Hôm nay,  

Bolsa, Con đường Ẩm Thực

06/10/201600:00:00(Xem: 13314)

Tác giả: Chu Tất Tiến
Bài số 4934-18-30634-vb5100616

Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Từng là một chiến binh VNCH biết nhà tù cộng sản, rồi thành Hát Ô Một, tới Mỹ năm 1990, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, thêm một bài mới viết.

* * *

Có lẽ trên nước Mỹ và trên khắp thế giới, không có chỗ nào nhiều tiệm ăn, tiệm phở ngon như ở đại lộ Bolsa, miền Nam California, Khu Thủ Đô Tị Nạn của người Việt trên nước Mỹ. (Có lẽ, con đường này phải đổi tên là CON ĐƯỜNG ẨM THỰC thì mới đúng!).

Từ khắp nơi, khách du lịch đổ về Bolsa để thưởng thức những món ăn ngon tuyệt, chọn lọc của quê hương. Dám nói mạnh miệng như thế, vì thực tế, ở đây, tiệm nào nấu ăn dở hoặc đắt là sẽ ế độ và rồi theo đúng quy luật “tưng bừng khai trương, âm thầm đóng cửa.” Dĩ nhiên, trên miền Bắc cũng có rất nhiều tiệm ăn ngon, tại các nước khác cũng có nhiều tiệm ăn “hết sẩy cù lũ bẩy”, nhưng không được tập trung nhiều như ở khu Bolsa. Cho đến nay, hình như số nhà hàng ăn tại Bolsa cũng ngang ngửa với số lượng các cơ sở dịch vụ như văn phòng Luật, văn phòng Y Tế, dịch vụ du lịch, trang điểm, máy móc… không thua nhiều lắm. Các tiệm ăn, tiệm nhậu (nhậu nhẹt thứ thiệt vì có rượu, có đồ nhắm ăn chơi như dê, heo rừng, nai..).

Điều đáng nói là trong số các nhà hàng ăn độc đáo ở khu Bolsa, người ta chú ý đển Phở nhiều nhất. Phở bây giờ cũng biến chiêu: Phở gà lại có loại Phở gà không da, phở gà có da, gà lòng, trứng non. Phở Bò lại có Phở Tái “fillet” bỏ thịt ra đĩa riêng. Đặc biệt là có món “hành chần, nhúng dấm” đổ thêm tương ớt, rồi chút đường. Loai này mấy chàng thanh niên thì khoái lắm.

Về hủ tíếu và Mì thì có hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu Cần Thơ cũng ác liệt. Có những tiệm mìn mang cái tên hữu nghị quen thuộc từ Saigon sang rất đắt khách, chỉ tội có điều là các tiệm Mì, Hủ Tiếu đều không sạch sẽ, phong quang như các nhà hàng bán đủ thức ăn, có tiệm giới thiệu một cuốn sổ to đùng tới hàng trăm món! Rồi Cơm Tấm cũng môt thời lừng lẫy, có tiệm cơm tấm mà khách ăn đứng xếp hàng rồng rắn, chờ tới phiên mình, nhưng sau này thì “thời huy hoàng” đó đã qua, vì có nhiều tiệm ăn quá chừng chừng. Bún cũng là môt món ăn khoái khẩu, cho nên có vài tiệm mang tên “Bún” lúc nào cũng vẫn đông khách. Bánh Cuốn cũng là một “đặc sản” của người Việt Nam nên mấy tiệm bánh cuốn cũng khá đông khách.

Vài năm gần đây, có món Nem Cuốn, Bì Cuốn đặc biệt hấp dẫn khách phương xa rất nhiều. Cứ mở cửa hàng ra là đã có một số khách bước vào. Bên cạnh Nem, lại có những tiệm đặc biệt Huế giới thiệu những món đặc Huế, gói trong lá chuối hay bầy ra trong những đĩa, chén, nhỏ xíu mà ăn thấy mê.

Một hiện tượng mới lôi cuốn giới trẻ Việt Nam đi ăn đông quá chừng: Crawfish! Thật không hiểu sao giới trẻ lại mê quá! Nhà hàng nào bán Crawfish cũng đông đặc người, mà không phải chỉ thanh niên thiếu nữ Việt Nam mà cả Mỹ đen, Mỹ Trắng, Mễ lành, Mễ lậu đứng xếp hàng dài. Giới trẻ rủ nhau vào đây để thưởng thức những con tôm cay nồng, nửa trái bắp cũng đỏ lừ mùi ớt.. chao ôi! Mấy ông già bị đau bao tử, chỉ nhìn đủ sợ! Mấy ổng chỉ thích vào những quán thịt rừng có cả nai, heo rừng, lòng heo, sò lông, sò huyết, ốc leng xào dừa.. vừa đậm đà vừa thích hợp với bao tử, không quậy sóng gió trong bụng.

Bên cạnh mấy món mới lạ, còn có những tiệm “On du ken ít” nghĩa là ăn thoải mái, đầy bụng mà chỉ trả có một lần tiền, loại này bây giờ cũng đang thành phong trào.

Tình hình ăn uống khu Bôn Sa phát triển dữ dội. Nghe nói những năm đầu thì bà con dễ dãi, ăn sao cũng được. Cho đến khi bà con ta lủ khủ dắt díu nhau qua nhiều, tiền bạc cũng rủng rỉnh, tiệm bắt đầu mọc lên như nấm, góc nào cũng có tiệm ăn thì dân thưởng thức mới bắt đầu tăng dần đòi hỏi lên, trước là tìm tiệm nào nấu ngon, rau tươi, ít mùi hôi, rồi phong cách tiếp đãi, rồi trang trí tiệm, rồi tới vị trí tiện lợi.

Nhiều yêu cầu được đặt ra từ từ, để những ông bà chủ nào thiếu kinh nghiệm làm "Mác Két Ting" tức là "khuyến mãi" (nói theo kiểu Sègòng bây giờ), thì sẽ ngủm củ tỏi. Mấy ông bà cho ăn "dơ" thì "tiêu tán đường" lẹ nhất. Chỉ vài tháng ngồi ngáp vặt là đi đoong ngay trăm ngàn đô la liền một khi. Đôi khi vì địa điểm" có "huông" nữa. Có những nhà hàng thay đổi chủ như chong chóng, vài tháng lại một tên mới, mà quái lạ, các ông chủ bà chủ đi sau hình như không cảm thấy có "huông" hay sao đó, mà cứ cắm đầu cắm cổ mở tiệm tại những chỗ đã làm thịt bao nhiêu chủ trước rồi! Hình như họ cảm thấy mình có tài hơn người khác, kệ họ, ai chết mặc bay, ta cứ nhào vô, rồi sẽ khá!

Người ngoài cuộc nhìn vô, sáng nước là thấy liền những điểm không thể mở tiệm được như Parking quá ít, chỉ có hai ba chỗ thì làm sao mà ăn với uống! Hoặc góc quẹo vào rất khó, đang ở ngã tư mà muốn phóng vào tiệm thì phải mắt trước mắt sau, ào vào một cái, hú hồn hú vía, tấp vào một lần rồi thì lần sau có mời cũng không đi. Nhiều tiệm thì chật chội, kê được có chục cái bàn, đi ra đi vô phải né nhau, kẻo đụng vào người bưng phở, ướt mất áo đẹp! Có tiệm tạm được về đồ ăn, giá cả, tiếp đãi nhưng lại hứng ánh nắng chói chang, buổi trưa buổi chiều là chào thua, chả ai dám ngồi vào để vừa ăn vừa tắm nắng. Phở nóng, cà phê nóng, nước trà nóng, lại thêm cái cửa sổ nóng, thì mồ hôi mẹ mồ hôi con chẩy tràn ra mặt. Có tiệm lại mở ở chỗ toàn nói tiếng Mễ, hoặc trên đường mà xe phóng như điên, không ai kịp ngừng lại nhìn vào...

Lại cũng có nhiều ông bà chủ "mát giây". Cũng món ăn đó, chỉ khác vài bức tranh, vài

cảnh trang trí nước chẩy róc rách mà giá cả "trời ơi đất hỡi" làm người nào móc túi ra phải méo mặt. Những tiệm này không tồn tại lâu.

Nhưng thôi, nói chuyện đó ích chi! Kệ cho ông bà nào lắm tiền nhiều của, ngồi không rảnh rỗi ra mở tiệm, bán "seo" cho khách ăn khoái chí vì được bớt vài đồng, lại thêm ly chè, chén cháo. Điểm chính mà người ta thấy đó là sự vệ sinh sạch sẽ của mấy cái tiệm người mình.

Ở mấy tiệm Mỹ, tiệm Tây, thì không khí, khung cảnh, trên dưới, trái phải cứ sạch như ly như lau. Bước vào môt tiệm Phở (không phải trong khu Bolsa), nhất là khi tiệm đông khách, thì ôi thôi, đôi khi ớn lạnh, muốn bước ra liền, nhưng chỉ tại cái dạ dầy đang réo gọi, nên đành ngồi luôn. Rau thơm vung vãi lung tung, giá sống giá chín nhẩy loạn, đến khi có mấy anh dọn bàn tới, thì làm ào một cái, vơ gọn mọi thứ vào trong cái xô rác, thế là xong. (Thật là lạ khi tiệm này lúc nào cũng đông? Chẳng hiểu sao nữa?)

Tại các tiệm lịch sự thì có xịt chất thuốc lau bàn, rồi mới lau khô nhưng đa số là lau ướt. Một cái khăn tay ướt làm cả vài cái bàn liên tiếp. Có khi lau rồi còn dơ hơn, vì cái mùi hôi từ cái khăn ám mãi vào mặt bàn! Khách vừa ngồi vào phải nhẩy ngay sang bàn khác! Thấy ớn! Hồi này có màn gói đũa vào trong bao giấy, trông cũng lịch sư văn minh, còn thìa múc thì không. Nhìn thấy những việc làm dơ dơ của những người dọn bàn thì tưởng tượng được ngay cách rửa thìa sạch sẽ đến mức nào. Tưởng tượng luôn đến rau thơm đã được nhúng nước như thế nào. Có tiệm mang rau thơm ra còn chẩy nước tong tỏng trên mặt bàn. Từ đó, tưởng tượng luôn đến việc rửa tay của những nhân vật đứng bếp, không biết sau khi đi "toa lét" ra có rửa tay cho sạch không?

Như đã nói ở trên, vì Bolsa là khu chọn lọc, nên phần thưởng thực tế là tiệm nào nấu ăn ngon, giá phải chăng, thì càng ngày càng đông khách, mới đầu tiệm nhỏ, về sau càng lớn, càng phát triển càng to...

Đã nói về vệ sinh của tiệm, mà không nói về cái “toa lét” thì hơi thiếu. Có tiệm trang bị “toa lét” khá lịch sự làm vừa lòng khách thưởng ngoạn, trong khi đa số thì “toa lét” chỉ là giải quyết cái nhu cầu cần thiết của khách thôi, nên nhìn vào tự nhiên thấy hết nhu cầu. Nhịn luôn để về nhà, thoải mái hơn. Có “rét rum” lại hà tiện giấy lau tay, nên để máy sấy khô, mà cái máy này tậu từ năm “đút nút” nào đó, nên chạy ì ạch. Giơ tay lên chờ cho máy sấy khô mất cả hai phút!

Ôi! Cái nết vệ sinh ăn ở của người mình nói hoài cũng chưa hết giấy... Mong sao cho tất cả tiệm ăn của người mình trông lịch sự, đẹp đẽ để mọi khách ăn thực sự được hưởng một bữa ngon miệng, xứng danh “Thủ đô Tị Nạn”. Đừng biến thành “Thủ Đô Tị Nạnh”.

Chu Tất Tiến

Ý kiến bạn đọc
06/10/201623:26:40
Khách
Cám ơn tác giả về một bài viết thú vị.
Chỉ xin được góp ý là có nhiều chi tiết không được cập nhật (updated). Cụ thể là nhiều tiệm ăn ngon bây giờ không phải ở trên đường Bolsa nữa.
Thí dụ: Một tiệm phở gà nổi tiếng hơn 10 năm trước, bây giờ đã đổi đầu bếp nên nấu ăn quá tệ. Ngày xưa, khách phải đứng xếp hàng trước cửa. Bây giờ thì tiệm luôn vắng hoe, cho dù có lên radio quảng cáo liên tục. Tôi đồng ý là "ngon hay dở" là tùy khẩu vị khác nhau của mỗi người, nhưng nếu nhìn vào một tiệm phở gà ở đường Westminster khách ngồi chật kín, trong khi tiệm phở gà nổi tiếng trước đây ở đường Bolsa thì bây giờ khách ngồi chỉ loe hoe một hai bàn là tự mình rút ra kết luận được rồi.
Tương tự như vậy, trên đường Westminster, tôi thấy có mấy tiệm mì cũng đông khách hơn vài tiệm ở đường Bolsa.
Tiệm chuyên về hủ tiếu, tôi cũng thấy gần góc đường Westminster và Taft là tiệm đông khách, chứ không thấy ở đường Bolsa.
Một tiệm nem nướng nổi tiếng cũng không nằm ở đường Bolsa, mà là Westminster và Brookhurst.
Tóm lại, theo thiển ý của tôi, đường Bolsa có thể có nhiều tiệm ăn Việt Nam, nhưng nếu muốn kiếm tiệm ăn ngon thì nên đi đến những con đường khác.
Vài hàng mạo muội góp ý. Xin cám ơn.
06/10/201619:37:05
Khách
Thiết nghĩ, Văn Hóa của một dân tộc, nói chung, có lẽ được thể hiện qua cách ẩm thực, đó là, chất lượng của nguyên liệu, cách trình bầy, phục vụ khách hàng và vệ sinh từ trong ra đến ngoài.

Có lẽ vì những đòi hỏi kể trên nên người đọc ngại ngùng, phần đông từ chối mặc dù làm mất lòng bạn bè hoặc người thân, khi đi ăn ở các nhà hàng Á Châu ngoại trừ những tiệm ăn của người Nhật Bản, bình dân hay sang trọng, thì người đọc hưởng ứng rất nhiệt tình.

Nhìn thấy người dân xứ Phù Tang điều hành nhà hàng ăn của họ mà trong lòng tự cảm thấy xấu hổ và mắc cỡ cho dân tộc mình lúc nào cũng tự hào với 4 nghìn năm Văn Hiến nhưng không thể hiện được.

Cám ơn tác giả đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh để chúng ta sửa sai và từ đó tiến lên và làm những chuyện lớn, quan trọng hơn cho tiền độ dân tộc.
06/10/201612:43:19
Khách
Tác giả CTT nêu lên một cái nét chung của đa số tiệm ăn của người Việt là dơ bẩn và cách phục vụ thiếu thân thiện và đôi khi còn thiếu lễ độ, mặc dù sống trên một đất nước văn minh nhưng đa số chủ tiệm Ăn Việt chọn cách dơ bẩn và phục vụ bết bát, có lẽ một phần vì thực khách (đa số là Việt Nam) chấp nhận hoặc không chấp nhận cũng nhắm mắt làm ngơ, không lên tiếng và vẫn đến những tiệm này ăn, làm như không có gì là quá đáng, vô hình chung gián tiếp ủng hộ những cơ sở này.
Ngoài tiệm Ăn, tôi còn nghe thấy có những chỗ cũng cấp dịch vụ cũng tương tự như thế, làm ăn cẩu thả và thiếu lịch thiệp, không tôn trọng khách hàng V.v. Không hiểu tại sao vẫn có người dùng những dịch vụ này ?

Có lẽ vì trình độ hiểu biết của người Việt mà có những vấn đề này (?).
06/10/201609:55:38
Khách
Cám ơn ông Chu Tất Tiến
Tôi có dịp đọc nhiều bài viết của ông và ông viết đủ thể loại, bài nào đọc cũng thich thú.
Cảm ơn ông đã viết về các tiệm ăn ở đường Bolsa.Chúng tôi không ở Mỹ, lâu lâu lại qua Mỹ và tình trạng vệ sinh của các quán ăn như ông viết dù thời gian có trôi đi nhưng chuyện vệ sinh cứ đứng yên tại chỗ.Không biết người làm nhà hàng VN ở Mỹ có bắt buộc phải qua một lớp huấn luyện về vệ sinh không nhưng đa số tiệm thấy không được áp đúng tiêu chuẩn vệ sinh bên Âu châu.Tóm lại chỉ mơ uoc các chủ tiệm ăn chịu khó đọc bài viết của ông thì giúp ích cho tiệm nhiều lắm.Cảm ơn ông đã gop ý cho việc làm ăn của cộng động chúng ta.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,826,731
Tác giả là một nhà giáo hưu trí, cư dân Riverside, đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009.
Tác giả sinh năm 1938, cựu sĩ quan an ninh quân đội, sang Mỹ theo diện H.O1. năm 1990, hiện đã về hưu, an cư tại Westminster.
Hình như ông Trump thành Tổng Thống đắc cử nhờ đa số “dân Mỹ chính gốc thầm lặng” cảm thấy họ bị bỏ quên ngay trên quê hương mình. Đó là chuyện nước Mỹ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Tác giả đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Lớn lên tại VN khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa, ông kể, “Trong khi đợi bảo lãnh diện đoàn tụ gia đình,
Tác giả là cư dân Miami, từng nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Bài viết, của ô ng tuy ngắn, nhưng luôn cho thấy tấm lòng của ông với đất đai, quê hương, con người.
Cuối tuần này, từ Thứ Sáu 11-11, là “Ngày Cựu Chiến Binh”. Mời đọc một bài viết mới của Cam Li. Trước 1975, tác giả đã có nhiều truyện ngắn, truyện dài do tạp chí và nhà xuất bản Tuổi Hoa ấn hành tại Saigon.
Tác giả là một nhà báo quen thuộc, trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Từng nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ 2016,
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2009. Cô tên thật là Võ thị Tuý Phượng. Tên sau khi vào quốc tịch Mỹ là Võ, Crystal H., sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi đã vượt biên cùng một người anh và bà con, tới Mỹ năm 1986.
Nhạc sĩ Cung Tiến