm gì có đường tên con lợn anh?”

“Không, heo đây là H-E-I-L”

“Heil” nếu phát âm đúng là “hai ồ”. Phát âm theo người quen của tôi năm nào thì nếu người nghe là Việt nam thì tưởng là đường con lợn. Còn nếu người nghe là Mỹ thì họ tưởng là con đường âm phủ (hell).

Trong chiến tranh Việt Nam, phóng viên đài ABC là Peter Jennings là người nổi tiếng phát âm rất chuẩn các địa danh tại Việt nam như Khe sanh, Huế hay Quảng trị. Ông ta chịu khó học cách phát âm các địa danh theo giọng của người Việt nam bằng cách nhờ các quân nhân VNCH dạy cho ông. Hiện nay, ở thế kỷ 21 khi mà kỹ thuật máy tính đã phát triển vượt bực, chúng ta nên tận dụng các phương tiện như iPad hay máy tính để học cách phát âm sao cho chuẩn. Nếu không, chúng ta sẽ có những địa danh mà người nghe sẽ không hiểu hoặc những địa danh nghe không được thanh lịch cho lắm.

Tiếng Mỹ cũng như tiếng Việt có những chữ mang nhiều ý nghĩa khác nhau tùy theo cách chúng được xử dụng trong hoàn cảnh nào. Khi mới qua Mỹ, tôi đi bán tiệm tạp hóa cho bà chị họ ở Galveston như đã kể trong bài “Hòa nhập vào cuộc sống mới” trên mục Viết về nước Mỹ cũa Việt báo. Một hôm, cô khách hàng vào tiệm hỏi tôi:

“Where do you have the nails at?”

“You need to go to Home Depot to get nails” – tôi chỉ cô ra Home Depot mua đinh vì tiệm của chúng tôi chỉ bán đồ ăn, sữa, bia.

Thấy cái mặt thằng tôi đần độn quá, cô khách hàng đưa cả hai bàn tay ra chỉ cho tôi mấy móng tay sơn đỏ, lúc đó tôi mới biết là cô ta muốn mua bộ móng tay giả. Tôi liền nhớ ra là chữ “nail” vừa có nghĩa là móng tay vừa có nghĩa là đinh, tùy theo trường hợp.

Một ví dụ khác là vào mùa hè 2011, tôi nhận được một tờ quảng cáo từ một trường đại học cộng đồng gần khu Little Saigon. Vì là mùa hè, trường học nọ gởi giấy quảng cáo về các lớp bơi họ mở ra cho công chúng. Tờ quảng cáo bằng tiếng Việt có vài câu như sau: “Chúng tôi có lớp cho mọi lứa tuổi / - Chúng tôi chuyên về đột quị.”

Tôi nghĩ đi bơi, cũng như các môn thể thao khác, giúp cho người ta khỏe mạnh, phòng bệnh tật. Vậy thì tại sao quảng cáo này lại nhắc chuyện đột quị trong này. Hay là các lớp của họ chuyên giúp các người bị đột quị phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên cái cách họ viết nghe có vẻ là học bơi tại các lớp của họ sẽ làm cho người học bị đột quị. Tôi lật qua trang phía sau thì thấy có phần tiếng Anh với những câu sau: “We have class for all ages / We specialize in stroke techniques.”

Thì ra ý họ nói là các lớp học của họ chuyên về dạy cách sử dụng sải tay sao cho đúng. Stroke đây là cách quạt tay chứ không phải là đột quị. Theo tự điển Anh Việt của Google thì “stroke” có những nghĩa sau đây:

1. Chèo (lái xuồng)

2. Đánh (như đánh quần vợt, đánh tay như khi đi bơi)

3. Nét chữ

4. Đột quị

Không biết ai là dịch giả của cái tờ quảng cáo kia nhưng dịch thuật kiểu đó thì quả là quá nguy hiểm. Một chữ có nhiều nghĩa như vầy thì chúng ta phải nhìn vào trường hợp nó được sử dụng như thế nào thì mới chuyển dịch cho đúng được.

Cách đây hơn 20 năm về trước, khi còn là sinh viên, tôi làm việc thiện nguyện trong nhà thuốc tây (pharmacy) ở nhà thương San Gabriel. Nhiệm vụ của tôi là soạn thuốc cho các bệnh nhân theo toa rồi đẩy xe thuốc đi giao cho các trạm y tá tại các khu chuyên khoa khác nhau. Các y tá nhận thuốc xong sẽ đưa vào từng phòng cho bệnh nhân.

Trong các khu chuyên khoa của nhà thương, khu sản phụ khoa là nhộn nhịp nhất. Có một sản phụ kia, có lẽ sinh con đầu lòng, nằm vật vã vì đau đớn. Theo các y tá thì sản phụ đó đã nằm trong phòng gần một ngày mà em bé vẫn chưa ra. Lúc tôi đang giao thuốc cho các y tá thì tôi nghe sản phụ kia hét lớn chửi ông chồng của mình:


“Anh là thằng khốn nạn. Vì anh mà tôi phải đau đớn như thế này.”

Tội nghiệp ông chồng cứ năn nỉ:

“Em chịu khó chút xiú. Con chúng ta sắp chào đời rồi.”

Dù ông chồng nhỏ nhẹ để trấn tĩnh vợ, cô vợ vẫn tiếp tục xỉ vả ông chồng. Ngay lúc đó, một thiện nguyện viên khác đẩy một sản phụ khác trên xe lăn vào. Chưa vào đến phòng thì sản phụ thứ hai đã sinh em bé ngay trên xe. Vì đây là lần sinh con thứ 4 cho nên em bé của sản phụ thứ hai ra đời nhanh và lẹ làng. Còn sản phụ thứ nhất thì phải nằm gần một ngày mà vẫn chưa sinh được có lẽ là vì sinh con lần đầu.

Sau khi giao thuốc xong, tôi đẩy xe thuốc về lại nhà thuốc để chuẩn bị thuốc cho khu tâm thần. Đang tập trung soạn thuốc thì bà y tá trưởng của khu sản phụ khoa tông cửa xông vào nhà thuốc nắm tay tôi, mắt bà nhìn bà dược sỹ trưởng của tôi:

“Tôi cần Long xuống khu sản phụ khoa giúp chúng tôi gấp”

“Nhưng Long cần phải chuẩn bị giao thuốc cho khu tâm thần” – bà dược sỹ tỏ vẻ không muốn cho tôi đi.

“Bên tâm thần có thể chờ, nhưng bên chúng tôi không thể chờ. Please” – bà y tá năn nỉ

Trước sự khẩn khỏan của bà y tá khu sản phụ khoa, bà dược sỹ đồng ý cho tôi đi xuống khu sản phụ khoa. Quái lạ, tôi không phải là bác sỹ đỡ đẻ mà cũng chẳng phải là y tá, tại sao họ lại cần tôi xuống các phòng sản phụ khoa làm gì. Tôi còn độc thân vui tính cho nên kinh nghiệm đẻ đái cũng chẳng có, xuống khu sản phụ khoa có lẽ là một sai lầm. Tôi định mở miệng hỏi bà y tá thì cả hai chúng tôi đã tới khu sản phụ khoa vì bà ta lôi tôi đi rất nhanh. Bà đẩy tôi vào một phòng sản phụ đang náo loạn vì các y tá và một sản phụ đang to tiếng với nhau như cái chợ. Vừa thấy tôi bước vào, hai cô ý tá mừng rỡ nắm tay tôi:

“Tạ ơn trên bạn đã tới. Chúng tôi cần bạn thông dịch tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại”

Vừa nghe đến đó, sản phụ người Việt Nam liền lên tiếng, vẫy tay ra hiệu cho tôi lại gần:

“Em người Việt hả? Trời ơi, sao mấy cô y tá này lạ quá em? Chị sắp sanh tới nơi rồi mà mấy cô cứ bắt chị leo xuống giường để phụ mấy cô đẩy đồ. Chị vừa leo xuống thì họ lại bắt leo lên giường trở lại.”

Tôi thộn mặt ra không hiểu chuyện gì xảy ra thì đến lượt các cô ý tá nắm tay để “kể tội” sản phụ:

“Would you tell her to follow our instruction? /Bạn làm ơn nói cô sản phụ nghe theo lời hướng dẫn của chúng tôi – hai cô tiếp tục – Whenever we told her to push, she would get down the bed to do stretching. Its not time to exercise. The baby is almost out”

Đến lúc này tôi mới hiểu câu chuyện. Thì ra khi mấy cô ý tá yêu cầu sản phụ rặn thì sản phụ lại hiểu lầm là các cô y tá muốn chị leo xuống đẩy phụ. Chữ “push” bình thường có nghĩa là “đẩy”. Tuy nhiên, “push” cũng có nghĩa là “rặn”. Vì sự hiểu lầm này mà hai bên cứ ông nói gà bà nói vịt làm náo loạn cả khu sản phụ khoa.

Những câu chuyện kể trên hầu như chúng ta ai cũng gặp phải và nó ngoài ý muốn chúng ta. Chỉ khi nào ở Mỹ lâu và có nhiều kinh nghiệm, chúng ta mới học được bài học. Tuy nhiên, có những trường hợp mà tôi nghĩ nhiều người chủ động lạm dụng chữ nghĩa một cách quá đáng. Ý tôi muốn nói đến một số học vị học cao thường thấy phổ biến trong cộng đồng.

Ví dụ, một số vị nha sỹ xưng mình là bác sỹ nha khoa. Một số vị dược sỹ thì tự xưng là bác sỹ dược khoa. Đồng ý là trong tiếng Mỹ, “doctor” là từ người ta dùng để gọi các vị có bằng y khoa (Medical Doctor), nha khoa (Doctor of Dental Surgery), dược khoa (Doctor of Pharmacy hay là PharmD) hay tiến sỹ (PhD hay Doctor of Philosophy). Tuy nhiên, tiếng Việt nam có từng từ riêng để gọi từng ngành. Bác sỹ là để gọi những người tốt nghiệp y khoa. Nha sỹ là những người chữa răng. Dược sỹ là những người bán thuốc. Tiến sỹ là những người khám phá ra một điều gì mới lạ trong chuyên môn của mình và bảo vệ nó bằng một luận án. Cớ sao lại đem cái từ bác sỹ ra lạm dụng làm giảm đi giá trị của cái nghề quí vị đeo đuổi.

Khi còn là sinh viên, tôi và các bạn học nhận xét rằng vào trường y khoa là khó nhất. Sau đó là nha khoa và dược khoa. Hầu hết các bạn tôi ai cũng mơ ước vào trường y khoa. Nếu vào không được thì nộp đơn vào trường nha khoa hay dược khoa. Chính vì các nha sỹ và dược sỹ thích người ta gọi mình là bác sỹ làm cho tôi có cảm tưởng là các vị này khi xưa ước muốn trở thành bác sỹ y khoa nhưng không đủ tiêu chuẩn cho nên bây giờ lạm dụng cái danh từ bác sỹ để thỏa mãn cái ước mơ không thành của mình. Tôi biết có những vị nha sỹ hay dược sỹ họ học các ngành này vì họ thích chứ không phải vì họ không đủ giỏi để trở thành bác sỹ. Tuy nhiên, khi tự phong cho mình cái danh từ “bác sỹ”, họ dễ làm người ta hiểu lầm.

Nếu chúng ta lạm dụng cái từ “doctor” như thế, không lẽ chúng ta lại gọi người có bằng tiến sỹ về sử là “bác sỹ lịch sử”? Vậy chúng ta gọi những người có bằng PhD về kỹ sư cầu cống là gì (bác sỹ kỹ sư cầu cống chăng)? Riêng tôi, tôi ước mơ ngày nào đó lấy được bằng PhD về điện toán để thỏa mãn thách thức của bản thân thôi chứ không hề muốn được người ta gọi là “bác sỹ điện toán”.

Hoàng Đình Minh Long

Ý kiến bạn đọc
14/06/202110:35:57
Khách
tadalafil dosage <a href="https://elitadalafill.com/">cialis</a> tadalafil natural substitute
27/03/202123:44:38
Khách
alprostadil gel https://alprostadildrugs.com/ alprostadil muse doesn't work
28/02/201721:27:07
Khách
Bạn Than HUU NGuyen,
ở Mỹ hầu hết tất cả các ngành nghề đều có văn bằng tiến sĩ. Tất cả các giáo sư đại học của hệ thống UC phải có bằng PhD. Tiến sĩ điện tóan là bằng PhD in Computer Science.
28/02/201721:17:23
Khách
Cám ơn bác Minh Khánh góp ý về chữ "sỹ". Thú thật với bác là cháu lớn lên dưới chế độ CS cho tới năm 18 tuổi cho nên không ít thì nhiều bị ảnh hưởng. Lúc ban đầu cháu viết là "sĩ" nhưng lại nghĩ sai "sĩ" là chữ của CS cho nên sửa lại là "sỹ". Lý do là vì khi còn ở VN, CSVN cải cách về chính tả và thay chữ "y" bằng "i". Một số người nói là cải cách như vậy là sai vì "Thúy" sẽ trở thành "Thúi". Vì lý do này mà cháu viết là "bác sỹ" thay vì "bác sĩ". Xin ghi nhận góp ý của bác
28/02/201721:10:47
Khách
Cám ơn bạn USC PharmD đã sửa sai: đúng là muốn vào trường y phải thi MCAT chứ không phải PCAT. Bạn đã đi qua con đường học vấn và có cái nhìn rất khách quan về danh xưng bác sĩ. Tôi xin ngả mũ vì sự chân thành của bạn. Những người như bạn sẽ giúp lấy lại uy tín cho các ngành nha, dược, optometry.
28/02/201705:13:56
Khách
For Medical School, you need to take MCAT, not PCAT. Being an alumni from USC with a Pharm.D., I agree that Medical School is the ultimate goal for most undergrads wanting a career in the health field. It is, by far, the toughest to be accepted (i.e. GPA, MCAT score, extracurricular activities, etc.) These days, everybody wants to be called doctors. I am a pharmacist with a Doctor of Pharmacy degree. Pharmacists and dentists should not be called doctors because they are not doctors, much less those in oriental medicine.
27/02/201704:37:37
Khách
>>một số sinh viên rất thông minh nhưng không chọn ngành y khoa hay dược khoa mà lại chọn ngành nha khoa là bởi vì họ quyết định ngành học theo ý thức lương tri của cá nhân họ là họ không muốn thí nghiệm hay thực tập trên động vật (chuột, khỉ, heo, thỏ ...).

Noble/High/Compassion/Wisdom thinking, rarely hear it from the Viets. No killing is the first Commandment in Christianity, Buddism, ...But
it seems the so-called religious people do not get it.
26/02/201723:46:23
Khách
Tác giả viết : Bác Sỹ (y) chữ nghĩa của Vẹm Cộng, thay vì Bác Sĩ (chữ nghĩa của miền Nam
trước đây). Còn nói về tiếng Anh, tiếng Việt, thì phải phục lăn cái tài siêu việt của Việt Cộng
và cách phiên âm ra tiếng Việt của tiếng nước ngoài, thí dụ ; du ếch ây mép (USA Map).
Còn người Việt ở Mỹ, cứ nghe quảng cáo trên đài TV, thì PLAY và PLACE đọc như nhau,
chữ nào cũng PLAY tuốt luốt, người Mỹ mà có nghe tiếng PLAY thì không thể nào viết ra
thành PLACE được !
25/02/201717:10:26
Khách
Em cám ơn cô Lại Thị Mơ đã đọc và &quot;khoe&quot; em là học trò của cô.

Xin cám ơn mọi người đã khen và phê bình bài viết của tôi.

Xin được phép trả lời bác Chuyên:

1. Về bằng chứng là trường y khoa khó hơn dược và nha khoa:
Y khoa: undergrad GPA để vào y khoa thường cao hơn nha và dược
Hầu như phải có bằng 4 năm trước khi được nhận vào
Phải thi PCAT
Phải làm việc thiện nguyện (volunteer) tại nhà thương hay VP bác sĩ trước khi nộp đơn
Khi được nhận vào trường y rồi, sinh viên y khoa rất cực vì chỉ có vài tiếng để ngủ mỗi ngày, nhất là khi thực tập
Nha khoa: phải thi DAT, nhưng không cần làm thiện nguyện; khi vào rồi, thực tập không cực khổ như y khoa
Dược khoa: không cần thi PCAT; không nhất thiết phải có bằng 4 năm trước khi được nhận vào; khi vào rồi, thực tập không cực khổ như y khoa

2. Hai điều còn lại thì xin miễn bàn vì đã bàn trong bài viết. Xin để mọi người nhận xét.
25/02/201716:44:42
Khách
Cám ơn bạn Bill Nguyễn đã ghé mắt đọc.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,563,730
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức Đà Nẵng từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Tựa đề bài viết mới của bà là tên một ca khúc Trịnh Công Sơn.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Cô tên thật Trần Minh Châu, 38 tuổi, quê quán Sài Gòn, định cư tại Mỹ mới hơn 6 tháng theo diện kết hôn, hiên đang sinh sống tại Hillsboro, tiểu bang Oregon. Đã tốt nghiệp cử nhân Anh văn tại Đại học Tổng hợp Sài Gòn. Công việc trước đây tại Viêt Nam là biên dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt, và công việc hiện tại là nội trợ, đang tìm việc làm phù hợp.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về mùa Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả bắt đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông sinh năm 1944 tại Thừa Thiên, Huế, cựu học sinh Nguyễn Tri Phương, Quốc Học. Trước 1975, là cảnh sát quốc gia. Cựu tù cải tạo. Làm rẫy vùng kinh tế mới. Đến Mỹ theo diện HO từ 1993, ông có 12 cuốn sách đã xuất bản. Bài viết mới là tự truyện của một “ông nhà văn kiêm thằng bỏ báo” như bạn hữu thân tình gọi tác giả.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài “Nước Mỹ là nhà của Mị” ký tên thật là Quynh Gibney. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và sau đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang.
Đây là một bài mới tác giả viết về tâm trạng của con cái khi phải đưa cha mẹ già vào nursing home. Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, được giải danh dự trong năm đầu (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” ( Á khôi) năm 2017. Ông là một chuyên viên về hưu, đang định cư tại Orange County.
Nhạc sĩ Cung Tiến