Hôm nay,  

Thư Từ Tại Mỹ Có Bị Lạc Không?

25/10/201600:00:00(Xem: 11663)

Tác giả: Sao Nam Trần Ngọc Bình
Bài số 4949-18-30649-vb3102516

Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây là bài viết mới của ông.

* * *

“Nhân vô thập toàn” đây là câu nói ở cửa miệng của người Việt ta mà ai ai cũng biết.

Nhưng khi đến Mỹ thì tôi thật sự bị sốc khi nghe ông con trai nói là thư ở bên xứ Mỹ văn minh, tiến bộ này không bao giờ bị lạc.

Không những con trai tôi mà cả những người Mỹ mà tôi quen lẫn người Việt tị nạn trước tôi cũng nói như đinh đóng cột như thế!

Có thật vậy không?

Làm người thì không có ai tránh khỏi khuyết điểm huống hồ việc làm tránh sao khỏi sơ xót?

Hơn nữa các cụ ta còn nói “Thánh nhân còn có khi lầm” thì công việc nhận thư từ,từ những thùng thư tại gia cho đến những thùng thư công cộng đặt tại những Ty Bưu Điện sau đó cho vào máy đọc để máy đọc mã số của những bức thư rồi phân loại để tập trung và chuyển những bức thư có nơi đến cùng một mã số cùng đi một chuyến với nhau.

Công việc lựa thư qua mã số của máy này rất nhanh,gọn và tiện lợi nhưng đôi khi thư cũng bị thất lạc và nạn nhân chỉ có nước kêu Trời mà không thấu vì Ổng ở tận trên cao đến hơn 9 tầng mây lận!

Tánh tôi vốn lo xa nên khi chân ướt chân ráo đến định cư ở xứ Cờ Hoa lòng vui như mở hội, nhưng lại nhưng nữa, khi tôi trố mắt ra nhìn ông con trai của tôi vượt biển năm 1983, bị họ hàng nhà cá biển chê nên mới tới được nước Mỹ, trả tiền thuê nhà cho con của ông bà chủ nhà ở tận Bang Texas bằng cách cứ bỏ thẳng vào thùng thư trước nhà mà không cần gởi bảo đảm kèm hồi báo gì ráo trọi.

Tôi hỏi:

“Sao con không gởi bảo đảm kèm hồi báo cho chắc ăn?”

Tỉnh bơ hơn cái “phớt lạnh” của dân Ăng Lê, ông con trai bèn phán giọng nói ngọt như mía lùi trong bếp than hồng vào môt chiều Mùa Đông lạnh giá:

“Bố quá lo, thư từ ở Mỹ có bao giờ bị lạc đâu! Với lại có bị lạc thì cái check của mình không ai dám ra Bank mà cash đâu Bố. Ở tù đấy Bố à!”

Trong con mắt của chàng trai này thì ông bố quả là “nhà mùa,” dù ông ta,nói theo lối người Việt miền quê, “đẻ ra chàng trai này.”

Nước Mỹ cái gì cũng lạ cho người mới tới.

Tới Mỹ là tôi đi làm liền, sau đó tôi để dành được một số tiền để down cho cô con gái cưng một chiếc xe Honda màu đỏ.

Tôi không dám mua xe cũ vì sợ xe hư dọc đường có thể xảy ra nhiều chuyện phiền phức cho cô con gái yêu quý.

Vì ai mà biết trước chuyện gì xảy ra. Cứ đề phòng là hơn!

Một hôm, cô con gái nói với tôi:

“Bố à! Tháng này con chưa nhận được bill bọng trả góp tiền xe!

Tôi vốn bản tính hay lo xa nhưng cũng kèm theo tính vô tư mà không bị“tính tiền,” bèn phán một lời vô thưởng mà không “vô phạt.”

- Thì Nhà Băng phải biết chứ. Đừng lo!

Ai dè tháng sau con tôi nhận được cái bill bọng cho 2 tháng liền kèm theo tiền phạt vì tháng trước không trả!

Vậy là lời cố vấn của tôi đâu có “vô phạt!” Mà còn bị Ngân Hàng phạt mà khiếu nại gì cũng vô ích thế mới ghê chứ!

Không Ngân Hàng nào hiểu cho nạn nhân cả; nhân viên làm tại đây như cái máy họ cứ theo nội quy mà làm!

Gọi phone khiếu nại tới Ngân Hàng cô thư ký trả lời tỉnh bơ:

“Không nhận được bill thì phải báo!”

Khi mượn tiền mua xe nhân viên phụ trách của Dealer Xe đâu có dặn cách phải xử trí ra sao nếu bill không về đâu.

Có lẽ vì anh chàng dealer xe người Việt không biết tụi tôi là dân tò te vì mới tỵ nạn qua xứ Cờ Hoa nên mới ra nông nỗi!

Anh ta chỉ cần biết bán xe chứ không cần quan tâm tới chuyện nếu bill bị lạc thì phải chỉ cho khách hàng phải làm sao nếu chẳng may gặp chuyện không hay này.

Đúng là chuyện ở bên Mỹ nếu không biết bị thiệt thòi thì làm bà con với “ họ ráng” mà trả tiền phạt.

Như các cụ ta vẫn thường nói “Đèn nhà ai nhà nấy rạng,” như cái anh chàng dealer này đèn nhà anh ta rạng nên bán xe xong là “Tiền thày bỏ túi,” không cần quan tâm tới khách hàng nữa.Còn đèn nhà của khách hàng mà lu thì đó là việc của khách!


Vậy khách hàng đâu phải là “Thượng Đế” nữa mà chỉ được coi là “Thượng Đế” trước khi mua hàng mà thôi!

Ông bố đúng là dân tị nạn ấm ớ hội tề nên mới gọi phone phàn nàn mà cứ tưởng là mình vẫn là “Thượng Đế.”

Thế mới chết.

Vậy là ở đâu cũng có luật trừ!

Cứ theo tôi thì “99% thư từ không bao giờ lạc nhưng chỉ cần 1% mà rơi vào mình thì mình lãnh đủ.”

Kêu Trời thì cái “Ông Trời ơi kia” ở tận đâu đâu trong cái không gian bao la mà đủ loại phi thuyền bay nhanh như gió này! Làm sao Ổng nghe được lời phàn nàn!

Còn cô gái rượu thứ 4 của tôi một hôm hỏi tôi:

“Con có cái bill bọng có 13 đô của chợ A. mà sao hôm nay vẫn không thấy về Bố!”

Ông bố lại vẫn cái bịnh lạc quan tếu:

“Thì họ sẽ gởi cái khác lo gì?”

Họ không gởi cái bill nào cả mà khi cô tiểu thư con ông bố lạc quan tếu điền đơn xin cái credit chà của Công Ty B. thì bị B. từ chối. Mà từ chối rất văn vẻ, lịch sự, nhã nhặn với lý do “vì một vấn đề không giải quyết được.”

Đúng là kiểu Mỹ.

Cô này bèn hỏi ông Bố:

“Làm sao để xin cái credit chà đây Bố?

“Thì cứ từ từ. Chuyện đâu có đó mà. Sẽ có cách giải quyết có chết thằng Tây nào đâu.”

Nghe ông bố trả lời như như ổng là người làm cho Ngân Hàng cô con gái yêu dấu này bực mình bèn “đổ tội bill bọng” cho ông bố:

“Tại bố đấy! Bố cứ nói là Ngân Hàng sẽ gởi hóa đơn khác!”

Thế là ông bố “há miệng mắc quai!”

Ít lâu sau ông bố nhận được cái quảng cáo để điền đơn xin credit chà của cái công ty A mà cô tiểu thư bị từ chối.

Trong thư này dĩ nhiên có số điện thoại cùng tên người phụ trách.

Hân hoan hơn cả Archimède tìm ra lý thuyết về lực đẩy của nước nhưng ông bố vẫn mặc quần ngồi trong nhà chứ không chạy tô hô ra ngoài đường mà la lên: “Tìm ra rồi! Tìm ra rồi!” như ông Archimède.

Ông bố bèn gọi phone cho Công Ty A. giải thích vì sao con gái rượu của ông không trả cái bill 13 đô:

“Vì con gái tôi không nhận được bill!”

Lần này thì gặp cứu tinh có lẽ vì cơ sở thương mại luật lệ dễ hơn Ngân Hàng chăng?

Rất hòa nhã và vui vẻ cô đầm Mỹ phụ trách cho biết lần sau nếu có trường hợp tương tự phải ghé cửa hàng trả còn bây giờ cô ta rất vui lòng mở lại trương mục của cô con gái rượu để con gái của ông bố đến trả.

Sau khi trả xong số tiền 13 đô thì cái đơn xin credit chà gởi Công Ty B. của cô tiểu thư con gái của ông bố được chấp thuận liền.

Ông bố có người cháu họ làm ở Bưu Điện đã lâu năm. Một hôm qua phone ông bố hỏi:

“Cháu à! Có bao giờ thư bị lạc không cháu?

Có chứ! Khi thư bị kẹt trong khe, trong hốc thì đến cuối năm lật bàn lên mới thấy!” Người cháu đáp.

Hú vía!

Còn thư từ ở Việt Nam ta sau cái ngày chết tiệt 30/04/75 thì lại có sự phân biệt đối xử, đặc biệt là thư của anh em tù cải tạo còn bị phân biệt đối xử nặng nề hơn bà con ta ở trong nhà tù lớn nữa là nước Việt Nam dưới chế độ tàn bạo của CS.

Có lần người viết bài này bị viên cai tù cấm không cho viết thư một tháng vì khi làm cỏ cứ chống cuốc để nghỉ mệt. Viên cai tù nói:

“Tôi không cho anh viết thư một tháng!”

Tôi trả lời:

“Cán bộ không cho tôi viết thư thì cũng thế thôi!”

Viên cai tù bèn vặn lại:

“Tại sao anh nói thì cũng thế thôi!”

Rất tự tại, ung dung vì tôi nắm vững vấn đề.

Tôi trả lời:

“Tôi nói cũng thế thôi vì có cái thư mà bà xã tôi gởi khi đến tay tôi, tôi coi lại ngày thì đã được lối một năm rồi!”

Có lần nhân dịp Tết anh đội trưởng phân công tôi lên dọn dẹp nơi nhà ăn và nhà cầu của đám cai tù. Tại nhà cầu thì thấy thư của thân nhân tù gởi bị họ xử dụng...

Thảo nào thư của tù không những bị lạc mà còn bị mất nữa.

Những lời thương nhớ chồng con của thân nhân tù chính trị bị CS cho vào nhà cầu hết để giải quyết nạn không có giấy…

Vậy thì thư ở Mỹ có thể bị thất lạc do vô tình còn thư ở nước Việt dưới chế độ CS thì bị lạc, bị mất hay bị chậm trễ là do cái chế độ này cố tình làm như vậy.

Vậy là việc gì cũng cần phải dự phòng đến trường hợp xấu nhất có thể xẩy ra!

Sao Nam Trần Ngọc Bình

Ý kiến bạn đọc
26/10/201618:07:32
Khách
Xin cám ơn Ông đã giành thì giờ quý báu để dọc và góp ý..Chúc Ông sức khỏe.Trân Trọng
25/10/201619:28:28
Khách
Những ngừơi làm việc cho Bưu Điện cũa Mỹ đều là nhân viên cũa Liên Bang và Bưu Điện có trách nhiệm với lá thư bạn gữi tới 18 tháng ( kễ từ ngày gữi ) mặc dù gíá đễ gữi 1 lá thư chĩ vài chục cents thôi.
Đôi khi đi chợ mua đồ cho bà xã còn quên mua bia thì chuyện gi mà không có !
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,793,256
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến.
Năm nay Lễ Tạ Ơn nặng trĩu nỗi buồn với những người lính thủy thuộc chiến hạm USS KIDD, bởi họ phải chuyển nhiệm sở từ San Diego lên vùng Tây Bắc trước đó ba ngày.
Tác giả đã nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2014. Định cư tại Mỹ từ 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, Phương Hoa vừa làm nail vừa học.
Người viết là một nhà giáo, định cư tại Mỹ theo diện HO năm 1991, hiện là cư dân vùng Little Saigon. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2014, với hàng loạt bài cho thấy tấm lòng và sức viết mạnh mẽ,
Thứ Năm, 24-11 là ngày Thanksgiving 2016. Mời đọc bài viết trong Mùa Lễ Tạ Ơn từ Philippinnes, đất nước 1001 hòn đảo của tác giả Nguyễn Trung Tây, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm 2010.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2000, đã nhận các giải thưởng chính từ năm đầu tiên, hiện là một thành viên ban tuyển chọn chung kết.
Tác giả cùng gia đình đoàn tụ tại Mỹ từ 1991, 25 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corporation;
Tháng 11 là mùa Lễ Tạ Ơn, mời đọc bài của Lê Nguyễn Hằng Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ. Mùa Lễ Tạ Ơn 2014, bà có bài “Tạ Ơn Người, Tạ Ơn Đời,”
Nhân mùa Lễ Tạ Ơn bắt đầu, mời tiếp tục đọc về Tháng Mười Một, bài thứ 3 của Phan. Chiếc Kính Gãy là chuyện trên đất Mỹ. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông cũng là tác giả Viết Về Về Nước Mỹ đầu tiên có bài đạt số lượng trên một triệu người đọc
Nhạc sĩ Cung Tiến