Hôm nay,  

Anh Sáu Nail Đi Thi Quốc Tịch

16/09/201601:21:00(Xem: 13396)

Tác giả: Nguyễn Hữu Thời
Bài số 4919-18-30619-vb6091616

Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ, nhận giải từ năm 2000. Liên tục 15 năm qua, ông tiếp tục góp nhiều bài viết giá trị và vừa nhận thêm giải Danh Dự Viết Về Nước My 2015. Trước năm 1975, ông là nhà giáo, quân nhân QLVNCH, khóa 18 Thủ Đức. Định cư tại Mỹ, sau nhiều năm làm việc cho Sypris Data System Los Angeles, ông hưu trí cuối 2009. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

* * *

Anh Sáu là chồng chị Sáu Nail. Vợ anh làm nghề Nail, dân Việt trong chung cư nầy gọi anh là Sáu Nail cho tiện. Gần căn hộ của anh chị ở; có chị cũng tên Sáu. Để bà con dễ phân biệt, anh Tư Taxi đặt thêm “nick name” cho hai người; tuỳ theo nghề nghiệp họ đang làm: Chị Sáu Nail và chị Sáu Cuốn Chả Giò. Anh Sáu Nail làm thợ hàn. Tên thật anh là Lê Ráng. Bà thân mẫu anh hiếm muộn, cố gắng lắm, cầu khẩn, van vái khắp các đền chùa ở quê anh, mới sinh ra được anh. Nên cha anh đặt tên là Ráng. Lê Ráng.

Trước năm 1975, anh là trung đội trưởng nghĩa quân ở xã Nghĩa Thắng, Quảng ngãi, nhà anh gần rừng cao su, cận sơn. Vì vậy, Việt cọng trên núi thường cứ tối đến là lẻn xuống làng, bắt bớ, hăm doạ, giết chóc, thu thuế. Anh được quận trưởng Tư nghĩa khuyến khích, yểm trợ anh thành lập trung đội nghĩa quân. Từ đó xã Nghĩa Thắng được yên ổn một thời gian dài. Cọng sản Bắc việt chiếm Quảng ngãi vào tháng Ba năm 1975, chúng nhốt tù anh ba mươi hai tháng; lý do trung đội trưởng nghĩa quân “ Nguỵ”, và còn giữ khẩu súng “carbine” trong nhà, không khai báo, đem nạp, chúng nghi ngờ anh có âm mưu chống lại “ cách mạng” (sic), và bắt nhốt tù, tra khảo anh, đánh đập dã man, anh chết đi, sống lại, cho đến khi gần chết chúng mới thả ra, về nhà chờ chết. Nhưng con người ta, sống chết đều có phần số, với thời gian dần dần anh trở lại bình thường. Anh ở tù cọng sản chưa tới ba năm; nên anh không đủ tiêu chuẩn trong chương trình HO. sau nầy.

Anh chị cũng hiếm muộn, chỉ sinh độc nhất có một người con gái tên Minh Nguyệt. Tên thật hay! Nguyệt là trăng. Minh là sáng. Minh Nguyệt là trăng sáng. Năm 1985, vợ chồng ký cóp, góp nhặt cho Nguyệt vượt biên. Chuyến đi thật may mắn, suông sẻ, không gặp bọn hải tặc, sóng êm, biển lặng. Đến đảo, cháu được nhà thờ Tin Lành bảo lãnh, và định cư ở Mỹ năm 1986.

Năm 2002, cháu Nguyệt thi đậu quốc tịch Mỹ; liền làm đơn bảo lãnh cha mẹ theo diện ODP (Orderly Departure Program) của chính phủ Hoa kỳ đề ra. Anh chị đến Mỹ năm 2007. Cháu Nguyệt hướng dẫn anh chị học nghề ngắn hạn để đi làm ngay. Anh học thợ hàn, chị Sáu học nghề nail. Buổi tối, anh chị còn rủ nhau đi học Anh văn ở trung tâm BPSOS (Boat People SOS) ở đường Bolsa, Little Sài gòn để thi quốc tịch Mỹ sau nầy.

Trung tân có trụ sở chính tại Falls Church, tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ do Tiến sĩ sĩ Nguyễn Đình Thắng làm giám đốc điều hành, mục đích là giúp người Việt tỵ nạn hội nhập và phát triển khả năng sẵn có để xây dựng cho cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ vững mạnh, có một vị thế xứng đáng trên đất nước vĩ đại nầy. Trung tâm cũng tranh đấu cho người Việt bị đàn áp, bóc lột ỡ Việt Nam, phụ nữ VN bị bọn con buôn a tòng với bọn bạo quyền cọng sản VN lừa gạt đem bán cho bọn Tàu phù. Trung tâm cũng huấn luyện Anh ngữ cho những người Việt mới qua; để có đủ khả năng Anh ngữ cùng sự hiểu biết đại cương về lịch sữ nước Mỹ, hiến pháp. bầu cử, ứng cử v… v… để thi nhập quốc tịch Mỹ.

Tôi gặp lại anh Sáu nơi đất khách, quê người sau hơn bốn mươi năm biệt tăm, không tin tức. “Tha hương ngộ cố tri” nên thỉnh thoảng tôi ghé thăm anh khi có dịp về Little Sài gòn; hầu ôn lại bao kỷ niệm thời trai trẻ ở quê nhà trước năm 1975. Tháng rồi gặp anh nơi buổi lễ đặt tôn tượng Đức Thánh Trần, đường Bolsa. Sau lễ, anh mời tôi ghé qua nhà chơi. Trong câu chuyện anh kể:

“Anh Tám ơi! Tôi vừa thi rớt quốc tịch nữa rồi !.” Rồi anh buồn bã nói tiếp:

“Xui quá! Hai lần thi, tôi đều gặp giám khảo người Việt Nam. “

Tôi ngạc nhiên hỏi:

“Găp giám khảo người Việt Nam là may mắn sao gọi là xui xẻo? Nói nghe thử coi?”

“Cái đó cũng tuỳ người anh Tám ơi! Lần thứ nhất, tôi gặp người giám khảo Á châu trẻ tuổi, tôi tưởng là Đại Hàn hay Phi luật Tân. Ông nầy hỏi tôi nhiều câu về lịch sử nước Mỹ, về hiến pháp. Thượng viện, hạ viện v…,v… tôi trả lời suông sẻ. Xong, ông bảo tôi đọc và viết câu tiếng Anh. Tôi làm được lắm; nhưng khi ông quay tôi sự khác nhau giữa chữ NEVER và EVER, và đặt câu ví dụ, tôi ngập ngừng, lúng túng. Ông nầy còn trẻ lắm, tôi đoán trẻ hơn con Nguyệt nhà tôi.”

“Sao anh biết ông giám khảo nầy là người Việt Nam?

“Vì trước khi bảo tôi ra về, ổng nói với tôi bằng tiếng Việt?”

“Chú về học lại để thi lần sau đi. Chỗ nào không hiểu hỏi con cái trong nhà chỉ cho. Tôi ngạc nhiên, mắt sáng lên, nhìn vào cái thẻ thì ra cậu nầy người Việt tên Mỹ họ Việt; tôi mới biết rõ, ổng cũng là dân ăn nước mắm như mình. Chừng ba tháng sau, tôi nhận được cái thơ của sở di trú cho thi lại kỳ hai. Cái thư còn để trong hộc bàn kia”.

“Anh cho tôi xem cái thư được không?”

Đọc thư, tôi mới biết đại khái là anh Sáu qua được phần đọc, viết tiếng Anh cùng lịch sử nước Mỹ. Thư cũng cho phép anh nạp đơn thi lại, và muốn khiếu nại thì ra toà “hearing”. Đọc thư xong, tôi có hỏi sao anh không nạp đơn khiếu nại “ hearing”. Anh nói:-“ Họ chỉ cho phép 30 ngày nạp đơn khiếu nại, mà tôi nhận được thơ đã quá hạn cho phép.” Tôi lại hỏi tiếp:

“Lần thi vừa rồi sao anh lại hỏng nữa?”

Bỗng nhiên nét mặt anh trở nên căng thẳng, đôi mắt như sáng lên, anh ấm ức, chậm rãi trả lời:

“Thi lần nầy, bà vợ tôi xin sở nghỉ một ngày đi theo để rút kinh nghiệm cho kỳ thi sắp đến của bả. Chúng tôi ngồi nơi phòng chờ đợi. Một bà dáng dấp người Á châu, mặc đầm, cở năm mươi, thấp, mang kiếng trắng bước ra khung cửa, quyét mắt đứng nhìn tổng quát một vòng nơi phòng đợi, hình như đang tìm kiếm ai đó. Bà xã bấm tay vào đùi tôi nói nhỏ. “Mấy bà bạn học cùng lớp với em tả đúng dáng dấp bà nầy đây. Bà nầy Việt nam gốc Tàu Chợ lớn hay gốc Miên gì đó. Họ nói, mười người VN thi quốc tịch gặp bà nầy hỏi thì chín người rớt!” Nghe nói, tôi lo lắm, vái Trời đừng gặp bà nầy. Nhưng “ghét của nào Trời trao của nấy.” Chừng 5 phút sau, bà khi nảy, ôm xấp hồ sơ, gọi tên tôi. Trống ngực tôi đập thùm thụp. Tôi “ nervous” lắm! đứng dậy đi theo bà. Bà làm theo thủ tục “thề thốt”, xem drive license, passport… xong, bà bắt đầu hỏi tên họ, tuổi tác, sinh quán, địa chỉ hiện tại, vừa hỏi, vừa nhìn vào hồ sơ. Giọng nói tiếng Anh của bà thật khó nghe, không giống giọng Mỹ, và không giống giọng Thầy Cô VN của tôi dạy thi quốc tịch ở BPSOS. Giọng nói của bà như là đang ngậm kẹo hay đang ăn cơm, vừa ăn, vừa nói. Nhưng tôi đã lấy lại bình tĩnh trả lời thông suốt. Bỗng bà hỏi tiếp, “Ông có muốn đổi tên không? Tôi ngập ngừng, phân vân chưa biết trả lời ra làm sao. Trong bụng tôi đang nghĩ; mình tên Ráng thì mình nên đổi tên Mỹ gì gần giống tên VN. Tên Ron, tên Ran, tên Ram gì đây. Tôi chưa kịp trả lời thì bà nói ngay:

“Tiếng Anh ông còn kém lắm, nghe không hiểu tiếng Anh.”

Rồi bà tiếp tục hỏi:

“Ông thi quốc tịch Mỹ để làm gì? “

“Tôi thi để đi bầu cử, và khi về VN thăm bà con, cha mẹ già, anh em còn kẹt bên đó, nếu có chuyện gì, tôi chạy vào toà đại sứ Mỹ cầu cứu, nhờ họ giúp đỡ.”

Bà cười gượng, nét mặt có vẻ khi dễ và không tin. Lúc nầy, bà mới nói bằng tiếng Việt: “Già rồi, đi học để thi quốc tịch chi cho mệt, lên máu, đái đường, mất ngủ. Đi làm về ở nhà coi phim bộ hay hơn. Thi cử làm gì cho mất thời gian! Còn ông về VN với cái hộ chiếu VN cũng có sao đâu; miễn là ông đừng tham gia biểu tình, chống đối gì họ.”

Với cái giọng nói của bà kiểu đó, tôi biết thế nào bà cũng đánh rới, nên tôi tính gân cổ cãi lại, và định nói: “Nếu chúng tôi không đi thi quốc tịch thì bà lấy “job “ đâu mà làm, mà phỏng vấn, hỏi han nầy nọ. Tôi chưa kịp nói câu định nói; thì bà đứng dậy; đưa cái giấy thi rớt và bảo tôi ra về.

Tôi vừa đi ra cửa, vừa suy nghĩ câu nói của các bà bạn vợ tôi ở trường học: Gặp bà VN nầy phỏng vấn thì 10 người chỉ đậu được 1. Thật đúng quá.!”

Người đồng hương VN tỵ nạn cọng sản qua đây, đa phần họ thường sống quây quần, giúp đỡ nhau, chỉ dẫn cho nhau những điều họ biết về xã hội Mỹ, tìm giúp và giới thiệu việc làm; nhưng cũng có một số ít khác hẳn.

Thật đáng cho chúng ta phải suy gẫm, và cẩn thận khi gặp những trường hợp nầy!

Nguyễn Hữu Thời

Ý kiến bạn đọc
19/09/201602:43:54
Khách
“Già rồi, đi học để thi quốc tịch chi cho mệt, lên máu, đái đường, mất ngủ. Đi làm về ở nhà coi phim bộ hay hơn. Thi cử làm gì cho mất thời gian!"- Bà phỏng vấn người Việt gốc Tàu hay Miên .

Đây là câu nói mà tôi nghĩ nếu tác giả kiện có thể bà ta sẽ bị xếp khiển trách vì không những đã phạm lỗi làm nản lòng tác giả trên bước đường hội nhập vào đời sống ở Mỹ mà còn can tội xỉ nhục tác giả .
18/09/201616:49:18
Khách
Cần gì phải lảm với người Việt mới xong đời ! Làm Hãng Mỹ mà gặp < cai > hay < xếp> là người Việt cũng đủ chết ngắc ! Chúng cho đàn em quậy tới tấp là đủ mất việc !
17/09/201611:06:26
Khách
Noi that nhe anh sau. Neu anh co di lam xin anh hay tim hang Mỹ neu anh di kham Bs xin anh tim Bs nguoi My. Nguoi Việt Nam! Da so ben ngoai thi thay than thiện lam ( that su la gia doi ) kg nhu nguoi Mỹ ban xu. Ho thuong to ra xem thuong va hay ky thi con hon nguoi Mỹ ban xu nua. Anh co di cho mua do an xin di cho My. Ho se chao anh lịch su va con cam on anh da den cua hang cua ho mua hang. Con doi voi cho Viet hay cho tau. Ho nhìn anh hay liếc anh nhu the la ho ban on cho anh vay . Ho kg bao gio chao anh va cam on anh dau. ( nho nhe anh sau ) nhat la khi xe anh bi hu ma vo body shop cua nguoi Việt Nam! Thi anh chuẩn bi tinh than ( kg co dong Huong Việt Nam! Con me gì dau ) anh rang hieu nhieu tieng anh de thi dau . Việt Nam! Cung co nguoi that Long tot nhung chi 20% ma thoi con lai 80% la kg tot.
Chuc anh sau luon vui noi xu nguoi. ( da so nguoi Việt Nam! La co gen di truyền la : thuong doi ha dap do anh sau )
Nhat la anh neu lam viec cho nguoi Việt Nam! Thi coi nhu xong doi anh kg co co hoi ma ngoc dau len dau .
17/09/201603:09:21
Khách
Cám ơn huynh Nguyễn Hữu Thời đã đem vấn đề này ra. PH cũng thường nghe bạn bè người Việt phản nàn về cái vụ người Việt kỳ thị...người mình. Trước PH không tin, nhưng hồi vô đại học ở trường UC gặp chuyện mới thấy họ nói đúng. Khi PH thấy bảng danh sách Giáo Sư có một người tên họ Việt Nam thì mừng lắm, nghĩ rằng "phe mình" chắc không đến nỗi gắt gao. Ai ngờ ông chấm những bài essay ổng trừ điểm cả nhũng cái space lỗi đánh máy luôn. Cuối năm PH được ba con A từ ba lớp khó của giáo sư Mỹ, còn ông thầy "phe ta" của cai lớp religion dễ ẹt thì bị con B. Bị mất STRAIGHT As PH tức muốn chết luôn! Từ đó khuyên bạn bè hãy... cạch mấy vị G/S người VN ra, đừng bao giờ lấy lớp của ổng.
Cám ơn anh Thời.
PHoa
16/09/201616:43:15
Khách
Khi hỏi về sự khác biệt giữa hai chữ never và ever và bắt đặt ví dụ là rõ ra gã phỏng vấn đã cố tình đánh rớt tác giả rồi vì tôi không tin nhiều người sống ở Mỹ ít hơn 10 năm có thể trả lời được câu hỏi này . Sự xử dụng của hai chữ này trong lối văn đàm thoại hàng ngày của người Mỹ không đơn giản như nghĩa đơn giản của chúng in trong các tự điển Anh- Việt .

Theo tôi nghĩ, nếu tác giả đã khiếu nại- trong thời hạn 30 ngày- về quyết định đánh rớt chỉ vì hai chữ never và ever, thì nhiều phần sẽ thắng .

Tôi cũng nghĩ rằng, nếu không sợ bị trù hay "đì" trong các cuộc phỏng vấn về sau, tác giả nên kiện bà phỏng vấn người Việt gốc Tàu hay Miên. Lý do là vì không những bà ta phạm lỗi làm nản lòng tác giả trên bước đường hội nhập vào đời sống ở Mỹ mà còn can tội xỉ nhục đương đơn .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,231,200
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến