Hôm nay,  

Lần Đầu Thăm Nước Mỹ

11/01/201700:00:00(Xem: 17033)

Tác giả: Nga Bằng
Bài số 5016-18-30716-vb3011017

“Tôi là Hoàng Nga Bằng (bút danh Nga Bằng). Tôi là giáo viên Tiếng Nga, tốt nghiệp Đại học Sư Phạm năm 1961. Tôi là học sinh trường Nữ Trung học Trưng Vương từ 1951 đến 1959. Bố tôi là công chức thời Pháp. Tôi không phải là Đảng viên đảng Cộng sản. Tôi,khi còn đứng lớp, đã tham gia viết cho các báo về vấn đề giáo dục. Hiên nay tôi đã nghỉ hưu tại Hà Nội.” Đó là phần tác giả tự sơ lược tiểu sử. Để giữ nguyên cách nhìn nước Mỹ của một người Hà Nội, toàn văn bài viết đầu tiên của bà được giữ nguyên, không biên tập, sửa chữa. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.

* * *

Đã từ lâu tôi mơ ước sẽ được thăm nước Mỹ, nơi bà chị tôi và rất nhiều họ hàng sống ở đó. Tôi muốn đến một xứ sở giầu có xem dân họ sống thế nào! Tôi biết là chuyến đi khá tốn kém, mà tôi là giáo viên đã nghỉ hưu, tiền ít nên ý định đó đã không thành.

Nhân dịp, con gái lớn của tôi sang Mỹ và rẽ vào thăm chị, thấy bác sống cảnh già, nhớ chị em ở nhà mà không về được, bác mời các chị em bên nhà sang chơi. Nhân chuyến du lịch về thăm Việt Nam do con chị đặt vé, chị tôi theo về, con gái chị có nhã ý mời các cô, các bác sang chơi bên Mỹ “cho mẹ cháu đỡ buồn.”

Con tôi về nói chuyện, thuyết phục mọi người, lúc đầu cả nhà không đồng ý vì: mẹ già rồi đi một mình không được, ông xã tôi cũng lo như thế, nhưng cuối cùng con tôi thuyết phục mọi người và biếu mẹ vé máy bay lượt đi có con cháu sang học đi cùng. Tôi thấy thế là được và quyết định đi.

Hôm đầu tiên ra công an làm hộ chiếu, họ hẹn sẽ trả tại nhà sau một tuần, hết một tuần tôi không thấy tăm hơi. Sốt ruột tôi gọi điện hỏi thì được trả lời là đã cử người đi phát nhưng không tìm thấy nhà. Thì ra cô Công An ghi nhầm Tôi lại phải đọc lại địa chỉ và được hẹn đợi một tuần nữa. Tôi thầm nghĩ là quá dại vừa mất tiền cho công trao trả, lại phải nơm nớp chờ đợi, biết thế mình tự đi lấy cho xong. Nhưng tự lấy cũng không dược vì đây là công việc làm thêm của Công An. Tôi lại gọi điện hỏi lại: vì đã hai tuần rồi, họ vẫn nhắc lại là tôi ở quận Tây hồ nên không tìm ra. Tôi bực mình đọc lại dịa chỉ lần nữa và nói rằng nếu không đưa đến được thì tôi sẽ tự đến lấy. Họ lại hứa và hôm sau tôi nhận được.

Có hộ chiếu rồi, con trai lo làm các thủ tục giấy tờ qua Internet để chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn rồi đưa tôi đi chụp ảnh. Chụp ảnh làm hộ chiếu phải tìm đúng hiệu không phải hiệu nào cũng chụp. Chụp và đơi lấy ngay: họ bắt bỏ kính, chả là tôi mổ mắt, phải đeo kính để chống bụi. Khi chụp xong tôi thấy mình khác quá, mắt to, mắt bé. Con trai dán ảnh và điền hồ sơ cho tôi, tất cả đều bằng tiếng Anh. Tôi cố học tiếng Anh nhưng không được, toàn những từ lạ như: ma túy, buôn người…

Trong khi chờ đợi phỏng vấn tôi có cuộc đi chơi với bạn ở Sài Gòn ra thăm. Trong cuộc đi chơi, một bạn đã đi Mỹ rồi bảo tôi: họ phỏng vấn rất kĩ, bạn phải ăn mặc diện, tác phong không được lù khù, họ thấy bạn nhanh nhẹn, họ yên chí là bạn khỏe, nếu không, họ bắt đi khám bệnh đấy. Tôi chưa đi phỏng vấn lần nào nên rất lo.

Đến hôm sứ quán hẹn phỏng vấn, con gái đón tôi, đưa đến phố Ngọc Khánh. Mới 7 giờ sáng mà người đứng xếp hàng rất đông. Phải chuẩn bị tài liệu để nhân viên kiểm tra cho nhanh.

Vào phòng phỏng vấn

Tôi đi vào phòng phỏng vấn một mình, con không được đi theo. Phòng đã đông có tới 50 người, trong phòng rất yên lặng, chỉ nghe tiếng máy điều hòa chạy ro ro. Mọi cử chỉ của khách đều có sự giám sát của nhân viên sứ quán. Tôi muốn uống nước, ra chỗ đặt bình có nhân viên ra lễ phép hỏi tôi: bác dùng gì ạ?

Có 5 phòng phỏng vấn, bên ngoài có một phòng, một nhân viên đi lại để giữ trật tự. Mọi người chỉ được đi đến trước cửa phòng mình, không được sang phòng khác. Micro gọi tôi. Tôi đi đến và chờ ở trước cửa, trong phòng có một phụ nữ Mỹ và một cô gái Viêt. Cô đến phỏng vấn trước tôi, được hỏi bằng tiếng Anh, cô đáp rất trôi chảy, nhưng nói gì rất lâu, khi cô ra nét mặt buồn. Cô bảo người ta không chấp nhận cô. Tôi lo lắng cho số phận mình, rồi tự trấn an: bình tĩnh, cùng lắm là không được chấp nhận.

Tôi nghe họ gọi tôi và bình tĩnh bước vào. Một tiếng chào rất rõ ràng: Chào bà, của người phụ nữ Mỹ, tôi chào lại và buổi phỏng vấn tôi toàn bằng tiếng Việt Người Mỹ nói, câu nào khó thì đã có cô Việt Nam nói thay. Các câu hỏi như của nhiều người khác: Bác bao nhiêu tuổi, mấy con, làm nghề gi? Chỉ có câu khác là tại sao bác đi Mỹ, ai tài trợ cho chuyến đi này? Tôi đáp bình tĩnh và cô gái Việt bảo tôi bác được chấp nhận. Tôi không ngờ lại nhanh như thế và tôi qua cũng đễ dàng. Họ lấy địa chỉ tôi và hẹn 1 tuần sau sẽ nhận được visa. Đúng hẹn, tuần sau tôi nhận được visa cho phép tôi ở Mỹ một năm, một thời hạn quá rộng với tôi.

Từ hôm có visa, tôi bắt đầu ôn tiếng Anh, lúc đầu tôi không có tài liệu, nhưng sau sực nhớ ra là ở trên mạng có hết. Đúng là thời thế đã thay đổi, hiện đại, tất cả chỉ nhờ mạng, chả phải đi đâu. Tôi bắt đầu ôn tập bài đầu theo chủ đề tham quan, hỏi đường, cửa hàng ăn, xem phim, bỏ quên đồ v.v… Lúc đầu mở máy bàn, sau con rể cho mượn ipad, tôi có thể nằm nghe đọc cũng như học từ mới….Tôi nhờ con rể, đặt mua vé. Lúc đầu tôi định mua vé một chiều đi, nhưng không được, họ bắt mua cả vé về, nên ngày về phải ấn định. Sang Mỹ tôi muốn đi chơi, tôi già rồi ở lâu hay chóng phải có kế hoạch. Tôi bàn với con, nó bảo mẹ nên đi chơi Washington, New York, thăm tượng Nữ thần tự do, Cầu vàng …

Tôi muốn lắm, (nhưng) sức đâu mà đi?

Đến Mỹ

Vé đã có, tôi đi ngày 15-1-2015. Cháu đi sớm 4 ngày để đưa tôi đi. Hai bà cháu lên xe lúc 12g30 vì máy bay bay lúc 16 giờ. Ra tiễn tôi có con trai và con gái út. Ông xã và cháu ngoại định đi nhưng xe chật lại quay về.

Đến Nội Bài đưa hành lý vào cân, mọi việc ổn cả. Hai va li to con trai đưa vào cân để gửi, còn lại tôi xách tay. Hai bà cháu vào phòng chờ lên máy bay, máy bay của Nhật. Cô nhân viên người Nhật đón tôi lên xe lăn, cháu đi theo nên không phải xếp hàng. Cô tiếp viên đưa tôi vào ghế, cháu ngồi bên cạnh. Đến giờ ăn, tôi bảo cháu gọi. Bữa ăn có gì đến nay tôi không nhớ, chỉ biết là ăn được.

Đến sân bay Tokyo, tôi được xe đưa xuống và đợi ở đây 4 tiếng đồng hồ. Cháu trao đổi bằng tiếng Anh, tôi chỉ nghe loáng thoáng, cháu giao tiếp bằng tiếng Anh khá tốt. Vừa mệt vừa buồn ngủ mà không ngủ được. Cháu mua bát mì nóng và hỏi tôi có ăn không, tôi thấy bát mì mà giá 7 đô nên tôi lắc đầu. Tôi không biết là chuyến đi này lấy tiền còn chuyến về thì miễn phí.

Ngồi trong sân bay khá lâu, may có hai bà cháu. Đến giờ lên máy bay, cô tiếp viên khác cầm biển đề tên tôi bằng tiếng Việt. Tôi thấy tên mình vội ra hiệu và lên xe lăn đi tiếp. Xe lăn đưa tôi lên máy bay về Los Angeles. Đến bữa ăn, tiếp viên đưa thực đơn, tôi thấy có món mì liền gọi, nhưng eo ôi mì lạnh. Trời mùa đông đang rét lại buồn ngủ mà không ngủ được. Cô nhân viên đỡ tôi lên xe lăn để về Los Angeles. Tới nơi đã 9 giờ tối giờ địa phương. người đón tôi sẽ là hai cháu de (rể), hai bà cháu đợi mãi mà chưa thấy bèn gọi điện thoại một lúc thì Dũng (tên một cháu rể). đến. Tôi thấy cháu gầy so với hồi tôi gặp ở Sài Gòn. Hùng. ở ngoài vì xe không vào được, sau này tôi được biết là Hùng không mang nặng được vì bị tai nạn gãy sống lưng

Tất cả chất hành lý rồi lên xe, Hùng lái về nhà bà chị ở phố Sun Grove, thuộc thành phố Garden Grove.

Ở đây, đèn trước cửa nhà nào cũng mờ mờ, tôi bấm chuông, bà chị tóc bạc phơ ra mở cửa, hai bà cháu xách hành lý vào. Tôi được giới thiệu các phòng và toa let rồi chuẩn bị đi ngủ vì đã muộn rồi. Ở Ca li hay đi ngủ từ 9, 10 giờ tối. Cháu theo về nhà bác Thu ngủ. Tôi thấy hụt hẫng vì xa cháu.

Tôi ngủ trên nệm trải bên cạnh giường bà chị. Chị để một bàn ở đầu giường làm bàn ngủ để những thứ lặt vặt. Tôi lên giường ngủ ngay vì đã có kế hoạch mai đi thăm Las Vegas sớm.

Thăm Las Vegas

Sáng hôm sau bẩy người ngồi trên xe 7 chỗ của Vân, con chị, đồ đạc chất lên sau xe. Xe chạy một buổi sáng, trưa đến nơi. Xe chạy qua vùng sa mạc mênh mông không cây cối, nhà cửa, khi tôi thấy bóng dáng nhà cao tầng, thì đã đến nơi.

Las Vegas là một thành phố du lịch. Mọi người lục tục lên nhận phòng. Tôi và bà chị ngủ một giường,hai cháu gái khác Thu và Dân, kê ghế ra nắm bên cạnh, Bim (cháu tôi) ngủ ở phòng ăn, kê ghế ra nằm, phòng trong của Hùng- Vân (vợ chồng cháu gái mời tôi). Chuẩn bị chỗ nằm xong chúng tôi xuống nhà dưới ăn cơm. Người rất đông, tôi và chị Thân (tên bà chị) vừa rảo chân vừa trông chừng vì sợ lạc mà không ai có điện thoại.

Tới chỗ mua vé ăn, Vân rảo chân lên trước xếp hàng, chúng tôi lục tục vào theo. Nhân viên bán hàng đeo vào tay chúng tôi, mối người một cái vòng để hôm sau cứ đưa vòng ra là họ phát phiếu ăn.

Ăn uống xong chúng tôi đi dạo thăm thành phố. Lúc này gần tết con Dê nên ở khách sạn nào, người ta cũng đắp núi giả, có đàn dê ung dung gặm cỏ. Tôi và chị Thân lúc nào cũng đi liền nhau, sợ lạc. Nhìn sang khách sạn bên thấy rất nhiều cây có treo hình đồng tiền, hình ông Phúc, Lộc, Thọ; Đi thêm chút nữa tôi đã lạc vào khu sòng bạc. Tôi ngồi thử ở một máy để Dân (cháu gái khác tôi ở cùng) chụp ảnh, rồi chúng tôi sang một khách sạn khác, nhìn lên vòm trời, có các đám mây trắng bay lơ lửng, tôi yên trí là đã ra ngoài trời, nhưng không phải, tôi và bao người khác vẫn đi trong khách sạn, mà bầu trời là giả.

Đi được một lúc đến một sân khấu tròn, trên một mỏm đá, ngồi cao nhất có lẽ là vua, hàng hai là các quần thần, dưới là các người hầu. Tất cả đều là tượng, người ngồi xung quanh xem rất đông, đến 12 giờ thì các nhân vật này hoạt động, người giương cung bắn, người múa quạt, người quì xuống cầu xin đức vua…, các hình nộm đều chuyển động trong khoảng 15 phút.

Tôi và chị Thân cũng kiếm chỗ ngồi quanh ghế đá. Tôi nhìn thấy một bức tượng người đàn bà, quàng khăn san tha thướt, một tay cầm cái bát, tay kia giơ ra như múa. Bức tượng đang đứng im, bỗng nhiên chuyển động đi lại và xuống đường lẫn vào dòng người, thì ra một nghệ sĩ đóng giả tượng. Mọi người vỗ tay tán thưởng, có người chạy lại để tiền vào bát của bức tượng, người khác cũng theo và chả mấy chốc cái bát của người nghệ sĩ đầy tiền. Người đến xem ngày càng đông, khi màn biểu diễn xong, mọi người tản đi sang khách sạn khác.

Đến giờ ăn trưa, chúng tôi nhanh chóng đến chiếm một bàn gần hồ cá, ngồi ăn nhìn xuống hồ thấy các chú cá vàng bơi lội tung tăng rất đẹp.

Buổi chiều chúng tôi lại ra phố chơi. Tôi mỏi chân, các bác bảo Bim dẫn bà về trước. Tôi theo Bim đi hết khách sạn này tới khách san khác, tìm mãi không thấy lối về. Khi về đến khách sạn mọi người đã tề tựu đông đủ, được một trận cười vì cô sinh viên đại học Mỹ mà lạc đường. Muộn rồi lên giường ngủ, Bim ngủ ngon lành, riêng tôi không ngủ được. Nằm cựa quậy sợ chị Thân mất ngủ, tôi sang phòng bên, lúc đầu nằm cùng Bim, cũng không ngủ được, đành trở dậy, ra cửa sổ ngắm đường phố Las Vegas về đêm. Các khách sạn trương màn ảnh to bằng cái chiếu, hoạt động suốt đêm, đèn xanh đỏ nhấp nháy, thật là thành phố du lịch.

Sáng hôm sau chúng tôi thu xếp hành lý ra về. Lúng túng thế nào tôi đánh rơi vỡ một cái cốc, tôi lo lắng hỏi Vân có phải đền không hả cháu? Cháu bảo không có gì. Chúng tôi thu xếp nhanh đi ăn sáng.

Quán ăn sáng là một quán theo phong cách Pháp, tên quán là Marguerite, các cô phục vụ đều mặc như các cửa hàng của Pháp chỉ khác là nói tiếng Mỹ. Quán có bánh kẹp như trong truyện ”Không gia đình” bà má làm cho bé Rémi ăn.

Chúng tôi lại đi thăm khách sạn khác, chỗ nào cũng có máy đánh bạc. Tôi chợt nhớ đã xem trên cuốn băng Paris by night cảnh Nguyễn Ngọc Ngạn giả vờ thua bạc, Nguyễn Cao Kỳ Duyên lúc đầu ra bộ thắm thiết, đến khi anh chàng thua bạc thì lơ đi với người khác! Đánh bạc may rủi không lường trước được.

Ăn cơm xong cả đoàn lục tục mang hành lý ra xe, Vân lái trở về. Xe rất chật, đồ đạc để dưới chân, gác lâu mỏi quá mọi người kêu oai oái. Vân lái xe rất giỏi, Hùng phải ngồi dưới vì đau lưng không lái được. Xe bon bon trên đường, hai bên toàn cát không có nhà dân. Đây là bang Nevada, nghe nói sau này chính phủ Mỹ sẽ xây dựng thành phố du lịch ở đây, thế thì phải có nước, nước vào sa mạc là cả một vấn đề.

Trời đã tối, cả nhà tìm quán ăn cơm, đến phố Bolsa vào cửa hàng cơm Việt canh chua cá lóc, rau sống, cà muối không khác bên nhà là mấy. Tôi không nhớ rõ cháu Vân trả bao nhiêu, nhưng thấy cháu tip 10 đô.

Ỏ Mỹ mua cái gì cũng phải tip và đánh thuế từng thứ, ngay cả khi mua một mớ rau. Người ta bảo ở Mỹ thức ăn rẻ, nhưng tính ra tiền Việt thì đắt, thí du mua bát phở, bát to ăn no nhưng không ngon bằng ở nhà, giá 7 đô, típ 1 đô là 8 đô, một mớ rau muống giá 5 đô, thuế 5% vậy tính ra tiền Việt là quá đắt.

Vào hiệu thuốc bắc Hoa Đà để chị Thân cắt thuốc bắc 15 đô/thang. Trong khi chờ chị, tôi xem các thuốc bày bán thấy có thuốc dưỡng gan. Ổ nhà ông xã uống bia cần thuốc bổ gan, tôi mua hai hộp, mỗi hộp 30 đô, tính ra tiền Việt là 660 ngàn, một giá quá đắt nếu mua ở Viêt Nam.Mọi người được an ủi là hàng mua ở Mỹ tốt.

Ăn xong chúng tôi về nhà. Tôi trở lại sống bên bà chị, Bim ngay tối đó đến ngủ nhà bác Thu. Tôi bùi ngùi chia tay cháu. Thế là bà cháu xa nhau, cháu về trường học, còn tôi chưa biết sẽ sống thế nào khi đến xứ lạ, thân già, tiền ít, các cháu thì quá bận mình không dám phiền các cháu đưa đi đâu cả, mặc dù trên FB đã có bạn bảo mình nên đi thăm tượng Thần Tự do, Washington DC... Được thế còn gì bằng!

Nhà chị Thân

Nhà chị ở phố Sun Grove, nhà một tầng rộng rãi có một phòng khách rộng, bếp và phòng ăn, bên trái là phòng của chị, bên phải gồm 4 phòng. phòng của mẹ Dũng (tên cháu rể, chồng Dân) và cháu N., bên cạnh là phòng của S., đối diện phòng S là phòng của Dũng- Dân và toilet, bên Mỹ gọi là restroom. Gian giữa là phòng khách có bàn thờ Phật đối diện là bàn thờ anh Ng, một bộ bàn ghế salon rộng để tiếp khách, mở cửa ra vườn rộng, trước nhà là cái sân rộng. Chị Thân để hàng rào hoa lan vàng rực rỡ.

Nhà chị rộng, có cả vườn cây, ga ra nhìn ra đường, bên phải là một lối đi hẹp với lề đường là một vạt cỏ, trên có trồng hoa trà, hoa chuông, hoa huệ tây.

Trước cửa nhà chị, giống như các nhà khác ở Mỹ, trước nhà nào cũng có bãi cỏ rộng xén tỉa cẩn thận, hàng tháng có người đến xén tỉa trồng hoa và tới giờ họ phun nước. Nhà nào để trước cửa bừa bãi không đẹp thì nhân viên sẽ đến phạt. Mỗi nhà được phát ba thùng đựng rác một thùng mầu đen để đựng rác không tái chế được, thùng nâu để đựng rác tái chế, và thùng nâu nhạt để đựng rác thải từ cây cỏ, cuối tuần, cháu S. đẩy ba thùng rác ra đường, sáng thứ hai laị đẩy vào, chủ nhật công nhân vệ sinh trút rác vào ô tô mang đi. Đường phố rất sạch không có bụi và rác. Trước cửa nhà chị Thân có một cây trắc bách diệp tỉa ngọn bằng, nhờ cây này mà tôi nhận ra nhà chị vì ở Cali các nhà rất dễ nhầm, các nhà giống nhau quá, nhà nào cũng một tầng, lợp tôn, bên cạnh có gara mở bằng bấm khóa. Gara nằm thò ra ngoài, cửa vào nhà lùi vào phía trong nên chụp ảnh không thấy.

Sáng sớm tôi dạy theo bà chị đi bộ. Chị đi rất nhanh, tôi gần như phải chạy theo. Đôi giầy Ly (con tôi) mua ở nhà khá đắc dụng, tôi dùng suốt trong thời gian ở Mỹ. Một hôm tôi bảo chị đi trước, không phải đợi tôi, chị vượt lên đi với bà Dung, bạn chị. Tôi theo sau, mải ngắm bên đường, thế là ngã sấp đau quá không dậy được, hai bà đi bên cũng không kéo nổi tôi. Một ông Mỹ bên kia đường chạy sang kéo tôi đứng dậy, hỏi “Are you ok?”. Tôi đáp ok và thank you. Về nhà hôm sau tôi thấy hai đầu gối tím bầm, ngực đau nhói. Tôi dùng salonpas dán hai ngày không thấy đỡ, nhất là ở phía ngực. Sau hai hôm càng đau hơn, tôi đã nghĩ đến việc phải đi khám, may sực nhớ ra có mang theo một số cao con tôi mang ở Hàn về, thử dán xem sao. May quá, sau khi dán xong chỗ đau gần như khỏi hẳn, vài hôm sau tôi đi lại bình thường.

Tôi đi bộ cùng chị Thân lúc 6 giờ sáng, đợi tan sương mới đi. Trước khi đi chị mở Ti Vi. Chương trình không hay lắm, gần Tết chương trình chúc Tết, giới thiệu các đình chùa, nhà thờ, nhà sư và thầy tu chúc Tết… Các ca sĩ thì phần nhiều là ca sĩ trong nước như Quang Dũng, Đàm Vĩnh Hưng, Mỹ Tâm… Tôi nhận thấy những nhân vật xuất hiên trên TV họ ít mặc hở hang mà mặc quần áo truyền thống, cũng hát dân ca quan họ, cải lương Nam bộ… thật là đậm đà tính dân tộc!


Ở lại ăn Tết

Vé máy bay tôi đã OK là 7-2 về nước, nhưng một hôm gặp cháu Vân, cháu nhìn răng tôi và nói: Răng cô xấu quá, để cháu chữa cho cô (Vân là bác sĩ răng, có phòng khám).

Lại nhắc lại phòng khám răng của Vân. Cháu vốn là nha sĩ, ở nhà cháu có phòng mạch. Sang Mỹ cháu phải học và thi lại. Ở Mỹ không công nhận bằng của Việt Nam. Cháu phải vay tiền và làm thêm để có tiền học. Có bằng rồi, cháu xoay sở để mở phòng mạch. Lúc đầu cũng khó khăn lắm Tôi thấy ở Mỹ làm răng rất đắt nên tần ngần, hỏi bảo hiểm y tế cô mua có dùng được không? Cháu bảo cái đó chỉ dùng cấp cứu không thanh toán được, cô yên tâm, cháu làm “bảo hiểm ruột thit” cho cô.

Cháu tự liên hệ với các con tôi, bảo đổi vé để tôi ở lại làm răng qua Tết mới về. Thế là tôi ở lại và ăn Tết ở Ca li, một cái Tết đầu tiên xa nhà, tôi cũng chưa dự đơán được sẽ phải làm những gì.

Gần đến Tết, chị Thân tìm người đặt bánh chưng, bánh tét, giò mỡ và giò nạc, mang về nhà bầy trên bàn như bán hàng vậy. Giá một chiếc bánh chưng 12 đô, giò mỡ, giò nạc 7 đô/chiếc khoảng nửa cân. Tôi nói khoảng vì ở bên này dùng pao (pound). Chị Thân mua nhiều như thế là mua cho các con và cháu, mà đặt không dễ. Người làm giò và gói bánh bên Mỹ ít, họ chỉ làm ít thôi vì họ không cần tiền mấy. Họ đều có tiền trợ cấp người già, con cháu họ được nhà nước bảo trợ.

Tôi ở lại ăn Tết cũng có nhiều cái phải lo nghĩ. Bên nhà thì báo sang là đã quen, mọi việc vắng tôi cũng đâu vào đó cả. Tết của gia đình tôi đơn giản chỉ có gói bánh chưng, các cháu đã quen, Ông xã tôi chỉ gói mấy cái cúng và hướng dẫn cho các con gói, khâu luộc đã có Trung, Tuấn, Mốc (tên các cháu), ông xã chỉ mua đào quất mọi năm vẫn làm. Tôi không phải lo lắng gì, yên tâm ở lại ăn Tết với bà chị và các cháu.

Nhiều lúc tha thẩn tôi cũng nhớ nhà, buồn nhưng rồi thời gian đi mau, nghĩ đến lúc về tôi lo lắm, tiếng Anh không rành, đi một mình, biết hỏi ai? Nghĩ tới gần đây tai nạn máy bay thường xảy ra, nếu xảy ra với mình thì sao? Chị Thân có bàn thờ Phật và bàn thờ anh Ng (chồng chị), chị chăm chút sớm tối, thay hoa, hương nến. Tôi nhiều lần khấn vái trước bàn thờ Phật và anh, mong anh phù hộ cho tôi đi đến nơi về đến chốn. Việc ở lại cũng nhiều lễ nghi, tốn kém: phải có quà Tết, mở hàng cho các bạn và các cháu. Tôi hỏi Dân mở hàng thông thường ở đây nên thế nào? Dân bảo ít nhất là 2 đô, tôi đưa 200 đô nhờ cháu đổi hộ loại 5 đô với 20 đô và mua phong bao ở chợ Phúc Lộc Thọ.

Chợ Phúc Lộc Thọ

Gần Tết các cháu đi sắm tết rủ tôi cùng đi. Tới nơi thấy chợ hoa tuy không to như ở nhà nhưng đủ các thứ hoa: đào, mai, lay ơn, cúc… Thu mua hai chậu cúc vàng 30 đô/chậu, chị Thân mua những lọ cắm sẵn loại hoa rất đẹp nở dần giá 1 đô / lọ, chị mua 5 lọ, Vân mua một cành đào rất to. Ở nhà tôi nghĩ rằng ở Cali không có hoặc ít đào, nhưng không, ở đây đào bích, đào phai bán đầy chợ. Trong nhà, tại vườn nhiều nhà trồng đào nở hoa rực rơ.

Chợ là căn nhà rộng hai tầng, trước nhà là một khoảng sân rộng, xe ôtô đậu ngay ngắn hai bên còn khoảng giữa mọi ngày để vui chơi, nhưng gần Tết người ta căng bạt bán hàng Tết, chủ yếu là hoa. Những người bán hoa ăn mặc như ở nhà, có người quê ở Long An, Châu Đốc, có người quê ở Thái Bình, họ nói tiếng Việt, mua bán mặc cả như ở ta. Vào chợ Phúc Lộc Thọ như vào chợ ở Việt Nam, cái “mùi Việt” đi đâu cũng rõ. Cũng nói thách, cũng chao chát như ở chợ Đồng Xuân.

Trên đường vào chợ rác bẩn, có cả tàn thuốc lá, mặc dù ở Mỹ phạt về mất vệ sinh rất nặng. Tôi có lần đã phàn nàn với các cháu về sự bẩn thỉu này, nhưng các cháu bảo họ phạt dữ lắm, nhưng không xuể cô ạ, căn bản là ý thức của mình thôi. Ôi, người Việt mình đi tới đâu cũng bị khinh là vì vậy: Đúng là con sâu làm rầu nồi canh. Tầng một bán đồ ăn, phở, bún, cháo lòng, bánh xèo…, phía tay mặt bán đủ hàng quần áo, giầy dép vv, lui vào bên trong là hàng khô măng, miến, mộc nhĩ… gây cho tôi cảm giác đang đi chợ Đồng Xuân, nghĩa là bán đủ các mặt hàng như ở ta vậy.

Tầng hai bán giầy dép quần áo, có cả tiệm may áo dài. Vân may hai áo dài ở đây, theo kiểu mới, áo dài chui đầu, một cái màu lam, một cái nền xanh lá mạ kèm cả quần trắng mỗi bộ 100 đô, áo dài 80 đô, quần 20 đô, Vân mặc rất vừa và đẹp. Ra hàng thợ may, Dân hỏi mua áo dài cho bé N, chọn áo may sẵn, áo gấm chữ thọ trắng, N mặc vừa giá 18 đô, mua thêm cho N cái quần trắng. Hôm sau tôi gặp T( con Thu) thấy cháu mua cho Đ áo dài khăn đóng, bé Diên cũng áo dài, quần trắng, mặc vào trông rất tức cười.(Các cháu mới lên hai, lên ba) Mọi người ai cũng muốn mua một thứ gì để đón Tết.

Ở tầng hai có ban công chạy quanh, đặt nhiều ghế, các cụ ông ra ngồi chơi, đọc báo. Báo ở đây nhiều loại, phổ biến nhất là báo Người Việt, để ở nơi công cộng, phát không, nhiều người ra đó lấy về bán lại. Góc tầng hai có bàn thờ Quan công, hương khói nghi ngút suốt ngày, tôi cũng đến lễ ở đó.

Chợ Phúc Lộc Thọ ở phố Bolsa, khu này dành cho người Việt, cũng có cả phố dành cho người Nhật, người Hàn, nhưng tôi không đi đến những phố ấy. Mua sắm xong, ô tô đưa tất cả về nhà, hỉ hả nhìn các món đồ mình mua sắm được. Sau này tôi còn đi lại chợ này nhiều lần với các em Hi, Hảo.

Hôm mới đến tôi mang 2 va li quà vì gần Tết nên quà chủ yếu phục vụ Tết. Dương, Hằng, (con trai và con dâu tôi) mua 4kg lạc rang, tôi giới thiệu mua ở cửa hàng cô Quán. Chả là trước đó tôi hay phải qua Viện Mắt phố Bà Triệu mua thuốc nhỏ mắt, cửa hàng cô Quán ở ngay gần đó, 192 phố Bà Triệu. Do ông xã thích uống bia với lạc rang cô Quán, tôi trở thành khách quen của cô. Cô con dâu mua thêm măng miến, mộc nhĩ, tôi còn mua thêm gạo nếp, con trai đi Thái Nguyên mua 1kg miến để biếu bác. Cô Khuy, (bà em) gửi biếu chị 2 kg măng khô, chị Nga và Tuyết (hai bà em) gửi biếu 2 kg gạo đồ. Đã rất nặng nhưng tôi nghĩ bà chị hay đi chùa, Tết đến chắc cần hương, (nhang) nên tôi mua thêm 10 thẻ hương, hai hộp hương và cả hương vòng nữa.

Quà và quần áo xếp xen kẽ đầy 2 va li, lúc đầu mượn va li của co trai, nhưng sau thấy va li của con gái tôi tiện hơn, nên tôi đổi, báo hại riêng vỏ va li đã chiếm mất 7 kg, quá nặng tôi không thể xách nổi, đành đẩy, và trông chờ vào người đưa đón vậy. Tôi đọc trên mạng thấy quà cáp phải hút chân không và có nhãn, may quá có Hạnh, em dâu Hằng nhận làm hộ. Tôi thở phào nhẹ nhõm, qua hải quan đễ dàng.

Khi đến nơi tôi mở va li và nhờ chị Thân phân phát. Quà xếp ra đầy bàn như bán hàng vậy. Tôi cắt những phiếu nhỏ, chị Thân để quà vào túi ni lông đâu ra đó. Tôi nhờ chị chuyển, hầu hết đã chuyển cho các cháu, ai cũng có măng, lạc. Riêng quà của Hảo (em con chú) đã đề rõ Khuy gửi và kèm theo thư của Khuy. Tôi để một số gói quà phòng sau này, nhớ ra những người chưa tặng.

Tết đến ai cũng háo hức mua sắm. Cháu T (con Thu) đã đến thăm và biếu quà chị Thân, rồi Hy, Hoan (em Hảo) cũng đến thăm và có quà chúc Tết chị. Tôi ở đã hơn một tháng làm phiền bà chị và các cháu, tôi cũng phải có quà biếu, nhân nghe Dân nói chuyện lạp xường ngon 14 đô/kg. Tôi nhờ cháu mua 5 xuất, nửa cân một xuất. Tôi định biếu chị Thân, Thu, Vân, Quỳnh, và Vĩnh Tường, Dân bảo tôi cho T nữa. Tôi cũng quên mất là cháu đã có gia đình và ăn Tết riêng. Tôi bèn nhờ Dân chuyển cho mọi người, xuất của T thay vào xuất của Tường, định tìm quà cho Tường sau, Tường không chợ búa gì nên biếu lạp xường cũng vô ích thôi.

Bọn trẻ

Tôi ở nhà chị Thân và gia đình Dân, Dân có hai con sinh đôi S và N. Hai cháu này hồi tôi ở Sài gòn chưa có. Tôi thấy Dân lập gia đình đã lâu mà chưa có con, hỏi Thu thì được biết Dân đang đăng kí thụ tinh nhân tạo. Sau đó cuối năm 1997 Dân có nghén, thai đôi rất to. Dân nhỏ bé mang bụng bầu trông rất nặng nề. Cuối năm dó Dân sinh đôi hai cháu, cháu N ra trước là chị, S ra sau là em.

Nuôi hai cháu thật vất vả. S là em, tuy gầy hơn nhưng đôi mắt rất đẹp. Tôi có lần vào Sài Gòn thăm, hai cháu đùa với tôi rất vui, nay cháu đi Mỹ khi tôi sang, thấy các cháu đã lớn. N ra dáng cô gái rồi, nhưng không xinh bằng lúc nhỏ. S là chú trống choai ra dáng thanh niên, đôi mắt vẫn đẹp thế. Đặc biệt cháu ham thích thể thao. Cháu đi thi bơi và được giải. Cháu đăng kí lớp học karate, tôi đã hai lần đến lớp cháu học. Cháu nhỏ người nhất ở lớp nhưng nhanh nhẹn và rắn rỏi.

Có lần cháu kể chuyện: trong lớp cháu bé nhất nên các bạn hay bắt nạt. Một bạn Mễ bỗng dưng xé vở của cháu mà cháu bé nên phải chịu. Cháu quyết tâm học võ để không ai bắt nạt được. Cháu học say mê không nghỉ buổi nào. Tối về cháu ngồi ăn cơm, ăn rất nhiều thức ăn “để có nhiều ca lo” như cháu nói. Một hôm khác cháu lại bị một bạn Mỹ xé vở, cháu ức quá đánh lại, anh bạn kia bị đau mếu máo mách cô giáo. Nhà trường phải mời phụ huynh đến, Dân phải đi, cuối cùng S và bạn kia phải xin lỗi nhau.

Từ đó cháu không bị bắt nạt nữa. Tôi đùa hỏi thần tượng của cháu là ai? S. bảo là Lý Tiểu Long. Một hôm S. làm vỡ một cái gì đó, Dân mắng “Thằng khỉ này”. Tôi cười bảo dám gọi Lý tiểu Long là thằng khỉ à? Cả nhà cùng cười vui. Tôi đã chụp hình S. ở lớp học Karate, cháu rất ít khi ăn cùng cả nhà, cháu học xong hay đi tâp võ, ăn sau, đêm thức khuya tập ôn những bài võ đã học, rồi lại ăn đêm, có khi tôi đi ngủ tỉnh dậy vẫn thấy cháu tập. Cháu đi lại trong nhà, thấy cái gi cũng đá, đu lên xà. Người tuy bé nhưng rất rắn rỏi.

Cháu N. là chị vì ra trước, nay đã ra dáng thiếu nữ rồi, cháu hiền lành, duyên dáng, ít nói, ngủ với bà nội. Sau này tôi xem FB thấy cháu học thêu, vẽ, có tranh triễn lãm ở trường. Thỉnh thoảng khi các con hư Dân dọa nếu hư mẹ gửi về Việt Nam. Các cháu sợ lắm. Mùng một Tết các cháu vẫn đi học, tối tập trung ở nhà bác Vân.

T. là con lớn của Thu- Phong, hồi bé tôi đã ở cùng với cháu hàng năm trời, mấy bà cháu hay nấu nướng và chơi với nhau rất vui. Tôi đã chứng kiến từng quãng đời thơ ấu của cháu. Lúc cháu còn bé, tôi ở nhà chị Thân để xin việc. Mẹ Thu gửi cháu ở chỗ bà ngoại, cháu ngây thơ và nói những câu làm cả nhà buồn cười. Sau Thu gửi T. đi học ở Mỹ, T. tôt nghiệp và xin việc làm ở Mỹ.

T. lấy chồng là Đắc, một việt kiều, cưới nhau xong T. mua nhà và sinh hai con: cháu lớn là con trai, tên là D. D. rất nghịch, nhưng ngây thơ lắm. Thỉnh thoảng D. đến bà cố Thân chơi, mọi đồ đạc trong nhà lộn cả lên. Tôi để kính trên giường, D. dẫm lên làm ông Dũng phải uốn mãi mới đeo được. Muốn chơi với cháu tôi rủ cháu ra vườn bắt ốc sên, cháu thích lắm. Có hôm kéo tay tôi đu lên làm tôi suýt ngã. Hôm Tết mẹ T. mua cho D. bộ áo dài, khăn đóng mặc trông rất tếu.

Bé Diên còn nhỏ xinh xắn dịu dàng. Hai ông bà Thu- Phong trông hai cháu suốt ngày để bố mẹ đi làm, tối về T. rẽ qua nhà ông bà ngoại đón cháu, rồi cả nhà lên xe về nhà T. nấu cơm cùng ăn. Hồi tôi ở nhà chị Thân, chị muốn tôi sang nhà Thu rồi đến tối sang nhà T. ăn cơm, nhưng tôi không có sức chơi lâu với bọn trẻ nên đành từ chối.

Sau này Thu bảo cháu muốn cô đến chỗ cháu vì nhà cháu có vườn đi dạo, có bể bơi cô đến chỗ cháu rất thoải mái. Nhà Thu rất đẹp, Thu mua khi sang với con. Ỏ nhà Thu thật hợp với người già, nhưng tôi quen chỉ muốn ở một chỗ thôi.

V. là emT. ( on gái của Thu- Phong) Cháu có tên là Khánh V. Hồi còn ở VN, V còn nhỏ, tôi thường rủ hai chị em T. V, ra công viên Lê văn Tám đánh cầu lông. V rất xinh, chơi vui nhưng hay dỗi. Một hôm 2 chị em chơi cái gì đó T. không nhường, V. dỗi chui vào xe hơi trốn, tôi và T đi tìm mãi không thấy, T suýt khóc, sợ em lạc ra đường chơi bị dụ đi mất. Lát sau tôi tìm thấy cháu nằm ngủ trong ô tô, thật hú vía.

Tôi còn nhớ ngày Thu đi vắng, Phong đưa tiền chợ để tôi chi. V. ăn sáng có hôm thích ăn hủ tiếu, là món đắt, thế là tôi chiều và lẹm vào tiền chợ. Thu có thời gian đi học ở Úc, ngày 20-11 Phong hì hụi gói quà để cho con chúc mừng cô giáo. Tôi trông ba bố con cảm động quá. V. nhớ mẹ, tôi cố an ủi cháu, chơi với cháu. Tôi viết một bài nói về nỗi nhớ mẹ và mong mẹ về của V, định đưa dăng báo, nhưng không rõ làm sao không đăng. Đấy là những kỉ niệm hồi bà cháu sống với nhau ở Sài Gòn.

Bây giờ V. lớn đi học ở Mỹ, cháu gọi điện thăm tôi. Tôi hỏi đã có bạn trai chưa, cháu nói có bạn trai ngườì Trung Quốc. Tôi không thích người Trung Quốc nhưng cháu bảo bạn ấy bình thường thôi bà ạ. Bây giờ đọc trên FB thấy cháu đã tốt nghiệp đang xin việc làm, mong cháu đạt được nguyện vong.

Tôi lên đường về Việt Nam không gặp cháu. Tôi cầu chúc cho cháu hạnh phúc và đạt được nguyện vong. Chắc gì tôi có dịp gặp cháu nữa.

Hôm Mồng môt Tết

Ca li có khu Bolsa, có chợ hoa, nhiều người Việt ở bang khác cũng đến sắm Tết ở đây. Các cháu nhà chị Thân phải đi học, đi làm, nên không khí Tết chỉ ở trong nhà, đặc biệt là Tết ở những gia đình có người già như nhà bà chị tôi. S con Dân nói chuyện bạn Mễ gọi ngày tết này là Têt của người Tầu (Chinese holiday). Thế mới biết trên thế giới không phải ai cũng biết Việt Nam.

Bọn trẻ sáng đi học sắp sẵn quần áo, khi đi học về đến nhà Vân ăn và mừng tuổi. N. mua một bộ áo dài gấm đỏ quần trắng ở chợ Phúc lộc Thọ, S., D, Diên, bố mẹ cũng cho mặc áo dài, D. áo dài khăn xếp trông rất ngộ.

Tôi và bà chị Thân cũng áo dài. Tối 30 đi lễ chùa, chúng tôi định ở lại chùa, dự lễ Giao thừa. Chùa đêm 30 đèn điện sáng choang, các bàn thờ khói hương nghi ngút. Hai cây đào ở sân chùa nở hoa rất đẹp. Chị Thân bảo chuẩn bị tiền lẻ để bỏ vào hòm công đức. Tôi và Dân dắt tay nhau đi lễ các nơi, một lát sau thì Thu- Phong cũng đến. Chúng tôi định ở lại dự lễ Giao thừa, nhưng thấy còn sớm phải đợi lâu nên lên xe đi về.

Sáng hôm mồng một tôi cũng đóng bộ như thế đến nhà Vân. Nhà Vân đẹp ở trong khu người da trắng, muốn vào phải biết mật khẩu, mở khóa cửa mới vào được. Đợi mọi người đến đủ kéo nhau di chụp hình. Cây hoa Magnolia trước cửa nhà Vân nở hoa rực rỡ. Đây là phông mọi người ưa thích nên ảnh chụp rất nhiều, hết chụp ở ngoài vườn lại vào trong phòng khách. Tôi chụp cùng các cháu rất nhiều ảnh ở đây.

Tôi mở hàng cho các cháu, chuẩn bị lâu rồi. Tôi suy nghĩ mãi biết mở hàng sao đây! Tôi về hưu tiền Mỹ làm sao có nhiều được? Lần lượt các cháu nhận tiền mở hàng của các bà, các cô, sau đó vào bàn ăn bữa tất niên. Có bánh chưng, có giò, và nước uống. Mẫn em Thu nhưng ở bang khác cũng về dọn dẹp giúp Vân vì Vân bận đi làm mà Hùng đau lưng. Tôi tha thẩn ra ngắm vườn nhàVân, vườn nhỏ nhưng Vân trồng mồng tơi leo và thỉnh thoảng biếu mọi người. Chị Thân đã nói trước là Mẫn sẽ về chơi và cùng Hùng, Vân và chị Thân đi Calcun.

Mẫn về ngoài kế hoach của tôi, tuy không chuẩn bị trước nhưng tôi cũng biếu cháu nửa cân lạc. Chị Thân muốn chị đi đâu tôi đi đó nên chị bảo tôi chuẩn bị đến nhà Vân cùng chị. Đến nơi tôi thấy Vân xếp cho tôi một phòng đâỳ đủ tiện nghi. Tôi thấy nhớ chỗ cũ nên cuối buổi liên hoan tôi xin về. Chị lại muốn những ngày chị vắng, tôi đến nhà Thu ở. Tôi thấy bọn trẻ rất nghịch và không theo tôi nên từ chối. Sau này Thu bảo cháu muốn mời cô đến ở chỗ cháu vì có bể bơi và chỗ tập cho người già, đến đó cô tập cho vui. Nhà Thu ở một khu như

Ecopark của ta rất đẹp. Khu nhà ở ngăn riêng, có lối đi rợp bóng cây, vì đây là khu gia đình gồm nhiều người cao tuổi, khu này có bể bơi, hội trường rộng có thể thuê mỗi khi có đám cưới hay sinh nhật. Phia ngoài còn có chỗ ngồi chơi bên lò sưởi, rất tiện nghi.

Buổi tối hôm mồng một, cả nhà ra chơi và Thu dẫn đi giới thiệu như thế. Thu sang Mỹ theo bảo lãnh của con gái, khi Thu về hưu mới sang định cư hẳn. Phong vẫn còn chân trong công ty gia đình, nên thỉnh thoảng vẫn đi đi về về.

Có một khác biệt tôi nhận ra là những nhà tôi đến không dùng tủ gỗ mà họ làm tủ lọt vào tường, có cánh đóng vào rất kín. Thứ hai là nhà nào cũng giải thảm không những ở bếp, còn cả nhà tắm nữa. Khi mới sang, tôi rất khó chịu vì sơ ý là nước thấm vào. Tôi bảo chị Thân nhưng chị không nói gì, sau này tôi thấy mình ngố quá.

Tết qua nhanh chỉ có một hôm, rồi mọi sinh hoạt trở lại bình thường.Tôi xin dừng lại ở đây. Tôi sẽ viết tiếp những người gặp ở Ca li (khi có dịp).

Nga Bằng

Ý kiến bạn đọc
31/03/201719:57:29
Khách
Đi học theo kiểu cộng Hồ
Một năm bốn lớp ô hô giỏi rồi
Cho nên, vì thế "eeng" ơi
Tiến sĩ như củi lụt trôi đầy đồng
10/02/201707:54:52
Khách
Tôi từng sống qua 3 chế độ: Việt Nam Cộng Hòa (khi còn thiếu niên), Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa sau này đổi thành Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, cuối đời (còn sống khỏe mạnh và đi cày như trâu) in the U.S.
Do vậy quãng thời gian ở với chế độ Việt Nam cộng sản là dài nhất cho tới hôm nay nên nhận xét về phần tự giới thiệu của tác giả là không chính xác lý do là 2 câu sau:
(Tôi là giáo viên Tiếng Nga, tốt nghiệp Đại học Sư Phạm năm 1961. Tôi là học sinh trường Nữ Trung học Trưng Vương từ 1951 đến 1959.)
Đại học ở chế độ Việt Nam cộng sản phải học 4 năm sau khi tốt nghiệp trung học và thi đậu đại học (đa phần là thi tuyển dĩ nhiên có xét đến lý lịch với độ tuổi của tác giả rất là quan trọng lý lịch nên miền Nam có câu "Học tài, thi lý lịch"?! và gần như không có chuyện học nhảy nhất là ở đại học). Quý vị có nhận ra điểm vô lý, không logic chưa? Tác giả cho là tốt nghiệp trung học phổ thông năm 1959 (khoảng chừng tháng 6,7,8,9 hay 10 gì đó vì phải sau khi thi xong và có kết quả học kỳ II cuối tháng 5) thì làm sao trong vòng 2 năm cuối năm 1959-1961 (cho là 31/12/1961) vị chi hơn 2 năm vài tháng mà bà ta hay cô ta tốt nghiệp đại học cho được?!?!?!
10/02/201707:52:08
Khách
Tôi từng sống qua 3 chế độ: Việt Nam Cộng Hòa (khi còn thiếu niên), Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa sau này đổi thành Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, cuối đời (còn sống khỏe mạnh và đi cày như trâu) in the U.S.
Do vậy quãng thời gian ở với chế độ Việt Nam cộng sản là dài nhất cho tới hôm nay nên nhận xét về phần tự giới thiệu của tác giả là không chính xác lý do là 2 câu sau:
"Tôi là giáo viên Tiếng Nga, tốt nghiệp Đại học Sư Phạm năm 1961. Tôi là học sinh trường Nữ Trung học Trưng Vương từ 1951 đến 1959."
10/02/201707:50:32
Khách
Tôi từng sống qua 3 chế độ: Việt Nam Cộng Hòa (khi còn thiếu niên), Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa sau này đổi thành Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, cuối đời (còn sống khỏe mạnh và đi cày như trâu) in the U.S.
Do vậy quãng thời gian ở với chế độ Việt Nam cộng sản là dài nhất cho tới hôm nay nên nhận xét về phần tự giới thiệu của tác giả là không chính xác lý do là 2 câu sau:
Tôi là giáo viên Tiếng Nga, tốt nghiệp Đại học Sư Phạm năm 1961. Tôi là học sinh trường Nữ Trung học Trưng Vương từ 1951 đến 1959.
Đại học ở chế độ Việt Nam cộng sản phải học 4 năm sau khi tốt nghiệp trung học và thi đậu đại học (đa phần là thi tuyển dĩ nhiên có xét đến lý lịch với độ tuổi của tác giả rất là quan trọng lý lịch nên miền Nam có câu "Học tài, thi lý lịch"?! và gần như không có chuyện học nhảy nhất là ở đại học). Quý vị có nhận ra điểm vô lý, không logic chưa? Tác giả cho là tốt nghiệp trung học phổ thông năm 1959 (khoảng chừng tháng 6,7,8,9 hay 10 gì đó vì phải sau khi thi xong và có kết quả học kỳ II cuối tháng 5) thì làm sao trong vòng 2 năm cuối năm 1959-1961 (cho là 31/12/1961) vị chi hơn 2 năm vài tháng mà bà ta hay cô ta tốt nghiệp đại học cho được?!?!?!
16/01/201717:00:25
Khách
Dề nghị tòa soạn những bài viết thế này không nên cho đăng.
16/01/201716:56:48
Khách
Rất đồng ý.Công chức thời Pháp thứ thiệt không di cư vào Nam ở lại miền Bắc chỉ có chết.
Rất đồng ý được đi du học Nga về dạy tiếng Nga phải là đảng viên trung thành và lý lịch tốt.
Rất đồng ý một người đã từng viết về quan điểm giáo dục xhcn phải là người giỏi lý luận, quan điểm lập trường vững và có lý tưởng cs mới được viết chứ không tơ lơ mơ như viết bài đi thăm nước Mỹ này đâu.
16/01/201711:12:11
Khách
Bài viết ấm-ớ chả có chút gì gọi là hứng-thú để đọc.Không nên đăng để khỏi làm mất
thì giờ người khác.
16/01/201707:25:03
Khách
Chế độ cs lý lịch quan trong. Muốn đi nước ngoài nó xét ba đời. Bố của tác giả này là công chức thời Pháp (thứ thiệt) không có cửa cho con đi du học đâu. không ở tù thì đi mò tôm.
.Con cái chỉ con đường duy nhất là vô đảng để có quyện lợi chính trị. tiến thân.
Đi Nga? nước đàn anh Xhx. Học và dạy tiếng Nga ? Nó chọn và xét kỹ lắm.
Phải có lập trường quan điểm cs vững vàng, lý lịch tốt, có khả năng,có người refer, thế lực ô dù mạnh mới giành được một " suất" đi du học ở Nga thưa bà.
16/01/201706:32:32
Khách
Bài viết này chừng mực khách quan không đá động gì đến chính trị,
đó là thái độ khôn ngoan khi len lỏi vào đây để báo động cho cộng đồng biết mà cảnh giác
16/01/201706:22:24
Khách
Không phải là đảng viên đảng cs mà được đi du học và giảng dạy tiếng Nga cho học sinh miền bắc?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,252,069
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho tháng.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới về cuộc diễn hành được coi là đẹp nhất của nước My. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài gần đây của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Bài mới, bắt đầu phần “dựng nghiệp”.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Năm Mậu Tuất sắp hết, mời đọc bài viết với nhiều nụ cười, tiễn chân chó cưng.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là tự truyện về mùa Giáng Sinh 1975.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014.
Nhạc sĩ Cung Tiến