Hôm nay,  

Tổng Thống Mỹ, Tonton Pháp

15/11/201600:00:00(Xem: 11576)

Tác giả: Đoàn Thị
Bài số 4968-18-30668-vb3111516

Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài viết mới của tác giả là chuyện mùa tranh cử tại Mỹ và Pháp, nhìn từ Paris.

***

Hình như ông Trump thành Tổng Thống đắc cử nhờ đa số “dân Mỹ chính gốc thầm lặng” cảm thấy họ bị bỏ quên ngay trên quê hương mình. Đó là chuyện nước Mỹ.  

Nhưng trong cuộc vận động tranh cử Tổng Thống, ông Trump cũng từng nhìn sang Âu Châu và nói “Nước Pháp không còn là Nước Pháp sau các vụ khủng bố tại Paris”.

Câu nói này đúng đến 150%. Đây là một thực tế mà chính phủ Dân Chủ quá trớn của đương kim Tonyon Hollande và dân Tây thuộc chủ thuyết Nhân Văn mưu cầu một thế giới đại đồng không dám thừa nhận.

Tuần qua Paris vừa  “tưởng niệm” thảm họa ngày 13 tháng Mười Một 2015 bị phiến quân Hồi Giáo khủng bố ngay tại kinh đô, giết chết trên một trăm thường dân, gây thương tích trên bốn trăm người.

Cùng thời điểm này đảng Cộng Hòa (CH - Les Républicains) và cánh Trung Dung (Centriste), gồm sáu ứng cử viên cánh hữu và độc nhất ứng cử viên dung hòa, hai lần đưa nhau lên truyền hình để trình bày sách lược của từng người trong cuộc tranh cử sơ khởi trưng cầu ý kiến đảng viên Cộmng Hòa và công chúng để bình chọn ứng cử viên đại diện đảng Cánh Hữu tranh cử tổng thống Pháp năm 2017.

Vòng sơ tuyển chọn ứng viên đại diện của Đảng Cộng Hòa và phái Trung Dung sẽ diễn ra ngày chủ nhật 20 và vòng thứ hai ngày chủ nhật 27 tháng 11 này.

Tâm điểm của cuộc tranh luận,  ngoài việc cải tổ kinh tế, y tế, giáo dục, quốc phòng, ngoại giao… Chủ đề nhập cư, không gian Schengen và quốc sách đối với thành phần thánh chiến Hồi Giáo có quốc tịch Pháp gốc Ả rập và Trung Đông đang nở rộ khắp Châu Âu, là đề tài nóng hổi có thể đưa đến chiến thắng cuối cùng cho các ứng cử viên hôm nay.

Bảy ứng cử viên, mỗi người đưa ra biện pháp, sách lược, chương trình hành động từ chủ trương ôn hòa cho đến triệt để.

Các công ty thăm dò dư luận như Ipsos, Ifop, Sofrès… đưa ra hai ứng cử viên nặng ký của đảng Cộng Hòa, cựu Thủ Tướng Alain Juppé thời TT Chirac đang dẫn đầu hiện nay và cựu Tổng Thống Sarkozy sẽ chiến đấu một mất một còn trong vòng sơ tuyển sắp tới.

Khoảng cách và thứ tự của bảy ứng cử viên dựa vào sách lược của họ trước tình hình kinh tế nợ chồng chất nợ và gáng nặng đeo mang số lượng đáng kể làn sóng người tỵ nạn chiến tranh đến từ các quốc gia Hồi Giáo.

Ông Sarkozy đề nghị xét lại biên giới trong và ngoài không gian Schengen, vì dân tỵ nạn, đi bộ từ Thổ Nhĩ Kỳ, từ Hungary…, đi thuyền từ eo biển Méditerrannée chừng 30 phút sẽ cặp bến nước Ý, thế là xong, không cần thanh lọc, họ hầu như “tự động” được định cư Châu Âu.

Ông yêu cầu thanh lọc dân tỵ nạn hầu tránh phải tiếp nhận di dân Hồi Giáo khép kín, cuồng tín không muốn hội nhập với lối sống phương Tây, đó có thể là mối hậu họa khó lường trong tương lai.

Với đám quá khích tham gia thánh chiến, ông đưa ra biện pháp triệt để, những ai qua Trung Đông học thánh chiến, không cần đợi họ trở về Pháp để giết người dân vô tội mới kết án họ.

Nếu họ là người ngoại quốc, cấm vĩnh viễn không được trở lại nước Pháp. Nếu họ có song tịch, quốc tịch gốc (Algérie, Maroc, Tunisie, Syrie, Iran, Liban…) và quốc tịch Pháp, họ sẽ bị rút quốc tịch Pháp và trục xuất về xứ của họ.

Theo ông, một công dân mang quốc tịch Pháp, tuyên bố hận thù quốc gia đang cưu mang họ và có thể sẽ sát hại dân chúng nhân danh Thánh Chiến, thì chính quyền không còn lý do chính đáng để giữ họ ở lại đây và chờ họ gây án để làm lễ tưởng niệm nạn nhân vô tội.

Nước Pháp cũng không thể thu thuế của công chúng để cấp dưỡng cho họ sinh sống hằng tháng, chữa bệnh, cấp nơi ở miễn phí ....

Ông cho rằng một công dân chân chính khi xòe tay nhận trợ cấp xã hội, nên cống hiến mươi giờ lao động công ích hằng tuần để chu toàn bổn phận công dân và tỏ lòng tự trọng của mình.

Ông Juppé không tán thành di dân tỵ nạn ào ạt, chống Thánh Chiến Djihad, và để khẳng định bản chất Nhân Văn (Humanisme) của mình khác hẳn với ông Sarkozy, ông đưa ra khẩu hiệu hơi dí dỏm.

“Bản sắc hạnh phúc, tính thế tục đúng nghĩa” (Identité heureuse, lạcité de bon sens), khẩu hiệu này có thể giúp ông thu phục nhân tâm cử tri thiên hữu và cánh Tả đang thất vọng cụ tonton Hollande.

 Ông cũng gợi ý xét lại không gian Schengen, tuy nhiên phải chấp nhận làn sóng tỵ nạn từ chiến trường Syrie, Shael, Trung Đông lân cận Châu Phi tràn qua Châu Âu.

Ông chọn biện pháp “du di” không mạnh tay với nhóm quá khích người Pháp gốc Ả Rập đi thụ huấn khóa thánh chiến bên Trung Đông trở về Pháp, ông đề nghị không truất phế quốc tịch Pháp của họ mà chỉ đưa họ vào trại cải tạo tư tưởng Thánh Chiến.

Sau khi kết thúc khóa học trở về đời sống dân sự, chính phủ tiếp tục phát trợ cấp “Thu Nhập Tối Thiểu Hội Nhập” (Revenu Minimum dInsertion) để họ sống và trình diện sở cảnh sát địa phương mỗi tuần.


Ông Juppé dùng chiêu “Chính trị viễn tưởng” (Politique-fiction) đưa ra sách lược “đại đồng”, chính phủ sẽ bảo bọc đa số công dân nghèo khó, xu hướng đại đồng này nhắm vào đám cử tri thiên Tả đang chán ngán bộ sậu của Tonton Hollande đến tận cổ.

Giới “Nhân văn, nhân quyền” đa số được gọi là “Bobo” (Bourgeois Bohème), thuộc tầng lớp trí thức trung lưu thiên Tả, luôn đề cao Nhân Quyền dù họ biết luật này đang bị lạm dụng.

Với họ, nước Pháp phải đón nhận di dân tỵ nạn để xác định giá trị đạo đức và vị trí nước Pháp, vì đây cũng là cái phao để Pháp ngoi lên trong khối Liên Hiệp Âu Châu “đang dẫy chết”.

Nghịch lý của luật Nhân Quyền ở đây là di dân tự xưng tỵ nạn chiến tranh, tỵ nạn chính trị, họ cho rằng quốc gia tiếp nhận họ tự động phải chấp nhận cho họ định cư dựa vào điều lệ luật Nhân quyền của Liệp Hiệp Quốc.

Dân Pháp chính gốc thầm lặng, yêu nước, dù không tán đồng chính sách thu nhận di dân nhưng không dám và không thể lên tiếng vì sợ bị quy tội “kỳ thị” trong khi chính họ bị di dân Hồi Giáo kỳ thị công khai.

Hơn nửa thế kỷ qua, người Hồi Giáo đến từ vùng Maghep (Algérie, Maroc, Tunisie, cựu thuộc địa của Pháp) đến Pháp sinh sống với “ý đồ” cải đạo dân Tây, họ muốn dân bản địa phải “thích ứng và hội nhập” vào văn hóa và tôn giáo của họ.

Người tỵ nạn Trung Đông hiện nay cũng không khác dân Hồi giáo tại chỗ, nước chủ nhà sau khi tiếp nhận họ phải lo nơi ăn chỗ ở và lập đền thờ để họ hành đạo.

Nếu nhận họ vào làm việc, hãng, xưởng phải chấp nhận mỗi ngày họ sẽ tạm ngưng năm ba lần làm việc để hướng về thánh địa “La Mecque” cầu nguyện.

Yêu sách của dân Hồi Giáo trên đất Pháp là “chuyện thường ngày ở huyện”, thỉnh thoảng lại nổi đình nổi đám vì một sự cố nào đó, thế là truyền thông hăng hái đưa tin như “chuyện quốc sự”, trong khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, kinh tế thoai thóp lại bị lãng quên.

Nền Đệ Tam Cộng Hòa đã xóa bỏ chế độ Quốc Đạo từ lâu và thay vào đó những định chuẩn mới về chính trị, xã hội dựa vào nền tảng “Cộng Hòa Thế Tục”, chính quyền tách rời hẳn giáo quyền, nguyên tắc phổ quát của quốc gia Pháp.

Đó là chuyện xưa, khi người Hồi Giáo chưa có tiếng nói “áp đảo”, hiện nay nhà thờ Công Giáo, đền thờ Do Thái Giáo, Chùa Phật Giáo…, tất cả đều đo “bổn đạo” tại chỗ đóng góp để tu sửa.

Đền thờ Hồi Giáo thì do các nước Hồi Giáo Arabie Saoudite, Qatar…, tài trợ, vài địa phương vùng phụ cận Paris mà cử tri đa số là người Hồi Giáo, thị trưởng nơi đó không ngần ngại bán cả trăm mẫu đất với giá tượng trưng vài đồng Âu Kim để xây đền thờ, dù điều đó đi ngược lại hiến pháp hiện hành.

Người tỵ nạn chiến tranh, tỵ nạn chính trị, dân nhập cư trên thế gian, dân tộc nào cũng muốn giữ gìn bản sắc, ngôn ngữ, tôn giáo của mình là chuyện bình thường mà hiến pháp của những quốc gia Tự Do đón nhận di dân đều ủng hộ.

Nhưng khi người nhập cư đòi hỏi dân Pháp gốc Công Giáo, có nền văn minh La Tinh phải “xóa sạch” bản sắc để thích ứng và hội nhập thế giới đại đồng, trong đó văn hóa Hồi Giáo đang trên đà thống lĩnh, thì truyền thông và chính giới Pháp mắc nghẹn vì cái luật “Nhân Quyền” thật là “bá vơ” kia.

Gậy ông đập lưng ông ở chỗ, “Nhân Quyền” ở đây chỉ là đặc quyền của người nhập cư, dân Pháp chính gốc “bị tước quyền công dân” từ dạo họ tự nhận là một dân tộc văn minh, nhân bản nên phải “quên mình để cứu người”.

Cực Hữu, Phát Xích chẳng có gì hay ho, nhưng dân chủ quá trớn xóa sạch tinh thần yêu nước với tư tưởng thế giới đại đồng cũng là điều đáng ngại.

Tổng thống Mỹ “yêu nước Mỹ hùng mạnh” sắp đăng quang, tổng thống Pháp tương lai sắp xuất đầu lộ diện, những tháng sắp tới xứ Tây sẽ dậy sóng thiên Tả, thiên Hữu, Cực Hữu, Cực Tả, Trung Dung tranh nhau vị trí cao nhất quốc gia.

Đương kim Tonton Hollande sẽ “no door”, (danh từ của ông kẹ Trump dùng  trong cuộc tranh cử vừa rồi), tái đắc cử vì cái tội “hám gái” đến quên cả cái chức đứng đầu quốc gia.

Một Trierweiler “First girlfriend” độc nhất vô nhị lịch sử thế giới lên cơn ghen dọa tự tử, đập nát bộ chén quý điện Elysée khi ngài Hollande “lẻn cửa sau” đến với tài tử điện ảnh Julie Gayet.

“Xì căng đan” đó là một cái tát tai rát bỏng khiến cử tri của ông hối hận, liệu họ còn can đảm bầu cho Đảng Xã Hội lu bu, lùm xùm, hứa lèo, đòi làm chuyện ruồi bu không tưởng như  “quốc hữu hóa” công ty tư nhân của cựu bộ trưởng Montebourg?

Sân khấu chính trị Pháp vừa mở màn, cuộc chiến huynh đệ tương tàn giữa các đảng viên cánh Hữu cũng như phe Tả đang tăng tốc độ sẽ phơi bày bộ mặt thật của vị tổng thống tương lai.

Hữu hay Tả, ai là người có khả năng gom “cử tri chính gốc thầm lặng” đang hờn dỗi chế độ hiện hành, đồng thời lôi kéo cả cử tri gốc di dân đa chủng tộc, đa văn hóa, da tôn giáo ?

Chuyện đội đá vá trời lúc này bỗng trở thành “chuyện thường ngày ở huyện”, vì một quốc gia không thể thiếu tổng thống, dù vị đó mới “tập tễnh vào nghề” như ngài Hollande hay như ông kẹ Trump sắp nắm quyền sinh sát quốc gia giàu mạnh nhất thế giới.

Hay không bằng Hên, ông bà ta nói đâu có sai.

Nov. 2016

Đoàn Thị

Ý kiến bạn đọc
15/11/201619:36:07
Khách
"Dân Pháp chính gốc thầm lặng, yêu nước, dù không tán đồng chính sách thu nhận di dân nhưng không dám và không thể lên tiếng vì sợ bị quy tội “kỳ thị” trong khi chính họ bị di dân Hồi Giáo kỳ thị công khai". Trích.

Một trang mạng nọ chủ trương tranh đấu cho tự do, dân chủ cho Việt nam. Họ mở mục Ý Kiến Bạn Đọc cho đăng tất cả các lời góp ý, kể cả của bọn dư luận viên cộng sản, vì sợ bị chỉ trích là thiếu tự do- trái với chủ trương của trang mạng. Rốt cuộc, trang mạng này dầy đặc những lời góp ý với ngôn từ thậm tục tĩu, bẩn thỉu- kể cả bộ phận sinh dục- thóa mạ, phỉ báng tôn giáo và thể chế cùng quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Các tín đồ, giới tu hành, các cựu quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa còn sống hay đã chết có lẽ không ít cũng cảm thấy phiền lòng, và giá trị của trang mạng này cũng bị suy giảm- một số những người trước kia hay góp ý nay cũng đã bỏ đi.

Bài học mất nước ngày trước một phần cũng vì để cho bọn cộng sản nằm vùng tự do thao túng báo chí, sách vở đã không mở mắt được ban biên tập của trang mạng nói trên .
15/11/201612:09:54
Khách
Hay không bằng hên, hay quá! Xui xẻo cho thế giới này trong thời mạt kiếp.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,234,182
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm mợt bài viết mới cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Lần trước, là cửa hàng bi da. Bài mới, làm Shop May Công Nghiệp, thêm phần mở trung tâm giải trí.
Ngày Thứ Hai 5 tháng 12, 2018 là Ngày Quốc Tang của nước Mỹ để tưởng nhớ vị Tổng Thống thứ 41 George H W Bush. Bài sau đây được viết trong tinh thần tưởng nhớ. Người viết, Bà Nguyễn Kim Nên hiện là Hội Trưởng Hội Cựu Giáo Sư và Học Sinh Trường Trịnh Hoài Đức - Bình Dương, đang làm việc trong ngành thẩm mỹ tại Houston, Texas. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả, kể về người bạn đời của bà là Ông Nguyễn Duy Huynh, một tị nạn Việt, làm việc tại Houston Club và trở thành người đấm bóp tin cậy của Tổng Thống Bush và gia đình ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của Phan, viết cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên với nhiều bút hiệu: Capvanto, Philato... Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Bài mới ông góp không phải để dự giải mà chỉ để ghi lại một sinh hoạt đặc biệt của buổi họp mặt kỷ niệm 90 năm ngôi trường được mang danh Petrus Ký.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một chuyện tình đẹp.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My năm 2018. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển từ Rạch Giá đến Thái Lan trong tháng Giêng/1987. Đến Mỹ tháng 8/1987 và định cư tại Utah, làm việc cho First Security Bank, Accounting Depart-ment. Đã từng giữ chức vụ Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Utah trongnhiều nhiệm kỳ. Hiện đã về hưu. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến