Hôm nay,  

Hai Nữ Lưu của Lacey

05/01/201700:00:00(Xem: 11182)

Tác giả: Trương Tấn Thành
Bài số 5011-18-30711-vb5010517

Tác giả từng nhận giải Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Ông hiện là cư dân Lacey, Washington State, từng trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại Học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Sau đây là bài mới của ông.

* * *

Xin được viết về hai nữ lưu thuộc hai thế hệ khác nhau nhưng là biểu tượng cho niềm hảnh diện của cộng đồng người Việt tại vùng Lacey và Olympia của tôi. Đó là chị Dung, đã quá cố năm 2014 và cháu Xuân, con gái độc nhứt của anh chị Đồng, cháu lên xe hoa tháng Chín năm 2016.

Tôi biết chị Dung đã lâu khi chị còn là cô giáo dạy vũ dân tộc cho Trường Việt Ngữ Olympia từ lúc trường mới thành lập. Chị nhỏ người, linh hoạt, đầy nhiệt tâm trong phục vụ và lúc nào cũng khiêm nhường và hoà nhã với mọi người. Từ phụ huynh, thầy cô trong trường cho đến các em, ai cũng đều kính mến chị. Mà không kính mến chị thế nào được đối với một người dành tất cả tâm huyết ra để phục vụ cho việc duy trì văn hóa cho trẻ em Việt trong vùng. Nhờ chị mà Trường có được một đoàn múa dân tộc để đi trình diễn và giới thiệu văn hoá Việt đến các lễ hội văn hoá các sắc tộc ở tận Tacoma và Seattle.

Chị và chồng là công chức chính phủ và có hai con trai đều thành đạt. Ngoài giờ làm việc, chị dồn tất cả công sức và thời gian cho Trường Việt Ngữ. Nhiệt tâm phục vụ của chị lên cao đến mức bất cứ lúc nào, bất cứ khi nào có thời gian chị đều hình dung ra trong trí mình những điệu vũ mới để dạy cho các em. Lớp học ở Trường chỉ mở vào tối thứ Sáu mỗi tuần còn tập vũ thì vô chừng và có thể tập ở nhà riêng.

Tôi chưa bao giờ nghe hay thấy chị nói đến chuyện shopping hay đi shopping. Ngoài thì giờ dành cho dạy vũ, Chúa Nhật chị dành để đi nhà thờ. Chị ăn mặc giản dị, không son phấn và luôn tích cực đóng góp cho nhà Trường và cho giáo sự.

Tôi còn nhớ có một năm, tôi đi dự Ngày Lể Hội Văn Hóa Sắc Tộc tại Trung Tâm Văn Hóa Olympia và được xem màn vũ dân tộc Việt do chị hướng dẫn cho các em. Nhìn các em trong y phục cổ truyền, uyển uyển dịu dàng trong vũ khúc Nón Lá Bài Thơ rất duyên dáng và thật dễ thương tôi mới cảm phục sự dầy công hướng dẫn, tập dượt và tài sáng tác của chị cho màn vũ ngoại hạng này. Màn vũ này được tờ báo địa phương đăng với lời khen đầy khích lệ. Nhìn nét mặt rạng rỡ và sự vui mừng của các em khi xem bài báo, chúng tôi ai cũng thấy hãnh diện lây.

Tôi ít có dịp gặp chị, chỉ thỉnh thoảng gọi phone để thăm hỏi chị:

- Chị Dung hả? Em Thành đây. Chị có khỏe không?

- Thành hả? Nghe em gọi chị mừng lắm. Em và vợ em ra sao? Thiệt là bận rộn quá, hai chị em mình ít có dịp gặp nhau quá... Sao? Vợ em ra sao? Có đi làm ở đâu không, em?

Không đợi tôi trả lời chị tiếp:

- Cuối tuần nhớ chở vợ em đi chơi cho cổ đỡ buồn nhe em...

Lúc nào chị cũng thật tình quan tâm đến hai tôi, mà chẳng những đối với hai tôi mà còn đối với tất cả mọi người.

Có thời gian chị bị bịnh nặng phải chịu qua nhiều lần hoá trị và nghỉ phép ở nhà trị bịnh. Dù vậy khi khỏe trong người chị vẫn đến Trường để sinh hoạt với các em. Thời gian đó tôi nghe nói là chị gầy yếu và xanh xao lắm. Ai cũng khuyên là chị nên ở nhà dưỡng bịnh nhưng chị nói là ờ nhà buồn và nhớ các em lắm chịu không được. Khi nghe tin mẹ ở Việt Nam lâm trọng bịnh, chị xin phép về để chăm sóc cho mẹ mình. Vì bịnh tình của chị chưa được hoàn toàn hối phục rồi lại phải sớm khuya chăm sóc cho mẹ mình chị đã qua đời trước mẹ.

Cộng đồng Lacey và Olympia có tổ chức một buổi truy niệm chị ở phòng họp của thư viện Lacey với sự tham dự kỷ lục của bà con ở mọi lớp tuổi, mọi giai tầng trong cộng đồng. Trong những lượt người phát biểu có người đã khóc nức nở khi nhắc đến con người đáng kính mến và công lao to tát của chị trong sự nghiệp đóng góp lớn lao cho việc giáo dục Việt ngữ và văn hoá dân tộc cho con em trong cộng đồng.

Có ai đó đã nói rằng có người “chết” hồi hai mươi bảy tuổi nhưng đến hơn bảy mươi mới chôn! Còn như chị đây thì dù chị mất đi ở tuổi trên sáu mươi nhưng hình ảnh thân kính của chị luôn chôn sâu không phai trong lòng của mọi người ở cộng đồng Lacey và Olympia này.

Từ ngày chị qua đời đến giờ, lúc nào tôi cũng nuôi một ước mơ là kêu gọi được sự đóng góp của phụ huynh các em Trường Việt Ngữ và cộng đồng này để có được một bức tượng bán thân của chị đặt ở lối vào chímh của Trường để tượng nhớ đến một nhà sư phạm cả đời hy sinh với tất cả thành tâm cho việc duy trì tiếng Việt và văn hoá Việt ở xứ người. Mỗi năm đến ngày chị qua đời, rất mong Ban Giám Hiệu nhà Trường đọc lại tiểu sử, thành tích và nói lời tri ơn chị để các em các cháu không quên một cô giáo gương mẫu đã qua đời.

Sau chị Dung, cộng đồng người Việt ở Lacey chúng tôi còn có cháu Xuân rất được quí mến.

Tôi quen anh chị Đồng đã lâu, anh là sĩ quan Công Binh đã góp phần vào công trình xây Nghĩa Dũng Đài, Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa của ta khi xưa. Anh qua Mỹ theo diện H.O. với vợ, chị Liên, và đứa con gái duy nhứt là cháu Xuân. Cháu Xuân học giỏi ngay từ khi còn ở Việt Nam. Qua tới Mỹ, nhờ sự cần kiệm hy sinh của hai anh chị mà sau khi học hết trung học, cháu chuyển lên theo học Đại học Washington và cách đây vài năm ra trường với bằng dược sĩ và đã có việc làm. Cho đến ngày dự đám cưới tôi chưa hề gặp mặt cháu. Chỉ một lần gọi phone cho anh thì nghe tiếng cháu trả lời khi cháu về thăm nhà vào cuối tuần. Hồi đầu năm nay, tôi được thiếp mời do anh mang tới mời hai vợ chồng tôi đi dự đám cưới của cháu vào tháng Chín. Chồng tương lai của cháu là sinh viên về ngành kỹthuật vi tính, bạn học của cháu, người Mỹ gốc Nhật.

Trước đó cháu đã đứng tên mua một căn nhà mới xây để anh chị ở sau nhiều năm anh chị ở khu nhà trợ cấp bởi chánh phủ dành cho người có lợi tức thấp. Tôi có dịp đến thăm căn nhà mới tinh anh chị đang ở trong một khu khang trang do cháu đứng tên mua. Anh rất mừng cho tôi biết là năm rồi cháu đã trả hết tiền mượn học. Anh tâm sự:

- “Con bé”, tên gọi ở nhà của cháu, nó nói với hai vợ chồng tôi là bố mẹ khổ cực nuôi con bây giờ con muốn bố mẹ hưởng tuổi già trong tiện nghi để khỏi thua kém người ta.

Thật sự mà nói, khi quan sát chung quanh nơi cộng đồng mình sống, tôi chưa biết đứa con nào lại đối xử với cha mẹ cách hiếu thảo và đầy ý thức về bổn phận như vậy. Đây là thể hiện một hình ảnh tiêu biểu của một nữ lưu trẻ tuổi, vừa có học vấn lại vừa có ý thức đáng khen về mặt hiếu thảo và đạo đức.

Thường thì cha mẹ đứng ra lo đám cưới cho con mình, nhứt là khi đó là đứa con một của mình nhưng đây là một ngoại lệ xảy ra mà tôi nghĩ là “có một không hai”. Đám cưới này do Xuân và chồng tương lai cùng sự hỗ trợ của bạn học đứng ra lo từ đầu đến cuối. Anh chị cho biết là:

- Hai đứa tôi chỉ lên Seattle trước ngày cưới để làm quen với nghi thức ngày cưới, còn hai đứa nó và bạn bè lo hết.

Rất tiếc là vì trở ngại lưu thông trên đường đi dự nên hai người bà con và hai vợ chồng tôi tới trễ không chứng kiến đựơc phần nghi lễ mở đầu. Dù vậy phải nhận đây là một đám cưới được chú rể và cô dâu cùng bạn bè mình tổ chức rất thành công. Không khí buổi tiệc thật là tươi vui và trẻ trung, không cứng nhắc, đầy nghi thức ta vẫn thấy thông thường ở những đám cưới khác, thêm vào đó là phần phục vụ ẩm thực chu đáo. Tôi đọc được trên khuôn mặt của anh chị Đồng niềm hãnh diện lớn lao đối với con gái của mình. Mà anh chị không hảnh diện sao được khi con gái vừa thành tài, vừa có người chồng xứng đáng và hơn nữa là cháu đã báo hiếu công ơn bố mẹ mình ngoài sự mong đợi của song thân.

Chị Dung và cháu Xuân, hai nữ lưu của hai thế hệ đã lưu lại cảm tình kính phục và mến thương trong lòng mọi người ở cộng đồng này. Ước mong trong tương lai, cộng đồng chúng ta sẽ còn nhiều nữ lưu nữa để nhiệt thành trong phục vụ và nêu gương hiếu thảo cho những thế hệ người Việt trong tương lai. Tôi tin chắc rằng điều đó sẽ xảy ra ở nhiều cộng đồng khác của người Việt chúng ta.

Trương Tấn Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,711,842
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ XVIII. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Stephen Paddock, kẻ vừa xả súng tàn sát ở Las Vegas ngày 01 tháng 10, đã đặt phòng tại khách sạn Blackstone cao 21 tầng, nhắm xuống lễ hội âm nhạc Lollapalooza ở Chicago trong tháng 8 vừa qua. Đó là nội dung bài viết mới của Nguyễn Anh Nguyên. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là con của một sĩ quan Võ Bị Đà Lạt, ra đời trong mùa hè đỏ lửa, từng có hơn một năm sống tại Chicago. Bài viết mới của ông đề cập tới việc
Tác giả định cư tại Mỹ 24 năm, tốt nghiệp đại học tổng hợp, hiện đang là cộng tác viên của một đài truyền hình nhưng chỉ mới bắt đầu dự viết về nước Mỹ từ Tháng Bảy 2017, với bút danh Như Nguyện, bài “Nước Mẹ, Nước Con.” Bài viết thứ ba của cô là chuyện dân Mỹ tự nguyện xếp hàng hiến máu, sau vụ thảm sát tại Las Vegas.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, bài mới của tác giả mo tả nhiều chi tiết sống động, hữu ích.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Thăm dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, bài viết thứ ba của ông là một chuyện tình nhẹ nhàng.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức ĐN từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Bài viết mới của tác giả nói lên đời sống chật vật của những người Việt tị nạn đầu tiên trên đất Mỹ, đồng thời đề cao tình yêu và sự ngưỡng mộ của mình đối với nước Mỹ. Bài nầy là chuyện tiếp nối cho tự truyện “Du Học Mỹ Năm 1975”. Tác giả tham dự VVNM năm 2015, được giải Danh Dự năm 2016 và giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả năm2017. Lúc còn trẻ tác giả là một chuyên viên kỷ thuật. Khi về hưu ông tiêu khiển với thú viết truyện. Ông đang định cư ở Orange County.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về một ngày thu, cảm tác lúc giao mùa.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Với cách viết như nói chuyện trực tiếp, bà vui vẻ tự sơ lược về mình: Đinh Nguyễn Thi ở nhà gọi là The. Có chồng hai con. Năm nay mới 61 tuổi. Học xong lớp 9 trường làng. Ở nhà được cha mẹ nuôi. Qua Mỹ năm 1985, sau đó 3 năm có người đòi rước về nuôi đến nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến