Hôm nay,  

Con Vịt Xả Sui

20/12/201600:00:00(Xem: 13916)

Tác giả: Gió Đồng Nội
Bài số 4996-18-30696-vb3122016

Gió Đồng Nội là bút hiệu của một tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Bà là một chuyên gia từng làm việc tại Trung Tâm Không Gian Kennedy ở Merrit Island, Florida, hiện đã hưu trí. Sau đây, thêm một bài viết mới.

* * *

Những người trưởng thành trong khói (than) lửa (gas) như tôi đương nhiên phải là người có “tâm hồn ăn uống” hay nói cách văn vẻ là “tâm hồn ẩm thực” thuộc loại có “chỉ số” (tôi tránh dùng những chữ như siêu cao, cực kỳ cao nghe có vẻ như ở cõi trên (cao) đấy). Không phải tôi tự “vinh danh” mình như thế đâu. Chẳng qua là 2 đứa em trai, (em dâu đời nào dám chọc quê chị chồng) đã có gia đình, mỗi lần đến chơi đều thấy bà chi đang loay hoay nấu nướng món gì đó bèn “xem mặt, đặt tên” cho. Cái bếp nhà tôi lúc nào cũng hừng hực nóng. Không nấu thì nướng. Chẳng lửa gas thì là lò điện. Cứ thế eo sèo tiếng reo của mỡ, của nước. Cứ thấy món mới là muốn nấu thử. Kết quả thử nghiệm thường là “chưa được ngon lắm”. Lâu lâu “Tổ đãi” thành công ngay lần thí nghiệm đầu tiên. “Lần đầu là lần cuối người ơi”, tôi không đụng đến món đó nữa vì mắc bận thử nghiệm món mới. Để khỏi phí các món ăn “tạm được”, gia đình các em tôi “được bà chị mời ăn thử” dài dài. Đến cô em gái bị bà chị mời qua ăn dùm nhiều lần quá cũng thở than rằng sao bà cực thân nấu cho cố mạng chi vậy để nhờ người ăn hộ. Ô trời, nó đâu có hiểu. Như những nghệ sĩ có tâm hồn văn nghệ, thích ra mắt, trình diện tác phẩm Thơ, Văn, của mình thì bà chị “Thực Sĩ”, thích nấu, cũng muốn trình làng xóm là anh chị em mình, thưởng thức món ăn mình nấu ra. Muốn ăn thì lăn vào bếp. Ca dao, tục ngữ mình có nói câu này. Tôi trưởng thành trong khói lửa là vậy đó. Nó nằm trong huyết quản từ thủa trẻ rồi nên về già muốn bỏ coi bộ không dễ chút nào. Thay vì mỗi cuối tuần như khi trẻ; bây giờ đứng tuổi, cứng cả chân tay, chậm chạp hẳn lại thành ra chỉ mỗi cuối tháng mới nấu kiểu “nhà hàng” một lần cho đại gia đình, gồm nhiều anh, chị, em, cùng các con, cháu của tôi cùng ăn nhậu.

Năm sắp hết, Tết Tây rồi Tết Ta sắp đến, bao nhiêu ngày Lễ dồn dập. Tháng 11, Lễ Tạ Ơn, mọi người cùng ăn Gà Tây theo truyền thống Hợp Chủng Quốc cho “hợp thời” chứ hầu hết người Việt mình ít ai thích Gà Tây vì thịt nạc quá hoá khô dù có tốt cho sức khoẻ. Thịt Ngỗng béo hơn Gà Tây nhưng mắc dàn trời. Đúng mùa lễ, giá rẻ lắm là hơn 5 đô la một pound. Trái mùa thì cả chục đô, mắc gấp đôi hay hơn nữa. Thịt Vịt “đứng” chính giữa. Giá cả phải chăng và khá ngọt thịt. Có lẽ vì thế mà người mình chọn Vịt thay Gà Tây chăng? Hồi còn trẻ, tôi thường nghe mấy bà nội trợ bàn nhau ăn thịt vịt xả sui cuối năm. Ăn con vịt chậm chạp, dáng đi ì ạch, lẹt đẹt cho hết năm nay để sang năm mọi thứ hanh thông hơn. Có cử, có kiêng, có thiêng, có lành, nhiều người nói vậy, để tôi thử thực nghiệm coi ra sao.

Tối thứ hai bỏ nửa gói Măng Khô người nhà mang tận Buôn Mê Thuật sang cho từ năm ngoái vẫn nằm trong tủ lạnh ra, ngâm nước rồi rửa đi, ngâm nước rồi rửa lại, đến lần thứ 6 mới để ngâm qua đêm. Ngâm đi ngâm lại (như ngâm..Thơ) rồi mới đem luộc. Luộc tới, luộc lui đủ bốn lần rồi mới phi hành, tỏi, cho thơm xong đổ măng vào xào với mắm, muối để sẵn, chờ con vịt. Bún Măng Vịt. Đó là món tôi dự định sẽ làm. Cùng sản phẩm (product) của USA, con Vịt do hãng Maple Leave nuôi, hai phần mỡ, một phần thịt. Khác với hãng Culvert. Hai phần mỡ, thịt, y chang nhau. “Rước” con vịt từ chợ Publix về rửa sạch sẽ thì thấy nó nạc quá. Nấu “hơi uổng”. Nướng ngon hơn. Thế là Tôi đổi ý. Đem Xương với Chân Giò Heo ra hầm với Măng. Còn con Vịt sẽ quay kiểu Bắc Kinh. Tôi mở một trong hai chục quyển sách dạy nấu ăn từ nhiều quốc gia trên thế giới ra để vừa học vừa thực hành cho chắc ăn. Sau khi lau khô con Vịt bằng giấy (paper towel) thấm sạch nước thì lấy Gừng tươi xay nhuyễn xát trong, ngoài để khử mùi hôi (sách bảo thế). Đợi 5 phút mới lấy giấy thấm lau khô lại rồi ướp gia vị. Vài muổng canh Rượu thơm (tôi thích mùi Rum), 5 cánh Hồi, 5 cọng Đinh Hương, 3 thanh Quế, 1 miếng Gừng dài bằng ngón tay, vỏ 1 quả Cam, tí Tiêu, tí Muối, tí Đường, tí bột ngọt, xay nhuyễn tất cả lại rồi sát bên trong, bên ngoài con Vịt. Lấy Kim, Chỉ, may Vịt lại cho kín chỗ cổ và bụng. Bỏ tủ lạnh qua đêm để thấm gia vị. Hôm sau lấy Vịt ra khỏi tủ lạnh. Đun một nồi nước sôi thật bự để “tắm Vịt”. Tôi dùng nồi hình bầu dục (oval) để xoay trở Vịt (giống như bồn tắm nhỏ, dư chỗ cho nó...bơi ?!!). Đổ vào nước sôi 2 cups Dấm và Mạch Nha. Không có mạch nha, tôi thế bằng đường vàng (Brown Sugar). Quậy đều rồi đem con Vịt thả trong nồi nước sôi, dùng đũa nhấn chìm Vịt dưới nước trong 5 phút, phải “trấn”nước, nếu không nó sẽ nổi lên đó; vớt ra để nguội 5 phút. Lại nhận chìm Vịt trong nồi nước đang sôi 5 phút rồi vớt ra. Làm như thế 5 lần. Mỗi lần lại thấy con Vịt căng phồng thêm. Lấy ra, treo vịt lên cho quạt thổi vào Vịt để ráo nước và thật khô mới đem quay. Bỏ Vịt trong lò quay khoảng 45 phút với nhiệt độ 410 độ F. Dùng Xiên sắt đâm Vịt thấy mềm, không chảy nước đục là đã chín. Có thể dùng nhiệt kế để thăm chừng (182 độ F). Sách chỉ rõ ràng như thế. Và tôi cũng làm cẩn thận như thế trừ mục cuối: Quay Vịt. Mấy hôm trước nướng Bánh, chồng cứ càm ràm làm nhà nóng nên hôm nay tôi đổi lò. Thay vì dùng bếp nướng (oven) trong nhà, bếp điện, tôi ra cái lò nướng (Grill) ngoài sân sau, dùng bình Gas. Bật bếp, đặt con Vịt nằm tầng lưới sắt trên cao nhất, sát nắp lò đàng hoàng, tôi vào nhà để đồng hồ canh chừng chờ Vịt chín. Trong khi chờ đợi, tôi chuẩn bị một đĩa bàn lớn. Cắt xéo trái Dưa Chuột thành lát bày quanh bên ngoài. Vòng bên trong là những chùm Bông Cải (Cauliflower) đã ngâm chua ngọt. Còn Cà Rốt tỉa hoa làm “nệm” cho Vịt nằm lên trên. Màu sắc nổi bật, tuyệt đẹp. Món Vịt trở thành “Thiên Nga Tĩnh Ngọa”. Chưa cần ăn. Nghe thôi đã sướng tai. Xem đồng hồ, chưa đủ giờ. Mới 25 phút. Không sao, mình ra trở (lật mặt) con Vịt cho mặt dưới sẽ vàng lườm giống mặt trên trông càng đẹp mắt, càng hấp dẫn hơn.

Tôi ra “thăm” vịt. Mở nắp lò lên, khói bốc ra nghi ngút. Hỡi ôi, con Vịt cháy đen thui cả mặt trên lẫn dưới. Khỏi trở, tôi tức mình quá xá chừng. Đóng gas, tắt bếp. Mang con Vịt vào xem có vớt vát được miếng nào không chứ uổng công mình quá. Hết kéo đến dao, tôi lọc hết những chỗ cháy. Cháy nhiều thì cắt vứt đi, phần cháy ít thì lóc (lạng) bỏ. Ăn chỗ cháy sợ bị ung thư thấy mồ luôn. Vừa làm vừa lầm bầm cầu cho ông chồng đừng vào bếp bất tử. Ổng mà thấy thì bị chọc quê ngày này sang tháng nọ. Xấu hổ chết. Nhiều miếng đẽo gọt rồi ăn thử sao thấy chua lè, lại phải bỏ. Nguyên con Vịt chỉ còn hai, ba miếng ăn được. Tôi dấu luôn vào tủ lạnh, phòng hờ chồng hỏi đến sẽ đưa ra, quên thì mình hát bài “tình lờ” rồi tặng cho cái thùng rác là khỏe ru. Còn chút xíu hên là chồng đang bận còng lưng cắt cỏ phía sân trước, không để ý gì đến việc đàn bà bếp núc hôm nay chứ thường khi ổng hay đảo vào bếp thăm hỏi xem có món chi hấp dẫn để “làm” 1 ly vang “đi kèm”, thưởng thức món ăn. Thật nhanh tay, tôi “thủ tiêu” tàn tích, rửa sạch nồi niêu, lau dọn bếp sạch sẽ như không có gì xảy ra. Mệt quá xá trời. Vịt ơi là Vịt.

Rảnh tay rồi tôi vận dụng đầu óc tìm nguyên nhân nó thành than (than không có dấu mũ). Hồi xưa, cách đây gần 50 năm, ở Việt Nam tôi thường nướng bánh bằng cái thùng, làm bằng một thứ kim loại hỗn hợp nào đó không rõ. Hình như là Nhôm. Thùng giống như một cái hộp lớn, có cửa là một mặt kính để có thể nhìn thấy bên trong. Mặt dưới đáy có khoét lỗ để hơi nóng lùa vào thùng có ngăn bên trên. Đặt thùng lên trên cái lò gas rồi mở bếp. Thỉnh thoảng tôi cũng nướng gà bằng kiểu này mà không có trở ngại. Dù chưa thử với vịt bao giờ nhưng tôi nghĩ là không sao vì Gà, Vịt không khác nhau mấy. Có thể thùng nướng này thổi hơi nóng đều trong thùng, giữ kín hơi nên nướng được. Còn lò nướng (grill) có lỗ thoát không khí nên khi lửa cháy gặp mỡ vịt càng bốc ngọn lớn hơn, sức nóng không ngưng ở con số mình muốn, nhiệt độ 410 F, mà cứ tiếp tục lên cao, lên cao nữa, tiêu tùng đời Vịt luôn. Cho chừa cái tật “phát minh” của tôi từ nay và mãi mãi. Tiếc con Vịt thì ít mà tiếc công, tiếc thời gian chuẩn bị để nấu nó mới nhiều. Thôi thì thua keo này, chờ tháng tới là mùa Đông ta bày keo khác vậy. Khỏi cần ra ngoài sân, Tha hồ nướng bánh, nướng thịt ngay ở lò sưởi trong nhà. Một công đôi chuyện. Vừa có thức ăn, vừa khỏi bật máy nóng (Heater) tốn điện.

Đó là chuyện “tương lai” chưa xảy ra được vì đầu năm, tôi “cữ” ăn thịt Vịt. Chờ qua Tết ta, ngày rộng tháng dài sẽ tính tiếp. Chuyện hiện tại là tạm thời tôi ăn nồi Chân Giò hầm Măng cho đỡ buồn. Vịt ơi, chào mi…

Gió Đồng Nội

Ý kiến bạn đọc
30/12/201606:33:30
Khách
Tác giả nên xem lại cách dùng các loại dấu ngoặc kép, cách viết hoa, lỗi chính tả... trong tiếng Việt.
Ban Biên tập mục VVVM sao không sửa dùm để người đọc đỡ phiền.
Bài viết về nội dung không có gì đáng nói nhưng các lỗi về ngữ pháp sơ đẳng quá nhiều. Viết văn như thế không phải là văn nữa..
22/12/201602:09:29
Khách
Một người " trưởng thành trong khói lửa" như tác giả là người bạn lý tưởng của nam phụ lão ấu, không phân biệt quốc tịch, màu da, tôn giáo...:)
22/12/201602:07:30
Khách
Lỗi chính tả cơ bản nhất mà BBT cũng không thể nào chỉnh sửa dùm người viết được. Thật lạ lùng!?
21/12/201611:56:17
Khách
Nếu có cơ hội ở gần nhà của tác giả, người đọc nhất định xin được làm chuyên viên nếm thử thức ăn bất cứ lúc nào tác giả cần. :-)))

P.S: Hình như nồi Chân Giò hầm Măng còn thiếu miến, nấm đông cô (shiitake) và hành trần ?
21/12/201602:36:32
Khách
xả xui , xui xẻo , hên xui... là x .
sui gia là s .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,178,679
Năm nay, tháng Năm ngày 12, sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ năm của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết mới là chuyện ngôi nhà đã mất sau tháng Tư 1975.
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới, với lời ghi của tác giả: Thương kính viết tặng để tưởng nhớ Anh Tư - Cố Đại úy Pháo đội trưởng Trương Văn C., Tiểu đoàn 183, Sư đoàn 18 Pháo Binh.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ. Phần cuối: Chuyện 30 Tháng Tư của sinh viên gốc Việt tại Đại Học Stanford 2015 - 2019.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài tác giả mới viết sau đám tang của Ó Đen Lý Tống.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây là bài viết thứ tư.
Tác giả hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến